Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tiết 1, Bài 1A: Lời khuyên của Bác

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tiết 1, Bài 1A: Lời khuyên của Bác

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. NL đặc thù:

- NL ngôn ngữ: Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm; hiểu được nội dung chính của của bài “Thư gửi các học sinh”.

- Năng lực văn học: - Hiểu được ý nghĩa bài: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Cảm nhận được tình yêu thương,sự quan tâm của Bác Hồ đối với học sinh.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự học:HS tự đọc trôi chảy bài, trả lời được câu hỏi theo nội dung bài.

- NL giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp và hợp tác với bạn trong việc đọc bài theo nhóm, thảo luận và tìm ý trả lời cho các câu hỏi trong bài.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: có câu trả lời theo ý hiểu của mình trong việc tìm hiểu nội dung bài và rút ra nội dung, ý nghĩa của bài văn.

3. Phẩm chất:

- Chăm học: Tự đọc bài, tìm ý trả lời câu hỏi.

 - Trách nhiệm: Trong hoạt động nhóm thảo luận.

- HS biết yêu quý , thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - GV: + Tranh minh hoạ (SGK)

 + Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc

 + Video ngày giành lại độc lập để giới thiệu cho HS

- HS: SGK, vở viết;màu vẽ;bút chì.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

docx 5 trang Người đăng Khải Nguyễn Ngày đăng 25/07/2023 Lượt xem 3Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tiết 1, Bài 1A: Lời khuyên của Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
--- Tiếng Việt---
 Bài 1A: Lời khuyên của Bác. (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. NL đặc thù:
- NL ngôn ngữ: Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm; hiểu được nội dung chính của của bài “Thư gửi các học sinh”. 
- Năng lực văn học: - Hiểu được ý nghĩa bài: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Cảm nhận được tình yêu thương,sự quan tâm của Bác Hồ đối với học sinh.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học:HS tự đọc trôi chảy bài, trả lời được câu hỏi theo nội dung bài.
- NL giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp và hợp tác với bạn trong việc đọc bài theo nhóm, thảo luận và tìm ý trả lời cho các câu hỏi trong bài.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: có câu trả lời theo ý hiểu của mình trong việc tìm hiểu nội dung bài và rút ra nội dung, ý nghĩa của bài văn. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm học: Tự đọc bài, tìm ý trả lời câu hỏi.
 - Trách nhiệm: Trong hoạt động nhóm thảo luận.
- HS biết yêu quý , thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
 - GV: + Tranh minh hoạ (SGK) 
 + Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
 + Video ngày giành lại độc lập để giới thiệu cho HS
- HS: SGK, vở viết;màu vẽ;bút chì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3-5p)
* Mục tiêu: 
- Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú
- Tạo tình huống dẫn nhập vào bài mới
* Phương pháp : hỏi-đáp 
 * Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi.
* Tổ chức hoạt động: 
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài : “Nhớ ơn Bác ”
- Lời bài hát nói đến điều gì? 
- GV cho hs xem video
- GV nhận xét và giới thiệu vào bài.
- HS hát và vận động theo yêu cầu.
- Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
- HS quan sát
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ (Thời gian: 18 - 23 phút)
* Mục tiêu: Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm; hiểu được nội dung chính của bài “Thư gửi các học sinh”. 
- Nhận biết được nội dung văn bản, hiểu được ý nghĩa bài. 
- Hiểu ND: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.(trả lời được các câu hỏi trong bài).
- PTNL: Ngôn ngữ, văn học; giao tiếp; Năng lực tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* PPDH: Thuyết trình, hỏi – đáp, trực quan
* KTDH: đặt câu hỏi. động não
* Tổ chức hoạt động:
2.1 Đọc mẫu bài.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm, vừa thể hiện được tình cảm thương yêu, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi.
2.2 Hướng dẫn giải nghĩa từ và luyện đọc : 
a. Nêu yêu cầu “Đọc bài cặp đôi kết hợp sửa lỗi phát âm và tìm những từ còn băn khoăn khó hiểu”
- Chia nhóm cho cho HS đọc nối tiếp bài theo từng đoạn.
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc toàn bài
à Hỗ trợ, HDHS làm rõ nghĩa của từ.
- GV yêu cầu HS nêu nghĩa từ.
b. HDHS đọc từ khó đọc trong bài
- Yêu cầu HS nêu từ bạn đọc chưa đúng khi luyện đọc cặp đôi
- Hướng dẫn HS đọc từ khó
- Hướng dẫn, đọc mẫu câu:
“Vậy các em nghĩ sao?”
2.3 Tìm hiểu nội dung bài.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? 
+ Nêu nội dung đoạn 1 ?
+ Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 + Theo Bác Hồ, vì sao học sinh phải siêng năng học tập và rèn luyện?
 +Nêu nội dung đoạn 2 ?
 + Nêu ý chính của bài ?
- Gv rút ra nội dung bài: 
-Lắng nghe, đọc thầm, nhận biết cách đọc bài, chia đoạn
- Đọc bài theo cặp kết hợp sửa sai tìm, nêu từ cần giải nghĩa.
- HS đọc cá nhân.
Cả lớp cùng tham gia giải nghĩa từ vừa nêu.
HS đọc thảo luận – trả lời câu hỏi theo nhóm 4.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- Sự khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
-Xây dựng lại cơ đồ mà Tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu
-Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước.
- Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS nêu
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH:
* Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài: “Sau 80 năm giời...rất nhiều”
* Phương pháp: làm việc nhóm, thi đua – khen thưởng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp:(8 – 10 phút)
 - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét. 
- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn “Sau 80 năm giời...rất nhiều”.
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- HS thi đọc diễn cảm.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM (5-7p)
*Mục tiêu: - HS tạo ra sản phẩm, vẽ, viết sáng tạo thể hiện tình cảm sau khi học bài văn
 - Tạo hứng thú cho HS; góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy sở trường cá nhân. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
PPDH: Thảo luận nhóm, vấn đáp, quan sát, hợp tác.
KTDH: động não, đặt câu hỏi, nghe- nói tích cực.
* Tổ chức hoạt động:
Nêu yêu cầu: 
- Vẽ, đọc thơ, viết cảm nhận về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ. .
-Theo dõi, ghi nhận, khích lệ sự sáng tạo của HS. 
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm trước lớp.
- Liên hệ, giáo dục HS biết yêu quý và trân trọng tình cảm của Bác Hồ. 
- Nghe hướng dẫn 
- Thực hiện theo nhóm 4 
- Đại diện nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp 
Tổng kết giờ học
- Nêu cảm nghĩ của em sau bài học?
- Nhận xét, khen ngợi học sinh về tinh thần học tập.
- Khích lệ học sinh tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, sáng tác của mình và chia sẻ với người thân.
- Về nhà học thuộc câu “ Non sông Việt Nam học tập của các em”
 ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có )
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_5_tiet_1_bai_1a_loi_khuy.docx