Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 9

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 9

I.Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn; Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn:1410/2011 Ngày dạy: Thứ 2/17/10/2011
TIẾT 1: CHÀO CỜ
------------------------------------------o0o-------------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
CÁI GÌ QUÍ NHẤT
I.Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài văn; Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật 
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. ÔĐTC 
B. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
 Em thích nhất cảnh vật nào trong bài ? vì sao?
 Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm
 C. Bài mới 
 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài – Ghi đầu bài
 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
GV chú ý sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
Kết hợp chú giải 
- Luyện đọc theo cặp
- Gv hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài :
- yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
 Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; 
 Quý: vàng; 
 Nam: thì giờ
Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
KL:Lúa, gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất.Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vài vậy người lao động là quý nhất
 Chọn tên khác cho bài văn?
 - GV rút ra nội dung của bài: Người lao động là quý nhất
c) Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV HD luyện đọc - GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
 D. Củng cố dặn dò 
Theo em cái gì là quý nhất ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
1’
4’
1’
12’
10’
10’
2’
- 2 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc bài 
3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- HS đọc trong nhóm cho nhau nghe
- 1HS đọc lại cả bài.
HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+Hùng:lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo
- HS nghe
+ Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, người lao động là quý nhất...
- 1 HS đọc
- HS đọc
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
HS nêu
TIẾT 3: TOÁN
TIẾT 41: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 - Bài tập cần làm: 1,2,3,4 (a,c)
II. Đồ dùng – dạy học
 - GV: SGK, thước...
 - Kẻ sẵn bảng đơn vị độ dài.
 - HS: vở, sgk, thước...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hớng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
a.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu – ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơn vị là mét.
- GV yêu cầu HS làm bài.
GV chữa bài 
Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gọi HS nhận xét 
Bài 4 (a,c)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV y/c HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở
4. Củng cố – dặn dò 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
8’
8’
8’
7’
2’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 35m23cm = 35m = 35,23m
b) 51dm3cm = 51dm = 51,3dm
c) 14m7cm = 14m = 14,07m
- 1 HS chữa bài của bạn, HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
 - 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
234cm = 200cm + 34cm= 2m34cm
= 2m = 2, 34m
506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm = 5,06m
- HS đọc đề bài trớc lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, 
a)3km245m =3km = 3,245km
b) 5km34m = 5km = 5,034km
c) 307m = km = 0,307km
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi cách làm.
- Một số HS trình bày cách làm của mình.
- HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu.
- HS làm bài :
a) 12,44m = 12m = 12m44cm
c) 3,45km = 3km450km
TIẾT 4: CHÍNH TẢ: ( NHỚ - VIẾT)
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
 I. Mục tiêu
 -Viết đúng bài chính tả cả ;Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
 - Làm được BT2a/b hoặc BT3 a/b, hoặc BT TC phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ để HS làm bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên/ uyêt
- GV nhận xét ghi điểm 
 3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em nhớ - viết bài tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
 b. Hướng dẫn HS nhớ -viết
 * Trao đổi về nội dung bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ
 Bài thơ cho em biết điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c HS luyện đọc và viết các từ trên.
- Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ ntn?
+ Trình bày bài thơ như thế nào?
+ Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?
 * Viết chính tả
 *Soát lỗi chấm bài
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4 để hoàn thành bài và dán lên bảng lớp, đọc phiếu
Bài 3a 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tổ chức HS thi tìm tiếp sức
Chia lớp thành 2 đội 
Mỗi HS chỉ được viết 1 từ khi HS viết song thì HS khác mới được lên viết
- Nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng
- Tổng kết : la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lẽo, lai láng, lam lũ, làm lụng, lanh lảnh, lanh lẹ, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lập loè, lóng lánh, lung linh...
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ tìm được trong bài, chọn và đặt câu với một số từ trong bài 2.
1’
5’
1’
20’
11’
2’
- HS tìm theo y/c của GV đưa ra.
- HS nghe
- 1- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- HS nêu: Ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng bỡ ngỡ
-HS đọc và viết
+ Bài thơ có 3 khổ thơ, giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng.
+ Lùi vào 1 ô viết chữ đầu mỗi dòng thơ
+ Trong bài thơ có những chữ đầu phải viết hoa.
- HS tự nhớ và viết bài
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu 
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc to.Cả lớp viết vào vở
- HS đọc yêu cầu 
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của GV
- 1 HS đọc lại , lớp viết vào vở.
TIẾT 5: KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
-------------------------------------------o0o------------------------------------------
Ngày soạn:14/10/2011 Ngày dạy:Thứ 3/18/10/2011
TIẾT 1: TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
 - Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - Bài tập cần làm: Bài1;2a; 3.
II. Đồ dùng – dạy học
 GV: SGK, thước...
 Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn
 HS: vở, sgk, thước...
 III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1.ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng
a) 12,44m = . m
b) 7,4dm = . m
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
a.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu – ghi đầu bài
b.Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng.
* Bảng đơn vị đo khối lượng
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn.
* Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa kg và hg, giữa kg và yến.
- GV viết lên bảng mối quan hệ trên vào cột kg
- Tương tự hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau.
* Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng
- Nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa kg với tấn, giữa tạ với kg
c.Hướng dẫn viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Ví dụ : Tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm :
5tấn 132kg = ....tấn
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
 GV nhận xét 
d.Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2(a)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
 (Phần b; c dành cho HS khá giỏi).
- GV kết luận và cho điểm.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm
4. Củng cố – dặn dò 
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
1'
4'
 1'
10'
5'
6'
5'
6'
2'
2 HS lên bảng làm bài
a) 12,44m = 12m = 12m44cm
b) 7,4dm = 7dm = 7dm4cm
- HS nghe.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
- 1HS viết để hoàn thành bảng.
- 2 HS nêu :
1kg = 10hg = yến
* Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
* Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng đơn vị tiếp liền nó.
1 tấn = 10 tạ
1 tạ = tấn = 0,1 tấn
1 tấn = 1000kg
1 kg = tấn = 0,001 tấn
1 tạ = 100kg
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
- HS thảo luận - HS trình bày cách làm của mình trớc lớp
5tấn 132kg=5tấn = 5,132tấn.
Vậy 5 tấn 132kg = 5,132 tấn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm vở 
a) 4tấn 562kg = 4tấn = 4,562 tấn
b) 3tấn 14kg =3tấn = 3,014 tấn
c) 12tấn 6kg ... cách luộc rau nêu trong bài học?
- GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét dặn dò 
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bày dọn bữa ăn trong gia đình.
1’
3’
1’
10’
10’
7’
2’
- HS để đồ dùng lên bàn
- HS nghe
- HS quan sát 
- Rổ, rá, chậu, nồi, đũa,...
- Rau cải, rau muống, bắp cải, su hào, đâu cô ve,...
- HS trả lời câu hỏi
- Cá rốt, su hào, đậu cô ve,...
- Làm cho rau chín đều,...
- HS trả lời câu hỏi
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày soạn: 18/10/2011 Ngày giảng: Thứ 6/21/10/2011
TIẾT 1: TOÁN
BÀI 45 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 - Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy – học.
 - GV: SGV: SGK, thước... 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
 - HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng 
6m 23dm = .m
24m 12dm = m
1tấn = .kg
1kg =  yến
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
a.Giới thiệu bài – ghi đầu bài
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài và nêu cách làm
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1´
4´
1´
8´
8´
8´
8´
2´
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
HS đọc yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 3m 6dm = 3m = 3,6m
b) 4dm = m = 0,4m
c) 34m5cm = 34,05m
d) 345cm = 3,54m
 - HS đọc 
+ Nếu cho số đo có đơn vị là tấn thì viết thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là ki-lô-gam thì viết thành số đo có đơn vị là tấn.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) 42dm4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm9mm = 56,9mm
c) 26m2cm = 26,02m
- HS làm bài vào vở bài tập.
a) 3kg5g = 3kg = 3,005kg
b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi , nhận xét 
TIẾT 2 : ĐỊA LÝ
 BÀI 9: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I.Mục tiêu
 - Biết sơ lược về phân bố dân cư Việt Nam.
 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
 II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước Châu Á (phóng to)
 Lược đồ mật độ dân số Việt Nam (phóng to).
 Các hình minh hoạ trang SGK.
 Phiếu học tập của HS.
 - HS: vở, sgk
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2.KT Bài cũ 
Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân 
+ Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
 *Giới thiệu bài: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư của nước ta.
*Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước việt Nam
- GV yêu cầu HS đọc SGK, 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ? 
- GV nhận xét
HĐ2: Mật độ dân số Việt Nam
 -Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
- GV yêu cầu:
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu Á.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
LK: Mật độ dân số nước ta là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
HĐ3: Sự phân bố dân cư ở VN.
 GV treo lược đồ mật độ dân số Việt 
+ Chỉ trên lược đồ và nêu:
 Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người /km2 
 Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000người/km2?
 Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2?
 Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2?
+ Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt?
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài
1'
5'
 1'
10'
 8'
7'
3'
- 2 HS thực hiện yêu cầu
 Lắng nghe
- HS suy nghĩ và trả lời
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc là Dao, Mông, Thái, Mường, Tày,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru-Vân Kiều, Pa-cô, Chứt,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia-rai, 
Ê-đê, Ba-na,Xơ-đăng,Tà-ôi,...
- Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình.
 + Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Can-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.
+ Mật độ dân số của Việt Nam rất cao.
 HS thảo luận nhóm 2
+Nơi có mật độ dân số lớn hơn 1000 người /km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh 
+Một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ. một số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Vùng trung du Bắc Bộ, một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng ven biển Miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk
+Vùng núi có mật độ dân số dưới 100người/km2.
+ Dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
3-6 HS đọc mục bạn cần biết.
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
-----------------------------------------o0o---------------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
BàI 18 : LUYỆN TẬP THUYẾT TRÈNH, TRANH LUẬN
 I. Mục tiêu
 - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản(BT1 ,2)
 II. Đồ dùng dạy học
 - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 
IV. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS trả lời câu hỏi
 Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
 Khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới 
 a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài 
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc phân vai truyện
Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?
ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
GV ghi các ý sau lên bảng
+ Đất: có chất màu nuôi cây
+ nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây
+ không khí: cây cần khí trời để sống
+ Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh
 ý kiến của em về vấn đề này ntn?
KL: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. 
- Nhận xét khen ngợi
KL: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. 
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe.
1’
5’
1’
15’
15’
3’
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
+ Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh
- HS đọc
+ Yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
- HS suy nghĩ và làm vào vở
- 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 9
I.Mục tiêu:
- Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm 
của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 - Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 10.
II. Nội dung sinh hoạt 
	1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 9
	a. Đạo đức
	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
	b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Hiền, Hoà, Trang
	- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay nói chuyện riêng như: Thảo, Thu, Giới
 - Nghỉ học không lí do: tấu, Sênh, Sua, Dệnh.
 - Chốn học: Thu, Giới.
 - Không htuộc bài: Thảo Thu, Giới, hậu Thơ.
c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Việc duy trì đeo khăn quàng đội viên chưa thường xuyên.
2. Kế hoạch tuần sau
	- Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém, hoàn thành nốt các công việc Chưa làm xong, duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Thi đua học tập tốt Chào mừng ngày phụ nữ việt Nam 20/10

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc