Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 5

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 5

 I. Mục tiêu

 * Kiến thức: - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 Hiểu nội dung: tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1;2;3).

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS.

 * Thái độ: Tôn trọng người lao động,yêu thích tìm hiểu khoa học kĩ thuật vào cuộc sống. Tình đoàn kết,học hỏi anh em các nước trên thế giới.

II. Đồ dùng dạy- học

 GV: Tranh ảnh sgk

 Bảng phụ

 HS: SGK- vở ghi

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn:16/09/2011	 Ngày dạy: Thứ 2/19/09/2011
TIẾT1: CHÀO CỜ
---------------------------------------o0o------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
BÀI 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 I. Mục tiêu 
 * Kiến thức: - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 Hiểu nội dung: tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1;2;3).
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS.
 * Thái độ: Tôn trọng người lao động,yêu thích tìm hiểu khoa học kĩ thuật vào cuộc sống. Tình đoàn kết,học hỏi anh em các nước trên thế giới. 
II. Đồ dùng dạy- học
 GV: Tranh ảnh sgk
 Bảng phụ
 HS: SGK- vở ghi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt dộng dạy
TL
Hoạt động học
A.ÔĐTC
B. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc thuộc lũng bài thơ Bài ca về trái đất 
- GV nhận xét ghi điểm
 C. Bài mới
1.Giới thiệu bài:(GVGTtrực tiếp)
Ghi đầu bài
2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc.
- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc
GV sửa lỗi phát âm, từ khó HS đọc sai
- HS đọc nối tiếp lần 2
GV kết hợp giải nghĩa từ chú giải 
- Luyện đọc theo cặp
- GV HD cách đọc và đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm đoạn 1
- Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xy ở đâu?
- Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chỳ ý?
 Dáng vẻ của A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?
Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
GV: chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng vơi nhân Liên Xô luôn kề vai sát canh với nhân dân việt nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc 
 - GV rút ra dung bài
 ND : Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN. 
c)Đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc (Đ4)
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét ghi điểm
D. Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ê- mi- li, con...
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
- 2 HS đọc thuộc lũng và trả lời về cỏc cõu hỏi trong SGK
- HS nghe
- HS đọc, cả lớp đọc thầm bài
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ chú giải trong SGK
- HS đọc nhóm 2 
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở công trường xây dựng 
+ Anh A-lếch- xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng , thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ
+ Chi tiết tả anh A- lếch- xây xuất hiện ở công trường 
+ Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A- lếch xây. Họ rất nhau về công việc . Họ rất nói chuyện rất cởi mở, thân mật . 
- HS đọc 
- HS nghe
- HS thi đọc
TIẾT 3: TOÁN
BÀI 21: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (TR.22)
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2(a,c); Bài 3.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Họat động học
1.ÔĐTC 
2.Kiểm tra bài cũ 
 Chữa BT 4(tr.22)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV treo bảng có sẵn ND BT
- 1m bằng bao nhiêu dm ?
- GV viết cột mét :1m =10dm
- 1m bằng bao nhiêu dam ?
- GV viết tiếp vào cột mét để có 
1m = 10dm = .
GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- Dựa vào bảng đơn vị hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
 1'
 5'
 1'
10'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1m = 10dm
- 1m = .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Bài 2(a,c)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
11'
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 135m =1350dm 
 342dm = 3420cm 
 15cm = 150mm 
c, 1mm = 1/10 cm
 1cm = 1/ 100 m 
 1m = 1/1000 km 
Bài 3(HD học ở nhà)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết: 4km 37m = ....m
và yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu các HS khác tự làm bài.(GVquan sát giúp đỡ HS yếu) 
10'
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu :
4km37 = 4km + 37m
 = 4000m + 37m
 = 4037m
Vậy 4km37m = 4037m
1 HS đọc đề bài 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đền thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 144 = 935 (km)
Đường sắt từ Hà Nội đền thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số : a) 935km; 
 b) 1726 km
4. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các BT HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 2'
- 1 HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TIẾT 4: CHÍNH TẢ
BÀI 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. 
 -Tìm được các tiếng có chứa uô,ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. ( HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3).
* Kĩ năng: - Nghe- viết đúng chính tả, kĩ năng viết dấu thanh - Rèn tính cẩn thận
* Thái độ : Yêu thích viết chữ đẹp, có thói quen giữ vở sạch chữ đẹp.
 II. Đồ dùng dạy -học
 Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần
 III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 1 HS viết lên bảng lớp: tiến, biển, bìa, mía, theo mô hình cấu tạo vần.
- Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu M Đ Y C giờ học- ghi tên bài.
b. Hướng dẫn viết chính tả.
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- HS đọc đoạn văn 
 Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm 
 * Viết chính tả
* Soát lỗi, chấm bài
 c. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét
 Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
- GV nhận xét
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài tập theo cặp đôi: Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
- Gọi HS trả lời
GV nhận xét 
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi
1'
5'
1'
20'
5'
5'
 3'
- HS đọc từ, viết cấu tạo vần các tiếng vừa đọc
Tiếng
Vần
âm đêm
âm chính
âm cuối
Tiến
iê
n
Biển
iê
n
bìa
ia
mía
ia
HS: những tiếng có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi 
Những tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm.
 - Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc đoạn viết
- Anh cao lớn, tóc vàng ửng lên như một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phát ... 
-HS nêu: Khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường khoẻ, chất phác, giản dị..
- HS viết (HS yếu viết được 2/3 bài viết). 7 HS nộp bài
- HS đọc yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
+Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, muôn, buôn
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+Trong các tiếng chứa ua dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u
+Trong các tiếng chứa uô dấu thanh đặt ở giữa chữ cái thứ 2 của âm chính uô là chữ ô
- HS nêu yêu cầu
- 2 HS thảo luận và trả lời:
+ Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.
+ Chậm như rùa: quá chậm chạp
+ Ngang như cua: tính tình gàn dở , khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
TIẾT 5: KHOA HỌC
(GV dự trữ dạy)
-------------------------------------------o0o------------------------------------------
 Ngày soạn :17/09/2011 Ngày dạy: Thứ 3/20/09/2011
 	 TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG (TR.23)
I. Mục tiêu
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
 - Bài tập cần làm: Bài 1;2;4.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS làm BT4 tr-22.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
*Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
*Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu các HS đọc đề bài. 
+1kg bằng bao nhiêu hg ?
GV viết vào cột kg : 1kg = 10hg.
- 1kg bằng bao nhiêu yến ?
 GV viết tiếp:1kg = 10hg = yến.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột
còn lại trong bảng.
5'
1'
10'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1kg = 10hg
HS : 1kg = yến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Lớn hơn kg
Kg
Bé hơn kg
tấn
tạ
yến
Kg
hg
dag
G
1 tấn
= 10 tạ
1 tạ
= 10 yến
= tấn
1 yến
= 10kg
= tạ
1 kg
= 10 hg
= yến
1hg
= 10 dag
= kg
1dag
= 10g
= hg
1g
= dag
- Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. GVQS giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét và cho điểm HS.
11'
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến. Sau đó, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Một số HS lần lượt nêu trước lớp.
4 HS lên bảng làm bài; cả lớp làm bài v ... ra bảng đơn vị đo diện tích của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi :
+ Mỗi đơn vị dịên tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó ?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần ?
d.Luyện tập – thực hành
Bài 1
a) GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho HS đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích cho HS viết, yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép biến đổi để làm mẫu.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé :
7hm2 =.. m2
7 hm2 = 70 000 m2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn :
90 000m2 = ...hm2
90 0000m2 = 9hm2.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GVchữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
( GV quán sát giúp đỡ HS yếu )
- GV gọi HS chữa bài bạn trên bảng lớp.
1'
5'
1'
 5'
5'
 5'
5'
12'
6'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- cm2, dm2,dam2, hm2, km2.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS tính và nêu : diện tích của hình vuông có cạnh là 1mm là:
1mm 1mm = 1mm2
 - Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu : mm2
- HS tính và nêu :
1cm 1cm = 1cm2
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS : 1cm2 = 100mm2.
- 1mm2 = cm2
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự.
- HS nêu : 1m2 = 100dm2
- HS nêu : 1m2= dam2
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
Các HS khác làm vào vở.
+ HS : Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập.
- HS làm bài theo HD của GV
-HS đọc đề bài, làm bài và chữa bài :
5cm2 = 500mm2; 12km2 = 1200hm2
1hm2 = 10000m2; 7hm2 = 70000m2
1mm2 = cm2; 34dm2 = m2
1dm2 = m2; 29mm2 = cm2 
8mm2 = cm2; 7dm2 = m2
4. Củng cố – dặn dò 
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
2'
TIẾT 2 : ĐỊA LÝ
BÀI 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu	
 - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
 - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu.
 - HS khá,giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: Khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ khu vực biển Đông.
 - HS: Vở, sgk .
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Nêu vai trò của sông ngòi.
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
 *Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
 *HĐ 1: Vùng biển nước ta
- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông.
- GV yêu cầu HS quan sát lược 
đồ : Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
-GV yêu cầu HS chỉ vùng biển
của Việt Nam trên bản đồ 
GV: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta
- GV y/c đọc mục 2 trong SGK. 
-Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
GV gọi HS nêu
GV nhận xét
*Hoạt động 3: Vai trò của biển
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Y/c HS trình bày
+Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta
+Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên này đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
+Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta?
+Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển ngành kinh tế nào?
 4. Củng cố dặn dò 
- Em đã được đi biển chưa ? 
- Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta?
- NX giờ học - CB bài sau
 3'
1'
10'
 8'
8'
 5'
2HS nêu
Lắng nghe – nhắc lại tên bài.
Lắng nghe
HS quan sát lược đồ,TLCH.
-Biển Đông bao bọc phía đông, phía 
nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
 - 2HS ngồi cạnh nhau chỉ vào lược đồ
trong SGK cho nhau xem
HS nêu ý kiến
 +Các đặc điểm của biển Việt Nam: Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
HS bàn 1 nhóm
 HS trình bày
+Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên 
điều hoà hơn.
+Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.
+Biển là đường giao thông quan trọng. 
+Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
- HS tự nêu
- 3-5HS đọc bài học trong SGK
TIẾT 3: ÂM NHẠC
- ÔN TẬP BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH.
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2.
I Mục tiêu.
 - Biết hát theo giải điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn, nhạc cụ quen dùng
 - Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. hoạt động dạy học
Hoat động học
TL
Hoạt động dạy
*Nội dung 1: Ổn tập bài hát hát: hãy giữ cho em bầu trời xanh
- HS hát bài hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp gõ đệm , đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc, sửa lại những chỗ hát sai
*Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 cùng vui chơi
1. Giới thiệu bài tạp đọc nhạc 
- Treo bài tập đọc nhạc lên bảng
-GV giới thiệu: 
+ Baì tập đọc nhạc số 1
+Bài viết theo loại nhịp gì ? có mấy nhịp
+Theo nhịp 3\4 gồm có 8 nhịp
- GV hướng dẫn: TĐN chia làm 2 câu mỗi câu 4 nhịp .2 tập đọc tên nốt nhạc
-HS nói tên khuông thứ nhất
-GV chỉ khuông thứ 2
-HS nói tên nốt trong TĐN từ thấp lên 
cao
- GV viết bảng: Khuông nhạc có 4 nốt Đồ- Rê- Mi- Son
GV quy định các nốt h\s đọc hoà theo
4. Luyện tập tiết tấu
- Gõ tiết tấu làm mẫu 
- GV hướng dẫn: Gõ tiết tấu kết hợp gõ phách
5. Tập đọc từng câu
GV bắt nhịp để h\s thực hiện
6. Tập đọc cả bài
7. Ghép lời ca
* Củng cố kiểm tra
HS gõ phách mạnh phách nhẹ khi đọc nhạc và bài hát
15’
15’
5’
- HS hát bài hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp gõ đệm. 
- Trình bày theo nhóm
- HS hát kết hợp với vận động theo nhạc
H\s nhắc lại
-1-2 h\s thực hiện
Cả lớp thực hiện
Cả lớp luyện đọc
HS thực hiện
HS thực hiện 
HS đọc nhạc và tiết tấu
HS thực hiện
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
BÀI 10: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
 Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa lỗi).
 II. Đồ dùng dạy học
 GV - Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh cuối tuần 4; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp 
 - Phấn màu.
 HS : VBTTV5/1
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV chấm bảng thống kê
- Nhận xét 
 3. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
 *Nhận xét chung
+ Ưu điểm: 
- HS đã hiểu đề, viết đúng y/c.
- Xác định đúng yêu cầu của đề,
- Diễn đạt câu ý rõ ràng 
- Có sáng tạo khi làm bài
- Lỗi chính tả có tiến bộ
+ GV nêu một số bài văn đúng yêu cầu và sinh động giàu tình cảm
+ Nhược điểm:
 GV nêu một số lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày...
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến 
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm cách sửa
- Trả bài cho HS
 *. Hướng dẫn chữa bài
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn 
- GV theo dõi giúp đỡ
a,Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt 
- GV gọi HS đọc đoạn văn hay 
GV hỏi HS tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.
 b.Viết lại đoạn văn 
- GV gợi ý viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả 
+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại
- GV nhận xét
 4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về viết lại bài chưa đạt , quan sát một cảnh sông nước, biển, suối....ghi những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho bài sau.
1'
5'
1'
 5'
20'
5'
- 3 HS nộp bài chấm
- HS nghe
HS nghe
- 2 HS 1 nhóm trao đổi để cùng chữa bài
- HS xem lại bài của mình.
- HS chữa bài
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS viết 
- HS đọc bài đã viết lại
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 5
I. Mục tiêu:
	Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực,rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
	Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 5.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 5
	a. Đạo đức
	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
	b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Hòa, Hiền, Trang...	
 -Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay nói chuyện riêng như: Thảo, Thu .....
	c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gon gàng.
	- Việc duy trì đeo khăn quàng đội viên chưa nghiêm túc
	- Đã tiến hành lao động làm nhà vệ sinh khu trường song chưa hoàn thành.
	2. Kế hoạch tuần sau
	- Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém, hoàn thành nốt các công việc chưa làm song, duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc