Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 4

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Biết giữ vệ sinh cá nhân; đầu tóc; quần áo gọn gàng.

**Biết phân biết giữa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

Vở BTĐĐ lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ổn định tổ chức( 1- 2)Hát, kiểm tra sĩ số.

 2.Kiểm tra bài cũ(3)

H:Giờ trước chúng ta học bài gì?

H:Tại sao phải mặc quần áo gọn gàng khi đến lớp?

HS trả lời, GV nhận xét chung.

 

doc 22 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 4
Ngày soạn: 05 - 08/9/2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Đạo đức ( Tiết số: 4)
Gọn gàng, sạch sẽ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân; đầu tóc; quần áo gọn gàng.
**Biết phân biết giữa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ. 
II. Tài liệu, phương tiện:
Vở BTĐĐ lớp 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 1- 2’)Hát, kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ(3’)
H:Giờ trước chúng ta học bài gì? 
H:Tại sao phải mặc quần áo gọn gàng khi đến lớp?
HS trả lời, GV nhận xét chung.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1( 10-15’): 	Quan sát tranh và thảo luận theo tranh - BT3 
GV nêu yêu cầu - HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi.
H:Bạn đang làm gì?
H:Em muốn làm như bạn nào? Vì sao?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, GV khen hs phát biểu đúng. 
GVkết luận: Hàng ngày các em cần làm như bạn ở tranh 1, 3, 5, 7, 8 chải đầu; mặc quần áo ngay ngắn; cắt móng tay; thắt dây giày; rửa tay cho sạch sẽ gọn gàng. 
c, Hoạt động 2 ( 6 - 8’):Học sinh kể về việc thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ 
HS kể trước lớp.HS cùng GV nhận xét, khen. 
d, Hoạt động 3( 4 - 6’):Hát bài “ rửa mặt như mèo”.
GV hát mẫu - Hướng dẫn HS hát.
HS hát lại bài hát( cá nhân, nhóm).
H:Bạn mèo trong bài hát ở có sạch không? Vì sao em biết?
H:Rửa mặt không sạch như mèo có tác hại gì?
HS trả lời - HS nhận xét.
GV kết luận: Hằng ngày các em phải ăn ở sạch sẽ để bảo đảm sức khỏe; mọi người khỏi chê cười.
 4. Củng cố, dặn dò (2 - 3’) 
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs thực hiện đúng những điều đã học. Chuẩn bị bài sau: Giữ gìn sách, vở đồ dùng học tập.
Học vần ( Tiết số: 29 +30)
bài 13: n - m
I. Mục tiêu:
HS đọc và viết được: n, m, nơ, me.
Đọc được từ và câu ứng dụng: Bò bê có bó cỏ, bò bê no nê.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má. 
HS khá, giỏi biết đọc trơn.
Đọc,viết được chữ n.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát.
 2. Kiểm tra bài cũ: 5’
-Gv cho 2,3 hs đọc bảng lớp: i, a, bi, cá : 2-3 HS
-HS đọc SGK: 2-3 HS
-GV đọc cho hs viết bảng con : bi, cá 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
n
+Nhận diện chữ
GV giới thiệu đây là chữ n chữ in thường in trong SGK, chữ viết thường để cô hướng dẫn các em viết trong vở ô li, bảng con.
Chữ n viết thường gồm hai nét: nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
H:Chữ n viết thường gần giống với chữ nào?(h)
H:Em so sánh n với h giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
( giống nhau: cùng có nét móc hai đầu
 Khác nhau: n không có nét khuyết trên).
Dạy phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
HS ghép thanh dắt âm n.
H:Có âm n muốn có tiếng nơ ta thêm âm gì? 
HS nêu - GV ghi bảng: nơ
HS ghép tiếng: nơ - HS nêu cách ghép tiếng: nơ - HS phân tích tiếng: nơ
H:Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: nờ - ơ - nơ (cá nhân, nhóm).
HS đọc: nơ(cá nhân, cả lớp).
+Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì? ( bạn bé đang cặp nơ)
H:Nơ để làm gì? ( Nơ cặp cho đẹp)
GV giới thiệu và ghi bảng: nơ
Hs đọc: nơ ( cá nhân, cả lớp).
-HS đọc: n, n, nơ, nơ.
?Âm mới vừa học là âm nào?
?Tiếng nào có âm n?
GV tô màu âm mới. HS đọc xuôi, ngược + phân tích tiếng. 
m
GVhướng dẫn tương tự như đối với n
Lưu ý: m gồm hai nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
So sánh m với n ( Giống nhau: Cùng có nét móc xuôi và nét móc hai đầu
 Khác nhau: m có thêm một nét móc xuôi).
Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra hơi thoát ra cả miệng lẫn mũi.
+hướng dẫn cách viết
GV cho HS độc chữ n mẫu và hỏi.
?Chữ n có độ cao mấy đơn vị chữ? Gôm mấy nét ? Là những nét nào?
-GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
HS viết bằng ngón trỏ định hình - HS viết bảng con - GV sửa sai.
Các chữ m, nơ, me hướng dẫn tương tự.
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
? Âm mới chúng ta vừa học là những âm nào?
? Tiếng mới, từ mới vừa học là những tiếng, từ nào?
GV ghi các tiếng ứng dụng lên bảng: no, nô, nơ
 mo, mô, mơ
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc các tiếng(cá nhân, nhóm).
GV viết từ ứng dụng lên bảng: ca nô bó mạ
HS đọc và phân tích tiếng mới - HS đọc lại cả từ( cá nhân, cả lớp)
GV đọc mẫu, HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
Tiết 2( 35’)
d, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
-HS lần lượt đọc trên bảng: 4-5’
-sgk: 4-5’
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
-Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GV treo tranh - HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì? (Vẽ con bò, con bê)
?Con bò, con bê có gì?
Đây chính là nội dung câu ứng dụng hôm nay chúng ta học.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: bò bê có bó cỏ, bò bê no nê.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư  thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Bố mẹ, ba má.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:ở quê em gọi người sinh ra mình là gì?
H:Em còn biết cách gọi nào khác không?
H:Bố mẹ em làm nghề gì?
H: Em có yêu bố mẹ không? Vì sao?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố - dặn dò(3’)
?Chúng ta vừa học những âm mới nào?
HS đọc bài trên bảng lớp 1 lần. Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 14: d - đ 
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 31 + 32)
bài 14: d -đ
I. Mục tiêu:
- Đọc và viết được: d, đ, dê, đò.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
+Đọc viết được d. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát, kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’)
+Gv cho 2,3 hs đọc: Bảng lớp: n, nơ, m, me.
+H S đọc SGK: 2-3 HS
+GV đọc cho hs viết bảng con chữ: nơ, me. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
d
+Nhận diện chữ
GV giới thiệu đây là chữ d chữ in thường in trong SGK, chữ viết thường để cô hướng dẫn các em viết trong vở ô li, bảng con.
Chữ d viết thường gồm hai nét: nét cong kín và nét móc ngược .
H:Chữ d viết thường gần giống với chữ nào?(a)
H:Em so sánh d với a giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
( giống nhau: cùng có nét móc ngược và có nét cong kín.
 Khác nhau: d có nét móc ngược dài.).
+Dạy phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
Các em ghép cho cô âm d.
H:Có âm d muốn có tiếng dê ta thêm âm gì? 
HS nêu - GV ghi bảng: dê
HS ghép tiếng: dê - HS nêu cách ghép tiếng: dê - HS phân tích tiếng: dê
H:Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: dờ - ê - dê (cá nhân, nhóm).
HS đọc: dê(cá nhân, cả lớp).
+Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì? ( Vẽ con dê)
H:Người ta nuôi dê để làm gì? ( Lấy thịt, sữa)
GV giới thiệu và ghi bảng: dê
Hs đọc: dê ( cá nhân, cả lớp). 
-HS đọc: d, d, dê, dê.
?Âm mới vừa học là âm nào?
?Tiếng nào có âm d?
GV tô màu âm mới. HS đọc xuôi, ngược + phân tích tiếng. 
đ
GV hướng dẫn tương tự như đối với d
Lưu ý: đ gồm ba nét cong kín, nét móc ngược dài và nét ngang.
So sánh đ với d ( Giống nhau: Cùng có nét cong kín và nét móc ngược dài
 Khác nhau: đ có thêm một nét ngang).
Phát âm: Đưa lưỡi lên vòm trên hơi đi .
+hướng dẫn cách viết
GV cho HS đọc chữ d mẫu và hỏi.
?Chữ d có độ cao mấy đơn vị chữ? Gồm mấy nét ? Là những nét nào?
-GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
HS viết bằng ngón trỏ định hình - HS viết bảng con - GV sửa sai.
Các chữ đ, dê, đò hướng dẫn tương tự.
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
? Âm mới chúng ta vừa học là những âm nào?
? Tiếng mới, từ mới vừa học là những tiếng, từ nào?
GV ghi các tiếng ứng dụng lên bảng: da, dê, do
 đa, đê, đo
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc các tiếng(cá nhân, nhóm).
GV viết từ ứng dụng lên bảng: da dê đi bộ
HS đọc và phân tích tiếng mới - HS đọc lại cả từ( cá nhân, cả lớp)
GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ: đi bộ: đi bằng hai chân trên đường.
HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
Tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
Luyện đọc ( 10-12’)
-HS lần lượt đọc trên bảng: 4-5’
-Sgk: 4-5’
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng:2-3’
GV treo tranh - HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì? (Vẽ một em bé được mẹ dắt đi trên bờ sông)
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: Dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư  thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Tranh vẽ gì?
H:Em còn biết những loại bi ve nào?
H:Em đã nhìn thấy con dế bao giờ chưa? Dế sống ở đâu?
H:Cá cờ thường sống ở đâu? cá cờ có màu gì?
H:Em có biết lá đa bị cắt như trong tranh là đồ chơi gì không?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố - dặn d ...  vở.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
Kể chuyện (9-10’): Cò đi lò dò
GV nêu tên câu chuyện; GV kể chuyện - HS nghe.
HS thảo luận trong nhóm, cử đại diện tham gia kể chuyện .
Tranh 1: Anh nông dân đem cò về nhà nuôi nấng và chạy chữa.
Tranh 2: Cò con trông nhà, nó đi lò dò khắp nhà bắt muỗi; quét dọn nhà.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ, nó nhớ lại những ngày tháng còn đang sống cùng bố, mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Cò bay về tổ, mỗi khi có dịp là có lại cùng cả đàn bay về thăm anh nông dân.
Đại diện nhóm kể chuyện.
H:Qua câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? ( Tình cảm chân thành đáng quí giữa cò và anh nông dân).
GV nêu ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố - dặn dò( 5’)
2 HS đọc bài ở sgk.
Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 17: u - ư 
Toán ( Tiết số: 15)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp hs củng cố: 
Khái niệm ban đầu về lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu , = So sánh các số trong phạm vi 5.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, 
HS: SGK, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(1-2’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ(3 -5 ’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
Gọi HS lên bảng điền dấu: 45; 32; 22
HS làm bảng con: 15
HS nhận xét, GV ghi điểm. 
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn HS làm các bài tập
HS mở SGK làm bài tâp cần làm 1,2,3.
Bài 1( trang25)
GV nêu yêu cầu bài tập ( làm cho bằng nhau) 
Hs làm bài . GV bao quát uốn nắn.
-HS đổi vở kiểm tra.GV nhận xét tuyên dương
Bài 2(trang25)
Hs nêu yêu cầu của bài (nối ô trống với số thích hợp)
HS làm bài; HS chữa bài; HS đọc bài làm; HS nhận xét
Bài 3( trang25)
HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài; HS chữa bài; GV chấm một số bài.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về Chuẩn bị bài: Số 6
Tập viết (tiết số 3)
Lễ, cọ, bờ, hổ
I. Mục tiêu:
HS nắm được cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết đúng. 
HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ nhỡ các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1, tập một.
*Viết được chữ lễ.
**HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.
Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu. 
HS: Bảng, phấn, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát, kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’)
HS viết bảng con: e, b, bé
HS nhận xét, GV ghi điểm.
 3.Bài mới(30’) 
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con
Gọi Hs đọc bài viết trên bảng.
GV cho HS quan sát chữ lễ; HS đọc.
H:Chữ lễ được viết từ mấy con chữ? Là con chữ nào? ( Gồm hai con chữ; con chữ l và con chữ ê)
H:Con chữ l cao mấy đơn vị chữ? Con chữ ê cao mấy đơn vị chữ?
H:Chữ lễ còn có dấu gì? dấu được đặt ở đâu? 
?Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?( khoảng cách giữa các con chữ bằng nửa con chữ 0)
?Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?( 1 con chữi 0)
Gv viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết.
HS viết bảng con; GV uốn nắn sửa sai.
Các chữ: cọ, bờ, hổ GV hướng dẫn tương tự.
c, Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS viết vở
HS mở vở tập viết - 1 HS đọc bài viết.
GV hướng dẫn HS cách trình bầy vở.
H:Con chữ l, h có độ cao mấy li?
Gv nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút.
?Khoảng cách giữa mắt và vở là bao nhiêu?( khoảng 25- 30 cm)
- HS viết bài vào vở.
GV quan sát giúp đỡ HS yếu, GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò( 2- 3’)
?chúng ta vừa học bài học vần gì?
1 HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán ( Tiết số: 16)
Số 6
I. Mục tiêu:
Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6, đọc đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; nhận biết số lượng trong phạm vi 6; vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. 
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(2’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ( 5-6’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
Gọi HS lên bảng nối số 
 	< 2 	< 3
 1 2 3 4 5
HS nhận xét - GV ghi điểm
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu số 6
+Lập số 6
GV cho HS quan sát tranh
H:Có mấy bạn đang chơi?( 5 bạn)
H:Có mấy bạn đến xin chơi? ( 1 bạn)
H:Có 5 bạn, có thêm 1 bạn đến xin chơi. Tất cả là mấy bạn?
GV: năm bạn thêm một bạn tất cả có 6 bạn.
+3-5 HS nhắc lại: có 6 bạn
+Các em lấy cho cô 5 hình tròn để trước mặt. lấy thêm 1 hình tròn nữa.
H:Năm hình tròn thêm một hình tròn tất cả có mấy hình tròn? ( 6 hình tròn)
HS nhắc lại.
Cho HS lấy 5 que tính thêm 1 que tính - HS nhắc lại: 6 que tính.
GV: Có 6 bạn, 6 hình tròn, 6 que tính đều có số lượng là 6.
+Giới thiệu số 6 in, 6 viết
GV viết mẫu và phân tích cách viết - HS viết bảng con - GV sửa sai.
+Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6
GV chỉ - HS đếm xuôi, đếm ngược
H: Số liền sau số 5 là số mấy? ( số 6)
H:Số liền trước của số 6 là số mấy? (số 5)
?Số 6 lớn hơn những số nào?( số 6 lớn hơn các số 1, 2, 3, 4, 5.)
c, Hoạt động 2: Thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
Bài 1( trang 26) : HS viết số 6
? Số 6 có độ cao mấy li?
HS viết bài. GV bao quát chung.
Bài 2( trang 27): GV nêu yêu cầu của bài
HS làm bài; HS đổi vở kiểm tra; HS đọc bài làm
H:Có mấy chùm nho xanh? Có mấy chùm nho đen? Tất cả có mấy chùm nho?
GV hỏi tương tự - HS nêu
GV: 6 gồm 5 và 1 gồm 1 và 5; 6 gồm 4 và 2 gồm 2 và 4; 6 gồm3 và 3 gồm 3 và 3
HS nhắc lại - HS nhận xét.
Bài 3( trang 27): GV nêu yêu cầu của bài
HS điền số vào ô trống - HS chữa bài.
H:Cột có số 6 cho biết có mấy ô vuông? 
H:Số 6 đứng liền sau số mấy trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5,..?
H:Trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6 số nào lớn nhất? Số nào nhỏ nhất?
Bài 4( trang 27) HS nêu yêu cầu của bài
HS điền dấu; HS chữa bài; GV chấm một số bài.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
?Chúng ta vừa học số mấy?(Số 6)
?Số 6 lớn hơn những só nào?
Nhận xét giờ học. Dặn về nhà chuẩn bị bài: số 7.
Tập viết (tiết số 4)
Mơ, do, ta, thơ
I. Mục tiêu:
HS nắm được cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết đúng. 
HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ nhỡ các chữ: mơ, do, ta, thơ.Kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở tập viết 1,tập một.
*Viết được chữ mơ.
**HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một.
Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu. 
HS: Bảng, phấn, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức( 1’)HS hát.
 2.Kiểm tra bài cũ( 5’)
HS viết bảng con: hổ, bờ
HS nhận xét, GV ghi điểm.
3.Bài mới(30’) 
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con
Gọi Hs đọc bài viết trên bảng.
?Bài viết hôm nay gồm mấy từ?( gồm 4 từ)
GV cho HS quan sát chữ: mơ; HS đọc.
H:Chữ mơ gôm có mấy con chữ? Là con chữ nào?( Gồm hai con chữ; con chữ m và con chữ ơ)
?Con chữ m và con chữ ơ cao mấy đơn vị chữ? (1 đơn vị chữ)
H:Khoảng cách giữa các con chữ cách nhau như thế nào?
Gv viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết.
HS viết bảng con; GV uốn nắn sửa sai.
Các chữ: do, ta, thơ GV hướng dẫn tương tự.
c, Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS viết vở
HS mở vở tập viết - 1 HS đọc bài viết.
GV hướng dẫn HS cách trình bầy vở.
H:Con chữ d, h, t có độ cao mấy li?
H:Những con chữ nào có độ cao bằng nhau?
Gv nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút - HS viết bài vào vở.
GV quan sát giúp đỡ HS yếu, GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò(2- 3’)
1 HS đọc bài trên bảng. Nhận xét giờ học.
Tự nhiên và Xã hội ( Tiết số: 4)
Bảo vệ mắt và tai
I. Mục tiêu:
Sau bài học hs biết:
Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: tranh vẽ
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 1’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ: 3’
H:Giờ trước các em học bài gì?
H:Nhờ đâu mà em nhận biết được các vật xung quanh?
HS trả lời, GV đánh giá bằng nhận xét.
 3.Bài mới( 30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Làm việc với sgk 
Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làmđể bảo vệ mắt và tai.
Cách tiến hành: 
GV cho HS quan sát tranh ở trang 10 trong SGK.
HS thảo luận nhóm đôi.
H:Khi có ánh sáng chiếu vào mắt, bạn trong hình vẽ lấy tay che mắt việc làm đó đúng hay sai?
H:Chúng ta có nên học tập bạn đó không?
Hoạt động cả lớp: GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp, HS nhận xét, bổ sung.
KL: Mắt là giác quan rất quan trọng trong cơ thể, chúng ta phải bảo vệ mắt.
c, Hoạt động 2: HS quan sát SGK
Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm việc gì không nên làm để bảo vệ tai.
Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS quan sát từng hình trong trang 11SGK và tập đặt câu hỏi, câu trả lời cho từng hình.
H:Hai bạn đang làm gì?
H:Theo bạn việc làm đó đúng hay sai?
H:Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau?
H: Bạn gái trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
H:Các bạn trong hình vẽ đang làm gì? Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
HS các nhóm thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ hs.
Hoạt động cả lớp: GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp, HS nhận xét, bổ sung.
+KL: Các em không nên ngoáy lỗ tai cho nhau, không nên nghe nhạc quá to
d, Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu:Tập ứng sử để bảo vệ mắt vag tai
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 nhóm.
GV nêu nhiệm vụ:
Nhóm 1: Thảo luận và phân công các bạn đóng vaitheo tình huống “ Hùng đi học về, thấy Tuấn em trai Hùngvà các bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng hai chiếc que. Nếu là Hùng em sẽ làm gì? ”
Nhóm 2: Lan đang học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và đem băng nhạc đến. Hai anh mở rất to. Nếu là Lan em sẽ làm gì?
Nhóm 3: Trọng tài 
Các nhóm thảo luận về cách ứng sử và chọn ra một cách để đóng vai.
Gọi từng nhóm lên trình bầy.
HS nhận xét, GV nhận xét, khen. 
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài.
Nhận xét giờ học.Dặn hs ôn lại bài.Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thân thể 
Nhận xét kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc