I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập,lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng việc làm phù hợp với khả năng.
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 Đạo đức: Quan tâm giúp đỡ bạn(Tiết1) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập,lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng việc làm phù hợp với khả năng. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra bài cũ: Tình bạn thân Cả lớp hát bài hát B.Dạy học bài mới: (2’)GV giới thiệu bài trực tiếp:HS theo dõi HĐ1(6’)Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”của Hương Xuân MT:Giúp HS thể hiện được sự quan tâm giúp đỡ bạn.GV kể chuyện, HS nghe HS thảo luận theo các câu hỏi, đại diện nhóm lên trình bày , GV kết luận HĐ2(8’)Việc làm nào đúng? HS làm việc theo nhóm , HS quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn, đại diện các nhóm trình bày, GV kết luận. HĐ3(10’)Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn GV cho HS làm việc theo phiếu học tập. GV mời HS bày tỏ ý kiến và nêu lí do vì sao? GV kết luận C.(4’) Củng cố- dặn dò: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn? HS trả lời, GV nhận xét. Tập đọc : Sự tích cây vú sữa ( tiết1) ( Phương thức tích hợp GD BVMT : Trực tiếp) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. - Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con( trả lời được CH 1,2,3,4) - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ - HS khá giỏi TL được câu hỏi 5 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc bài: Cây xoài của ông em GV gọi 2 HS đọc bài, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm B. Dạy học bài mới: (2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi HĐ1(28’) Luyện đọc MT: Giúp HS đọc đúng, lưu loát bài đọc a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu 1lần, 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm b. Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: La cà, lớn hơn, run rẩy,... GV cho HS đọc, luyện phát âm từ khó HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài, mỗi HS đọc 1 câu c. Hướng dẫn ngắt giọng: Một hôm,/ vừa đói/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà.// GV giới thiệu các câu cần luyện giọng, HS luyện đọc d. Đọc từng đoạn: HS nối tiếp nhâu đọc theo đoạn Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm e. Thi đọc: Các nhóm thi đọc, cá nhan thi đọc g. Đọc đồng thanh: Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 Tiết 2: HĐ2(35’) Tìm hiểu bài: MT: Giúp HS trả lời đúng các câu hỏi và hiểu nội dung bài Đoạn1: 1 HS đọc đoạn 1, GV nêu câu hỏi, HS trả lời GV nhận xét ? Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi -Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng Đoạn 2: 1 HS đọc đoạn 2, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét ? Vì sao cậu bé quay trở về nhà Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh ? Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé làm gì. ............ ? Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ Vài HS trả lời, GV nhận xét ? Theo em ,nếu được gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì? ( Dành cho HS khá giỏi trả lời) C.(3’) Củng cố- dặn dò: 1 HS đọc lại cả bài Chuẩn bị bài sau Toán: Tiết56: tìm số bị trừ : I:Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tìm x trong các bài tập dạng : x-a=b( với a,b là các số không có quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ). - Vẽ được đoạn thẳng ,xác định điểm là giao của 2 đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. II.Đồ dùng dạy học: Tờ bìa kẻ 10 ô vuông như bài học, kéo. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra kĩ năng đọc quy tắc:Tìm số hạng trong một tổng : x +7=42, x + 5 = 62.Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc , 2 HS lên bảng làm, nhận xét ghi điểm. B.Dạy học bài mới: (2’)GV giới thiệu bài trực tiếp:HS chú ý theo dõi HĐ1(6)Tìm số bị trừ :MT:Giúp HS biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ: Bước1:Thao tác trên đồ dùng trực quan:GV đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông, nêu câu hỏi , HS trả lời, GV nêu tên thành phần và kết quả trong phép tính Bước2:Giới thiệu kĩ thuật tính: x – 4 = 6 GV giới thiệu cách tính, HS theo dõi vài HS đọc quy tắc trong SGK. HĐ2(24’)Luyện tập thực hành Bài1 ( a,b,d,e)Rèn kĩ năng tìm số bị trừ : x- 4= 8 ; x – 9 = 18 , ... HS đọc đề , GV nêu câu hỏi HS trả lời , nhận xét.HS tự làm vào vở. Bài2 ( cột 1,2,3)Rèn kĩ năng viết số , tìm số bị trừ và hiệu HS làm bài trao đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nêu kết quả, nhận xét. Bài4 Rèn kĩ năng vẽ đoạn thẳng a và ghi tên điểm B.HS đọc đề , hướng dẫn HS làm và thực hành trên bảng. C.Củng cố dặn dò: Về nhà làm bài tập trong VBT Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009 Toán: Tiết57: 13 trừ đi một số 13 – 5 I:Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng13 – 5,lập được bảng 13 trừ đi một số . - Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 13-5 II.Đồ dùng dạy học: Que tính III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra kĩ năng tìm số bị trừ x- 7 = 21 ; x - 12 = 36 GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con, nhận xét ghi điểm B.Dạy học bài mới: (2’)GV giới thiệu bài trực tiếp:HS theo dõi HĐ1(9’)13 trừ đi một số MT:Giúp HS biết cách thực hiện và lập , học thuộc bảng công thức 13- 5 -Bước1:Nêu vấn đề:HS nghe và phân tích đề -Bước2:Tìm kết quả:HS thao tác trên que tính, HS tìm cách bớt đi một cách hợp lí nhất -Bước3:Đặt tính và thực hiện phép tính:GV đặt tính và gọi HS thực hiện, nhiều HS nhắc lại. Bảng công thức13 trừ đi một số:HS thao tác trên que tính và tìm kết quả, nối tiếp nhau nêu kết quả, HS đọc thuộc bảng công thức. HĐ3(23’)Luyện tập thực hành Bài1(a)Rèn kĩ năng tính nhẩm:HS tự làm nối tiếp nhau nêu kết quả, n.xét Bài2: Rèn kĩ năng thưc hiện phép tính: 13- 9 ; 13 – 4 ; ... GV gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở nêu kết quả Bài4: Rèn kĩ năng giải toán:HS đọc đề tự giải vào vở , HS lên bảng giải,nhận xét. Bài 3: Dành cho HS khá giỏi C.Củng cố dặn dò:Giao bài tập về nhà Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2009 Âm nhạc: Ôn:Cộc cách tùng cheng i.Mục tiêu: Giúp HS : Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc. II. chuẩn bị: Tranh ảnh nhạc cụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 2 HS lên bảng hát lại bài Cộc cách tùng cheng– HS , Gv nhận xét , đánh giá B- Bài mới : (2’) GV giới thiệu bài ghi bảng HĐ1(15’) Ôn bài hát : Cộc cách tùng cheng. Cả lớp cùng hát Từng nhóm hoặc từng dãy bàn hát. Chia nhóm hát kết hợp với trò chơi HĐ2(10’) Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc GV cho HS xem một số nhạc cụ gõ qua hình ảnh HS biểu diễn bài hát Cộc cách tùng cheng với các nhạc cụ gõ kèm theo GV nhận xét chỉnh sửa cho hS C. Củng cố – Dặn dò(3’) Nhận xét giờ học- Chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009 Chính tả: Nghe – viết: Sự tích cây vú sữa I .Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe-viết chính xác bàI CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . - Làm được BT2; BT(3) a/b; hoặc BTCT phương ngữ do GVsoạn II .Đồ dùng dạy học: Bảng ghi các bài tập chính tả III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra kĩ năng viết:cây xoài, lên thác xuống ghềnh,... GV đoc , 2 HS lên bảng viết, lớp viế bảng con, nhận xét.GV ghi điểm B.Dạy học bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp HĐ1(21’)Hướng dẫn viết chính tả MT:Giúp HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ , đều đẹp a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết: GV đọc mầu toàn bài viết, HS đọc lại, nêu câu hỏi HS trả lời b.Hướng dẫn cách trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày c.Hướng dẫn viết từ khó:mỏi mắt , run rẩy, gieo trồng khắp nơi,... HS nêu các từ khó, GV gọi HS lên bảng viết nhận xét d.Viết chính tả:GV đọc bài , HS viết vào vở e.Soạt bài:GV đọc lại bài HS soát lại g.Chấm bài:GV chấm bài , nhận xét. HĐ2:(10)Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài1:Rèn kĩ năng viết đúng quy tắc chính tả:HS đọc đề , HS tự làm vào vở Bài2:Rèn kĩ năng điền đúng ng/ ngh vào chỗ trống HS làm bài tập vào vở , nêu kết quả nhận xét C.Củng cố dặn dò:Chuẩn bị bài sau Tự nhiên – xã hội: Đồ dùng trong gia đình ( Mức độ tích hợp GD BVMT : Bộ phận) I:Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên một số đồ dùng thông thường trong gia đình mình. - Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng , ngăn nắp. - Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đìng theo vật liệu làm ra chúng : bằng gỗ, nhựa, sắt, - Nhận biết đồ dùng trong gia đình ,môi trường xung quanh nhà ở. II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập:Những đồ dùng trong gia đình III.cáC HOạT Động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra bài “Gia đình”. Nói về công việc hàng ngày của những người trong gia đình mình? Gọi HS trả lời , nhận xét B.Dạy học bài mới: (2’)GV giới thiệu bài trực tiếp HĐ1(18’)Làm việc với SGK theo cặp: MT:Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà.Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trong SGK và trả lời các câu hỏi Bước1:Làm việc theo cặp:Kể tên những đồ dùng có tronh từng hình.HS chỉ và nói tên công dụng của từng đồ dùng Bước2:Làm việc cả lớp:GV gọi 1 số HS trình bày , nhận xét bổ sung Bước3:Làm việc theo nhóm:GV phát phiếu cho HS thảo luận Bước4:Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận HĐ2(10)Thảo luận về cách giữ gìn , bảo quản 1 số đồ dùng trong gia đình MT:Giúp HS biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng trong gia đình, nhận biết đồ dùng trong nhà ,môi trường xung quanh nhà ở. Có ý thức cẩn thận gọn gàng, ngăn nắp.HS quan sát hình 4, 5, 6 trong SGK và nói xem các bạn đang làm gì? Một số nhóm trình bày, nhận xét C,Củng cố dặn dò: Nêu câu hỏi HS trả lời Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009 Tập đọc: Mẹ ( Phương thức tích hợp GD BVMT: trực tiếp ) I:Mục tiêu: Giúp HS: - Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát ( 2/4 và 4/4 ;riêng dòng 7,8ngắt 3/3 và 3/5 ) - Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối) II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn các câu thơ cần luyện đọc III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra kĩ năng đọc bài “Sự tích cây vú sữa”.2 HS đọc bài, trả lời các câu hỏi, nhận xét ghi điểm B.Dạy học bài mới ... BVMT: trực tiếp ) I.Mục tiêu: Giúp HS: Dựa vào kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa. HS khá giỏi nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng. Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các gợi ý tóm tắt nội dung đoạn 2 III. Các hoạt động dạy- học: A.(5’) Kiểm tra kĩ năng kể nối tiếp câu chuyện “ Bà cháu” 4 HS kể nối tiếp câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện GV nhận xét –ghi điểm B. Dạy học bài mới: (2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi HĐ1(18’) Hướng dẫn kể từng đoạn truyện a.Kể lại đoạn 1 bằng lời của em 1 HS đọc yêu cầu, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét HS thực hành kể đoạn 1, GV nhận xét b. Kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt từng ý Đoạn2: GV gọi HS đọc yêu cầu bài, HS thực hành kể theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe, GV nhận xét, 1 số HS trình bày đoạn 2 c. Kể lại đoạn 3 theo tưởng tượng HS nối tiếp nhau trả lời theo cách nói khác nhau, GV nhận xét HĐ2(10’) Kể lại toàn bộ câu chuyện HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện cho đến hết, HS khác nhận xét, GV nhận xét - Nêu kết thúc câu chuyện: HS khá giỏi nêu C.(5’) Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung câu chuyện - Về kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009 Toán: Tiết 59: 53 – 15 I.mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng trong phạm vi 100, dạng 53- 15. - Biết tìm số bị trừ ,dạng x - 18= 9. - Biết vẽ hình vuông theo mẫu ( vẽ trên giấy ô li) II. đồ dùng dạy học: Que tính III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A.(4’) Kiểm tra kĩ năng đặt tính rồi tính 73 – 6 ; 43 – 5 GV gọi 2 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm B. Dạy học bài mới: (2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi HĐ1(6’) Bước1: Phép trừ 53 – 15 HS nghe và nhắc lại bài toán tự phân tích bài toán Bước2: Đi tìm kết quả: HS thao tác trên que tính và trả lời các câu hỏi Bước3: Đặt tính và thực hiện phép tính GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, lớp làm bảng con, HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính HĐ2(26’) Luyện tập- Thực hành Bài1: (dòng 1) Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính GV gọi 3 HS lên bảng làm, HS khác nêu kết quả, GV nhận xét Bài2: Rèn kĩ năng đặt tính rồi biết số bị trừ và số trừ HS đọc đề, 3 HS lên bảng làm, HS nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm Bài 3:(a) Củng cố tìm số bị trừ : x –18 =9 HS nêu y/c của đề bài – Gọi HS lên bảng làm T/c chữa bài nhận xét Bài4: Rèn kĩ năng vẽ hình( theo mẫu) GV hướng dẫn HS vẽ hình, HS đếm số ô vuông và vẽ vào vở C.(2’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập vễ nhà. Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009 Tập viết: Chữ hoa: K I.Mục tiêu: Giúp HS: - Viết đúng chữ hoa K ( 1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Kề ( 1 dòng cờ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ) Kề vai sát cánh ( 3 lần) II. đồ dùng dạy học: Mẫu chữ , khung chữ mẫu III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết chữ J hoa- ích nước lợi nhà GV gọi 2 HS lên bảng viết, HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm B. Dạy học bài mới: ( 2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi HĐ1(5’) Hướng dẫn viết chữ K hoa a.Quan sát, nhận xét: GV cho HS quan sát, nhận xét chiều cao, chiều rộng 1 số nét chữ cái, GV giảng quy trình viết b.Viết bảng: HS viết bảng con HĐ2(4’) Viết cụm từ ứng dụng a.Giới thiệu: HS đọc cụm từ ứng dụng, GV hỏi về nghĩa của cụm từ, HS trả lời, GV nhận xét- chốt ý b. Quan sát- nhận xét: HS nhận xét 1 số chữ trong cụm từ ứng dụng chiều cao của các chữ cái, khoảng cách c. Viết bảng: 1 HS viết bảng lớp, HS viết bảng con, GV nhận xét, sửa sai HĐ3(20’) Hướng dẫn viết vào vở tập viết HS thực hành viết trong vở, GV quan sát, giúp đỡ *Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét C.(3’) Củng cố- dặn dò: Về hoàn thành bài viếtThể dục: ĐI thường theo nhịp -Trò chơi “ nhóm ba- nhóm bảy” . I.Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái ,nhịp 2 bước chân phaỉ - Học trò chơi “ Nhóm ba- nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi. II. Địa điểm- Phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập - Phương tiện: Chuẩn bị một còi III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A.HĐ1(8’) Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên - Ôn bài thể dục phát triển chung HS tập, mỗi động tác 2 8 nhịp do cán sự lớp điều khiển B. HĐ2(20’) Phần cơ bản: - Đi thường theo nhịp : - Nhịp 1 bước chân trái ,nhịp 2 bước chân phải . GV chia tổ cho HS tập luyện Trò chơi: “ Nhóm ba- nhóm bảy” Từ đội hình vòng tròn đã có, GV để nguyên và nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. HS đi vòng tròn đi chậm và hít thở, GV hô “ nhóm ba” để HS làm quen hình thành nhóm 3 người sau đó hô “ nhóm bảy” hình thành nhóm 7 người. Sau một số lần, GV cho HS đọc vần điệu kết hợp với trò chơi C. HĐ3(7’) Phần kết thúc: Cúi người thả lỏng Trò chơi “ bỏ khăn” ôn lại các động tác đã học. Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 Tập làm văn: Gọi điện I:Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc hiểu bài Gọi điện , biết một số thao tác gọi điện thoại ; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi đIửn thoại ,cách giao tiếp khi gọi điện thoại II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra bài tập 3:Viết thư dạng bưu thiếp thăm hỏi ông , bà. Gọi 3 HS lên bảng đọc thư thăm hỏi, HS khác nhận xét , GV ghi điểm. B.Dạy học bài mới: (2’)GV giới thiệu bài trực tiếp: (28’)Hướng dẫn làm bài tập: HĐ1 Bài1:MT:Rèn kĩ năng nói a.2 HS đọc bài gọi điện, lớp theo dõi, GV yêu cầu HS làm miệng b.HS đọc câu hỏi , HS tự suy nghĩ trả lời.HS lên bảng thực hành HĐ2 Bài2:MT:Rèn kĩ năng viết Đề: Em viết 4 đến 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung: VD: Alô! Lan đấy à.Mình là Minh đây.Bạn Nga lớp mình bị ốm.Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy. Hoặc: Alô! Chào bạm Lan.Mình là Minh đây mà.Mình muốn rủ bạn đi thăm Nga, cậu ấy bị cảm. GV chia lớp thành 2 nhóm , phát phiếu theo câu hỏi.Nhóm thảo luận cử đại diện lên bảng trình bày.Nhóm khác nhận xét, GV kết luận HS viết vào vở bài tập này, gọi HS trình bày bài viết trong vở. C.Củng cố dặn dò: HS ghi nhớ điều cần chú ý khi gọi điện thoại. Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 Thủ công: ÔN tập chương I- kĩ thuật gấp hình( Tiếp theo) I:Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Củng cố kiến thức ,kĩ năng gấp hình đã học . - Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. II.Đồ dùng dạy học: Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A(5’)Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B.Dạy học bài mới HĐ1(2’)GV giới thiệu bài trực tiếp:HS theo dõi HĐ2(23’) Ôn tập kĩ năng gấp hình MT:Rèn kĩ năng gấp hình: Đề ra: Em hãy gấp một trong những hình đã học . GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. HS nêu tên các bài gấp hình đã học.Cho HS quan sát các mẫu gấp HS thực hiện gấp hình , GV quan sát nhắc nhở HS còn lúng túng. HĐ3(7’)Đánh giá: GV thu sản phẩm của HS , đánh giá nhận xét theo 2 mức độ HT, CHT Gv động viên những HS gấp đẹp . C(3’)Củng cố dặn dò:Chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 Toán: Tiết 60: Luyện tập I:Mục tiêu: Giúp HS : - Thuộc bảng 13 trừ đi một số . - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5 ; 53 – 15. - Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 53 – 15 II.Các hoạt động dạy học chủ yếu A(5’)Kiểm tra kĩ năng tính 33 – 25 , 63 – 47 GV gọi 2 HS lên bảng làm , lớp nhận xét , GV ghi điểm B.Dạy học bài mới: HĐ1(2’)GV giới thiệu bài trực tiếp: HĐ2(28’)Luyện tập thực hành Bài1: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính 53- 16 , 73 – 38 , 63 – 29 HS đọc đề , HS làm bài , nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính , nhận xét Bài2: Củng cố kĩ năng tính nhẩm HS làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả , nhận xét Bài4: Củng cố kĩ năng giải toán: Tóm tắt: Có : 63 quyển vở Bài giải: Phát cho HS : 48 quyển vở Cô giáo còn số quyển vở là: Cô giáo còn ? quyển vở 63 – 48 = 17 ( quyển vở ) Đáp số : 17 quyển vở GV gọi HS đọc đề , nêu câu hỏi HS trả lời, HS giải vào vở, HS lên bảng giải ,nêu kết quả , nhận xét. Bài 3,5 : Dành cho HS khá giỏi C(5’)Củng cố dặn dò:Giao bài tập về nhà. Thể dục: Ôn đI thường theo nhịp -Trò chơi “ nhóm ba- nhóm bảy”. I.Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện được đi thường theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái ,nhịp 2 bước chân phaỉ - Ôn trò chơi “ Nhóm ba- nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi. II. Địa điểm- Phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập - Phương tiện: Chuẩn bị một còi III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A.HĐ1(8’) Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên - Ôn bài thể dục phát triển chung HS tập, mỗi động tác 2 8 nhịp do cán sự lớp điều khiển B. HĐ2(20’) Phần cơ bản: - Ôn đi thường theo nhịp : -Nhịp 1 bước chân trái ,nhịp 2 bước chân phải . GV chia tổ cho HS tập luyện -GV quan sát giúp đỡ một số HS đi chưa đúng. Trò chơi : Nhóm 3 nhóm 7. - GV phổ biến lại cách chơi và cho HS chơi. C. HĐ3(7’) Phần kết thúc: Cúi người thả lỏng Trò chơi “ bỏ khăn” ôn lại các động tác đã học. Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2009 Sinh hoạt cuối tuần Tuần 12 I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận xét đánh giá tuần 12 - Thấy được những ưu ,khuyết điểm trong học tập cũng như mọi hoạt động của lớp. Có ý thức xây dựng nề nếp lớp học. II.Nội dung sinh hoạt lớp : GV cho lớp hát một bài. *Nhận xét đánh giá tuần 11: - Lớp trưởng báo cáo việc học tập của các bạn trong lớp trong tuần qua. GV nhận xét hoạt động của lớp trong tuần ,tinh thần thái độ học tập,việc học bài ở nhà ,ở lớp. GV nhắc HS không được xô đẩy bạn ngã ở sân trường làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp. - HS nêu tên những bạn học tốt ,phê bình những bạn chưa có ý thức học tốt.Tổ trưởng các tổ ghi tên những bạn học tốt để tuyên dương dưới cờ. Tuyên dương: Trang Anh, Phương Anh, Trà My Phê bình: Đào Vũ. * Phổ biến nhiệm vụ của tuần 13 : Duy trì nề nếp đi học chuyên cần, Xếp hàng ra vào lớp. Về nhà phải học bài trước khi đến lớp . III. NHận xét buổi sinh hoạt: -Nhận xét chung buổi sinh hoạt .
Tài liệu đính kèm: