Bài 1: Vẽ trang trí
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I. MỤC TIÊU:
1. Biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lục, tím.
2. Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Pha được màu theo hướng dẫn.
3. Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn pha các màu: da cam, xanh lục, tím.
- Bảng màu để giới thiệu màu nóng, màu lạnh, màu bổ túc
2. Học sinh:
- Đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ, bút màu bút chì, tẩy
Kế hoạch tuần 1 Thứ ngày Lớp Tiết Tên bài dạy Thứ 6 29/8/2008 4A1 1 Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu 4A2 2 Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu 4A3 3 Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu 4A4 4 Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu Thứ 6 ngày 29 tháng 8 năm 2008 Bài 1: Vẽ trang trí Màu sắc và cách pha màu I. Mục tiêu: 1. Biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lục, tím. 2. Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Pha được màu theo hướng dẫn. 3. Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.. - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn pha các màu: da cam, xanh lục, tím... - Bảng màu để giới thiệu màu nóng, màu lạnh, màu bổ túc 2. Học sinh: - Đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ, bút màu bút chì, tẩy III. Các* Hoạt động dạy - học củ yếu: 1. ổn định lớp quy định chung của môn học: Kiểm tra, nhắc nhở học sinh mua săm đủ đồ dùng học tâp 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên: Dùng lời giới thiệu: Để có bài vẽ trang trí đẹp chúng ta phải biết cách pha màu để bài vẽ hài hoà trong sáng. Vậy pha như thế nào để đảm bảo về sắc độ bài đầu tiên vẽ trang trí hôm nay chúng yta cùng tìm hiểu cách pha màu: * Hoạt động 1: Quan sát nhân xét: - GV Cho học sinh tìm hiểu qua SGK và yêu cầu học sinh nhắc lại tên ba màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam. - GV giới thiệu hình 2 và giải thích cách pha màu từ ba màu gốc để được các màu: Da cam, xanh lục, tím. - GV Cho HS nhắc lại nhiều lần cách pha( HS khá,giỏi nắc trước,HS yếu nhắc lai). - GV Kết luận cách pha hai màu với nhau để tạo ra màu mới. ... Các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại tạo thành cặp màu bổ túc. - Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau, tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên, rực rỡ hơn. + Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại. + Xanh bổ túc cho da cam và ngược lại. + Vàng bổ túc cho tím và ngược lại. - GV Cho HS chỉ trên hình cách tạo ra cặp màu bổ túc, nhận biết được cặp màu bổ túc. - GV Cho HS xem hình màu nóng, màu lạnh và giải thích cho HS biết được v ề màu nóng, màu lạnh. Hoạt động 2: cách pha màu: - GV Cho HS tìm hiểu cách pha màu trong SGK sau đó giáo viên dùng bút dạ pha màu để tạo ra màu mới trên giấy cho HS rõ. - GV cho HS nêu tên các màu ở các hộp màu các em thương dùng để các em ghi nhớ tên màu. * Hoạt động 3: Thực hành: - GV Cho HS thực hành pha màu vào giấy nháp để tạo thành 2 - 3 màu mới. - HS thực hành pha màu và vẽ vào vỡ tập vẽ. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. * Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn ra bài vẽ pha màu đúng và đẹp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xếp loại chung, - Giáo viên khen ngợi những học sinh học tập tích cực. 3. Dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh về quan sát các màu sắc của hoa lá trong trong tự nhiên. Kế hoạch tuần 2 Thứ ngày Lớp Tiết Tên bài dạy Thứ 6 05/9/2008 4A1 1 Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá 4A2 2 Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá 4A3 3 Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá 4A4 4 Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá Thứ 6 ngày 05 tháng 9 năm 2008 Bài 2: Vẽ theo mẫu. vẽ hoa, lá I. Mục tiêu: 1. Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp của hoa lá. 2. Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ mầu theo mẫu theo ý thích 3. Yêu thích vẽ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây cối.. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh ảnh một số hoa, lá đẹp (hình dáng, màu sắc). Một số bông hoa cành lá đẹp để làm mẫu... Hình hướng dẫn vẽ hoa, lá. Bài vẽ của học sinh lớp trước. 2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ, bút màu bút chì, tẩy. III. Các* Hoạt động dạy - học củ yếu: 1. ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh: Kiểm tra, nhác nhở học sinh mua săm đủ đồ dùng học tâp 2. Bài cũ: ?. Em hãy cho biết tên ba màu gốc vàba màu mới tạo ra từ ba màu gốc ?. ?. Nêu tên ba cặp màu bổ túc ? Cho2-3 HS trả lời, HS khác nhận xét.. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên: Dùng hình vẽ để giới thiệu bài Hoạt động 1 : Quan sát, nhận biết: - GV: Chia cho mỗi nhóm HS một số hoa lá thật. Yêu cầu các em quan sát cụ thể theo câu hỏi gợi ý để nắm rõ hình dáng, đặc điểm, màu sắc... + Đây là những lá gì? + Lá này có hình dáng và màu sắc như thế nào? - GV: Kết luận để HS thấy được sự đa dạng phong phú về hình dáng,đặc điểm, màu sắc... của hoa, lá. Hoạt động 2 : Cách vẽ hoa, lá: - GV: Cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ hoa, lá. - GV: Vẽ phác hoạ lên bảng 2 -3 loại hoa, lá theo từng bước để HS quan sát - Chia nhóm và cho HS chọn hoa, lá để vẽ (nhóm 7 - 10 HS). * Hoạt động 3 : Thực hành: - Trước khi HS thực hành vẽ GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước, gợi ý để HS biết và rút kinh nghiệm tranh nhưng sai sót. - HS thực hành và mỗi nhóm vẽ một cành hoa hoặc một bông hoa, cành lá hoặc chiếc lá. Trong khi HS thực hành GV theo dõi để kịp thời gợi `ý cho HS vẽ bài tốt hơn. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá: - GV tổ chức cho các nhóm HS tự tìm và chọn ra bài vẽ đẹp của nhóm để nhận xét và chọn ra bài vẽ chưa đẹp để rút kinh nghiệm. - Đánh giá, xếp loại.. Nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: - Về nhà các em tập vẽ các bông hoa, lá mà em thích. Quan sát các con vật nuôi xung quanh để chuẩn bị cho bài sau. Kế hoạch tuần 3 Thứ ngày Lớp Tiết Tên bài dạy Thứ 6 12/9/2008 4A1 1 Vẽ tranh: Đề tài: Các con vật quen thuộc 4A2 2 Vẽ tranh: Đề tài: Các con vật quen thuộc 4A3 3 Vẽ tranh: Đề tài: Các con vật quen thuộc 4A4 4 Vẽ tranh: Đề tài: Các con vật quen thuộc Thứ 6 ngày 12 tháng 9 năm 2008 Bài 3: Vẽ tranh Đề tài các con vật nuôi quen thuộc I. Mục tiêu: - Giúp HS: 1. Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp của một số con vật nuôi quen thuộc 2. Biết cách vẽ và vẽ được tranh về các con vật theo mẫu. Vẽ mầu theo mẫu, theo ý thích 3. Thêm yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh ảnh một số vật nuôi quen thuộc và con vật khác.... Hình hướng dẫn gợi ý cách vẽ con vật. Bài vẽ của học sinh lớp trước. 2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ, bút màu bút chì, tẩy. III. Các* Hoạt động dạy - học củ yếu: 1. ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV Dùng câu hỏi gợi ý để giới thiệu bài: ? Nhà em có những con vật nuôi gì, những con vật nuôi đó có ích lợi gì ? - Cho 2 - 3 em HS trả lời câu hỏi - GV kết hợp câu trả lời của HS để vào bài mới. ** Hoạt động 1 : Quan sát, nhận biết: - GV Cho HS xem tranh ảnh về các con vật đồng thời đạt câu hỏi gợi ý để HS biết về: + Tên con vật. + Hình dáng, màu sắc của con vật + Những đặc điểm nổ bật của con vật. + Các bộ phận chính của con vật. ?. Em thích vẽ con vật nào vì sao ?. ** Hoạt động 2 : Cách vẽ: - GV: Cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ và giới thiệu để HS rõ các bước vẽ. - HS: Kết hợp tìm hiểu cách vẽ trong SGK. - GV: Lưu ý hS để vẽ được tranh đẹp và sinh động thì các em có thể vẽ thêm hình ảnh khác có liên quan đến con vật đó. ** Hoạt động 3 : Thực hành: - GV: Cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước để học tập, rút kinh nghiệm cách vẽ. -GV: Yêu cầu HS thực hành vẽ bài vào vở tập vẽ. - GV: Theo dõi quá trình HS vẽ và gợi ý, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời để HS vẽ bài hợp lý nhất là đối với HS yếu. ** Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá: - GV: chọn một số bài có nội dung khác nhau, vẽ tốt và chưa tốt để tổ chức cho cả lớp cùng nhận xét tìm ra ưu, khuyết điểm của các bức tranh đó từ đó HS rút ra được cách vẽ và kinh nghiệm vẽ. - GV: Nhận xét tiết học và khen ngợi những HS học tập tích cực. 4. Dặn dò: - Quan sát vật nuôi hàng ngày và tập vẽ, chăm sóc nó. - Tìm và sưu tầm các hoạ tiết trang trí dân tộc. Kế hoạch tuần 4 Thứ ngày Lớp Tiết Tên bài dạy Thứ 6 19/9/2008 4A1 1 Vẽ trang trí: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc 4A2 2 Vẽ trang trí: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc 4A3 3 Vẽ trang trí: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc 4A4 4 Vẽ trang trí: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2008 Bài 4: Vẽ trang trí Chép hoạ tiết trang trí dân tộc I. Mục tiêu: - Giúp HS: 1. Tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết dân tộc. 2. Biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết dân tộc 3. Biết yêu quý trân trọng, có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sưu tầm một số hình ảnh về các hoạ tiết dân tộc trên trang phục, đồ gốm hoặc trang trí ở đình chùa. - Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc. - Bài vẽ của HS lớp trước 2. Học sinh: - Đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ, bút màu bút chì, tẩy. III. Các* Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên: Dùng các hình ảnh hoạ tiết dân tộc, kết hợp dùng lời giới thiệu vào bài: ** Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét: - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc ở bộ đồ dùng dạy học. Bằng các câu hỏi gợi ý: + Các họa tiết trang trí là những hình gì ? (Hình hoa, lá, con vật); + Hình hoa, lá, các con vật ở cấc hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì? (Đã được đơn giản và cách điệu). + Đường nét cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?. (Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ). + Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu ? (Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, quần áo...) - GV yêu cầu HS quan sát thêm trong SGK và bổ sung thêm cho HS biết hoạ tiết, trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập và gìn giữ bảo vệ di sản ấy. ** Hoạt động 2 : Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc: - GV cho HS xem hình gợi ý cách chép hoạ tiết, trang trí dân tộc để hướng dẫn HS cách vẽ theo từng bước: + Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết, + Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phàn của hoạ tiết, + Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng, + Quanh sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu, + Hoàn chỉnh và vẽ màu theo ý thích. ** Hoạt động 3 : Thực hành: - GV yêu cầu HS chọn và chép lại một hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK vào vở t ... : + Bố cục tỉ lệ; + Hình vẽ, nét vẽ; + Đậm nhạt và màu sắc. - GV cùng HS xếp loại 10-15 bài vẽ của lớp. - Nhận sét tiết học. 3. Dặn dò. Sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam. Kế hoạch tuần 19 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Sáu 02/01/2009 4A1 1 19 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam 4A2 2 19 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam 4A3 3 19 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam 4A4 4 19 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam Thứ Sáu ngày 02 tháng 01 năm 2009 Bài 19: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam I. Mục tiêu: Giúp HS: 1.Hiểu biết sơ lược về nguồn gốc tranhdân gian Việt Nam và ý nghĩa vai, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội. 2.Tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dan gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện. 3. Yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Một số tranh dân gian, chủ yếu là hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống trong bộ ĐDDH. 2. HS: Sưu tầm và tìm hiểu về tranh dân gian. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV dùng câu hỏi gợi ý: Em hãy kể tên một số tranh dân gian mà em biết?( gợi ý để HS nêu tên một số tranh HS đẫ biết ở lớp dưới: Phú quý, Vinh hoa, Gà mái...) - GV và HS nhận xét,sau đó giơi thiệu bài Xem tranh dân gian Việt Nam. * Hoạt động1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian Việt Nam. - GV gắn các tranh đã chuẩn bị lên bảng thành hai hàng , hai dòng tranh khác nhau. Yêu cầu HS quan sát, kết hợp tìm hiểu trong SGK để trả lời câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu về tranh dân gian. + Em hãy nêu nguồn gốc của tranh tết? ( Có từ rất lâu đời...Hai dòng tranh tiêu biểu là tranhdân gian Đông Hồ - Bắc Ninh và tranh dân gian Hàng Trống- Hà Nội. Tranh thường treo vào dịp tết.. + Em có nhận xét gì về đề tài, nội dung thể hiện?( Cho HS khà giỏi nhận xét:Đề tài phong phú, thường phản ánh các nội dung gần gũi với con người như lao động, vui chơi,ước mơ của con người,...) - GV giới thiệu thêm về cách làm tranh. - GV giới thiệu cụ thể một số tranh để HS nhận biết: tên tranh, xuất xứ,hình vẽ và màu sắc. - Gv kết luận chung một số ý tóm tắt về nội dung, bố cục, màu sắc và lưu ý HS cần bảo vệ giữ gìn... * Hoạt động2: Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt( Hàng Trống)và Cá chép(Đông Hồ) - GV chia lớp thành 3 nhóm và phát cho mỗi nhóm cùng quan sát hai bức tranh này để nhận xet sự giống nhau, khác nhau của chúng qua các câu hỏi gợi ý: + Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?(cá chếp, đàn cá con và ong trăng, rong rêu,...) + Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?( cá chép, đàn cá con và những bông hoa sen,...) + Hình ảnh nào là cính ở hai bức tranh? Hình ảnh phụ được vẽ ở đâu?(cá chép là chính, xung quanh là hình ảnh phụ) + Hình con cá ở mỗi tranh được vẽ như thế nào?( Đang vẫy đuôi bơi, các bộ phân của con cá được cách điệu rất đẹp...) - GV cho HS khá giỏi nói lên sự giống nhau, khác nhau của hai bức tranh, HS yếu nhắc lại. - GV kết luân và giới thiệu thêm về những giòng tranh khác. *Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét tiết học và khen ngợi một s ố HS có nhiều ý kiến xây dựng bài. 3. Dăn dò: Sưu tầm tranh ảnh về ngày lễ hội của Việt Nam. Kế hoạch tuần 20 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Sáu 08/01/2009 4A1 1 20 Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em 4A2 2 20 Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em 4A3 3 20 Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em 4A4 4 20 Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em Thứ Sáu ngày 08 tháng 01 năm 2009 Bài 20: Vẽ tranh đề tài ngày hội quê em I. Mục tiêu: Giúp HS: 1.Hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương. 2. Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích. 3. Thêm yêu mến quê hương đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. II. Chuẩn bị: 1. GV:- Một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống. - Hình gợi ý cách vẽ tranh. 2. Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV treo tất cả các tranh ảnh đã chuẩn bị lên bảng vầ gợi ý để HS nhận ra tât cả các tranh này đều vẽ chung chủ đề Ngày hôi...sau đó giới thiệu bài vễ tranh đề tài ngày hội quê hươnh. * Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV hướng đãn HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi để chọn ra nội dung mình vẽ: + Trong ngày hội có những hoạt động nào?(Có nhiều hoạt động khác nhau:...) + Trong ngày hội em thấy thường cố những trò chơi gì(tuỳ thuộc từng địa phương mà có cảctò chơi khác nhau như:đấu vật, đánh đu, chọi gà, đua thuyền,.... - GV gợi ý HS nhận xét các hình ảnh màu sắc... của ngày hội trông tranh, ảnh và yêu cầu các em kể về ngày hội quê mình.( cho2-3 HS khá, giỏi kể trước, sau đố cho HS yếu nhắc lai) - GV tóm tắt: + Ngày hội có rất nhiều hoạt động tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo cờ hoa rực rỡ... + Em có thể chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để vẽ. * Hoạt động2: Cách vẽ tranh: - GV gợi ý HS chọn ngày hội ở quê hương em yêu thích để vẽ. Có thể vẽ một hoạt động củ lễ hội như:thi nấu ăn, kéo co, chọi gà...Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân đình, người xem hội... - GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trang để các em nhận ra từng bước vẽ: + Vẽ phác mảng chính, phụ của tranh. + Vẽ phác các hình ảnh chính, phụ của tranh. + Chỉnh sửa hình cho tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích, vẽ màu cần tươi vui, rực rỡ... * Hoạt đông3 :Thực hành: - GV nêu yêu cầu HS thực hành vẽ vào vở mmột tranh về ngày hội quê mình. - HS thực hành vẽ, GV theo dõi gợi ý và giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài vẽ tốt hơn. * Hoạt đông4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài vẽ tiêu biểu tổ chức cho cả lớp cùng nhận xét: chủ đề, bố cục, hình vẽ màu sắc và cho HS cùng xếp loại. - GV kết luận, nhận xét tiết học, khên ngợi những học sinh có tiến bộ. 3. Dặn dò: - Về nhà quan sát các đồ vật cố ứng dụng trang trí hình tròn. Kế hoạch tuần 21 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Sáu 15/01/2009 4A1 1 21 Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn 4A2 2 21 Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn 4A3 3 21 Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn 4A4 4 21 Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn Thứ Sáu ngày15 tháng 01 năm 2009 Bài 21: Vẽ trang trí Trang trí hình tròn I. Mục tiêu: Giúp HS: 1.Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. 2. Biết cách sắp xếp hoạ tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích. 3. Có ý thức làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. GV: Mốt số vật thật dạng trang trí hình tròn: cái đĩa, cái khay tròn... Hình gợi ý cách trang trí hình tròn. Một số bài vẽ trang trí hình tròn đẹp của HS lớp trước. 2. HS: Đồ dùng học vẽ. III. các hoạt động dạy- học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi cho cả lớp suy nghĩ: Em đã học các bài trang trí cơ bản nào? 2-3 HS trả lời và nhận xét: Trang trí hình vuông, trang trí đường diềm, trang trí hình tròn.. - GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài Vẽ trang trí hình tròn. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một số vật thật và giới thiệu để HS thấy trong cuộc sống có nhiều đồ vật dạng hình tròn được trang trí rất đẹp như: cái đĩa, cái khay tròn... - Yêu cầu HS tìm thêm và nêu ra những đồ vật dạng hình tròn có trang trí: khăn trải bàn,.... - GV giới thiệu một số bài trang trí hình tròn rồi đặt câu hỏi để HS quan sát tìm hiểu: + Bố cục của bài vẽ trang trí hình tròn như thế nào?( CHo HS khá, giỏi nêu, HS yếu nhắc lại: Các hình mảng, hoạ tiết và màu sắc trong trang trí hình tròn thường được sắp xếp đối sứng nhau qua các đường trục). + Vị trí cá hình mảng chính, phụ sắp xếp như thế nào?( hình mảng chính thường ở giữa, hình mảng phụ ở xung quanh.) + Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí là gì?( Hình hoa lá, con vât... đã được cách điệu). + Cách vẽ màu như thế nào?( những hình hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu) - GV chỉ cụ thể trên hình kết luận bổ sung:Trang trí hình tròn thường: Đối xứng qua các trục; mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở xung quanh; màu sắc làm rõ trọng tâm. Cách này gọi là trang trí cơ bản. Có những hình tròn không trang trí theo cách nêu trên nhưng cân đối về bố cục hình mảng, màu sắc gọi là trang trí ứng dụng như cái đĩa, cái khay... Hoạt động2: Cách trang trí hình tròn. - GV cho HS xem hình hướng dẫn gợi ý cách trang trí hình tròn và nêu các bước. - GV vẽ một số hình tròn lên bảng và thực hiện nhanh các bước để HS quan sát cụ thể: + Vẽ hình tròn và kẻ trục. + Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối, hài hoà. + Tìm hoạ tiết vẽ vào các mảng cho hợp lí (ó thể vẽ hoạ tiết của hình vuông). + Tìm và vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt cho rõ trọng tâm. - GV cho HS xem một số bài trang trí đẹp để các em tham khảo trước khi vẽ bài thưc hành. * Hoạt động3: Thực hành: - GV yêu cầu HS thực hành vẽ bài trang trí vào vở. - HS thực hành, GV theo giõi gợi ý cho HS hoàn thành bài vẽ tốt hơn đối với các đối tượng HS. * Hoạt đông4: Nhận xét, đánh giá: - GV gợi ý cho HS nhận xét đánh giá bài vẽ theo nhóm về: Bố cục. Hình vẽ, màu sắc... - Cho các nhóm chọn ra bài vẽ đẹp nhất của nhóm mình. - GV nhận xét chung và xếp loại các bài vẽ của HS. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi một ssố HS có tiến bộ. 4. Dặn dò: Về nhà quan sát hình dáng của một số loại ca, quả để chuẩn bị tiết sau. Kế hoạch tuần 21 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ 6 26/12/2008 4A1 1 21 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả 4A2 2 21 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả 4A3 3 21 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả 4A4 4 21 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả Thứ Sáu ngày 26 tháng.. 1 năm 2008 Bài 18: Vẽ theo mẫu vẽ cái ca và quả I. mục tiêu: Giúp HS: 1. Biết cấu tạo của các vật mẫu.
Tài liệu đính kèm: