Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 17

Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 17

Tiết 2,3: Tiếng Việt

ỔN ĐỊNH TỐ CHỨC LỚP

I. Mục đích yêu cầu

_ Gíup học sinh nhận biết tên sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng việt.

_ Làm quen với bạn bè trong lớp học, biết sử dụng đồ dùng học tập.

_ Có ý thức cố gắng học tập.

II. Các hoạt động dạy-học

Tiết 1:

 A: Kiểm tra bài cũ

GV: Điểm danh học sinh, thực hiện tổ chức

 B: Bài mới

1.Giới thiệu bài: Giới thiệu môn học

2. Nội dung:

 a) Xây dựng nề nếp:

GV: Phân lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các tổ nhóm học tập.

GV: Giới thiệu tên SGK, vở bài tập, cách sử dụng sách.

HS: Thực hiện đúng cách cầm sách, tư thế ngồi, cách cầm bút.

 Nghỉ giải lao

 

doc 207 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tiết 1
Chào cờ đầu tuần
Tiết 2,3: Tiếng Việt
ỔN ĐỊNH TỐ CHỨC LỚP
I. Mục đích yêu cầu
_ Gíup học sinh nhận biết tên sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng việt.
_ Làm quen với bạn bè trong lớp học, biết sử dụng đồ dùng học tập.
_ Có ý thức cố gắng học tập.
II. Các hoạt động dạy-học
Tiết 1:
 A: Kiểm tra bài cũ
GV: Điểm danh học sinh, thực hiện tổ chức
 B: Bài mới
1.Giới thiệu bài: Giới thiệu môn học
2. Nội dung:
 a) Xây dựng nề nếp:
GV: Phân lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các tổ nhóm học tập.
GV: Giới thiệu tên SGK, vở bài tập, cách sử dụng sách.
HS: Thực hiện đúng cách cầm sách, tư thế ngồi, cách cầm bút.
 Nghỉ giải lao
Tiết 2:
 b) Cách học
HS: Thực hiện cách học nhóm, cách sử dụng đồ dùng ghép chữ.
HS: Thực hiên theo yêu cầu của giáo viên
GV: Quan sát, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò
GV: Dặn học sinh thực hiện tốt các nội dung đã học trên lớp.
HS: Về nhà xem bài chuẩn bị giờ học sau.
Tiết 4: Toán
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
Mục tiêu:
 Kiến thức_ Nhận biết những việc thường làm trong các tiết học Toán 1
 _ Bước đầu biết yêu cầu cần dạy trong học Toán 1
 Kỹ năng:_ Nắm được cách trình bày của một bài.
 _ Năm được các tên gọi của đồ vật học Toán.
 Thái độ_ Bước đầu thích học môn Toán. 
 _ Học sinh nhanh nhẹn, tích cực tham gia hoạt động tiết học.
Các hoạt động dạy-học
Bài cũ:
 GV kiểm tra: SGK, Bộ Đồ dùng học Toán, Vở bài tập Toán
2. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng sách Toán& Bộ đồ dùng học Toán
Hoạt động 2: Làm quen một số hoạt động học tập Toán, yêu cầu khi học Toán.
Củng cố dặn dò
_ Gọi học sinh mở sách. Nêu nội dung từng trang.
_ Nhận xét tiết học, về xem lại sách
Thứ Ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Tiết 2,3: Tiếng Việt
CÁC NÉT CƠ BẢN
Mục đích yêu cầu:
_ Gíup học sinh nhận biết được các nét cơ bản
_ Biết viết đúng các nét cơ bản
_ Có ý thức học tập tự giác, tích cực
Các hoạt động dạy- học
Tiết 1:
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập 
Bài mới:
Giới thiệu bài: Giới thiệu nét chữ cơ bản
Nội dung: GV treo bảng phụ (đã chép các nét chữ) giới thiệu từng nét
Đọc các nét chữ: HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
Viết các nét chữ: 
GV: viết mẫu lên bảng, hướng dẫn cụ thể điểm đặt bút, dừng bút, cách viết từng nét.
HS: Quan sát mẫu, viết vở (nhiều lần).
GV: Nhận xét, sửa lỗi.
Tiết 2:
Luyện đọc 
HS: Đọc bài trên bảng lớp (cá nhân, đồng thanh, cặp)
GV: Quan sát, nghe, sửa lỗi cho HS
Củng cố, dặn dò 
HS: đọc lại bài
GV: nhận xét giờ học và chuẩn bị bài.
Tiết 3: Toán
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh 
_Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
_Biết chọn đối tượng cùng loại để so sánh với đối tượng khác.
_Biết sử dụng các từ “nhiều hơn – ít hơn”. Rèn kĩ năng nối vật tương ứng để so sánh.
_Bước đầu yêu cầu thích học môn toán . Học sinh nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động tiết học.
Các hoạt động dạy - học:
Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh để dụng cụ học toán lên bàn:sách toán, bộ học toán.
 2.Dạy học bài mới:
Giới thiệu bài: Nhiều hơn - ít hơn.
Hoạt động 1: So sánh số lượng.
_ Giáo	 viên lấy 5 cái cốc và nói:” Có 1 số cốc”, lấy 4 cái thìa và nói :”Có 1 số thìa”
_ Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa có còn thìa để đặt vào cốc còn lại không?
_ Ta nói: “Số thìa ít hơn số cốc”.
_ Hướng dẫn học sinh nhắc lại.
Trò chơi chi tiết:
Hoạt động 2: Sử dụng bộ học toán.
_ Yêu cầu học sinh lấy 3 hình vuông và 4 hình tròn.
_ Cho học sinh ghép đoi 1 hình vuông với 1 hình tròn và nhận xét.
_ Vậy ta nói “ Hình vuông ít hơn hình trồn, hình tròn nhiều hơn hình vuông”.
_ Lấy 4 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép 1 hình tam giác với 1 hình chữ nhật.
_ Gv	giúp hs so sánh như với hình vuông với hình tròn .
Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa:
_ Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về từng hình vẽ trong bài học và cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng: Ta nối 1 ... chỉ với 1...., nhám nào có đối tượng bị thừa thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
_Yêu cầu học sinh nhận xét từng bức tranh trong sách giáo khoa: Thỏ và cà rốt, vung và xoong , đồ điện và ổ cắmrồi so sánh
3.Củng cố, dặn dò	
_ Chơi trò chơi “Nhiều hơn ít hơn”
Gọi một nhóm 5 học sinh nam, 1 nhóm 4 học sinh nữ . Yêu cầu 1 học sinh nam đứng với 1 học sinh nữ. 
Sau đó học sinh tự nhận xét “ Số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ, số bạn nữ ít hơn số bạn nam”
_ Về nhà tập so sánh với các dố dùng, vật dụng khác.
Tiết 4: Thủ công
GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
(gv bộ môn thực hiện)
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Bài 1: E
Mục đích, yêu cầu:
_	Học sinh biết đọc, biết viêt chữ e.
_Nhận ra âm e trong các tiếng , gọi tên hình minh hoạ:bé , mẹ ve, xe.
_Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề:Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
1.Kiểm tra dụng cụ.
2. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài.
- Cho học sinh xem tranh. Giứo thiệu chữ cái đầu tiên là chữ e.
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm.
Phát âm mẫu : e
Hướng dẫn học sinh gắn :e ,đọc:e
Hoạt động 2: Giới thiệu chữ e viết : viết chữ e vào khung ô li phóng to, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu học sinh viết vào mặt bàn hoặc không trung, đọc lại bài.
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc: e
Hoạt động 2:luyện viết
Hướng dẫn học sinh viết chữ e vào vở.
Hoạt động 3:Luyện nghe, nói
Treo tranh . Tranh 1 vẽ gì? Tranh 2 vẽ gì? Tranh 3 vẽ gì?Tranh 4 vẽ gì? Tranh 5 vẽ gì?
Các bức tranh có gì giống nhau?
Các bức tranh này có gì khac nhau?
Trong tranh con vật nào giống bài hcọ cúng ta hôm nay?Yêu cầu tìm tiếng.
Vậy các em có thích đi học học chăm chỉ không?
Học sinh quan sát: bé , me ,ve ,xe.Cả lớp đọc : e.
3.Củng cố, dặn dò 
HS: đọc lại bài( 1 lượt).Giáo viên nhận xét giờ học và chuẩn bị bài mới b.
Tiết 3: Toán 
Hình vuông hình tròn
Mục đích, yêu cầu: 
 Học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tròn , hình vuông. 
 Bước đầu nhận ra hình vuông hình tròn từ các vật trong thực tế.
Học sinh biết được ứng dụng của hình cuông, hình tròn trong thực tế.
Các hoạt động dạy - học: 
1 Kiểm tra bài cũ: Lấy 3 hình tròn và 4 hình vuông.
So sánh số hình tròn và số hình vuông.
Bài mới.
Giới thiệu bài hình vuông hình tròn.
Hoạt động 1 giới thiệu hình vuông
Gắn 1 hình vuông lên bẳng và nói : Đây là hình vuông.
Yêu cầu học sinh lây hình vuông trong bộ đồ dùng.
Kể têm những vật có hình vuông: khăn mùi xoa, gạch nát nền, ô cửa sổ,...
Hoạt động 2:Giới thiệu hình tròn
Gắn 1 hình tròn lên bẳng và nói : Đây là hình tròn.
Yêu cầu học sinh lây hình tròn trong bộ đồ dùng.
Kể tên những vật có hình tròn: Đĩa, chén, mâm,....
Hoạt động 3:Luyện tập thực hành.
-Học sinh mở sách toán, hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Cho học sinh tô màu các hình vuông
Học sinh dùng bút chì tô màu những hình vuông.
Bài 2: Cho học sinh tô màu hình tròn
Học sinh dùng bút chì tô màu hình tròn.
Bài 3:Tô màu khác nhau các hình vuông hình tròn.
-Học sinh lấy màu khác nhau để tô hình khác nhau.
-Giáo viên quan sát theo dõi và hướng dẫn học sinh nhận xét của bài.
3. Củng cố, dặn dò	
- Gọi học sinh nhận xét 1 số hình vuông, hình tròn của mỗi vật
-Các em xem lại các bài tập đã làm.
_________________________________________________________________
Tiết 4 :Thực hành
Toán - Tiếng việt
Mục đích, yêu cầu:Giúp HS:
- Thực hành toán bài hình vuông, hình tròn.
- Thực hành tiếng việt bài e.
Các hoạt động dạy - học: 
1.Toán: Làm vở bài tập trang 5.
Bài 1:Tô màu
Giáo viên hướng dẫn học sinh tô màu vào hình tròn.
Bài 3:Tô màu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tô màu vào hình vuông khác màu với hình tròn.
Bài 4:Xếp thành các hình sau.
Học sinh dùng que tính xếp các hình như trong vở.
2.Tiếng việt: làm vở bài tập trang.
Nối:
GV: đọc hướng dẫn nối tre với e, xe với e, đe với e.
Tô e.
 Củng cố, dặn dò	
 Học sinh chữa bài, sữa bài(nếu có)
Giáo viên nhận xét đánh giá của học sinh.
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2009
Tiết 1,2:Tiêng việt
Bài 2: b
Giáo án chi tiết
______________________________________________________________
Tiết 3: Toán.
Hình Tam Giác
Mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nhận biết và nêu đúng tên hình tam giác.
- Bước đầu nhận biết hình tâm giác từ các vật thực.
- Giáo dục học sinh yêu thich học toán, ham học toán.
Các hoạt động dạy - học:	
Kiểm tra bài cũ	
- Giáo viên giơ hình vuông và hình tròn.
- Đây là hình gì?(hình vuông và hình tròn)
- Gọi học sinh tìm một số mẫu vật hình tròn, hình vuông?( khăn mùi xoa, miệng chén,...)
- Gọi học sinh lên bảng vẽ hình vuông hình tròn.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Hình tam giác.
Hoạt động 1:Nhận dạng hình tam giác.
- Hướng dẫn học sinh lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.
- Giáo viên xoay hình tam giác ở các vị trí khác nhau.
- Giáo viên giới thiệu hình tam giác là hình có 3 cạnh.
Hoạt động 2: Vẽ hình tam giác.
- Giáo viên vẽ hình tam giác và hướng dẫn cách vẽ.
Hoạt động 3:Luyện tập.
- Hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông xếp thành các hình như 1 số mẫu trong SGK toán
- Lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng để lên bàn. Nhận dạng các vị trí hình tam giác ở vị trí khác nhau.
- Học sinh nhắc lại hình tam giác là hình có 3 cạnh.
- Thực hành: Dùng hình tam giác và hình vuông để xếp cái nhà, thuyền, chong chóng, con cá, nhà có cây,...
Củng cố, dặn dò :
Chơi trò chơi: thi đua 3 nhóm.
- Giáo viên gắn lẫn lộn hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Mỗi nhóm lên chọn hình để gắn nhóm mình.
- Cả lớp tuyên dương nhóm gắn hình nhanh nhất và nhiều hình nhất.
- Dặn học sinh tìm đồ  ...  cường HĐ học tập.
Bước 1: GV HD học sinh quan sát và nói với các với bạn về: Các HĐ trong từng hình bài 16 SGK.
- HS thảo luận theo cặp làm việc theo HD của GV.
Bước 2: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 3: Cho HS thảo luận các câu hỏi:
? Trong các HĐ vừa nêu, HĐ nào được tổ chức ở trong lớp ? HĐ nào tổ chức ở ngoài sân trường.
? Trong từng HĐ trên, GV làm gì ? HS làm gì.
Kết luận: ở lớp học có nhiều HĐ học tập khác nhau.Trong đó có những HĐ được tổ chức trong lớp học và có những h/đ tổ chức ở ngoài sân trường.
* HĐ2: Thảo luận theo cặp.
Mục tiêu: Giới thiệu các HĐ học tập của mình.
Bước 1: HS nói với bạn về các HĐ ở lớp học của mình.
- Hoạt động mình thích nhất.
- Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp mình học tập thật tốt.
Bước 2: GV gọi một số HS K, G nói trước lớp, HS TB, Y nhắc lại.
- GV hướng dẫn HS K, G nêu kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các học tập ở lớp.
3. Cũng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 17.
- GV cho HS hát bài: Lớp chúng mình.
TIẾT 4 ; Vẽ
GV bộ môn thực hiện
_______________________________________________
BGH duyệt ngày ../ ../ 2009
Tuần 17 
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: 
Chào cờ đầu tuần.
________________________________________________
Tiết 2,3: Tiếng việt:
Bài 69: ăt - ât
I/ Mục đích,yêu cầu:
-HS đọc và viết được:ăt,ât,rửa mặt,đấu vật.
+Đọc được từ,câu ứng dụng	
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đè:Ngày chủ nhật.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- H/s đọc và viết các từ ứng dụng bài 68.
- Một học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng bài 68.
	+Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:	tiết 1.
a/ Giới thiệu bài.
*HĐ1: Dạy vần ăt.
? Phân tích vần ăt.
? Hãy so sánh vần ăt với at.(h/s K,G so sánh,h/s TB,Y lắng nghe).
? Hãy ghép vần ăt.-Tất cả h/s đều làm – g/v nhận xét.
?Ai đánh vần được vần ăt.
?Muốn có tiếng mặt ta phải thêm âm gì.
?Hãy phân tích tiếng mặt . (h/s TB,Y phân tích,h/s K,G nhận xét).
+H/s dùng bộ ghép chữ để ghép.Một h/s yếu lên bảng ghép trên đồ dùng của g/v.
G/v nhận xét.
?Ai đánh vần được tiếng mặt (h/sTB, yếu đánh vần ).
-G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: rửa mặt.
+H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
-G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s.	
* HĐ2 : Dạy vần ât (quy trình tương tự)
*HĐ 3:đọc từ ngữ ứng dụng.
+H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại.
?Hảy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.H/s TB lên bảng đọc.
-G/v có thể giải thích một số từ ngữ: đôi mắt,bắt tay,mật ong,thật thà.
-G/v đọc mẫu. H/s đọc nhóm,lớp,cá nhân.
*HĐ 4:hướng dẫn viết.
-G/v viết mẫu vần ăt, ât.(lưu ý nét nối giữa các con chữ).
tiết 2
*HĐ 1:luyện đọc.
+H/s luyện đọc lại các vần,từ khóa,từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
-Chủ yếu gọi h/s t/b, yếu luyện đọc,h/s khá giỏi theo dỏi nhận xét.
	Đọc câu ứng dụng.
+H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
+H/s khá giỏi đọc trước,h/s t/b,yếu đọc lại.Đọc theo nhóm ,cả lớp.
-G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s.
?Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.
-G/v đọc mẫu câu ứng dụng.2-3 h/s đọc lại.
*HĐ2:luyện víêt.
+H/s viết vào vở tập viết vần:ăt,ât,rửa mặt,đấu vật.
-G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu,nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3:Luyện nói.
+H/s đọc tên bài luyện nói:Ngày chủ nhật.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại.
-G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì.
? Em thường đi chơi với bố mẹ vào dịp nào.
? Ngày chủ nhật bố mẹ ch em đi chơi ở đâu.
? Nơi em đến có gì đẹp?En thấy những gì ở đó.
? Em thích đi chơi nơi nào chất trong ngày chủ nhật?vì sao.
? Em có thích ngày chủ nhật không vì sao.
- G/v gọi h/s luyện nói trước lớp.Nhận xét khen ngợi những h/s trả lời lưu loát.
* Trò chơi: Thi tìm từ nhanh.
	Tương tự các bài trước GV tổ chức cho h/s thi tiìm từ nhanh có vần ăt hoặc vần ât giữa các tổ với nhau.Tổ nào tìm được nhiều tiếng chứa vần vừa học thì tổ đó thắng cuộc.
+HS t/c chơi.GV nhận xét.
C. Củng cố,dặn dò:
-G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo.
?Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.
-Dặn h/s học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 70.
________________________________________________________________
Tiết 3 : Toán
Luyện tập chung
I/Mục tiêu:
+ Biết cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
+Viết các số trong phạm vi 10 theo thứ tự đã biết.
+ Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II/Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ:GV gọi h/s lên chữa BT 4 trong SGK (tiết 62).
-GV nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: *.Giới thiệu bài.
	 *HĐ1:HD h/s làm các BT.
Bài tập 1: số. ( cột 3,4 )
- GV treo bảng phụ.
+GV nêu câu hỏi gợi ý trước khi làm bài.
	Ví dụ:? 2 bằng 1 cộng mấy ?.
	? 4 bằng mấy cộng mấy.
- Hs làm bài.Gọi h/s chữa bài.Gọi lần lượt h/s đọc kết quả của bài.GV nhận xét ghi k/q đúng lên bảng.
?Bài tập 1 giúp ta củng cố cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10.
Bài 2:GV gọi h/s đọc y/c đề bài,h/s nêu cáh làm.
+Hs làm bài vào vở.GV q/s giúp đỡ h/s yếu.
-Gọi 2 h/s K,TB lên bảng chữa bài.HS và gV nhận xét.
Bài 3: viết phép tính thích hợp.
- GV y/c: các em q/s xem bên phải có mấy bạn đi xe đạp,bên trái có mấy bạn đi xe đạp?Dựa vào toán tắt hình vẻ,nêu tóm tắt bài toán bằng lời văn.
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.GV đọc bài toán,GV nêu câu hỏi gợi ý.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì.
+HS làm bài vào vở đồng thời gọi 1 h/s K lên bảng làm.
-Cả lớp và Gv nhận xét bài trên bảng.
-Bài toán củng cố về cách nêu bài toán và biết giải phép tính bài toán.
Bài 4: giảm tải
3.Củng cố,dặn dò. 
?Qua tiết luyện tập hôm nay đã giúp cho các em những kiến thức gì.
-Dặn h/s về làm BT 1 vào vở BT và xem trước bài: Luyên tập chung”.
__________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
 Tiết 2,3: Tiếng việt 
Bài 70: ôt- ơt
I/ Mục đích,yêu cầu:
-HS đọc và viết được:ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
+Đọc được từ, câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đè:Những người bạn tốt.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- h/s đọc và viết các từ ứng dụng bài 69
- Một học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng bài 69.
	+Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới:	tiết 1.
a/ Giới thiệu bài.
*HĐ1: Dạy vần ôt.
? Phân tích vần ôt.
? Hãy so sánh vần ôt với ôi.(h/s K,G so sánh,h/s TB,Y lắng nghe).
? Hãy ghép vần ôt.-Tất cả h/s đều làm – g/v nhận xét.
? Ai đánh vần được vần ôt.
? Muốn có tiếng cột ta phải thêm âm và dấu gì.
? Hãy phân tích tiếng cột . (h/s TB,Y phân tích,h/s K,G nhận xét).
+ H/s dùng bộ ghép chữ để ghép.Một h/s yếu lên bảng ghép trên đồ dùng .G/v nhận xét.
?Ai đánh vần được tiếng mặt (h/sTB, yếu đánh vần ).
-G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: cột cờ.
+H/s ghép từ cột cờ, g/v nhận xét.
+H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
-G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s.	
* HĐ 2 : Dạy vần ơt (quy trình tương tự)
*HĐ 3:đọc từ ngữ ứng dụng.
+H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại.
?Hảy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.H/s TB lên bảng đọc.
-G/v có thể giải thích một số từ ngữ:cơn sốt,say bột,quả ớt,ngớt mưa.
-G/v đọc mẫu.
+H/s đọc nhóm,lớp,cá nhân. 
*HĐ 4:hướng dẫn viết
-G/v viết mẫu vần ôt, ơt.(lưu ý nét nối giữa các con chữ).
tiết 2
*HĐ 1:luyện đọc.
+H/s luyện đọc lại các vần,từ khóa,từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
-Chủ yếu gọi h/s t/b, yếu luyện đọc,h/s khá giỏi theo dỏi nhận xét.
	Đọc câu ứng dụng.
+H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
+H/s khá giỏi đọc trước,h/s t/b,yếu đọc lại.Đọc theo nhóm ,cả lớp.
-G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s.
?Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.
-G/v dộc mẫu câu ứng dụng.2-3 h/s đọc lại.
*HĐ2:luyện víêt.
+H/s viết vào vở tập viết vần:ôt,ớt,cột cờ,cái vợt.
-G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu,nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3:Luyện nói.
+H/s đọc tên bài luyện nói:Người bạn tốt.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại.
- G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì.
? Các bạn trong tranh đang làm gì.
? Em nghỉ họ có phải là người bạn tốt không.
? Em có nhiều bạn tốt không.
? Hảy giới thiệu tên người bạn em thích nhất.
? Vì sao em thích bạn đó nhất.
? Người bạn tốt phải như thế nào.
? Em có muốn trở thành người bạn tốt của mọi người không.
? Em có thích có nhiều người bạn tốt không.
- G/v gọi h/s luyện nói trước lớp.Nhận xét khen ngợi những h/s trả lời lưu loát.
3. Củng cố,dặn dò:
-G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo.
?Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.
-Dặn h/s học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 71.
__________________________________________________________
Tiết4 :toán
Luyện tập chung
I/Mục tiêu:
- Thực hiện được so sánh các số, biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10 .
- Kỹ năng thực hiện phép tính cộng trừ các số trong phạm vi 10.
II/Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ:GV gọi h/s lên chữa BT 1,2 trong SGK (tiết 63).
-GV nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: 
*.Giới thiệu bài.
*HĐ1:HD h/s làm các BT 
Bài tập 1: nối các chấm theo thứ tự 
- GV treo 2tờ bìa đã chuẩn bị lên bảng.HD h/scách nối
- Gọi hai h/s K ,Glên bảng làm , ở dưới lớp làm vào vở 
+GV hỏi:’sau khi ta nối các chấm theo thứ tự ta được 2 hình gì?’’.
	+GVnhận xét ,và cho điểm.
Bài 2: ( a, b, cột 1 )
- GV gọi h/s đọc y/c đề bài,h/s nêu cách làm.
+ Hs làm bài.GV q/s giúp đỡ h/s yếu, và chốt kết quả đúng lên bảng.
Bài 3: >,<,= ( cột 1,2 )
+H/S từ làm bài.(h/s yếu ,tb làm 2cồt ,h/s K,Glàm 3cột)
+ Gọi 3 h/s K,TB ,y lên bảng làm.
-Cả lớp và Gv nhận xét bài trên bảng.
-Bài toán củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 . .
Bài 4: viết phép tính thích hợp 
- GV h/d HS cách làm.HS làm bài vào vở,GV giúp đỡ h/s TB, Y
- Gọi 1 h/s K lên bảng làm bài.ở dưới làm bài vào vở 
- Bài toán củng cố về nêu đề toán và phép tính để giải.
- HS và GV nhận xét cho điểm.
3.Củng cố,dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập hôm nay đã giúp cho các em củng cố về những kiến thức gì.
- Dặn h/s về làm BT 5 ,2b vào vở BT và xem trước bài: Luyên tập chung”.
__________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai Cuong Tuan 1 17.doc