Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Hải Sơn

Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Hải Sơn

A.Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

 - Biết sử dụng các từ " nhiều hơn, ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

B.Đồ dùng dạy - học:

Giáo viên: Sử dụng tranh vẽ, sách giáo khoa, một số nhóm đồ vật cụ thể:

 - 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.

 - 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

Vẽ hình chai và nút lọ, hình vung nồi và nồi trong sách giáo khoa.

 

doc 94 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Hải Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án chi tiết toán lớp 1
Năm học: 2009 - 2010
Kí duyệt của giám hiệu
Tuần1 Ngày soạn: 8/2009
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Toán: Tiết 2
Nhiều hơn - ít hơn
A.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
	- Biết sử dụng các từ " nhiều hơn, ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
B.Đồ dùng dạy - học:
Giáo viên: Sử dụng tranh vẽ, sách giáo khoa, một số nhóm đồ vật cụ thể:
	- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.
	- 3 lọ hoa, 4 bông hoa.
Vẽ hình chai và nút lọ, hình vung nồi và nồi trong sách giáo khoa.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.ổn định tổ chức: ( 1phút )
II.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
 - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học toán của học sinh.
III.Bài mới:( 33 phút )
 1.Giới thiệu bài:
Giáo viên ghi đầu bài lên bảng:
 "Nhiều hơn, ít hơn"
 2. Xây dựng hình thành:
a,So sánh số lượng cốc và thìa:
 Cô có một số thìa và một số cốc
 Giáo viên đặt 5 cốc lên bàn giữa lớp và nói: " Cô có một số cốc".GV cầm trên tay 4 cái thìa và nói cô có một số thìa bây giờ chúng ta sẽ so sánh số cốc và số thìa.
 - Gọi học sinh đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa.
 Hỏi : Còn chiếc cốc nào không có thìa?
Giáo viên: Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại
Ta nói: Số thìa ít hơn số cốc.
b, So sánh số lọ hoa và số bông hoa.
- Giáo viên đưa 3 bông hoa và 4 lọ hoa.
 Cô có một số bông hoa và một số lọ hoa. Cô mời một bạn lên so sánh số lọ hoa và số bông hoa.
 Hỏi: Khi con cắm vào mỗi lọ một bông hoa chuyện gì sẽ xảy ra.
Hỏi: Như vây số lọ hoa so với số bông hoa như thế nào?
 c,So sánh số chai và số nút chai:
 - GV treo tranh vẽ: Có 3 chiếc chai và 5 nút chai lên bảng. So sánh số chai và nút chai.
GV nêu:Nối một chiếc chai và một chiếc nút chai (gv vừa nói vừa nối).
 Hỏi:Con thấy chai hay nút chai còn thừa ra?
 Con hãy so sánh số chai và nút chai?
Hỏi: Có đủ số chai để nối vào số nút chai không?
 - Con hãy so sánh số nút chai với số chai?
GV: Số nút chai nhiều hơn số chai, số chai ít hơn số nút chai.
 d,So sánh số thỏ và số cà rốt:
- GV treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét theo nhóm 2.
 - GV yêu cầu HS nêu kết quả theo nhóm 2.
đ,So sánh số nồi và số vung:
GV treo tranh vẽ - Gọi HS lên nối
Hỏi: So sánh số nồi và số vung con thấy thế nào?
GV nhận xét.
e, So sánh số phích điện với ổ điện.
Hỏi: Con hãy so sánh phích điện với ổ điện?
VI.Củng cố dặn dò: ( 2 phút )
Hỏi: Con hãy so sánh số bạn nam và số bạn nữ trong tổ con?
GV nhận xét tiết học.
-Hát
-Học sinh lấy sách vở, bút, đồ dùng học toán lên bàn. 
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- HS quan sát.
1HS lên bảng đặt thìa vào cốc.
1HS:Còn một chiếc cốc không có thìa.
3-4HS nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa.
3HS nhắc lại:Số thìa ít hơn số cốc.
- 1HS lên bảng cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa .
- HS nêu: Khi con cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa thì thừa ra 1 bông hoa chưa có lọ cắm.
1-2HS: Số lọ hoa ít hơn số bông hoa.
3HS: Số bông hoa nhiều hơn số lọ hoa.
2HS: Nút chai còn thừa ra.
2 - 3HS: Không đủ nút chai để nối vào số chai.
3 - 4HS: Số nút chai nhiều hơn số chai.
4 - 5HS nhắc lại kết luận của GV.
- HS quan sát thảo luận nhóm 2 và nêu nhận xét: Nối mỗi con thỏ với 1 củ cà rốt thì thừa ra một con thỏ không có cà rốt để nối. Số thỏ nhiều hơn số cà rốt. Số cà rốt ít hơn số thỏ.
1HS lên bảng nối.
3 - 4 HS nêu: Số nồi ít hơn số vung.
 Số vung nhiều hơn số nồi.
HS quan sát và nối từ phích điện với ổ điện.
2HS nêu: Số phích điện ít hơn số ổ điện , số ổ điện nhiều hơn số phích điện.
3HS đại diện cho 3 tổ trả lời câu hỏi.HS khác nhận xét.
Kí duyệt của giám hiệu
Tuần 2 Ngày soạn: Tháng 8/ 2009
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Toán: Tiết 6
Các số 1, 2, 3
A.Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3.
- Biết đọc, viết các số 1, 2, 3.
- Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật và thứ tự các số 1, 2, 3 trong bộ phận đầu của số tự nhiên.
B.Đồ dùng dạy - học:
 GV: Các nhóm 1, 2, 3 đồ vật cùng loại.
 - 3 bông hoa, 3 hình tròn, 3 hình vuông.
 - 3 tờ bìa trên mỗi tờ bìa vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn.
 HS: Bộ đồ dùng học toán.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.ổn định tổ chức: ( 1phút )
II.Kiểm tra bài cũ:( 4phút )
 Yêu cầu HS kể trong thực tế các đồ vật có mặt là hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
Nhận xét tuyên dương HS.
III.Bài mới:( 30phút )
 1.Giới thiệu bài:
 GV: Hôm nay các con học bài các số 1, 2, 3.( gv ghi đầu bài)
 2.Giới thiệu từng số1, 2, 3:
 a,Giới thiệu số 1:
- GV treo tranh vẽ 1 con chim lên bảng.
Hỏi: Trên tranh vẽ mấy con chim?
- GV cho HS quan sát tranh vẽ1 bạn gái.
Hỏi: Bức tranh vẽ mấy bạn gái?
- GV đính lên bảng 1 chấm tròn.
Hỏi: Có mấy chấm tròn?
- GV chỉ vào từng nhóm đồ vật nói: Có 1 con chim, 1 bạn gái, 1 chấm tròn.
GV hỏi: Các nhóm đồ vật trên đều có chung số lượng là mấy?
GVnêu: Để ghi nhận các nhóm đồ vật đều có chung số lượng là 1; người ta dùng số 1 để biểu diễn.
GV đính số 1 lên bảng và nói: Đây là số 1 in.
- Cho HS ghép số 1.
GV hướng dẫn tập viết chữ số 1: GV viết bảng và nói: Đây là chữ số 1 viết.Vậy chữ số 1 viết gồm mấy nét?
GV hướng dẫn viết: Đặt bút từ dòng kẻ ngang thứ 2 từ dưới lên đưa bút tạo thành nét xiên phải viết tiếp nét sổ thẳng tạo thành chữ số 1 viết.
 b, Giới thiệu số 2:
GV yêu cầu HS lấy trên tay 1 que tính và lấy tiếp 1 que tính nữa để được 2 que tính.
- GV đính lên bảng 1 bông hoa,cô đính thêm 1 bông hoa nữa vậy trên bảng có mấy bông hoa?
Hỏi: Các con quan sát và nhận xét số lượng của từng nhóm đồ vật?
Để ghi nhận các nhóm đồ vật có số lượng là 2 người ta dùng số 2. Số 2 được viết bằng chữ số 2.
- GV đưa chữ số 2 in giới thiệu số 2 in.
+ Tập viết chữ số 2.
Hướng dẫn HS viết: GV viết chữ số 2.
? Chữ số 2 gồm mấy nét.
GV nhận xét và nêu lại.
- Cho HS viết.
c, Giới thiệu số 3:
- GV yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dủng ra 2 hình vuông.
? Trên bàn có mấy hình vuông.
Cho HS lấy thêm 1 hình vuông.
? Tất cả có mấy hình vuông.
+ Đính tranh vẽ hai con chim.
- Đính tiếp 1 con chim
Hỏi: có 2 con chim đính thêm 1 con chim hỏi có mấy con chim?
GV đính 3 chấm tròn.
Hỏi: Trên bảng có mấy chấm tròn?
- Các nhóm đồ vật đều có chung số lượng là mấy?
- Để ghi nhận các nhóm đồ vật có số lượng là 3 ta dùng số 3 để ghi nhận.
- Số 3 được viết bằng chữ số 3.
- Đính số 3 viết và số 3 in lên bảng giới thiệu.
+ Tập viết chữ số 3
Chữ số 3 gồm mấy nét?
Hướng dẫn quy trình viết.
2, Tập đếm:
GV đưa tranh vẽ các hộp ô vuông như sgk.
Hỏi: Mỗi hộp có mấy ô vuông?
3, Thực hành:
Bài tập 1: GV nêu yêu cầu.
GV quan sát sửa cho HS.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu.
GV nhận xét.
Trò chơi:
GV nêu tên trò chơi: nhận biết số lượng. Thời gian chơi1phút ,lớp cử 2 nhóm mỗi nhóm 3 bạn cầm 1 tấm bìa ghi 1, 2, 3. GV cầm các tấm bìa ghi 1, 2, 3 chấm tròn.
 GV cầm tấm bìa ghi các chấm tròn, HS giơ tấm bìa ghi số tương ứng với số chấm tròn. Nhóm nào giơ nhanh và đúng thì nhóm đó thắng.
4.Củng cố dặn dò:( 2phút )
Hỏi: Bài hôm nay con học số mấy?
Con đếm từ 1 đến 3 từ 3 đến 1.
Dặn HS về nhà con tập đếm và tập viết các số 1, 2, 3.
- Nhận xét tiết học.
 3HS: Viên gạch lát nhà có mặt là hình vuông, cái đĩa, cái mâm là hình tròn, cái eke có hình tam giác...
- 1HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát.
- Trong tranh vẽ có 1 con chim.
- 1HS: tranh vẽ 1 bạn gái.
- 1HS: Có một chấm tròn.
- Các nhóm đồ vật trên đều có chung số lượng là 1. ( 3HS ).
- HS theo dõi quan sát.
- 3 HS đọc: Số 1
- HS chọn trong bộ đồ dùng số 1 cài lên bìa cài số.
- HS quan sát.
- Chữ số 1 viết gồm 2 nét xiên và nét sổ ngắn.
- HS quan sát GV viết chữ số 1.
- 1HS nêu lại cách viết.
- Viết 1 dòng chữ số 1 vào vở nháp.
- HS thực hành lấy 1 que tính và lấy thêm 1 que tính để được 2 que tính. 
- Có một bông hoa thêm 1 bông hoa nữa là 2 bông hoa(2 HS).
- 2 - 3HS: Có 2 bông hoa, có 2 que tính.
- 3HS đọc: Số 2
- 2 - 3HS nêu:: Chữ số 2 gồm 2 nét, 1 nét cong hơi xiên và 1 nét ngang .
- Tập viết 1dòng chữ số2 vào vở nháp.
-Lấy 2 hình vuông để trên bàn.
- 1 HS nêu: Trên bàn có 2 hình vuông.
- Lấy thêm 1 hình vuông để trên bàn.
- 2 - 3HS nêu: Có 2 hình vuông lấy thêm 1hình vuông tất cả có 3 hình vuông.
 HS quan sát.
- Có 2 con chim đính thêm 1 con chim là 3 con chim. (2 HS)
 HS quan sát.
- 1HS: Có 3 chấm tròn.
- 1HS: Các nhóm đồ vật đều có chung số lượng là 3.
HS chọn số 3 cài lên bìa cài chữ. Đọc đồng thanh: Số 3.
- 3 - 4HS: Chữ số 3 gồm 2 nét; nét cong trái và nét nằm ngang.
HS viết 1 dòng chữ số 3 vào vở nháp.
- HS quan sát.
- HS nhìn vào cột ô vuông đến từng cột.
1, 2, 3 3, 2, 1 (7-8 HS đếm)
- HS viết 1 dòng số 1, 1 dòng số 2.
HS nhắc lại yêu cầu.
HS viết số vào ô trống ứng với số đồ vật trong bài tập.
HS làm bài, hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài tập và nhận xét bài của nhau.
HS theo dõi GV hướng dẫn.
Hai nhóm mỗi nhóm 3 thành viên lên chơi.
Quan sát và nhận xét.
- 1HS: Số 1, 2, 3.
- 2HS đếm: 1, 2, 3.
.............................................................................
Kí duyệt của giám hiệu
Tuần 3 Ngày soạn: Tháng 8/ 2009
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Toán: Tiết 10
bé hơn, dấu <
I, Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh bước đầu có thể so sánh số lượng và sử dụng từ bé hơn và dấu nhỏ hơn, dấu < để diễn đạt kết quả so sánh.
- Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
II, Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ô tô con chim trong SGK phóng to.
- Vẽ 3 bông hoa, 4 bông hoa, 4 con thỏ và 5 con thỏ.
III, Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:( 1phút )
2. Kiểm tra bài cũ:( 4phút )
- Gọi học sinh đếm xuôi, ngược từ 1 đến 5.
- Gọi học sinh nhận xét bạn đếm.
Cô nhận xét cho điểm.
3, Dạy học bài mới:( 15 phút )
a, Giới thiệu bài:
Các con đã được học từ 1 đến 5. Hôm nay cô dạy tiếp tiết toán:
 Bé hơn, dấu < 
 Cô ghi đầu bài.
b, Giới thiệu 1 < 2:
- Cô treo tranh vẽ ô tô hỏi:
Bên trái cô có mấy ô tô?
Bên phải cô có mấy ô tô?
Bên nào c ...  tính:
 75 - 35 45 - 23 42 - 22
- 1 HS trả lời: Đây là cái đồng hồ.
- 1 HS: Đồng hồ để xem giờ.
- 1 HS nhắc lại tên bài học: Đồng hồ. Thời gian.
- 1hs nêu: Có kim chỉ giờ, kim chỉ phút và các số chỉ giờ từ số 1 đến số 12.
- Quan sát và nhận biết các bộ phận của đồng hồ.
- 2 HS đọc: 9 giờ.
- Quan sát tranh trong SGK trả lời câu hỏi:
 + Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số 5, kim dài chỉ số 9. Lúc đó em bé đang ngủ.
+ Lúc 6 giờ kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12. Lúc đó em bé dậy và đang tập thể dục.
 + Em bé đi học lúc 7 giờ.
- 1 - 2 HS nêu: Đòng hồ đầu tiên có kim ngắn chỉ số 8.
- 1 HS: Kim dài chỉ số 12.
- Viết số giờ tương ứng với các đồng hồ ở SGK.
- 3 - 4 HS đọc lần lượt, HS khác nhận xét 
 + Đồng hồ thứ hai kim ngắn chỉ số 9, kim dài chỉ số 12 con ghi 9 giờ.
 + Đồng hồ thứ ba kim ngắn chỉ số 10, kim dài chỉ số 12 con ghi 10 giờ.
 + Đồng hồ thứ tư kim ngắn chỉ số 11, kim dài chỉ số 12 con ghi 11 giờ.
 + Đồng hồ thứ năm kim ngắn chỉ số 12, kim dài chỉ số 12 con ghi 12 giờ.
 + Đồng hồ thứ sáu kim ngắn chỉ số 1, kim dài chỉ số 12 con ghi 1 giờ.
 + Đồng hồ thứ bảy kim ngắn chỉ số 2, kim dài chỉ số 12 con ghi 2 giờ.
 + Đồng hồ thứ tám kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 12 con ghi 3giờ.
+ Đồng hồ thứ chín kim ngắn chỉ số 4, kim dài chỉ số 12 con ghi 4giờ.
- 2 HS cùng bàn thực hành xoay kim đồng hồ chỉ các giờ trong ngày (1 HS xoay, 1 HS đọc giờ trên đồng hồ của bạn).
Tuần 32 Ngày soạn: .........................................
 Ngày dạy: Thứ ba ngày ... tháng ... năm 20
Ký duyệt của giám hiệu:
Toán: Tiết 122
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố kỹ năng: 
- Làm tính cộng trừ ( không nhớ trong phạm vi 100 ) .
- So sánh 2 số trong phạm vi 100.
- Làm tính cộng, trừ các ố đo độ dài.
- Giải bài toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy - học:
1- Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập. 
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm bài. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Luyện tập.chung.
- GV ghi đầu bài, gọi HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn HS làm bài: 
* Bài tập 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn lên bảng. 
? Con nêu lại cách làm của mình.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS nêu tóm tắt.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
*Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
- Cho HS thảo luận nêu bài toán.
Tóm tắt:
Giỏ 1 có: 48 quả cam
Giỏ 2 có: 31 quả cam 
Hai giỏ: ... quả cam?
- Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài.
4.Củng cố, nhận xét giờ học:
 ? Muốn so sánh 2 số tự nhiên có hai chữ số ta làm thế nào.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
 Tính:
14 + 2 + 3 = 30 - 20 + 50 = 
 52 + 5 + 2 = 80 - 50 - 10 = 
- 1 HS nhắc lại tên bài: Luyện tập chung.
- 1 HS nêu: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- 2 HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập.
 + HS 1:
 32 + 7 < 40
 45 + 4 < 54 + 5
 55 - 5 > 40 + 5
 + HS 2:
 32 + 14 = 14 + 32
 69 - 9 < 96 - 6
 57 - 1 < 57 + 1
- 2 HS nhận xét bài của bạn lên bảng.
- 1 HS nêu, 1 HS nhận xét: Con thực hiện phép tính ở hai vế sau đó so sánh 2 vế để điền dấu vào chỗ chấm.
- 1 HS đọc bài toán: Một thanh gỗ dài 97 cm Bố cưa bới đi 2cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu cm?
- 1hs nêu tóm tắt:
 Tóm tắt: Dài: 97 cm
 Bớt: 2cm
 Còn lại: ... cm?
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập:
Bài giải
Chiều dài của thanh gỗ là:
 97cm - 2cm = 95 (cm)
 Đáp số: 95 (cm)
- 2 HS cùng bàn thảo luận nêu bài toán: Giỏ thứ nhất đựng 48 quả cam. Giỏ thứ hai đựng 31 quả cam. Hỏi cả 2 giỏ có tất cả bao nhiêu quả cam? 
- Làm bài vào vở bài tập, 2 HS đọc lại bài làm, HS khác nhận xét.
Bài giải:
Số cam ở cả hai giỏ là:
 48 + 31 = 79 (quả cam)
 Đáp số: 79 (quả cam).
- 1 HS nêu: Muốn so sánh 2 số tự nhiên có hai chữ số ta so sánh hàng chục với nhau: Số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có hàng chục bằng nhau thì ta so sánh tiếp hàng đơn vị: Số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Tuần 33 Ngày soạn: .................................
 Ngày dạy: Thứ ba ngày ... tháng ... năm 20
Ký duyệt của giám hiệu:
Toán: Tiết 125
Ôn tập các số đến 10
I.Mục tiêu:
 Củng cố cho HS về:
 - Cấu tạo của các số trong phạn vi 10.
 - Kỹ năng làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 10.
 - Giải toán có lời văn.
 - Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 1.GV: Bảng phụ, SGK.
 2. HS: SGK, vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS đọc bảng cộng.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS .
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các con tiếp tục ôn tập các số đến 10.
- Ghi đầu bài, gọi HS nêu lại.
 b. Hướng dẫn HS ôn tập:
 * Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
? Dựa vào đâu con có thể làm bài đúng.
* Bài 2:
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
? Con nêu lại cách thực hiện thứ 3.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS nêu tóm tắt, GV viết lên bảng.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm và nhận xét bài làm của bạn lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài cho HS .
*Bài 4:
- GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 10 cm.
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
? Con nêu lại cách làm của mình.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
4. Củng cố, nhận xét giờ học:
? Tiết học này con được ôn tập những kiến thức nào.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 1 bài.
- 3 - 4 HS đứng tại chỗ đọc các bảng cộng, HS khác nhận xét.
- 1 HS nêu tên bài: Ôn tập các số đến 10.
- 1 HS nêu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Làm bài vào SGK.
- 3 HS đọc bài làm, HS khác nhận xét:
 2 = 1 + 1 8 = 7 + 1
 3 = 2 + 1 8 = 6 + 2
 5 = 4 + 1 8 = 4 + 4
 7 = 5 + 2 6 = 4 + 2
 9 = 5 + 4
 9 = 7 + 2
 10 = 6 + 4
 10 = 8 + 2
- 1 HS nêu: Dựa vào bảng cộng để làm bài đúng hơn.
- 1 HS nêu: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Làm bài vào SGK.
- 2 HS đọc bài làm, HS khác nhận xét.
- 1 HS nêu: Con lấy 4 cộng 2 bằng 6.Viết 6 vào ô tróng thứ nhất. Lấy tiếp 6 cộng 3 bằng 9 viết 9 vào ô trống cuối.
- 1 HS đọc bài toán: Lan gấp được 10 cái thuyền, Lan cho em 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn lại mấy cái thuyền? 
- 1 HS nêu tóm tắt: 
 Có: 10 cái thuyền
 Cho em: 4 cái thuyền
 Còn lại: ... cái thuyền?
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số thuyền của Lan còn lại là:
10 - 4 = 6 ( cái thuyền )
 Đáp số:6 cái thuyền
- 1 HS đọc bài làm và nhận xét bài làm của bạn lên bảng.
- Làm bài vào vở bài tập.
 10 cm
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét: Con đặt thước có vạch chỉ cm. Đánh dấu chấmvào vạch 0 và vạch 10 sau đó nối 2 điểm lại và viết 10 cm lên trên.
- 1 HS nêu: Tiết học này con được ôn lại kỹ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10, giải toán và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Tuần 34 Ngày soạn: .......................................
 Ngày dạy: Thứ ba ngày ... tháng ... năm 20
Toán: Tiết 129
Ôn tập các số đến 100
I.Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100.
- Giải toán có lời văn và thực hành xem đồng hồ.
II.Đồ dùng dạy - học:
1, GV: SGK, bảng phụ.
2. HS: SGK, vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn lên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay các con sẽ ôn tập tiếp các số đến 100.
- Ghi tên bài, gọi HS nhắc lại.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào SGK.
- Gọi HS đọc bài làm.
? Bài tập 1 giúp con nhớ lại những kiến thức nào đã học.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
? Con nêu cách làm bài tập 2.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
* Bài 4:
 - Cho HS đọc bài toán.
- Cho HS tóm tắt, làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình và nhận xét bài của bạn lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
* Bài 5:
 - GV nêu yêu cầu: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
4.Củng cố, nhận xét giờ học:
 ? Bài học hôm nay giúp con củng cố kiến thức nào.
- Nhận xét giờ học.
- Hát 1 bài.
- 1 HS viết lên bảng, lớp viết vào vở nháp: 32, 43, 56, 67, 78, 100.
- 1 HS nhận xét bài viết của bạn.
- 1 HS nêu lại tên bài học : Ôn tập các số đến 100.
- 1 HS nêu: Tính nhẩm.
- Làm bài vào SGK ( cột 1, cột 2 phần a và b )
- 2 HS đọc bài làm:
 a, 60 + 20 = 80 80- 20 = 60
 70 + 10 = 80 90 - 10 = 80
 50 + 30 = 80 70 - 50 = 20
 b, 62 + 3 = 65 85 - 1 = 84
 41 + 1 = 42 68 - 2 = 66
 28 + 0 = 28 29 - 3 = 26
- 1 HS nêu: Bài tập 1 giúp con nhớ lại cách cộng , trừ nhẩm các số tròn chục, cộng trừ nhẩm các số có hai chữ số.
- 1 HS nêu: Tính.
- 1 HS nêu: Con làm nhẩm lần lượt từng phép tính rồi ghi kết quả vào sau dấu bằng.
- 2 HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập cột 1 và cột 2.
15 + 2 + 1 = 18 68 - 1 - 1 = 66
34 + 1 + 1= 36 84 - 2 - 2 = 80
- 2 HS nhận xét bài làm của bạn lên bảng.
- 1 HS đọc bài toán: Lan có sợi dây dài 72 cm, Lan cắt đi 30 cm. Hỏi sợi dây còn lại đà bao nhiêu cm?
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài làm của mình và xét bài của bạn lên bảng.
Tóm tắt:
 Dây dài: 72 cm
Cắt đi: 30 cm
Còn lại: ... cm?
Bài giải
Sợi dây còn lại có độ dài là:
72 - 30 = 42 ( cm )
 Đáp số: 42 cm
- 2 HS cùng bàn thảo luận làm bài vào SGK.
- 2 - 3 HS đọc kết quả bài làm: Đồng hồ a chỉ 1 giờ, đồng hồ b chỉ 6 giờ, đồng c chỉ 10 giờ.
- 1 HS nêu: Bài học hôm nay giúp con ôn lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 100, giải toán có lời văn và xem đồng hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA chi tiet toan lop 1 ca nam.doc