I. MỤC TIÊU:
- HS biết được ưu- khuyết điểm của bản thân trong tuần để phát huy và sửa chữa.
- GV cùng HS bình bầu những bạn học tốt trong tuần cần học tập và những bạn thực hiện chưa tốt nhiệm vụ của người HS.
- Phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới.
- GD ý thức phê và tự phê cho HS
II. NỘI DUNG:
1. Đánh giá các hoạt động của tuần qua.
* Chuyên cần: Trong tuần vẫn còn hiện tượng HS nghỉ học: Giang.
* Học tập:
- Các em đã học bài và làm bài đầy đủ.
- Một số em có nhiều tiến bộ:Thế Anh, Hải.
- Các em chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đa số các em đã biết giữ gìn sách vở như: Trang Nhung, Phạm Hương,.
Tồn tại: - Một số em chưa chú ý trong giờ học: Thái, Nguyên
- Một số em còn thiếu thước kẻ: Chi, Thương.
- Chữ viết của các em còn xấu: Hương, Thái.
Hoạt động tập thể (Tiết số 9) tổng kết tháng I. Mục tiêu: - HS biết được ưu- khuyết điểm của bản thân trong tuần để phát huy và sửa chữa. - GV cùng HS bình bầu những bạn học tốt trong tuần cần học tập và những bạn thực hiện chưa tốt nhiệm vụ của người HS. - Phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới. - GD ý thức phê và tự phê cho HS II. Nội dung: 1. Đánh giá các hoạt động của tuần qua. * Chuyên cần: Trong tuần vẫn còn hiện tượng HS nghỉ học: Giang. * Học tập: - Các em đã học bài và làm bài đầy đủ. - Một số em có nhiều tiến bộ:Thế Anh, Hải... - Các em chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Đa số các em đã biết giữ gìn sách vở như: Trang Nhung, Phạm Hương,... Tồn tại: - Một số em chưa chú ý trong giờ học: Thái, Nguyên - Một số em còn thiếu thước kẻ: Chi, Thương. - Chữ viết của các em còn xấu: Hương, Thái... *Văn thể vệ: - Đa số các em ăn mặc đúng quy định của trường, tuy còn 1 số em mặc chưa gọn gàng: Mai, Thái. - Hát đầu giờ chưa đều. - Các em đã biết xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nhanh nhẹn đúng tác phong. - Vệ sinh cá nhân của các em tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn 1 số em có móng tay dài:Thương, Trung... - Xếp hàng tập thể dục 1 số em còn chậm :trường, thanh. - Đa số các em tập chưa đẹp. *HS bổ sung ý kiến. *Bầu bạn xuất sắc nhất trong tuần. 2. Nhiệm vụ tuần tới: - Đảm bảo duy trì sĩ số. - Tích cực tham gia phòng chống bệnh cúm H1N1. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. - Tiếp tục giải toán trên mạng. - Chuẩn bị tốt cho thi GKI - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ . - Nhắc nhở HS giữ gìn sách vở. Tuần 10 Ngày soạn: 27/ 10/ 2010 Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng11 năm 2010 Đạo đức( Tiết số10) Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 2) ( Đã soạn thứ hai tuần 9) Âm nhạc( Tiết số: 10) Ôn hai bài hát: Tìm bạn thân, Lý cây xanh ( GV chuyên nhạc soạn, dạy) I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Giáo dục HS yêu thích môn học. *Với HS khá, giỏi: - Thuộc lời ca của hai bài hát. - Biết gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca. - Biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài “Lý cây xanh” II. Đồ dùng dạy - học: - Nhạc cụ gõ. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: 3- 4’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? - 1, 2 HS xung phong hát bài “Lý cây xanh”. - GVđánh giá, nhận xét. 3.Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Hoạt động 1(10 -12’): Ôn 2 bài hát. - GV cho HS hát bài “Tìm bạn thân” - GV lắng nghe và sửa lỗi phát âm cho HS. - - GV hát mẫu lần 1 H: Giai điệu và lời bài hát như thế nào? H: Em có biết đây là bài hát dân ca của vùng miền nào không? - Đọc lời ca: GV đọc mẫu- HS đọc theo. - GV hướng dẫn HS luyện thanh với âm a. - GV cho HS luyện theo cá nhân- tập thể * Dạy hát: Dạy hát từng câu( theo lối móc xích). - GV hát mẫu câu 1: Cái cây xanh xanh - GV bắt nhịp để HS hát theo. - GV hát câu 2: Thì lá cũng xanh - GV bắt nhịp tương tự như câu 1. Trong câu 2 GV cần lưu ý tiếng lá lên cao hơn một chút và chú ý chỗ lấy hơi đầu câu. - Sau khi HS hát 2 câu GV cho các em hát liên kết cả 2 câu. - Tiếp tục dạy câu 3, 4 rồi lại liên kết câu 3, 4. Cứ như vậy dạy hết bài. - HS luyện hát cả bài( CN - nhóm - cả lớp) c. Hoạt động 2: Hát kết hợp với nhạc cụ + Hát và vỗ tay theo phách - GV làm mẫu – HS quan sát - GV làm chậm để HS làm cùng. cái cây xanh xanh x x x thì lá cũng xanh x x x + Vừa hát vừa vỗ tay(thanh phách) theo tiết tấu lời ca(dành cho HS khá, giỏi) cái cây xanh xanh x x x x - GV cho HS thực hiện theo cá nhân – tập thể. - HS hát ôn theo CN- nhóm - lớp. - HS, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Cả lớp hát lại bài hát vừa gõ đệm theo bài hát. - GV cùng HS nhận xét, khen. 4. Củng cố, dặn dò: 4-5’ - GV tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dân về nhà: 1’ - Dặn HS ôn lại bài hát. Chuẩn bị bài sau: Lí cây xanh (tiết 2) Học vần (Tiết số 83, 84) Bài 39 : au, âu I. Mục tiêu: - HS đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu; từ và câu ứng dụng. - HS viết được: au, âu, cây cau, cái cầu. - Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : Bà cháu. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ... - HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: 5’ - HS đọc bài 38 trong SGK - HS viết bảng tay, bảng lớp: eo, ao, chào mào, chú mèo. - GV yêu cầu HS tìm và nói tiếng, từ có vần eo, ao. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: tiết 1 (35’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài - 1HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi vần: * Vần và chữ ghi vần au(7’) + Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng: au in thường au viết thường H: Vần au đượctạo nên từ những âm nào? (Vần au được tạo nên từ a và u) H: Vần au và ai giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? - HS so sánh (giống nhau: đều bắt đầu bầng a. Khác nhau: vần au kết thúc bằng u, vần au kết thúc bằng u)) + Phát âm và đánh vần tiếng - GV phát âm: au - HS phát âm( cá nhân, cả lớp) - HS phân tích vần au(CN – TT) - HS đánh vần: a- u- au. HS đọc trơn: au. H: Có vần au muốn có tiếng cau ta làm thế nào? - HS TL – GV yêu cầu dắt tiếng cau. H: Em vừa ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào? GV ghi bảng: cau - HS phân tích tiếng cau. - HS đánh vần : cờ – au - cau (cá nhân, nhóm ) - HS đọc trơn: cau. - GV cho HS quan sát tranh H: Tranh vẽ gì? (cây cau) - GV giới thiệu từ “cây cau” – ghi bảng từ khoá : cây cau – HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp- GV tô màu vần mới. - HS đọc xuôi, ngược. *Vần và chữ ghi vần âu (7,) Qt tương tự. H: So sánh vần au và vần âu có gì giống nhau, có gì khác nhau? - HS đọc cả 2 phần. Giải lao * Luyện viết(10’) - GV đưa chữ mẫu- HS qs nhận xét - GV viết mẫu + hướng dẫn viết: au, âu, cây cau, cái cầu. - HS luyện viết trên bảng con- GV sửa sai * Đọc từ ngữ ứng dụng:5’ - GV ghi bảng, HS nhẩm đọc : rau cải châu chấu lau sậy sáo sậu - 1 HS giỏi đọc từ ứng dụng. - HS tìm tiếng có vần mới học – GV gạch chân. - HS luyện đọc + phân tích tiếng có vần mới học – GV chỉnh sửa p/â cho HS. - GV đọc mẫu + giải nghĩa từ: + Lau: cây cùng loài với mía có bông trắng. + Sậy: Cây thuộc họ lúa, thân cao, mình yếu hay mọc ở mé nước. + Sáo sậu: sáo đầu trắng, cổ đen, lưng màu nâu xám, bụng trắng. - GV cho 1HS đọc lại bài trên bảng. - Nhận xét giờ học. Tiết 2(35’) c. Luyện tập * Luyện đọc(10’) + HS đọc lại bài ở tiết 1 (cá nhân, tập thể ) - Đọc bài trên bảng lớp. - Đọc bài trong SGK + Đọc câu ứng dụng: - GV giới thiệu câu ứng dụng – HS đọc nhẩm :Chào mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi chín từ đâu bay về. - 1 HS đọc – HS tìm tiếng có vần mới (màu, nâu, đâu) - HS luyện đọc + phân tích tiếng có vần mới. – HS luyện đọc câu ứng dụng.( cá nhân, tập thể ) - GV đọc mẫu – hướng dẫn cách đọc - 2HS đọc lại. - HS quan sát tranh minh hoạ - nhận xét tranh. H: Bức tranh vẽ gì? H: Bầy chim chào mào đang làm gì? - 1 HS đọc lại câu ứng dụng. Giải lao *Luyện viết(10’) - 1HS đọc nd bài viết – GV hướng dẫn về cách viết. - HS mở vở tập viết. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút. - HS luyện viết vở- GV quan sát nhắc nhở. - GV chấm điểm 3-4 số bài , nhận xét về độ rộng, khoảng cách, độ cao. * Luyện nói(10’) - 1 HS đọc tên bài luyện nói- GV ghi chủ đề luyện nói: Bà cháu. H: Trong chủ đề luyện nói, tiếng nào chứa vần vừa học? - Cho HS quan sát tranh- GV nêu câu hỏi gợi ý H: Trong tranh vẽ gì? H: Bà đang làm gì? 2 cháu đang làm gì? H: Trong nhà em, ai là người nhiều tuổi nhất? H: Bà thường dạy cháu những điều gì ? Em có làm theo lời khuyên của bà không? H: Em quí nhất ở bà điều gì? H: Em đã giúp bà những việc gì? - HS thảo luận nhóm đôi- đại diện nhóm lên trình bày- HS nhận xét, khen. 4. Củng cố: 3-4’ - 1 HS đọc lại toàn bài - HS thi tìm tiếng, từ có vần mới học - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1-2’ - Hướng dẫn HS đọc bài 40. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 40: iu, êu. Ngày soạn: 28/ 10/ 2010 Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng11 năm 2010 Học vần (Tiết số 85+ 86) Bài 40 : iu, êu I. Mục tiêu: - HS đọc được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu; từ và câu ứng dụng. - HS viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu. - Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : Ai chịu khó ? II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ... - HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: 5’ - HS đọc bài 39 trong SGK - HS viết bảng tay, bảng lớp: au, âu, qua cầu, lá rau. - GV yêu cầu HS tìm và nói tiếng, từ có vần au, âu. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: tiết 1 (35’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài - 1HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi vần: * Vần và chữ ghi vần iu(7’) + Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng: iu in thường iu viết thường H: Vần iu đượctạo nên từ những âm nào? (Vần iu được tạo nên từ i và u) H: Vần au và iu giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? - HS so sánh ( giống nhau: đều kết thúc bầng u. Khác nhau: vần iu bắt đầu bằn i, ...) + Phát âm và đánh vần tiếng - GV phát âm: iu - HS phát âm( cá nhân, cả lớp) - HS phân tích vần iu(CN – TT) - HS đánh vần: i- u- iu. HS đọc trơn: iu. H: Có vần iu muốn có tiếng rìu ta làm thế nào? - HS TL – GV yêu cầu dắt tiếng rìu. H: Em vừa ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào? - GV ghi bảng: rìu - HS phân tích tiếng rìu. - HS đánh vần : rờ- iu- riu- huyền- rìu ( cá nhân, nhóm ) - HS đọc trơn tiếng rìu. - GV cho HS quan sát tranh H: Tranh vẽ gì? (lưỡi rìu). H: Rìu dùng để làm gì? - GV giới thiệu từ “lưỡi rìu” – ghi bảng từ khoá : lưỡi rìu – HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp- GV tô màu vần mới. - HS đọc xuôi, ngược. *Vần và chữ ghi vần êu (7,) Qt tương tự. H: So sánh vần iu và vần êu có gì giống nhau, có gì khác nhau? - HS đọc cả 2 phần. Giải lao * Luyện viết(10’) - GV đưa chữ mẫu- HS qs nhận xét - GV viết mẫu + hướng dẫn viết: iu, êu, lưỡi rìu, ... HS thảo luận nhóm đôi(10’) - GV nêu câu hỏi: Các em hãy nhớ và kể lại trong một ngày (từ sáng đến khi đi ngủ), mình đã làm những gì ? (dành cho HS khá, giỏi) - Mỗi HS kể một vài hoạt động, HS khác bổ sung - GV có thể gợi ý: . Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ ? . Buổi trưa em thường ăn gì ? Có đủ no không ? . Em có đánh răng rửa mặt trước khi đi ngủ không ? - GV nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để HS nhớ sâu và có ý thức thực hiện H: Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày ? 4. Củng cố: 2-3’ - GV nhận xét tiết học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học. Toán ( Tiết số 39) Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học. - Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. II. Hoạt động dạy học 1. ổn định 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS đọc bảng trừ trong phạm vi 4. - HS làm bài tập: 4-2= , 4-3= - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: 30’ a. GV giới thiệu bài. b. GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra. - 2 học sinh lên bảng làm bài. GV chữa bài Bài 2:(dòng 1) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự tính kết quả rồi viết vào hình tròn. - 2 học sinh lên bảng. - gọi học sinh nêu miệng kết quả - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - HS làm vào bảng con - 3 HS làm trên bảng lớp. - GV cùng HS nhận xét. Bài 4: - Tiến hành tương tự bài 3. - GV yêu cầu HS nêu rõ cách làm. Bài 5: (ý a) - HS quan sát tranh tự nêu bài toán, trả lời rồi viết phép thích hợp. - GV gọi một số em trình bày. - HS khá, giỏi làm xong làm tiếp dòng 2 (bài 2) bài 4, và ý b (bài 5) - GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài – báo cáo kết quả -Nhận xét. 4. Củng cố: 3’ - GV nhận xét tiết học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 30/ 10/ 2008 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008 học vần(Tiết số: 91+92) Bài 41 : iêu,yêu I. Mục tiêu: - HS đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng. - HS viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : Bé tự giới thiệu. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ... - HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: 5’ - HS đọc bài 40 trong SGK - HS viết bảng tay, bảng lớp: chịu khó, bé xíu, cái lều. - GV yêu cầu HS tìm và nói tiếng, từ có vần iu, êu. - Nhận xét ghi điểm 3. Bài mới: tiết 1 ( 35’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài - 1HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi vần: * Vần và chữ ghi vần iêu(7’) + Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng: iêu in thường iêu viết thường H: Vần iêu đượctạo nên từ những âm nào?( Vần iêu được tạo nên từ iê và u) H: Vần iu và iêu giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? - HS so sánh ( giống nhau: đều kết thúc bầng u. Khác nhau:vần iêu bắt đầu bằng iê, ...) + Phát âm và đánh vần tiếng - GV phát âm: iêu - HS phát âm( cá nhân, cả lớp) - HS phân tích vần iêu(CN – TT) - HS đánh vần: iê- u- iêu. HS đọc trơn: iêu. H: Có vần iêu muốn có tiếng diều ta làm thế nào? - HS TL – GV yêu cầu dắt tiếng diều? Em vừa ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào? - HS phân tích tiếng diều. - HS đánh vần : dờ- iêu- diêu- huyền- diều. ( cá nhân, nhóm ) - HS đọc trơn diều. - GV cho HS quan sát tranh H: Tranh vẽ gì? (cái diều). - GV cho HS quan sát cái diều sáo. H: Diều sáo được làm bằng gì? - GV giới thiệu từ “diều sáo” – ghi bảng từ khoá : diều sáo – HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp- GV tô màu vần mới. - HS đọc xuôi, ngược. *Vần và chữ ghi vần yêu (7, ) Qt tương tự. H: So sánh vần iêu và vần yêu có gì giống nhau, có gì khác nhau? - GV giới thiệu: vần yêu có thể đứng độc lập tạo thành tiếng. - HS đọc cả 2 phần. Giải lao * Luyện viết(10’) - GV đưa chữ mẫu- HS qs nhận xét - GV viết mẫu + hướng dẫn viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - HS luyện viết trên bảng con- GV sửa sai * Đọc từ ngữ ứng dụng: 5’ - GV ghi bảng, HS nhẩm đọc : buổi chiều yêu cầu hiểu bài già yếu - 1 HS đọc từ ứng dụng - HS tìm tiếng có vần mới học – GV gạch chân. - HS luyện đọc + phân tích tiếng có vần mới học – GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV hướng dẫn giải nghĩa từ: + già yếu: nhiều tuổi và yếu đuối. + hiểu bài: biết một cách thấu suốt bài học. + Yêu cầu: đòi hỏi. - GV cho 1HS đọc lại bài trên bảng. - Nhận xét giờ học. Tiết 2(35’) c. Luyện tập * Luyện đọc(10’) + HS đọc lại bài ở tiết 1 ( cá nhân , tập thể ) - Đọc bài trong SGK + Đọc câu ứng dụng: - GV giới thiệu câu ứng dụng – HS đọc nhẩm : Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về. - 1 HS đọc – HS tìm tiếng có vần mới. - HS luyện đọc + phân tích tiếng có vần mới . – HS luyện đọc câu ứng dụng.( cá nhân, tập thể ) - GV đọc mẫu – hướng dẫn cách đọc. - 2 HS đọc lại. - HS quan sát tranh minh hoạ - nhận xét tranh. H: Bức tranh vẽ gì? H: Vải chín vào mùa nào? - 1 HS đọc lại câu ứng dụng. Giải lao *Luyện viết(10’) - 1HS đọc nd bài viết – GV hướng dẫn về cách viết. - HS mở vở tập viết. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút - HS luyện viết vở- GV quan sát nhắc nhở. - GV chấm điểm 3-4 số bài , nhận xét về độ rộng, khoảng cách, độ cao. * Luyện nói(10’) - 1 HS đọc tên bài luyện nói- GV ghi chủ đề luyện nói: Bé tự giới thiệu. H: Trong chủ đề luyện nói, tiếng nào chứa vần vừa học? - Cho HS quan sát tranh- GV nêu câu hỏi gợi ý H: Trong tranh vẽ gì? Bạn nào trong tranh đang tự giới thiệu? H: Em năm nay lên mấy? Em đang học lớp nào? H: Nhà em ở đâu? Nhà em có mấy anh chị em? H: Em thích học môn nào nhất? - HS thảo luận nhóm đôi- đại diện nhóm lên trình bày- HS nhận xét, khen. 4. Củng cố: 3-4’ - 1 HS đọc lại toàn bài - HS thi tìm tiếng, từ có vần iêu, yêu mới học. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1-2’ - Dặn HS về nhà ôn lại các bài đã học. Mĩ thuật (Tiết số: 30) Vẽ quả ( Quả dạng tròn) I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của một vài loại quả. - Biết cách vẽ quảdạng tròn. - Vẽ được hình một loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích. * HS khá, giỏi: Vẽ được một vài loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích. * Giáo dục về BVMT . HS biết: - một vài loại quả, cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật. - Một số vai trò của thực vật đối với con người. - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ thực vật. - Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây hoa trái. Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. biết chăm sóc cây. II. Đồ dùng dạy học: GV: Một số quả: Bưởi, cam, táo, xoài, Hình ảnh 1 số quả dạng tròn. Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ quả. HS: Vở Tập vẽ, bút chì, màu II.Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: 2’ - KT sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới: 30’ a. GV giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu các loại quả dạng tròn( H1 bài 10). (5-6’) - GV giới thiệu hình các loại quả. H: Đây là quả gì? H: Hình dạng của quả thế nào? H: Màu sắc của quả? - HS tìm thêm 1 vài loại quả dạng tròn mà các em biết. H: Kể tên những loại quả mà em biết? - HS kể – GV có thể giới thiệu thêm một số loại cây dạng tròn, quả mà HS chưa kể được qua tranh, ảnh. H: Nêu ích lợi của quả, cây đối với cuộc sống con người? H: Em cần làm gì để bảo vệ các loài thực vật? - GV tóm tắt: Có nhiều loại quả có dạng hình tròn có nhiều màu phong phú. Thực vật có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ quả:(7-8’) - Cho HS quan sát quả bí ngô. H: Quả bí ngô có mấy phần? thân quả có nhẵn kkhông? - GV hướng dẫn, vẽ mẫu trước: + Vẽ hình bên ngoài trước. + Nhìn mẫu vẽ cho giống quả. + HS nhận xét màu của quả. Cho học sinh xem 1số bài của năm học trước – Nhận xét về bố cục, màu sắc. d. Hoạt động 3: Thực hành(15’) - GV bày mẫu lên bàn. -HS nhìn mẫu vẽ vào phần giấy còn lại trong vở tập vẽ. - GV giúp HS cách vẽ hình, vẽ màu theo ý thích. e. Nhận xét, đánh giá(3’) - GV cùng HS nhận xét 1 số bài vẽ đẹp. - Dặn dò HS quan sát hình dáng và màu sắc của các loại quả. 4. Củng cố: 3’ - GV nhận xét giờ. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS chuẩn bị bài sau. toán ( Tiết số:40) Phép trừ trong phạm vi 5 I. Mục tiêu - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5. - Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ II. Đồ dùng dạy học - GV, HS: Bộ đồ dùng học toán. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định: 1’ 2.Bài cũ: 3’ - HS đọc phép trừ trong phạm vi 4. - HS làm bài tập: 4 –2 = 4 –3 = - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: 30’ a. GV giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5(10-12’) * Giới thiệu phép trừ :5 – 1 = 4 - GV yêu cầu HS lấy 5 que tính, bớt đi 1 que tính. - HS đặt đề toán, nêu phép tính tương ứng: 5 - 1 = 4 - GV ghi bảng: 5-1=4 - HS đọc phép tính. * Các phép tính: 5-4=1, 5-3=2, 5-2=3 thực hiện tương tự. * HS đọc các phép tính trên bảng - GV giúp HS ghi nhớ các công thức đó bằng cách xoá dần các thành phần của từng phép tính rồi xoá toàn bộ phép tính cho HS nhớ và đọc * Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - GV đưa mô hình cuối bài học để HS lập các công thức: 4+1 = 5 5 - 1 = 4 1 + 4 = 5 5 - 4 = 1 2 + 3 = 5 5 - 2 = 3 3 + 2 = 5 5 - 3 = 2 c. Hoạt động 2: Thực hành(17-18’) Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài - HS tự làm bài để củng cố bảng trừ trong phạm vi 5- HS đọc kết quả - Nhận xét. Bài 2: (cột1,4) - HS tự làm bài và chữa bài - Mỗi HS chữa 1 cột. - Cột cuối cùng GV giúp HS nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3: - GV lưu ý HS viết số phải thật thẳng cột - HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra- Báo cáo kết quả kiểm tra. Bài 4: (ý a) - HS quan sát tranh rồi nêu bài toán và trả lời sau đó tự viết phép tính thích hợp vào ô trống. - GV gọi một số em trình bày. * HS khá, giỏi làm xong làm tiếp cột 2, 3(bài 2) và ý b (bài 4) – GV tổ chức chữa bài. 4. Củng cố: 4’ - GV cho 1, 2 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 5. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS về học thuộc phép trừ trong phạm vi 5.
Tài liệu đính kèm: