I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. - Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)
Giáo dục HS biết yêu quý ngôi nhà của mình.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh.
-HS: Bộ chữ học sinh.SGK tiếng việt
Ngaỳ dạy: Tuần :28 NGÔI NHÀ I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. - Trả lời được câu hỏi 1 (SGK) Giáo dục HS biết yêu quý ngôi nhà của mình. II.Đồ dùng dạy học: -GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. -HS: Bộ chữ học sinh.SGK tiếng việt III.Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài củ: - Gọi 2 HS đọc lại bài :Mưu chú Sẻ và trả lời câu hỏi -Gọi HS nhận xét -Nhận xét chung ghi điểm - HS thực hiện 2.Bài mới: * GV giới thiệu tranh, giới thiệu tựa bài. * Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). Tóm tắt nội dung bài. - Nhắc tựa. - Lắng nghe và theo dõi đọc thầm. - Lắng nghe. .*Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: - Cho HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ. - Hàng xoan: (hàng ¹ hàn), xao xuyến: (x ¹ s), lảnh lót: (l¹ n) -Thơm phức: (phức ¹ phứt). -Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là thơm phức? Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào? - Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. - 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. - Mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn. - Tiếng chim hót liên tục nghe rất hay. *Luyện đọc câu: Gọi HS đọc trơn nối tiếp các câu còn lại. *Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ) - Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn. - Đọc cả bài. Nghỉ giữa tiết - HS lần lượt đọc theo yêu cầu. - Các HS khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. - Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn nhóm. - 2 em, lớp đồng thanh. * Hoạt động 1:Luyện tập: Ôn các vần yêu, iêu. - Giáo viên treo bảng -Gọi HS nêu yêu cầu Bài tập 1: Đọc những dòng thơ có tiếng yêu? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu? Bài tập 3: Nói câu có chứa tiếng vần iêu? GV nhắc HS nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa. Gọi HS đọc lại bài, GV nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: - Em yêu nhà em. Em yêu tiếng chim. Em yêu ngôi nhà. -HS tự nêu. -HS tự nói -Học sinh đọc diễn cảm. Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: - Hỏi bài mới học. - Gọi 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: 1.Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ: + Nhìn thấy gì? (Hàng xoan trước ngõ,hoa nở như mây từng chùm.) + Nghe thấy gì?(Tiếng chim đầu hồi lảnh lót) + Ngửi thấy gì?(Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức) 2.Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước. - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. - Luyện HTL một khổ thơ. -Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích. Nghỉ giữa tiết -HS đọc trả lời câu hỏi -Đọc khổ thơ 3 -Rèn HTL theo hướng dẫn của GV và thi đọc HTL khổ thơ theo ý thích. * Hoạt động 2:Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước - GV nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh GV gợi ý các câu hỏi giúp HS nói tốt theo chủ đề luyện nói. -HS luyện nói theo hướng dẫn GV - HS khác nhận xét bạn nói về mơ ước của mình. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, nêu lại nội dung bài. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài, xem bài mới. Dọn nhà cửa sạch sẽ ,ngăn nắp. -HS thi đọc diễn cảm toàn bài văn- - Nhắc tên bài và nội dung bài học. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần :28 QUÀ CỦA BỐ. I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn ,luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) - Học thuộc lòng một khổ của bài thơ. HS khá, giỏi: Học thuộc lòng cả bài thơ II.Đồ dùng dạy học: GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK. HS: Bộ chữ của học sinh.sách tiếng việt III.Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài củ: Hỏi bài trước. - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài: “Ngôi nhà” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. - Gọi 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: xao xuyến,lảnh lót, thơm phức, trước ngỏ. - GV nhận xét chung. - HS nêu tên bài trước. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi: - Viết bảng con và bảng lớp. 2.Bài mới: * GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và đọc tựa bài ghi bảng. - Nhắc tựa. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng chậm rãi tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ thứ hai khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn). Tóm tắt nội dung bài. - Lắng nghe. *Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: - Cho HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. - Lần nào: (l¹ n), về phép: (về ¹ dề), luôn luôn: (uôn ¹ uông), vững vàng: (âm v và dấu ngã) - Luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là vững vàng? thế nào là đảo xa? *Luyện đọc câu: - Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp. *Luyện đọc đoạn và cả bài thơ: - Đọc nối tiếp từng khổ thơ. -Thi đọc cả bài thơ. -GV đọc diễn cảm lại bài thơ. - Đọc đồng thanh cả bài. Nghỉ giữa tiết - Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. - Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. -Vài em đọc các từ trên bảng. - Vững vàng: có nghĩa là chắc chắn. - Đảo xa: Vùng đất ở giữa biển, xa đất liền. - HS nhắc lại. - Đọc nối tiếp theo yêu cầu GV. - Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ. - 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. -2 em, lớp đồng thanh. * Hoạt động 1 : Luyện tập: Ôn vần oan, oat. -GV treo bảng gọi HS yêu cầu: Bài tập1:Tìm tiếng trong bài có vần oan: Bài tập2:Nói câu có chứa tiếng: có vần oan, có vần oat: -ngoan - Đọc câu mẫu trong bài (Chúng em vui liên hoan. Chúng em thích hoạt động.) - Thi nói câu có chứa tiếng mang vần oan, oat. Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: - Hỏi bài mới học. - Gọi 2 HS đọc khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: -Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu? -Gọi 2HS đọc khổ thơ 2,3 cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: -Bố gửi cho bạn những quà gì? -Gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ Nghỉ giữa tiết -Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đào xa -Nghìn cái nhớ,nghìn cái thương,những lời chúc,nghìn cái hôn Học thuộc lòng bài thơ: -GV xóa dần yêu cầu HS đọc thuộc lòngbài thơ -GV nhận xét tuyên dương HS đọc thuộc lòng khổ thơ hay cả bài thơ Thực hành luyện nói: - Chủ đề: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để HS nói về nghề nghiệp của bố mình. - Nhận xét, tuyên dương.những HS nói to rõ tròn câu. -HS nói 5.Củng cố: - Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. - HS nêu tên bài và đọc lại bài 2 em. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần :28 VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.. - Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) II.Đồ dùng dạy học: - GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -HS:Bộ chữ cái ,SGK tiếng việt. III.Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bải củ: Hỏi bài trước. - Gọi 2 HS đọc bài: “Quà của bố” và trả lời các câu hỏi SGK. - Gọi 3 HS viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: về phép, vững vàng, luôn luôn. - GV nhận xét chung. - HS nêu tên bài :Qùa của bố -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi: -HS thực hiện viết .Bài mới: - Giới thiệu tranh, giới thiệu bài và đọc tựa bài ghi bảng. - Nhắc tựa tựa bài * Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc: - Đọc mẫu bài văn 1lần (giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc oà lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi “Sao đến bay giờ con mới khóc?”. Giọng cậu bé nũng nịu. - Tóm tắt nội dung bài: - Lắng nghe và theo dõi đọc thầm. .*Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: - Cho HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Cắt bánh: (cắt ¹ cắc) Đứt tay: (ưt ¹ ưc), hoảng hốt: (oang ¹ oan) -Luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. - Các em hiểu như thế nào là hoảng hốt? - Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5,6 em đọc các từ trên bảng. - Hoảng hốt:mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ *Luyện đọc câu: - Đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. - Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. - Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó ... vào bảng con các tiếng có vần en, vần oen ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng Bài tập 3: Nói câu có chứa tiếng mang vần en hoặc oen? - GV nhắc HS nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa. - Gọi HS đọc lại bài, GV nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: - Đọc mẫu câu trong bài (Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay. Lan nhoẻn miệng cười). - trò chơi tiếp sức.thi nói câu chứa tiếng có vần en. Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: - Hỏi bài mới học. - Gọi 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: - Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? - Đọc câu văn tả hương sen? - Nhận xét HS trả lời. - GV đọc diễn cảm cả bài. - Gọi HS thi đọc diễn cảm toàn bài văn. Nghỉ giữa tiết - Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhuỵ vàng. - Hương sen ngan ngát, thanh khiết. * Hoạt động 2 : Luyện nói: Nói về sen. . Cho HS quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh GV gợi ý các câu hỏi giúp HS nói tốt theo chủ đề luyện nói. - Nhận xét tuyên dương - Nhiều HS khác luyện nói theo đề tài về hoa sen. 5.Củng cố: - Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. - Nhắc tên bài, đọc bài và nội dung bài. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần : 29 MỜI VÀO I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. - Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK) .Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. GV tự chọn các từ ngữ dễ phát âm sai cho HS tập trung đọc đúng II.Đồ dùng dạy học: -GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -HS: Bộ chữ học sinh.SGK tiếng việt III.Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước. - Gọi 2 học sinh đọc bài: “Đầm sen” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. - GV nhận xét chung. - HS nêu tên bài trước. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 2.Bài mới: * GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và đọc tựa bài đã ghi bảng - Nhắc lại tựa bài * Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc: - Đọc mẫu bài thơ lần 1 chỉ bảng, (giọng vui, tinh nghịch hợp với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đọan đối thoại). Tóm tắt nội dung bài.: kể về ngôi nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.. - Lắng nghe và theo dõi đọc thầm. *Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. - Kiễng chân: (iêng ¹ iên), soạn sửa: (s ¹ x), buồm thuyền: (uôn ¹ uông) - Luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. - Các em hiểu thế nào là kiễng chân? (Nhấc chân cao lên) Soạn sửa nghĩa là gì? (Chuẩn bị (ở đây ý nói - Vài em đọc các từ trên bảng. -Lắng nghe nhắc lại. *Luyện đọc câu: - Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp - Đọc nối tiếp theo yêu cầu GV *Luyện đọc đoạn và cả bài thơ: - Đọc nối tiếp từng khổ thơ. -Thi đọc cả bài thơ. - GV đọc diễn cảm lại bài thơ. - Đọc đồng thanh cả bài. Nghỉ giữa tiết - Đọc nối tiếp, đọc cả bài thơ. - 3 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. - Lớp đồng thanh. * Hoạt động 2 : Luyện tập: Ôn vần ong, oong. Treo bảng ghi nội dung bài tập: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ong? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong? - Gọi HS đọc lại bài, GV gọi HS nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: -Trong. - Đọc từ mẫu trong bài: chong chóng, xoong canh. - Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm. - Ong: bong bóng, còng, cái chõng, võng, - Oong: boong tàu, cải xoong, ba toong, -HS đọc Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: - Hỏi bài mới học. - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi: - Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? - Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? - Nhận xét HS trả lời. - GV đọc lại bài thơ và gọi 2 HS đọc lại. - HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm . Nghỉ giữa tiết - Thỏ, Nai, Gió. - Soạn sửa đón trăng lên, quạt mát thêm hơi biển cả, reo hoa lá, đẩy thuyền buồm, đi khắp nơi làm việc tốt. - Lắng nghe và đọc lại bài thơ. - HS tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm. *Thực hành luyện nói: - Chủ đề: Nói về những con vật em yêu thích - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để HS nói về những con vật em yêu thích. - Gọi 2 HS thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. - Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai. - HS luyện nói theo gợi ý của GV. Ví dụ: - Tôi có nuôi một con sáo. Tôi rất yêu nó vì nó hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu cho nó ăn. - Nhiều HS khác luyện nói. 5.Củng cố: - Hỏi tên bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. - Nêu tên bài và đọc lại bài. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần :29 CHÚ CÔNG I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) .II.Đồ dùng dạy học: -GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -HS:SGK tiếng việt. III.Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH .Kiểm bài cũ: Hỏi bài trước. - Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mời vào” và trả lời các câu hỏi SGK. Cả lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. - GV nhận xét chung. - Nêu tên bài trước. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi: - HS viết bảng con 2.Bài mới: - GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. -Quan sát ,nhắc tựa bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc mẫu bài văn lần 1 chỉ bảng (giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công) - Tóm tắt nội dung bài: - Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. .*Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: - Cho HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Nâu gạch: (n ¹ l), rẻ quạt (rẻ ¹ rẽ) Rực rỡ: (ưt ¹ ưc, rỡ ¹ rở), lóng lánh (âm l, vần ong, anh) -Luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. -Các em hiểu như thế nào là nâu gạch? -Rực rỡ có nghĩa thế nào? - Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. -5, 6 em đọc các từ trên bảng. -Nâu gạch: Màu lông nâu như màu gạch. -Rực rỡ: Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt. *Luyện đọc câu: - HS đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. - Gọi HS đọc nối tiếp câu theo dãy. - Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. - Thi đọc nối tiếp câu theo dãy. *Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt” Đoạn 2: Phần còn lại. - Gọi HS đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. - GV đọc diễn cảm lại cả bài. - Đọc đồng thanh cả bài. Nghỉ giữa tiết - 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất. -1 HS đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh cả bài. * Hoạt động 2 : Luyện tập: Ôn các vần oc, ooc: -GV treo bảng ghi nội dung bài tập: Bài tập 1:Tìm tiếng trong bài có vần oc? Bài tập 2:Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc? -GV nêu tranh bài tập 3: - Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc. - Gọi HS đọc lại bài, GV nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: -Ngọc. - Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc. - Đọc mẫu câu trong bài. Con cóc là câu ông giời. Bé mặc quần soóc. - Từng HS đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. HS khác nhận xét. 2 em đọc lại bài. Tiết 2 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài và luyện đọc: - Hỏi bài mới học. - Gọi HS đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: 1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì? 2. Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba năm. - Nhận xét HS trả lời. - GV đọc diễn cảm lại bài văn. Nghỉ giữa tiết Con công. 1. Lúc mới chào đời chú công cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt. 2. Đuôi lớn thành đính hàng trăm viên ngọc. - HS đọc lại bài văn. *Luyện nói: Hát bài hát về con công. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và hát bài hát: Tập tầm vông con công hay múa . Hát tập thể nhóm và lớp. 5.Củng cố: - Hỏi tên bài, đọc bài, nêu nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới - Quan sát tranh và hát bài hát: Tập tầm vông con công hay múa. - Nhóm hát, lớp hát. - Nêu tên bài và nội dung bài học. - Thực hành ở nhà.
Tài liệu đính kèm: