Kế hoạch bài học khối 1 buổi 1 tuần 3

Kế hoạch bài học khối 1 buổi 1 tuần 3

Toán

LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU:

- Nhận biết các số trong phạm vi 5; Biết đọc,viết, đếm các số trong phạm vi 5.

* Ghi chú: Bài tập cần làm; Bài 1; bài 2; bài 3( bài 4 dành cho HS khá, giỏi)

II/CHUẨN BỊ:

- GV: bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3 trong VBT

- HS :bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/.Bài cũ:

- Gọi 2 HS K,TB lên bảng làm bài tập 4 tiết 8 trong SGK.

- GV nhận xét cho điểm.

2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (giới thiệu trực tiếp)

2.1.HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.

Bài 1:

- GV nêu y/c bài tập và h/d HS quan sát và đếm số lượng trong từng bức tranh rồi điền số vào ô vuông các bức tranh tương ứng.

- HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.

- GV nhận xét bài.

 

doc 20 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học khối 1 buổi 1 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI 1 BUỔI 1
TUẦN 3
( Từ ngày 9/ 09 đến ngày 13/ 09/2013 )
Thứ
Môn học
PPCT 
Tên bài dạy
Hai
09 / 09/2013
Chào cờ
Toán
Học vần
Học vần
3
9
21
22
Chào cờ đầu tuần
Luyện tập
Bài 8: l - h
l - h
Ba
10/ 09/2013
Học vần
Học vần
Toán
TNXH
23
24
3
3
Bài 9: o - c
 o - c
Bé hơn . Dấu <
Nhận biết các vật xung quanh
Tư
11/ 09/2013
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
10
3
25
26
Bài 10: ô - ơ
 ô - ơ
Lớn hơn . Dấu >
Gọn gàng sạch sẽ (Tiết 1)
Năm
12/ 09/2013
Học vần
Học vần
Toán
Thủ công
27
28
11
3
Bài 11: Ôn tập
Ôn tập 
Luyện tập
Xé dán hình tam giác
Sáu
13/ 09/2013
Học vần
Học vần
HĐNG
SHTT
29
30
12
3
Bài 12: i - a
i - a
Sinh hoạt lớp
 Thứ hai ngày 09 tháng 09 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết các số trong phạm vi 5; Biết đọc,viết, đếm các số trong phạm vi 5.
* Ghi chú: Bài tập cần làm; Bài 1; bài 2; bài 3( bài 4 dành cho HS khá, giỏi)
II/CHUẨN BỊ:
- GV: bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3 trong VBT
- HS :bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con...
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/.Bài cũ: 
- Gọi 2 HS K,TB lên bảng làm bài tập 4 tiết 8 trong SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (giới thiệu trực tiếp)	 
2.1.HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
Bài 1:
- GV nêu y/c bài tập và h/d HS quan sát và đếm số lượng trong từng bức tranh rồi điền số vào ô vuông các bức tranh tương ứng.
- HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV nhận xét bài.
 Bài 2:
- GV nêu y/c bài tập ( viết số ). GV h/d HS theo mẫu như VBT
- GV treo bảng phụ lên bảngvà gọi 4 HS K, G, 2 TB lên làm. ở dưới làm vào VTB.
- GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. HS và GV nhận xét bài trên bảng.
	? Bài tập 1, 2 giúp ta cũng cố về kiến thức gì. (HS: cũng cố về: Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5.)
Bài 3:
- GV hướng dẫn cách làm tương tự bài tập 2.
- GV cho HS đọc xuôi, ngược các dãy số đã làm hoàn thành.
Bài 4:
 HS khá giỏi làm xen kẽ trong khi làm các bài tập 1, 2, 3
3/Củng cố,dặn dò. 
? Gọi một số HS lên bảng đọc và viết các số theo thứ tự từ 1 đến 5 và ngược lại.
Dặn h/s về xem lại bài và xem trước tiết 10.
Học vần
BÀI 8 : l - h 
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
- Đọc được : l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: l, h, lê, hè (viết 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một).
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.
*Ghi chú:HS khá giỏi :
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK.
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng bê, ve, bé vè bê.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
2.1. HĐ1: Nhận diện chữ .
- GV viết lại chữ l và nói: Chữ l gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc ngược. (HS 
quan sát, 1 HS: G nhắc lại).
	? CHữ l giống chữ nào nhất.( HS: K, G trả lời)
? So sánh l và b. ( HS: K,G trả lời)
? Tìm chữ l trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét.
2.2. HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng.
Phát âm:
- GV phát âm mẫu l: ( lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phái hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ).(HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm đồng loạt, cá nhân). GV chỉnh sửa thát âm cho HS.
	Đánh vần:
? Muốn có tiếng lê ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB trả lời).
? Phân tích tiếng lê. ( HS: K,G phân tích, TB, Y nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng lê. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) 
- HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS.
2.3. HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ trên.
	Hướng dẫn viết chữ l.
- GV viết mẫu chữ l vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ l.
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Hướng dẫn viết tiếng lê.
- GV viết mẫu tiếng lê trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: lê. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét.
- Hướng dẫn viết chữ h, tiếng lê ( quy trình tương tự).
HS khá giỏi :
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
2.4.HĐ 4: Đọc tiếng ứng dụng.
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (Hai HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại).
- Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng: lề, lễ, he, hẹ...
* HS khá giỏi :
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK.
TIẾT 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- Luyện đọc lại các âm, từ và tiếng ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dỏi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS. 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại).
*HĐ2: Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết l, h, lê, hè vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ l và chữ ê...Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS G đọc tên bài luyện nói: le le. (HS: K, TB, Y đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
?Trong tranh em thấy gì. (HS: TB trả lời).
? Hai con vật đang bơi trông giống con gì. (HS: Con vịt, con ngan...).
? Vịt ngan được con người nuôi ở đâu. 
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
- GV Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng con vịt trời nhưng nhỏ chỉ có ở một vài nơi ở nước ta.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự. 
? Thi tìm những tiếng chứa âm l, h vừa học có trong SGK hoặc báo. (Tất cả HS đều phải tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 9.
Thứ ba ngày 10 tháng 09 năm 2013
Học vần
BÀI 9 : O - C
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
-Đọc được : o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: o, c, bò, cỏ.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
*Ghi chú: HS khá giỏi :
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK.
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng l, h, lê, hè.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	TIẾT 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
1.2.HĐ1: Nhận diện chữ o.
- GV viết lại chữ ovà nói: Chữ o gồm 1 nét cong kín. (HS :quan sát, 1 HS: G nhắc lại).
	? Chữ o giống vật gì.( HS: K, TB trả lời)
? Tìm chữ o trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét.
2.2.HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng. 
Phát âm:
- GV phát âm mẫuo: ( miệng mở rộng, môi tròn).(HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm đồng loạt, cá nhân). GV chỉnh sửa thát âm cho HS.
	Đánh vần:
? Muốn có tiếng bò ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB trả lời).
? Phân tích tiếng bò. ( HS: K,G phân tích, TB, Y nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng bò. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) 
- HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS.
2.3.HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ.
	Hướng dẫn viết chữ o.
- GV viết mẫu chữ o lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ o.
- HS viết bảng con. G/v nhận xét và sửa lỗi cho HS.
	* Hướng dẫn viết tiếng bò.
- GV viết mẫu tiếng bò trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: bò. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét.
	* c ( quy trình tương tự).
2.4. HĐ 4: Đọc tiếng ứng dụng.
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (Hai HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB ,Y đánh vần và đọc lại).
- Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ ứng dụng: bo, bó, co...
* HS khá giỏi :
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK.
TIẾT 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện phát âm, từ toàn bộ bài đã học ở tiết học ở tiết 1. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dõi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS. 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại).
 HĐ2: Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết o, c, bò, cỏ vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ b và chữ o...Nhận xét và chấm một số bài.
* HS khá giỏi :
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
*HĐ3: Luyện nói.
- HS G đọc tên bài luyện nói: vó bè. (HS: K, TB, Y đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+Trong tranh em thấy những gì? (HS: TB trả lời).
+ Vó bè dùng làm gì?
+ Quê em có vó bè không?
+ Ngoài dùng vó, người ta còn dùng cách nào để đánh bắt cá?
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự. 
? Thi tìm những tiếng chứa âm o, c vừa học có trong SGK hoặc báo. (Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 10.
Toán 
BÉ HƠN, DẤU < 
I/ MỤC TIÊU:
 ... uan sát và nhận xét.
- GV lưu ý các nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh.
- HS tập viết lò cò trong vở tập viết.
TIẾT 2
2.5.HĐ1: Luyện đọc.
- GV cho HS đọc lại bài ôn ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dỏi nhận xét.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Đọc câu ứng dụng. 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các em thấy gì ở trong tranh? (HS: Em bé đang giơ hình vẽ...)
- GV giới thiệu câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ.
- HS đọc đọc câu ứng dụng ( cá nhân, nhóm, lớp)
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS. 
2.6.HĐ2: Luyện viết.
- HD HS tập viết các từ ngữ còn lại trong vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
2.7. HĐ3: Kể chuyện: hổ
- GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo các tranh minh họa trong SGK -HS lắng nghe và quan sát tranh. 
- HS thảo luận theo nhóm 4 em.
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm kể lại nộ dung truyện theo từng tranh
- GV gọi đại diện các nhóm thi kể theo tranh, nhóm nào kể tốt nhất nhóm đó thắng cuộc.
? Hổ là con vật như thế nào?( HS: là con vật vô ơn đáng khinh bỉ), GV đó chính là ý nghĩa câu chuyện. Gọi vài HS nhắc lại.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại 2 bảng ôn.
? Hãy tìm các tiếng vừa học trong báo, trong sách.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS về học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 12.
Toán 
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết sử dụng các dấu và các từ “bé hơn”, “lớn hơn” khi so sánh hai số.
- Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn ( có 2 2).
* Ghi chú: Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 ( Bài 3 chỉ cần nối với một số). 
II/CHUẨN BỊ:
- GV: bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 trong VBT
- HS :bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con...
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/.Bài cũ: 
- Gọi 2 HS K,TB lên bảng làm bài tập 4 tiết 11 trong SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (giới thiệu trực tiếp)	 
2.1.HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
Bài 1:
- GV nêu y/c bài tập và h/d HS cách làm .
- GV gọi 4 HS 2TB, 2Y lên bảng làm, ở dưới làm bài vào VBT.GV giúp đỡ HS TB, Y.
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
? Em có nhận xét gì về kết quả so sánh ở cột thứ nhất 3 3.( HS K, G trả lời)
 -GV : Như vậy vớo hai số bất hỳ khác nhau thì luôn tìm được một số nhỏ hơn và một số lớn hơn.
- Gọi HS K đọc kết quả theo từng cột. 
 Bài 2:
- GV nêu y/c bài tập. Và yêu cầu HS xem mẫu và nêu cách làm của bài thứ 2
- HS G nêu ta so sánh số lượng ở hàng trên và ố lượng ở hàng dưới rồi viết kết quả vào ô trống ở dưới. Chẳng hạn:hình hai có 5 chấm tròn và 3 tam giác ta viết 5 > 3 và 3 < 5..
- HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. 
- Gọi hS chữa miệng. HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau.
? Bài tập này giúp ta cũng cố về kiến thức gì? ( HS: cách sử dụng dấu khi so sánh hai số).
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm rồi làm bài.
- GV cho HS chơi trò chơi” Thi đua nối với các số thích hợp”. Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số .
 - Gọi 3 em lên bảng thi nối , em nào nối nhanh và đúng thì em đó thắng cuộc.
- Khi HS thi nối xong rồi GV nên đọc cho HS viết kết quả nối , chẳng hạn 1 < 2, 1 < 3, 1 < 4, 1 < 5, rồi đọc kết quả.
	? Bài tập 3 giúp ta hiểu điều gì? (HS:Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh hai số.)
3/Củng cố,dặn dò. 
 	? Tiết học hôm nay giúp ta cũng cố về những kiến thức gì?
- Dặn h/s về xem lại bài và xem trước tiết 13.
Thủ công
 BÀI 2: XÉ, DÁN HÌNH TAM GIÁC 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách xé, dán hình tam giác.
 - Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
* Ghi chú: Với học sinh khéo tay:
- Xé, dán được hình tam giác. Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
- Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác.
*HS biết tiết kiệm giấy thủ công, có thể dùng các loại giấy báo, lịch cũ
II/ CHUẨN BỊ:	
- GV: Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác. Giấy, bìa, kéo, keo...
HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, bút chì, keo, khăn lau tay.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS.	
2/ Bài mới:	
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
2.1.HĐ1: Vẽ và xé hình tam giác.
- GV HD HS vẽ hình tam giác vào giấy thủ công cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô ( H4) (HS: Quan sát).
- GV làm thao tác xé từng cạnh hình tam giác : tay trái dữ chặt tờ giấy ( sát cạnh tam giác), tay phải dùg ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình lần lượt thao tác như vậy để xé các cạnh.( H5).
- Sau đó xé xong lật mặt có màu để HS quan sát tam giác.(H6)
	Chú ý : GV có thể làm 1-2 lần cho đối tượng HS TB, Y nắm vững thao tác.
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và tập xé hình tam giác. GV quan sát giúp đỡ HS TB,Y.
2.2.HĐ2: Dán hình.
- GV HD HS xé HCN và hình tam giác . GV HD thao tác gián hình.
- GV làm thao tác mẫu lấy một ít hồ dán dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
	Chú ý : GV có thể làm 1-2 lần cho đối tượng HS TB, Y nắm vững thao tác.
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và tập xé HCN GV quan sát giúp đờ HS TB,Y.
2.3.HĐ3: HS thực hành.
*GDHS biết tiết kiệm giấy thủ công, có thể dùng các loại giấy báo, lịch cũ
- GV yêu cầu HS lấy giấy thủ công ra thực hành.
-GV làm lại thao tác xé HCN, HTG để HS xé theo vì đây là thao tác khó.( GV chú ý tới HS TB, Y). 
- HS tự làm. GV nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.
- GV nhắc HS dán 2 sản phẩm vào vở thực hành thủ công.
	GV đánh giá sản phẩm:
- GV thu bài và đánh giá: Các đường nét xé tương đối đều, ít răng cưa.
+ Hình xé cân đối, gần giống mẫu.
+ Dán đều không nhăn.( đánh giá theo 3 mức độ : Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành)
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ và xé hình tam giác.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán... để tiết sau học bài “Xé dán hình vuông, hình tròn”( tiết 1).
 Thứ sáu ngày 13 tháng 09 năm 2013
Học vần
BÀI 12 : I - A
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: 
-Đọc được : i-a, bi, cá; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: i-a, bi, cá.
-Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Lá cờ.
* Ghi chú: HS khá giỏi :
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK.
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	
TIẾT 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
2.1.HĐ1: Nhận diện chữ .
- GV viết lại chữ i và nói: Chữ i viết thường gồm nét xiên phải và nét móc ngược, phía trên có dấu chấm. (HS quan sát, 1 HS: G nhắc lại).
? Tìm chữ i trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét.
2.2.HĐ 2: Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng.
Phát âm:
- GV phát âm mẫu i: ( miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê).HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm đồng loạt. GV chỉnh sửa thát âm cho HS.
	Ghép tiếng và đánh vần:
? Muốn có tiếng bi ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB trả lời: thêm âm b).
? Phân tích tiếng bi. ( HS: K,G phân tích, TB, Y nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng bi. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) 
- HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS.
2.3.HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ.
	Hướng dẫn viết chữ i.
- GV viết mẫu chữ i vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ i.
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
	* Hướng dẫn viết tiếng bi.
- GV viết mẫu tiếng bi trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: bi. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét.
	* a ( quy trình tương tự).
2.4.HĐ 4: Đọc tiếng, từ ứng dụng.
- GV viết các tiếng, từ ứng dụng lên bảng. (2 HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại).
- Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ một số tiếng: vi, li, va...
TIẾT 2
2.5.HĐ1: Luyện đọc.
- Luyện đọc lại toàn bộ bài trên bảng. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dõi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
	? Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? ( HS: ...xem vở ô li)
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS. 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại).
2.6.HĐ2: Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết i, a, bi, va vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
2.7.HĐ3: Luyện nói.
 ? Chủ đề luyện nói hôm nay là gì: lá cờ. (HS: K, G trả lời . TB, Y nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Trong tranh vẽ gì? (HS: 3 lá cờ).
+ Đó là những cờ gì? (HS: cờ tổ quốc, cờ đội...).
+ Cờ Tổ quốc màu gì? ở giữa có hình gì? (HS: ...màu đỏ, có hình ông sao).
+ Cờ Tổ quốc thường treo ở đâu?
+ Ngoài cờ Tổ quốc em còn biết loại cờ nào nữa?
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự. 
? Thi tìm những tiếng vừa học có trong SGK hoặc báo. (Tất cả HS đều phải tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 13.
SINH HOẠT TẬP THỂ:
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh.
- Phổ biến nội dung tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3LOP1.doc