Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 22

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 22

Tiết 2 + 3: Học vần

 Bài 90 : Ôn tập

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Học sinh đọc, viết được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng

từ bài 84 đến bài 90 .

- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép .

2.Kĩ năng: Rèn học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 .

3. Thái độ: GDHS yêu thích môn tiếng việt

* HSKKVH : Bước đầu nhận biết được vần có kết thúc bằng p .

II/Chuẩn bị:

Tranh minh trong sgk – bảng ôn .

 

doc 36 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 	Ngày soạn :8/1/2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày: 11/ 1/ 2010
Tiết1: Chào cờ Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2 + 3: Học vần	
 Bài 90 : Ôn tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh đọc, viết được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng
từ bài 84 đến bài 90 .
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép .
2.Kĩ năng: Rèn học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 .
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn tiếng việt
* HSKKVH : Bước đầu nhận biết được vần có kết thúc bằng p .
II/Chuẩn bị:
Tranh minh trong sgk – bảng ôn .
III. Các bước hoạt động :
 Tiết 1
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài : 
- ổn định tổ chức : 
- Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét,cho điểm. 
- Giới thiệu bài mới : Bài 90 :Ôn tập .
2.Phát triển bài:
a. Hoạt động1: Ôn tập:
*Mục tiêu: Đọc được các vần đã học
* Các bước hoạt động:
*Ôn các vần đã học 
- Giáo viên viết sẵn bảng ôn.
- Giáo viên đọc vần.
- Các vần có gì giống và khác nhau?
- Vần nào có âm đôi?
c. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
*Mục tiêu: HS đọc được từ ngữ ứng dụng
* Các bước hoạt động:
- Giáo viên viết bảng .
 đầy ắp đón tiếp ấp trứng
- Cho HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
 b. Hoạt động 2: Luyện viết từ ngữ ứng dụng
*Mục tiêu: HS viết đúng quy trình trên bảng con
* Các bước hoạt động:
 - Viết mẫu và hướng dẫn cách viết :
- Theo dõi ,sửa sai .
* Cho HS đọc lại toàn bài trên bảng .
- HS đọc bài 89 ( HS đọc c/n : 2em )
- HS viết : rau diếp, nườm nượp ( HS viết vào bảng con )
- HS viết vào vở :op, ap, ăp ,âp,ôp,ơp,.
- Đọc các vần vừa viết.
- Giống nhau : đều có p ở cuối .
- Khác nhau : a, ă,â, o, ô, ơ, e, ê, i,u, ươ, iê.
+ Vần iêp, ươp.
 - Luyện đọc vần cá nhân, đồng thanh.
- Đọc thầm, tìm tiếng chứa vần vừa ôn.
- Luyện đọc cá nhân, đồng thanh, nhóm.
- Quan sát ,nêu cách viết .
-Thực hành viết vào bảng con.
- HS đọc đồng thanh .
 Tiết 2
a. Hoạt động1: Luyện đọc: 
*Mục tiêu: Đọc được bài tiết 1 và câu ứng dụng
* Các bước hoạt động:
*Đọc bài trên bảng :
*Đọc bài trong sgk .
*Câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát và nêu nội dung của tranh minh hoạ câu ứng dụng .
- Giới thiệu câu ứng dụng :
 Cá mè ăn nổi 
 Cá chép ăn chìm
 Con tép lim dim
 Trong chùm dễ cỏ...
- Đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc .
 b. Hoạt động 2: Luyện viết:
*Mục tiêu: Viết đúng các vần từ ngữ vào vở tập viết
* Các bước hoạt động:	
- Hướng dẫn viết: đón tiếp ,ấp trứng.
- Cho HS viết bài vào vở tập viết .
- Thu vở ,chấm điểm .
- Nhận xét , tuyên dương .
c. Hoạt động 3: Kể chuyện
*Mục tiêu: Bước đầu nghe, hiểu và kể lại 1đoạn theo tranh truyện kể:Ngỗng và tép .
* Các bước hoạt động:
 - Giáo viên giới thiệu
- Kể chuyện lần 1 toàn bộ câu chuyện theo tranh minh hoạ .
- Kể lần 2 theo thứ tự từng tranh , cho HS quan sát nêu nội dung của từng trang ,tập kể trong nhóm .
- Mời đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp .
+Theo dõi ,bổ sung .
*ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.
- Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Kết luận:
- Cho HS đọc bài trong SGK
 - Nhận xét giờ học.
- HS luyện đọc: đt, c/n,tiếp nối .
+ Bảng ôn .
+Các từ ngữ ứng dụng 
- Quan sát nhận xét tranh số 2 .
- Đọc thầm - tìm tiếng chứa vần vừa ôn.
- Đọc câu ứng dụng.
- Đọc tiếp nối câu ứng dụng.
- Luyện đọc toàn bài: c/n - đt.
- Quan sát .
- HS viết bài vào vở tập viết mỗi từ 1 dòng.
- Thu vở :cả lớp.
- Đọc tên truyện kể: 2 em .
- Nghe ,nhớ nội dung câu chuyện .
- HS quan sát thảo luận và tập kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm kể theo nội dung của từng tranh .
+T1: Một hômđãi khách.
+ T2: Đôi vợ chồngcủa chúng.
+ T3: Sáng hôm sau..nữa.
+ T4: Vợ chồng nhà Ngỗng thoát chết.
- HS kể : 4 em kể nối tiếp (mỗi em 1 tranh)
- 1-2 em.
- Đọc đt toàn bài trong sgk .
- Chuẩn bị bài 91: oa- oe .
Tiết 4 : Toán.
$ 85 : Giải toán có lời văn.
I.Mục tiêu .
1. Kiến thức: Hiểu đề toán: cho gì? hỏi gì? Biết bài giải gồm : Câu lời giải , phép tính , đáp số .
2.Kĩ năng: - Bước đầu tập cho học sinh làm quen giải bài toán, trình bày bài toán.
3. Thái độ: Ham thích học toán 
* HSKKVH: Làm quen với bài toán .
II/Chuẩn bị:
- HS có đầy đủ SGK.
III .Các bước hoạt động 
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ : 
+Bài toán có lời văn thường có những gì?( có các số đã cho và câu hỏi) 
- Giới thiệu bài mới : Giải toán có lời văn.
2. Phát triển bài :
a.Hoạt động1: Giới thiệu cách giải bài toán và trình bày bài giải:
*Mục tiêu: Biết bài giải gồm : Câu lời giải , phép tính , đáp số .
* Các bước hoạt động:
- Cho HS quan sát tranh bài toán 1(117) và đọc bài toán.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì ?
*Giáo viên tóm tắt lên bảng.
 Có : 5 con gà
 Thêm : 4 con gà
 Có tất cả :.con gà?
- Muốn biết nhà An có tất cả bao nhiêu con gà ta làm thế nào ?
- Cho HS nêu phép tính ?
- Cho HS nêu câu trả lời?
*Hướng dẫn viết bài giải.
 Bài giải.
 Nhà An có tất cả :
 5 + 4 = 9 ( con gà )
 Đáp số: 9 con gà.
Giáo viên nêu lại từng phần.( chỉ bảng )
b. Hoạt động 2: Thực hành .
*Mục tiêu: Bước đầu làm quen giải các bài toán
* Các bước hoạt động:
*Bài 1 : (117)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng ta làm thế nào?
Gv nhận xét tuyên dương
Bài 2 (118)
- Cho HS đọc đề và phân tích đề:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
- HD cách giải : muốn biết có tất cả bao nhiêu bạn ta làm tính gì ?
- Cho HS thực hành giải vào sgk.
* Bài 3 (118)
Thực hiện tương tự bài 1 và 2.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
? Làm thế nào để biết có tất cả bao nhiêu con vịt.
3. Kết luận:
- Muốn trình bầy bài toán có lời văn em phải chú ý điều gì ?
- Hướng dẫn tự học ở nhà .
- HS đọc đầu bài.
- Quan sát tranh sách giáo khoa.
- Đọc đề toán 2- 3 em.
- Nhà An có 5 con gà mẹ mua thêm 4 con gà nữa.
- Nhà An có tất cả mấy con gà ?
- 1 số em nêu lại bài toán .
- Ta làm tính cộng.
- Lấy 5 + 4 = 9
+Như vậy nhà An có 9 con gà.
 (HS nhắc lại.)
- Quan sát.
- HS đọc lại bài giải.
- HS nêu bài toán : 2,3 em.
- Viết số thích hợp vào phần tóm tắt.
 * Tóm tắt:
 An có : 4 quả bóng.
 Bình có : 3 quả bóng.
 Cả hai bạn có :.quả bóng?
- BT cho biết An có 4 quả bóng, bình có 3 quả bóng.
- BT hỏi cả hai bạn có bao nhiêu quả bóng.
+Ta làm tính cộng-
 HS đọc câu lời giải,viết phép tính giải và đáp số.
- Đọc lại toàn bộ bài giải.
 Bài giải:
 Cả hai bạn có :
 4 + 3 = 7 ( quả bóng )
 Đáp số : 7 quả bóng.
- HS đọc đề : 2 em.
+BT cho biết tổ em có 6 bạn ,có thêm 3 bạn nữa.
+BT hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu bạn.
 * Ghi tóm tắt: 
 Có : 6 bạn 
 Thêm : 3 bạn
 Có tất cả : bạn ?
+ Làm tính cộng.
 Bài giải:
 Tổ em có tất cả là: 
 6 = 3 = 9 ( bạn ) 
 Đáp số: 9 bạn
- HS đọc đề.
- Viết số vào phần tóm tắt.
- Ta làm tính cộng.
 - HS nêu lời giải và trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Đàn vịt có tất cả là:
 5+4= 9( con vịt )
 Đáp số : 9 con vịt.
- Lớp nhận xét và sửa.
Tiết 5: Đạo đức 
 $ 22 : Em và các bạn (tiết 2)
I.Mục tiêu.
 1. Kiến thức: Bước đầu biết được :Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao cùng bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái , giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi .
2.Kĩ năng: Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi . 
3. Thái độ: Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh . 
II/Chuẩn bị:
- Bút màu, giấy vẽ.
- Bài hát: lớp chúng ta đoàn kết.
III . Các bước hoạt động :
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài : 
- ổn định tổ chức: 
- kiểm tra bài cũ: 
Khi cùng học cùng chơi với bạn em lên làm gì?
- Giới thiệu bài mới: Khởi động HS hát tập thể bài : Lớp chúng mình đoàn kết 
2. Phát triển bài :
a.Hoạt động1: Đóng vai
*Mục tiêu: HS đóng thể hiện được vai diễn.
* Các bước hoạt động:
Giáo viên chia nhóm.
- Mỗi nhóm đóng vai một tình huống cùng học chơi với bạn.
- Em cảm thấy thế nào khi được bạn cư xử tốt.
- Khi em cư xử tốt với bạn thì thái độ của bạn đối với em như thế nào ?
KL: cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn va cho chính mình, em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn.
b. Hoạt động 2 : HS thi vẽ tranh về chủ đề : bạn em.
*Mục tiêu: HS vẽ được tranh về chủ đề bạn em .
* Các bước hoạt động:
Giáo viên nêu yêu cầu và vẽ tranh.
Giáo viên nhận xét khen ngợi.
3. Kết luận:
? Trẻ em có quyền gì ?
? Em phải làm gì để có nhiều bạn?
- HS thảo luận .
Sử dụng các tình huống trong tranh 1, 3, 5, 6 bài tập 3.
Các nhóm đóng vai trước lớp.
HS trả lời: “ vui”
Bạn yêu quý em.
- HS vẽ tranh.
- Trưng bầy tranh.
- Được học tập, được vui chơi có quyền tự do kết giao bạn bè.
- Biết cư xử tốt, với bạn khi học khi chơi.
 ngày soạn; 09 / 1 /2010
 Ngày giảng : Thứ ba ngày: 12 / 1/ 2010
Tiết 1 : Thể dục
 $ 22 : Bài thể dục- Trò chơi vận động.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở , tay , chân , của bài thể dục phát triển chung 
- Bước đầu thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung 
- Bước đầu làm quen với trò chơi : nhảy đúng, nhảy nhanh và tham gia chơi được 
2.Kĩ năng:- Thực hiện được 4 động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
3. Thái độ: Tự giác tích cực .
II/Chuẩn bị:
- Sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
III . Các bước hoạt động :
 Nội dung 
 Phương pháp tổ chức
 a.Hoạt động1: Phần mở đầu.
*Mục tiêu: Nắm được nội dung yêu cầu bài học .
* Các bước hoạt động:
* Nhận lớp
- Kiểm tra CSVC, kiểm tra sĩ số.
- Phổ biến nội dung , yêu cầu buổi tập.
* Khởi động.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Giậm chân tại chỗ.
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn.
 b. Hoạt động 2: Phần cơ bản.
*Mục tiêu: Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở , tay , chân vặn mình của bài thể dục . Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục . 
* Ôn 4 động tác thể dục đã học.
 + Vươn thở
 + Tay 
 + Chân
 + Vặn mình
* Học động tác bụng.
- Phân tích ĐT:
*Nhịp 5, 6 ... n thiết rửa rau trước khi ăn.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS chia nhóm 2.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ thêm .
+ Cây rau được trồng ở đâu ?
+Bạn thích ăn loại rau nào ?
+Ăn rau có ích lợi gì ?
+ Những ai thích ăn rau ?Tại sao ?
+Trước khi dùng rau làm thức ăn ta phải làm gì ?
*Kết luận : Ăn rau có lợi cho sức khoẻ,
c.Hoạt động3:Trò chơi: Đố bạn rau gì ?
*MT: HS được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã được học.
* Các bước hoạt động:
- Giáo viên gọi HS xung phong lên bảng dùng khăn bịt mắt lại đưa cho mỗi em 1 cây rau: đoán xem đó là cây rau gì ?Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc.
- Theo dõi,tuyên dương.
3. Kết luận:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Hướng dẫn tự học.
- Một số HS nêu: cây rau cải, cây rau muống , cây rau cần.
- HS thảo luận nhóm( lớp chia 3 nhóm)
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bầy, chỉ và giới thiệu cây.
+ Su hào, cà rốt, bắp cải, xà lách....
- Rau cải, xà lách.
- Rau su hào. Cải củ, cà rốt.
- Súp lơ, thiên lí.
- Su su, bí, cà chua.
( HS lên bảng chỉ tên các loại rau )
- HS quan sát.
- HS nêu và chỉ:
*HS thảo luận nhóm 2.
- HS quan sát, đọc câu hỏi và trả lời 3 câu rồi hỏi nhau trước lớp:
+Trong vườn, ngoài ruộng.
+HS nêu.
+Ăn rau có lợi cho sức khoẻ...
+Ăn rau ngon, bổ.
+Ta phải rửa sạch.
+Vì rau có nhiều chất bụi bẩn bám vào và phân bón.
- HS chơi thử.
-Mỗi tổ 1 em xung phong lên bảng đứng thành hàng ngang.
- HS dùng tay xờ hoặc ngắt lá để ngửi.
 Ngày soqn : 12 / 1 /2010
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 15 /1 /2010
Tiết 1: Toán.
$ 88 : Luyện tập
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết giải bài toán và trình bày bài giải ; biết thực hiện cộng , trừ các số đo độ dài .
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải và trình bày bài giải của toán có lời văn.
- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với đơn vị đo bằng cm.
3. Thái độ: Ham thích học toán	
* HSKKVH: Bước đầu làm quen với toán có lời văn .
III.Các bước hoạt động :
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới:
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Cá nhân
*Mục tiêu: Biết giải bài toán và trình bày bài giải
* Các bước hoạt động:
*Bài 1(122) :
- Cho HS đọc đề toán,phân tích đề toán.
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng:
 Có : 4 bóng xanh
 Có : 5 bóng đỏ
 Có tất cả : quả bóng?
+Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả bóng em làm thế nào?
- Cho HS giải vào vở , gọi 1 em lên bảng giải.
- Theo dõi , sửa sai.
*Bài 2(122):
- Thực hiện tương tự.
 Tóm tắt:
 Có : 5 bạn nam
 Có : 5 bạn nữ
 Có tất cả : bạn?
b. Hoạt động 2: Nhóm
*Mục tiêu: Giải được bài toán theo nhóm. 
* Các bước hoạt động:
*Bài 3(122):
- Cho HS làm theo nhóm trên bảng phụ .
 Tóm tắt:
 Có : 2 gà trống
 Có : 5 gà mái
 Có tất cả :con gà?
c.Hoạt động3: Bảng con
*Mục tiêu: ; Biết thực hiện cộng , trừ các số đo độ dài .
* Các bước hoạt động:
*Bài4(122): Tính ( theo mẫu)
- HD cách tính rồi cho HS làm bài vào bảng con.
- Theo dõi , sửa sai.
3. Kết luận:
- Chốt lại nội dung bài luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc đầu bài.
- HS đọc đề toán: 2 em
+BT cho biết An có 4 bóng xanh và 5 bóng đỏ.
+BT hỏi An có tất cả bao nhiêu quả bóng?
- Em làm tính cộng. 
- HS giải vào vở , 1 em lên bảng giải.
* HSKK điền được số vào tóm tắt .
 Bài giải:
 An có tất cả là:
 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số : 9 quả bóng.
- HS đọc , phân tích bài toán và giải:
 Bài giải:
 Tổ em có tất cả là:
 5 + 5 = 10 (bạn)
 Đáp số : 10 bạn.
HS đọc tóm tắt,phân tích tóm tắt rồi giải:
HS làm theo nhóm trên bảng phụ .
 Bài giải:
 Có tất cả số gà là:
 2 + 5 = 7 (con gà)
 Đáp số : 7 con gà.
- HS làm bài vào bảng con:
7cm +1cm =8cm ; 5cm-3cm=2cm
14cm+5cm =19cm ; 17cm-7cm=10cm
Tiết 2+3 : Học vần
 Bài 94: oang- oăng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc và viết được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. 
- Học sinh đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài .
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
2.Kĩ năng: : Bước đầu đọc và viết được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài .
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn tiếng việt
* HSKKVH : Bước đầu nhận biết được vần
II/Chuẩn bị:
Tranh minh họa trong sách giáo khoa . 
Bộ thực hành TV – SGK .
III Các bước hoạt động .
Tiết 1
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức :
- Kiểm tra bài cũ: 
 GV nhận xét ,cho điểm .
- Giới thiệu bài mới : Bài 94: oang – oăng.
2. Phát triển bài :
a. Hoạt động1: Dạy vần mới
*Mục tiêu: Nhận biết được oang , oăng , vỡ hoang , con hoẵng . 
* Các bước hoạt động:
* Dạy vần oang :
 *GV giới thiệu vần, viết bảng : oang. 
+Vần oang gồm mấy âm ghép lại ?
- Cho HS so sánh vần oang với vần oa ?
- Cho HS cài bảng vần oang.
- Muốn có tiếng hoang ta phải thêm âm và dấu gì ?
- Viết bảng : hoang
- Giới thiệu và rút ra từ khóa .
* Dạy vần oăng :
- Dạy tương tự như dạy vần oang.
b. Hoạt động 2: Luyện viết
*Mục tiêu: HS viết đúng quy trình trên bảng con
* Các bước hoạt động:	
- Viết mẫu, cho HS quan sát, nêu cấu tạo và quy trình viết: oang, vỡ hoang
- Cho HS viết vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
- Viết: oăng , con hoẵng 
 hiệu vần, viết bảng.
, giúp đỡ.x nghiệp...................................................................... c. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
*Mục tiêu: HS đọc được từ ngữ ứng dụng
* Các bước hoạt động:
 - Cho HS đọc các từ ngữ ứng dụng .
 áo choàng liến thoắng
 oang oang dài ngoẵng
- Đọc mẫu và giải thích các TNUD .
- Cho HS đọc lại bài .
- HS viết bảng con : học toán, khoẻ khoắn.
- Cho HS đọc bài 93 : oan – oăn (Đọc c / n : 2 em
- Đọc theo cô: oang– oăng (ĐT)
- Phân tích: vần oang gồm âm o đứng trước ,âm a đứng giữa, âm ng đứng sau .
- GN : đều bắt đầu bằng o và a.
- KN : oang có kết thúc bằng ng
- HS đánh vần đọc trơn : o/a/ngờ/oang
- Cài bảng vần oang
- Thêm âm h .
- Cài thẻ chữ : hoang
- Đánh vần :hờ/oang/hoang/.
- Phân tích :Tiếng hoang gồm âm h đứng trước vần oang đứng sau .
- Đọc trơn : c/n , đt.
HS đọc trơn: vỡ hoang
-HS đọc tổng hợp tiếng-từ khoá.
 Viết bảng con: oang , oăng ,vỡ hoang , con hoẵng
- HS đọc thầm, gạch chân tiếng chứa vần mới học..
- Đọc trơn từ ngữ ứng dụng : c/n , đt.
- Đọc lại toàn bài trên bảng .
Tiết 2
a. Hoạt động1: Luyện đọc: (10’)
*Mục tiêu: Đọc được bài tiết 1 và câu ứng dụng
* Các bước hoạt động:
* Cho HS đọc lại bài tiết 1 trên bảng.
- Cho HS đọc bài trong sgk (24).
- Theo dõi ,sửa sai .
*Cho HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng và nêu nội dung của tranh .
- Giới thiệu câu ứng dụng .
b. Hoạt động 2: Luyện viết: (10’)
*Mục tiêu: Viết đúng các vần từ ngữ vào vở tập viết
* Các bước hoạt động:	
*Giáo viên viết mẫu.
- H dẫn viết : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- Cho HS viết bài vào vở tập viết .
*Thu vở của HS chấm điểm,nhận xét tuyên dương.
c. Hoạt động 3: Luyện nói: (10’)	
*Mục tiêu: - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề : Con ngoan , trò giỏi .
* Các bước hoạt động:
Cho HS đọc tên chủ đề luyện nói .
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận nội dung của tranh 
+Tranh vẽ ai? Các bạn mặc như thế nào? 
+ áo choàng và áo len thường mặc vào mùa nào?
+ áo nào mặc vào mùa hè?
+Kể tên loại áo mà em đang mặc?
 *Nhận xét ,tuyên dương .
3. Kết luận:
- Cho HS tìm tiếng có chứa vần : oang , oăng
- Cho HS đọc lại toàn bài .
- Nhận xét giờ học .
- Về nhà chuẩn bị bài 95 : oanh , oach.
- Luyện đọc c/n ,tổ ,đt ,nối tiếp .
- Luyện đọc c/n ,tổ ,đt.
Quan sát tranh 3 nhận xét.
 - Đọc thầm câu ứng dụng.
 - Tìm tiếng có vần, mới học.
 - Đọc trơn bài ứng dụng: c/n,tổ,lớp.
* Đọc toàn bài SGK.
- HS thực hành viết bài vào vở tập viết :mỗi vần và từ một dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Thu vở .
- Đọc tên chủ đề luyện nói: Con ngoan, trò giỏi.
Thảo luận nhóm 2 
- Cá nhân trình bày trước lớp :
+Bạn nữ mặc áo choàng, bạn nam bên phải mặc áo choàng, bạn nam bên trái mặc áo sơ mi.
+áo sơ mi mặc vào mùa hè.
+HS lần lượt kể trước lớp.
- HS thi đua tìm theo tổ .
- Đọc lại toàn bài đt 1 lần .
Tiết 4: Thủ công.
 $ 22 : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
2.Kĩ năng: Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo. 
3. Thái độ: HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
II/Chuẩn bị:
- GV và HS có đủ bút chì, thước kẻ, kéo và một tờ giấy vở HS.
III. Các bước hoạt động :
I. ổn định tổ chức: (1) 
II.Kiểm tra bài cũ: (2) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Dạy – học bài mới:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới:
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
*MT: HS nhận biết được bút chì, thước kẻ, kéo là một số dụng cụ để học thủ công.
* Các bước hoạt động:
- GV nêu và ghi tên đầu bài.
- GV cho HS quan sát và giới thiệu từng dụng cụ: + Bút chì.
 + Thước kẻ.
 +Kéo . 
b. Hoạt động 2: HD HS thực hành
*MT:HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
* Các bước hoạt động:
* HD cách sử dụng bút chì:
- Bút chì gồm: thân bút và ruột bút.
- Khi sử dụng: cầm bút chì ở tay phải bằng 3 đầu ngón tay như khi viết.
- Khi sử dụng bút chì để vẽ,viết người ta đưa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy.
* HD cách sử dụng thước kẻ:
- Thước kẻ có 2 loại:bằng nhựa hoặc bằng gỗ.
- Khi sử dụng, tay trái cầm thước tay phải cầm bút.
* HD cách sử dụng kéo:
- Kéo gồm 2 bộ phận : lưỡi và cán.
- Khi sử dụnh: tay phải cầm kéo, 
- Khi cắt: tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo
c .Hoạt động3: Thực hành
*MT: HS sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
* Các bước hoạt động:
*HD HS kẻ và cắt được đoạn thẳng:
- GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách kẻ và cắt đường thẳng.
- Cho HS thực hành kẻ và cắt đường thẳng.
3. Kết luận: 
- Nhận xét ý thức học tập của HS . 
- HS đọc tên đầu bài.
- HS quan sát và lấy bút chì, thước kẻ, kéo của mình đặt lên bàn.
- HS quan sát.
 - HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS thực hành.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc