I. MỤC TIÊU:
Bước đầu biết được rrẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ .
Lễ phép,vâng lời ông bà cha mẹ.
Biết trẻ em có quyền có gia đình,có cha mẹ.
Phân biệt được các hành vi,viếc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập Đạo đức; bộ tranh về quyền có gia đình
Bài hát “ Cả nhà thương nhau ”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
tuần 7 Ngày soạn: 26-29/9/2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011 đạo đức :tiết 7 Gia đình em I. Mục tiêu: Bước đầu biết được rrẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ . Lễ phép,vâng lời ông bà cha mẹ. Biết trẻ em có quyền có gia đình,có cha mẹ. Phân biệt được các hành vi,viếc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ. II. Tài liệu và phương tiện: Vở bài tập Đạo đức; bộ tranh về quyền có gia đình Bài hát “ Cả nhà thương nhau ”. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức(1’) -Lớp hát 2. Bài cũ (2’) H. Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập ? 3. Bài mới (30’) +Khởi động: cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” a. Hoạt động 1: HS kể về gia đình mình H: Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em tên là gì? H:Anh ( chị, em) em bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy? HS tự kể trong nhóm đ kể trước lớp + Kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình. b. Hoạt động 2: HS xem tranh BT2 đ kể lại nội dung tranh. Mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh đ cử đại diện thi kể lại nội dung tranh. H. Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình? H . Bạn nào phải sống xa cha mẹ , vì sao? + Kết luận: Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống cùng gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi không được sống cùng với gia đình. Giải lao c. Hoạt động 3: HS đóng vai theo các tình huống trong BT3. GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm cho mỗi nhómđóng vai theo tình huống trong tranh – các nhóm chuẩn bị đóng vai- một nhóm lên đóng vai- HS nhận xét + Kết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép ông bà, cha mẹ. 4. củng cố- dặn dò (3’) HS nhắc lại bài. Nhắc HS chuẩn bị giờ sau. Học vần ( Tiết số: 57 + 58) Bài 27: Ôn tập I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr ; các từ ngữ và câu ứng dụng Từ bài 22 đến bài 27. - Viết được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr ; các từ ngữ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “Tre ngà”.(HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng ôn , CTV: TTV08M3 - HS: SGK, vở Tập viết, bảng, phấn, bộ chữ học vần TH. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: (1’) - Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3 -5’) -2 HS đọc bài: y, tr, y tá, tre ngà, 3 HS đọc SGK - HS viết: y tá, tre ngà, y tế( 3 nhóm)- - GV nhận xét, cho điểm 3. Dạy học bài mới: Tiết 1 (32 -35’) a. Giới thiệu bài: (2’) H: Tuần qua, chúng ta đã học những âm, chữ gì? - HS nêu,GV ghi bảng động(p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr) - GV viết vào bảng ôn - HS đối chiếu, bổ xung - GV giới thiệu bài ôn tập, ghi đầu bài - GT bảng ôn.. b. Ôn tập: ( 20 - 22’) + Ôn các chữ ghi âm: - HS lên bảng đọc các chữ ghi âm ở bảng ôn. - GV đọc âm, yêu cầu HS chỉ chữ. - GV chỉ chữ bất kì trong bảng ôn, yêu cầu HS đọc. - Gọi theo cá nhân, nhóm + Ghép chữ thành tiếng: bảng 1 * Bảng 1 - GV: Bây giờ chúng ta sẽ ghép từng âm ở cột dọc với lần lượt từng âm ở dòng ngang để tạo thành tiếng. - GV ghép mẫu: ph ghép với o, ph ghép với ô ( pho, phô, pha,) - GV yêu cầu mỗi HS ghép 1 tiếng, ghép xong, cho HS đọc lại dòng 1: pho, phô , pha, phe, phê ( cá nhân- nhóm) - Tương tự, GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và yêu cầu mỗi nhóm dắt một âm: + Tổ 1 ghép âm nh với các âm ở hàng ngang( nho, nhô, nha, nhe, nhê) + Tổ 2 ghép âm gi với các âm ở hàng ngang(gio, giô, gia, gie, giê.) + Tổ 3 ghép âm tr với các âm ở hàng ngang( tro, trô, tra, tre, trê) - Còn âm g, ng, gh, ngh, qu(làm tương tự) sau đó GV cho HS đứng tại chỗ ghép miệng GV viết vào bảng ôn. GV lưu ý HS : âm g, ng không ghép được với e, ê; gh, ngh chỉ ghép được với i, e, ê. Âm qu không đi được với o, ô. - GV cho HS đọc từng dòng(cá nhân) - Cho HS đọc xuôi, ngược bất kì H: Nhìn vào bảng cho cô biết : Trong các tiếng ghép được, thì các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào?( đứng trước) H: Các chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào?( đứng sau) - HS(cá nhân) lên bảng chỉ và đọc toàn bộ bảng ôn - GV chỉ bất kì 1 tiếng trong bảng ôn yêu cầu HS đọc trơn, kết hợp phân tích và đánh vần. - Cho HS cả lớp đọc lại toàn bộ bảng 1. * Bảng 2: H: Các em đã được học những dấu thanh nào? HS kể- GV ghi bảng ôn. -2 -3 HS đọc các dấu thanh. - Tiếp tục cho HS ghép tiếng với dấu thanh để hoàn chỉnh bảng 2. Lưu ý HS y không ghép được với dấu thanh: huyền, ngã, nặng. - HS đọc các từ đơn trong bảng 2 (cá nhân). GV chỉnh sửa phát âm cho HS - GV giúp HS phân biệt nghĩa của các từ khác nhau bởi dấu thanh. c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 5 - 6’) - GV ghi bảng, HS đọc thầm. - 1 HS đọc các từ ngữ ứng dụng trên bảng.2 HS tìm tiếng chứa âm đã học. - HS luyện đọc từ ứng dụng(cá nhân - nhóm). GV chỉnh sửa phát âm cho HS - GV đọc mẫu. - GV giải thích từ khó (tre già: chỉ cây tre đã được trồng lâu năm.) - 1 HS đọc lại d. HD viết từ ứng dụng: tre già, quả nho ( 5 - 6’) - GVđưa mẫu từ tre già, HS đọc. GV hướng dẫn cách viết và viết mẫu, lưu ý khoảng cách giữa các con chữ. - HS viết bảng con. GV nhận xét, chữa. + từ quả nho hướng dẫn tương tự. * Củng cố: 1’ H: Chúng ta vừa ôn những âm gì? - 1 HS đọc lại bài trên bảng. Tiết 2 ( 35- 37’) e. Hoạt động 3. +Luyện đọc(13-14’) * Luyện đọc bài tiết 1: ( 6- 7’) - HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS. * Đọc bài ứng dụng: ( 5 - 6’) - HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét: H: Tranh vẽ gì?(Vẽ 2 người đang xẻ gỗ và 1 người giã giò) - GV chỉ vào tranh để giải thích nghề giã giò: giã cho thịt nhỏ ra để làm giò. - GVghi bảng, HS đọc thầm. - 1 HS đọc câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò H: Trong câu tiếng nào chứa âm vừa ôn? - HS đọc tiếng, phân tích. - GV đọc mẫu câu ứng dụng, GV lưu ý HS cách đọc câu khi có dấu phẩy. - HS tập đọc câu- GV chỉnh sửa. - HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần. g. Luyện viết:(5’) - GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc. - GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. -Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - GV chấm một số bài, nhận xét, chữa lỗi. h. Kể chuyện: “tre ngà” (12-13’) - GV giới thiệu, dẫn vào câu chuyện, HS đọc tên truyện. - GV kể chuyện lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện diễn cảm . - GV kể chuyện lần 2: Kể từng đoạn chuyện có minh hoạ bằng tranh. Thánh Gióng Tranh 1: Có một em lên ba tuổi vẫn chưa biết cười nói. Tranh 2: Bỗng một hôm có người rao: vua đang cần có người đánh giặc.Chú bé liền bảo với người nhà ra mời sứ giả vào rồi chú nhận lời đi đánh giặc. Tranh 3: Từ đó chú bỗng lớn nhanh như thổi. Đợi đến lúc đã có đủ nón sắt, gậy sắt, ngựa sắt, chú liền chia tay cha mẹ, xóm làng, nhảy lên ngựa sắt ra trận. Ngựa sắt hí vang, phun lửa rồi phi thật nhanh. Tranh 4: Chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, trốn chạy tan tác. Tranh 5: Bỗng gậy sắt gẫy. Tiện tay, chú liền nhổ luôn cụm tre cạnh đó thay gậy, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Giặc sợ khiếp vía, rút chạy dài. Tranh 6: Đất nước trở lại bình yên. chú dừng tay buông cụm tre xuống. Tre gặp đất. Trở lại tươi tốt lạ thường. Vì tre vẵn nhuộm khói lửa chiến trận nên vàng óng. Đó là giống tre ngà ngày nay vẫn còn mọc ở một vài nơi trên đất nước ta. Còn chú bé với con ngựa sắt thì vẵn tiếp tục phi. Đến một đỉnh núi cao, họ dừng chân. Chú ghìm cương ngựa, ngoái nhìn lại làng xóm quê hương, rồi chắp tay từ biệt. Ngựa sắt lại hí vang, móng đập xuống đá rồi nhún một cái, đưa chú bé bay thẳng lên trời. Đời sau gọi chú là Thánh Gióng. - HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài. - Mời HS khá, giỏi kể 2- 3 đoạn theo tranh – Nhận xét, khen. H: Câu chuyện này có nhân vật nào? H: Em thấy chú bé là người thế nào? - GV rút ra ý nghĩa câu chuyện: Truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam. 4. Củng cố: 2’ - 1 HS đọc lại bài ởSGK. - GVnhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) - Hướng dẫn đọc trước bài 28. - Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 28: Chữ thường, chữ hoa. Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011 Học vần ( Tiết 59,60) Ôn tập: Âm và chữ ghi âm I. Mục đích, yêu cầu HS đọc, viết 1 cách chắc chắn các âm và chữ ghi âm. HS đọc được 1 số từ ngữ, câu. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - GV: Bảng ôn , CTV: TTV08M3 - HS: SGK, vở Tập viết, bảng, phấn, bộ chữ học vần TH. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp Hát 2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) HS nêu các âm đã học 3. Bài mới (30’) a. giới thiệu bài: giáo viên giới thiệu bài trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại ơ i a n m x ô b. Luyện đọc đ h s r k o g +GV chỉ chữ, HS đọc âm b t d l e ê + HS chỉ chữ và đọc âm c v q p y + GVghi bảng 1 số từ , học sinh quả nho ý nghĩ luyện đọc theo: cá nhân, nhóm, cả lớp. nhà ga tre ngà HS đọc các từ ngữ ứng dụng theo cá nhân, nhóm. HS luyện đọc câu ứng dụng: Quê em Hà có nghề Giải lao 2. Luyện viết: GV đọc âm, HS viết chữ vào bảng con. đ, y, t, s, m, k HS viết vào bảng con- GV uốn nắn sửa sai. GV giúp đỡ HS kém. 4. Củng cố dặn dò(3’) GV nhận xét giờ học. Tiết 2 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ (2’) HS nhắc lại bài vừa học 3. Bài mới (30’) a. Luyện tập Ôn tập các âm ghép: gh, kh, gi, ng ngh, tr, ph, nh,ch HS nhắc lại chữ và âm ghép đã học – HS nêu – GV ghi bảng HS chỉ vào các âm – HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự Ôn tập từ, câu: thợ xẻ, chì đỏ, cá kho, nho khô, phá cỗ, gồ ghề Chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá NGhỉ hè, chị kha ra nhà bé nga. giải lao b. Luyện viết: GV đọc – HS viết bảng con : gh, kh, gi, ng ngh, tr, ph, nh,ch HS viết vở: . đ, y, t, s, m, k, ng, ngh, tr, ph, nh,ch GV chấm, chữa nhận xét bài 4. Củng cố, dặn dò(3’) 2 HS đọc lại toàn bài.GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau Toán ( Tiết số: 25) Kiểm tra I. Mục tiêu: Tập trung vào đánh giá: - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10 ; đọc, viết các số, nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10. - Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam ... . - GV nhận xét, bổ sung. * Bài tập có thể làm tiếp: bài 3(cột2, 3), bài 4, bài 5(b) * HS nào làm xong, GV giao tiếp bài 3(cột 2,3), bài 4, bài 5 ý b. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS độc lập làm bài, GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ các HS đó 4. Củng cố: 2-3’ - GV tóm tắt nội dung bài: các phép cộng trong phạm vi 3, tập biểu thị các tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) - Dặn HS về học thuộc các phép cộng trong phạm vi 3; chuẩn bị bài sau: Phép cộng trong phạm vi 4. Tập viết ( Tiết số: 5) Tập viết tuần 5: cử tạ, thợ xẻ,... I. Mục tiêu: - HS viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một. ( HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.) - HS viết đúng quy trình, biết trình bày đúng khoảng cách các chữ, chữ viết liền mạch, đều nét sạch sẽ, rõ ràng. - Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ, phấn màu, KHBH... - HS: Bảng, phấn, vở TV1 III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: (1’) - HS hát. 2. Kiểm tra: 5’ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS viết bảng con: mơ, do, ta( 3 nhóm) - GV nhận xét, cho điểm. 3. Dạy bài mới. (30’) a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài:1’ - GV giới thiệu nội dung và yêu cầu luyện viết. -Yêu cầu 1, 2 HS đọc chữ mẫu trên bảng. b. Tập viết trên bảng con: (12-14’) * Từ “ cử tạ”: - GV đưa chữ mẫu, HS đọc. H: Từ “cử tạ”có mấy chữ? Khi viết, ta viết chữ nào trước, chữ nào sau? ( Viết chữ cử trước... H: Con chữ c cao mấy li? Chữ ư cao mấy li? con chữ t cao mấy li? H: Khoảng cách giữa 2 chữ như thế nào? - GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý hướng dẫn HS cách nối nét giữa 2 con chữ. - GV viết mẫu, HS viết bảng con, nhận xét, sửa sai cho HS. * Từ thợ xẻ, chữ số, cá rô... hướng dẫn quy trình tương tự. Chú ý hướng dẫn HS độ cao của các con chữ: t, r, s. Giải lao: 1p c. Viết vở: (12-14’) - Nhắc HS ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài - HS mở vở tìm bài tập viết. 1-2 em đọc bài. H: Từ cử tạ thứ hai trong dòng cách từ cử tạ thứ nhất như thế nào? ( Khoảng 1 ô) H: Từ thự xẻ thứ hai trong dòng có cách giống như từ cử tạ thứ hai không? ( có) - GV viết mẫu - Nhắc HS ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài - HS viết lần lượt từng dòng. GV quan sát,giúp đỡ HS. d. Chấm, chữa bài: (2-3’) - GV chấm tại lớp 7-10 bài, nhận xét, chữa lỗi. 4. Củng cố: (2-3’) - GVnhận xét chung về chữ viết của HS, tuyên dương những HS viết đẹp, trình bày sạch sẽ hoặc chữ viết có tiến bộ hơn so với giờ trước. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) - Dặn: Luyện viết thêm ở nhà. Chuẩn bị bài tập viết tuần 6. Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 Toán ( Tiết số: 28) phép cộng trong phạm vi 4 I. Mục tiêu: Giúp HS : - Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4. - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: KHBH, SGK, bộ TH toán 1... - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng, phấn. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 3-5’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? - 3 HS lên bảng làm bài tập, - HS dưới lớp làm vào bảng con :1+ 1 = 2 + 1 = 1 + 2 = - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài: 1’ b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 4. (12-14’) * Phép cộng: 3 + 1 = 4 - GV gắn lên bảng 3 quả cam, sau đó gắn thêm 1 quả nữa và nói: Ta có bài toán sau: 3 quả cam thêm 1 quả cam. Hỏi tất cả có mấy quả cam? H: Bạn nào giỏi nêu lại bài toán? - HS nêu bài toán: 3 quả cam thêm 1 quả cam. Hỏi tất cả có mấy quả cam? - Nhiều HS nhắc lại . H: 3 quả cam thêm 1 quả cam là mấy quả cam? - HS nêu, nhắc lại: 3 quả cam thêm 1 quả cam là 4 quả cam H: 3 thêm 1 là mấy? HS trả lời: 3 thêm 1 là 4. - GV nói: Thêm tức là cộng. H: 3 cộng 1 bằng mấy? HS trả lời, GV giới thiệu phép cộng, ghi bảng: 3 + 1 = 4 - HS đọc phép cộng: cá nhân, lớp * Phép cộng: 1 + 3 = 4 - GV yêu cầu HS lấy 1 hình vuông đặt ở nhóm bên trái, sau đó lấy thêm 3 hình vuông đặt ở nhóm bên phải. - GV cũng gắn lên bảng mô hình tương tự. H: Nhóm bên trái có mấy hình vuông? H: Nhóm bên phải có mấy hình vuông? - Yêu cầu HS dựa vào mô hình nêu bài toán, VD: Có 1 hình vuông, thêm 3 hình vuông nữa. Hỏi tất cả có mấy hình vuông? H: 1 hình vuông thêm 3 hình vuông là mấy hình vuông? H: Thêm ta làm phép tính gì? mấy cộng mấy? - HS trả lời, nêu phép tính: 1 + 3 = 4 - HS đọc phép tính: cá nhân, lớp * Phép cộng 2 + 2 = 4 hướng dẫn tương tự. * GV gắn lên bảng mô hình chấm tròn: - HS nhìn mô hình nêu các quy tắc cộng: 3 + 1 = 4 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4 * Tiến hành ghi nhớ các công thức cộng: - GV cho HS đọc : cá nhân, nhóm, cả lớp H: 3 cộng mấy bằng 4? H: Mấy cộng 2 bằng 4? H: 4 bằng mấy cộng 1? c. Hoạt động 2: Thực hành: (15 - 16’) * Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3(cột 1), 4 + Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu bài tập: Tính: H: Tính theo hàng ngang hay cột dọc? ( tính theo hàng ngang) - HS làm bài vào bảng con. 3 HS lên bảng mỗi em 1 cột - Nhận xét, chữa bài. + Bài 2. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính theo cột dọc - HS làm bài vào bảng, 3 HS lên bảng. - Nhận xét, chữa bài, lưu ý HS viết các số cho thẳng cột - Cho HS đọc kết quả bài làm. + Bài 3:( cột 1) - HS nêu yêu cầu bài tập: Viết dấu thích hợp vào chỗ trống: 1 HS lên bảng làm - HS cả lớp làm bài. - Nhận xét kết quả bài trên bảng. Đọc lại bài làm. HS, đổi bài kiểm tra chéo Lưu ý: GV có thể lệnh cho HS làm xong cột1 có thể làm tiếp cột2 + Bài 4: - GV tập cho HS nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích hợp: - GV hướng dẫn HS làm bài: HS nhìn tranh, nêu bài toán (GV gợi ý: Trên cành có mấy con chim? Có thêm mấy con chim bay đến? ) - HS nêu thành bài toán: Trên cành có 3 con chim, có thêm 1 con chim bay đến. Hỏi tất cả có mấy con chim? - Khuyến khích HS nêu nhiều bài toán khác nhau. - HS nêu phép tính thích hợp: 3 + 1 = 4 hoặc 1 + 3 = 4 *Bài tập có thể làm tiếp: cột 2 bài 3- Đọc kết quả, nhận xét. 4. Củng cố: 2-3’ - GV tóm tắt nội dung bài:bảng cộng trong phạm vi 4 - 1 -2 HS đọc lại bảng cộng - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) - Dặn HS về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4, làm bài tập và xem bài sau: Luyện tập. Tập viết ( Tiết số: 6) Tập viết tuần 6 : nho khô, nghé ọ, chú ý I. Mục tiêu: - HS viết đúng các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một. (HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.) - HS viết đúng quy trình, biết trình bày đúng khoảng cách các chữ, chữ viết liền mạch, đều nét sạch sẽ, rõ ràng. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ, phấn màu, KHBH,... - HS: Bảng, phấn, vở TV, bút chì,... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: (1’) - HS hát 2. Kiểm tra:3 - 5’ - HS viết bảng: cử tạ , thợ xẻ, cá rô - 1 HS viết bảng lớp: phá cỗ - Nhận xét, ghi điểm. 3. Dạy bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - GV giới thiệu ND và yêu cầu luyện viết. - Yêu cầu 1, 2 HS đọc chữ mẫu trên bảng. b. Tập viết trên bảng con: (12-14’) * Từ “ nho khô”: - GV đưa chữ mẫu, HS đọc. H: Từ “nho khô” có mấy chữ? Khi viết, ta viết chữ nào trước, chữ nào sau? (Viết chữ nho trước...) H: Trong từ “nho khô” con chữ h cao mấy li? Chữ k cao mấy li?(5 li) Các con chữ khác cao mấy li?(2 li) H: Khoảng cách giữa 2 chữ như thế nào? - GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý hướng dẫn HS cách nối nét giữa 2 con chữ. - GV viết mẫu, HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai cho HS. *Từ nghé ọ, chú ý, cá trê hướng dẫn quy trình tương tự. Chú ý hướng dẫn HS độ cao của các con chữ: g, r, t, r; nét nối từ các con chữ để được ngh, nét thắt của r, s bên trên dòng kẻ 2 li c. Viết vở: (12-14’) - Nhắc HS ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài - HS mở vở tìm bài tập viết. 1-2 em đọc bài. H: Từ nho khô thứ hai trong dòng cách từ nho khô thứ nhất như thế nào?(Khoảng 1 ô) H: Từ nghé ọ thứ hai trong dòng có cách giống như từ nho khô thứ hai không? ( có) - GV viết mẫu - Nhắc HS ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài - HS viết lần lượt từng dòng. GV quan sát, giúp đỡ HS. d. Chấm, chữa bài. (2-3’) - GV chấm tại lớp 7-8 bài, nhận xét, chữa lỗi. 4. Củng cố .(2’) - GVnhận xét chung về chữ viết của HS, tuyên dương những HS viết đẹp, trình bày sạch sẽ hoặc chữ viết có tiến bộ 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) - Dặn: Luyện viết thêm ở nhà. Chuẩn bị bài tập viết tuần 7. Tự nhiên - Xã hội (tiết 7) Thực hành đánh răng, rửa mặt I. Mục tiêu: Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. HS biết áp dụng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV: mô hình răng, bàn trải, kem đánh răng trẻ em, chậu, xà phòng thơm. HS: bàn chải răng, cốc, kem đánh răng, khăn mặt III.Hoạt động dạy – học. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát Bài cũ (3’) H:Để cho hàm răng không bị sâu hàng ngày chúng ta phải làm gì? Bài mới (30’) a. Khởi động: Trò chơi “Cô bảo” HS chỉ làm điều GV yêu cầu khi có từ “Cô bảo” do GV nói ở đầu. Nếu GV không nói từ đó mà em nào làm theo điều GV yêu cầu thì sẽ bị phạt. Số người bị phạt lên đến 5 người thì phải làm 1 trò vui cho cả lớp xem. b. Hoạt động 1: thực hành đánh răng Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách Cách tiến hành: + Bước 1: GV đặt câu hỏi, HS chỉ vào mô hình răng: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng. H: Hàng ngày, em quen chải răng như thế nào? 1 số HS trả lời, làm thử động tác chải răng bằng bàn chải và mô hình. GV làm mẫu trên mô hình. +Bước 2: HS thực hành đánh răng theo nhóm- GV quan sát Giải lao c. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt đúng cách Mục tiêu: biết cảch rửa mặt đủng cảch Cách tiến hành: H. Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh? HS nêu cách rửa mặt đúng cách, hợp vệ sinh đ trình diễn động tác rửa mặt đ cả lớp nhận xét. GV hướng dẫn rửa mặt mẵu. HS thực hành rửa mặt. +Kết luận: ở nhà, các em cần đánh răng, rửa mặt cho hợp vệ sinh. Các em dùng nước tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo vệ sinh. 4. Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. Nhận xét, kí duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: