Tuần 32 Ngày soạn : 2 / 4 / 2007.
Ngày giảng : Thứ hai ngày 5 / 4 / 2010.
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 + 3: Tập đọc
Hồ Gươm
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Hồ Gươm là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội.
-Trả lời được câu hỏi 1, 2( SGK )
2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến thiên nhiên đất nước.
*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.
Tuần 32 Ngày soạn : 2 / 4 / 2007. Ngày giảng : Thứ hai ngày 5 / 4 / 2010. Tiết 1: Chào cờ Lớp trực tuần nhận xét. Tiết 2 + 3: Tập đọc Hồ Gươm I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài : Hồ Gươm là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội. -Trả lời được câu hỏi 1, 2( SGK ) 2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến thiên nhiên đất nước. *HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng. II.Chuẩn bị: - Tranh minh họa sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc bài: “ Hai chị em”. + Cậu em trong bài là người như thế nào? - Nhận xét, cho điểm. c. Giới thiệu bài mới: - Cho HS quan sát tranh và giới thiệu. 2. Phát triển bài: a.Hoạt động1: Hướng dẫn HS luyện đọc: *Mục tiêu: - Bước đầu học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó. * Các bước hoạt động : a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Nhấn giọng ở các từ tả vẻ đẹp của Hồ Gươm. b. Học sinh luyện đọc: *Luyện đọc tiếng, từ ngữ: - GV cho HS nêu các tiếng, từ ngữ khó đọc trong bài, HS phân tích rồi luyện đọc. * Giảng từ: khổng lồ( rất to): xum xuê( tươi tốt). * Luyện đọc câu: - Chỉ cho HS đọc nhẩm rồi luyện đọc c/n từng câu. - Hd cách đọc rồi cho HS đọc nối tiếp từng câu. *Luyện đọc đoạn, bài: - Bài gồm mấy đoạn? - Cho HS đọc từng đoạn. - Cho HS đọc cả bài. - Giáo viên và lớp nhận xét. b. Hoạt động 2: Ôn lại các vần ươm, ươp. *Mục tiêu: Tìm được tiếng trong bài có vần ươm, ươp. Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp. * Các bước hoạt động: a. Tìm tiếng trong bài có vần ươm? => Ôn lại vần ươm, ươp. b. Nói câu chứa tiếng ngoài bài có vần ươm, ươp? - Theo dõi, tuyên dương. - Hát. - Đọc c/n: 2-> 3 em. + Là người ích kỷ, không cho chị cùng chơi đồ chơi. - Quan sát. - Theo dõi, đọc thầm. - HS nêu phân tích rồi luyện đọc: Hồ Gươm, khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. - HS luyện đọc từng câu. - Mỗi em đọc một câu cho hết 1 vòng. - Bài gồm 2 đoạn. - Luyện đọc nối tiếp từng đoạn: 2-> 3 lần. - Luyện đọc cả bài: c/n, nhóm, lớp. - Đọc yêu cầu: 2 em. + HS tìm nhanh: Hồ Gươm. - Đọc yêu cầu- nói câu mẫu: 2 em. - HS thi đua nói nhanh: - Đọc yêu cầu: 2 em. + Củi cháy rất đượm. + Chúng em chơi cướp cờ. Tiết 2 a.Hoạt động1: Tìm hiểu bài và luyện đọc: *Mục tiêu: Hiểu nội dung bài , trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK * Các bước hoạt động: a. Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc: + Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu? + Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ trông như thế nào? * Gv đọc mẫu lại toàn bài. - Cho HS luyện đọc lại bài. + Nhận xét, cho điểm. b. Chơi trò chơi: Nhìn cảnh, tìm câu văn tả cảnh? - Cho HS nhìn tranh nói câu văn tả cảnh có trong bài. - Theo dõi, tuyên dương. 3. Kết luận: - Chốt lại nội dung bài. - Về nhà tìm ảnh chụp về quê hương hoặc của nước ta. - Nhận xét giờ học - Đọc đoạn 1: 2 em. - Đọc câu hỏi 1: 2 em. + Hồ Gươm là cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. - Đọc đoạn 2: 2 em - Đọc câu hỏi 2: 2 em. + Trông giống như 1 chiếc gương hình bầu dục khổng lồ sáng long lanh. - HS xem cảnh đẹp Hồ Gươm (SGK) - Đọc cả bài: 5->7 em - Nêu yêu cầu. - HS nói trong nhóm. - HS nói trước lớp: 3-> 4 em. + Tranh 1: Cầu Thê Húc màu son cong như một con tôm. + Tranh 2: Đền Ngọc Sơn lấp ló bên gốc đa già. + Tranh3: Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất giữa hồ cỏ mọc xanh um. - Chuẩn bị bài: Luỹ tre. Tiết 4: Toán $ 125: Luyện tập chung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ) số có 2 chữ số, tính nhẩm, - Biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài ,đọc giờ đúng trên đồng hồ. 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ) số có 2 chữ số, tính nhẩm, - Biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài ,đọc giờ đúng trên đồng hồ. 3. Thái độ: Ham thích học toán * HSKKVH: Làm quen với cách cộng, trừ số có 2 chữ số. II. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: c. Giới thiệu bài mới: 2. Phát triển bài: a.Hoạt động1: *Mục tiêu: Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ) số có 2 chữ số, tính nhẩm. Biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài. * Các bước hoạt động: * Bài 1(168): Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm bài vào vở. => Củng cố về cộng và trừ. * Bài 2(168): Tính - GV nêu cách thực hiện. - Nhận xét, cho điểm. * Bài 3(168): Thực hành đo độ dài. - Gv nêu cách đo. b. Hoạt động 2: *Mục tiêu: Đọc giờ đúng trên đồng hồ. * Các bước hoạt động: * Bài 4(168): Nối đồng hồ với các câu thích hợp. 3. Kết luận: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập 1, 2 vào vở. - HS làm vào vở: * HSKK làm cột 1 37 47 49 39 52 56 21 23 20 16 14 33 58 24 69 23 66 23 - Tính từ trái sang phải 23 + 2 + 1 = 26 40 + 20 + 1 = 61 90 – 60 – 20 = 10 - Đo độ dài cạnh AB và BC rồi cộng lại: 6 cm + 3 cm = 9 cm - Dùng thước đo trực tiếp đoạn AC => AC = 9 cm - HS đọc yêu cầu. - HS quan sát mặt đồng hồ đọc – nối: + Bạn An ngủ dậy lúc 6 giờ sáng. + Bạn An tưới hoa lúc 5 giờ chiều. + Bạn An ngồi học lúc 8 giờ sáng. Tiết 5: Đạo đức $32:An toàn giao thông tại xã Long Phúc (Tiết 1) I. Mục tiêu: - HS hiểu được một số biển hiệu đi trên đường bộ tại xã Long Phúc. - Thực hiện và tham gia luật giao thông đúng quy định. II. Lên lớp Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: c. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp 2. Phát triển bài: a. Hoạt động 1: Cho HS quan sát tranh sách giáo khoa. *Mục tiêu: - HS hiểu được một số biển hiệu đi trên đường bộ tại xã Long Phúc. * Các bước hoạt động: + Khi đi học về đi trên đường em phải đi như thế nào? + Đến trường học em đi phía đường nào? + Tại sao em không đi dưới lòng đường? + Em ngồi sau xe máy, xe đạp của bố, mẹ khi lên ( xuống) xe phải lên như thế nào? + Khi đi tới ngã ba, ngã tư , muốn qua đường em phải chú ý điều gì? 3. Hoạt động 2: Trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”. - Theo dõi, tuyên dương. 3. Kết luận: - Nhận xét giờ học. - Thực hiện tốt luật an toàn giao thông nơi đường bộ. - HS quan sát tranh SGK bài 2, 3 - HS liên hệ thực tế tới bản thân mình + Em đi bên phải đường. + Em đi sát lề đường bên phải. + Không may đâm vào ô tô, xe máy xảy ra tai nạn giao thông. + Lên bên phải, cẩn thận. + Phải đưa tay xin đường, đợi cho xe máy, ô tô qua hết mới đi. - Chấp hành luật lệ an toàn giao thông. * HS chia 2 nhóm chơi, một bạn cầm đèn hiệu, khi có tín hiệu đèn đỏ, 2 nhóm phải dừng lại, tín hiệu xanh được đi. Ngày soạn : 3/ 4 / 2010. Ngày giảng : Thứ ba ngày 6 / 4 / 2010. Tiết 1: Thể dục $32:Bài thể dục - Trò chơi vận động . I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung ( Thực hiện theo nhịp hô nhưng có thể chậm). - Biết cách tâng cầu cá nhân hoặc chuyền cầu theo nhóm 2 người ( bằng bảng cá nhân hoặc bằng vợt gỗ). 2.Kĩ năng: - Tập các động tác thể dục thành thạo. - Tham gia vào trò chơi một cách chủ động. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong giờ học. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường. - Chuẩn bị còi, quả cầu. III . Các hoạt động dạy và học: Nội dung Phương pháp tổ chức a.Hoạt động1: Phần mở đầu. *Mục tiêu: Nắm được nội dung yêu cầu bài học . * Các bước hoạt động: 1. Nhận lớp: - Kiểm tra CSVC, kiểm tra sĩ số. - Phổ biến ND, yêu cầu buổi tập. 2. Khởi động: - Đứng vỗ tay, hát, xoay khớp cổ tay, cổ chân, gối, hông - Chạy nhẹ nhàng - Đi thường, hít thở sâu. b. Hoạt động 2: Phần cơ bản: *Mục tiêu: Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung . Biết cách tâng cầu cá nhân hoặc chuyền cầu theo nhóm 2 người ( bằng bảng cá nhân hoặc bằng vợt gỗ). * Các bước hoạt động: 1. Ôn bài thể dục phát triển chung: + Vươn thở. + Tay. + Chân. + Vặn mình. + Bụng. + Phối hợp. + Điều hoà. 2. Tâng cầu: Chuyền cầu theo nhóm hai người. 3. Kết luận: 1. Hồi tĩnh: - Đi thường theo nhịp. - Tập động tác điều hòa - Trò chơi: Bóng lăn 2. Xuống lớp: - Hệ thống bài học. - Cho HS vào lớp. x x x x x x * GV x x x x * GV (ĐHNL) - Thành một hàng dọc. - Lần 1: GV hô - Lần 2: Cán sự hô + Các tổ thi đua tập + Chia tổ luyện tập + Tổ trưởng điều khiển - GV uốn nắn, giúp đỡ x x x x x x x x x x x x * GV (ĐHTL) - HS chơi trò chơi theo tổ. - GV theo dõi, tuyên dương. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x * GV (ĐHXL) Tiết 2: Chính tả Bài viết: Hồ Gươm. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhìn bảng , chép lại và trình bày đúng đoạn: “ Cầu Thê Húc màu son” đến “ cổ kính” : 20 chữ trong khoảng 8 – 10 phút. - Điền đúng vần: ươm, ươp; chữ c hay k vào chỗ trống. - Làm được bài tập 2 , 3( SGK) 2.Kĩ năng: Bước đầu nhìn bảng chép lại và trình bày đúng đoạn: “ Cầu Thê Húc màu son” đến “ cổ kính” 3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. *HSKKVH : Viết 1/2 yêu cầu của bài. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. c. Giới thiệu bài mới: - Tập chép bài: “ Hồ Gươm”. 2. Phát triển bài: a.Hoạt động1: HD học sinh tập chép *Mục tiêu: Nhìn bảng , chép lại và trình bày đúng đoạn: “ Cầu Thê Húc màu son” đến “ cổ kính” * Các bước hoạt động: - GV đọc đoạn văn cần viết, cho HS đọc - Đọc cho HS viết bảng con một số từ ngữ dễ viết sai: Hồ Gươm, Thê Húc, Ngọc Sơn, cổ kính, Tháp Rùa, - Theo dõi, sửa sai. *GV hướng dẫn cách trình bày bài: Đầu bài viết cỡ nhỡ, viết ra giữa trang vở. Đầu câu viết chữ hoa. - Cho HS viết bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn HS viết. - GV đọc lại từng chữ trên bảng cho HS đổi vở soát lỗi. - Chữa lỗi phổ biến lên bảng. * Thu vở, chấm điểm, sửa lỗi sai. - Nhận xét, tuyên dương. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập: *Mục tiêu: Điền đúng vần: ... i trời lặng gió cây cối đứng yên, gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động, gió mạnh hơn làm cho cây cối nghiêng ngả. b. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. *Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ. * Các bước hoạt động: * Bước 1 - GV nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát. + Nhìn xem các lá cây, ngọn cỏ ngoài trời có lay động hay không? Từ đó em rút ra kết luận gì? *Bước 2: - GV tổ chức cho HS ra ngoài trời làm việc theo nhóm. - GV giúp đỡ KTHS * Bước 3: - GV tập hợp cả lớp chỉ định đại diện 1 vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. * Chơi chong chóng. * Cách chơi: - Gió nhẹ: cầm chong chóng chạy từ từ. - Gió mạnh: Chay nhanh hơn để chong chóng quay tít. - Trời lặng gió: Dừng lại để chong chóng ngừng quay. + Chong chóng muốn quay được cũg phải có gì? 3. Kết luận: + Khi trời gió nhẹ thì cây cối, ngọn cỏ như thế nào? + Khi trời gió mạnh thì cây cối, ngọn cỏ như thế nào? + Khi trời lặng gió thì cây cối, ngọn cỏ như thế nào? - HS quan sát SGK bài 32. - Thảo luận nhóm 2 các câu hỏi ở SGK. + Hình lá cờ bay. + Hình ngọn cỏ cong. + Gió thổi mạnh làm cho lá cờ và ngọn cỏ bay đi bay lại. + Khi trời không gió. + Mát người, tà áo, vát bay, tóc bay. + HS nêu: - HS quan sát hình cậu bé đang quạt. - Nhiều em nêu: Mát người, tóc bay, thoải mái, dễ chịu. - HS trình bầy trước lớp, một em hỏi, một em trả lời. - HS ra sân quan sát- rút ra kết luận. - HS thảo luận nhóm. - Báo cáo kết quả. - Quan sát GV hướng dẫn. - HS chơi thử. - HS chơi trò chơi theo nhóm 3. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. + Phải có gió thì chong chóng mới quay được. + Cây cối lay động. + Cây cối nghiêng ngả. + Cây cối đứng yên. - Về nhà chơi chong chóng. Ngày soạn : 6/ 3 / 2010. Ngày giảng : Thứ sáu ngày 9 / 4 / 2010. Tiết 1: Toán $ 128:Ôn tập các con số đến 10 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đọc , đếm . So sánh các số trong phạm vi 10. - Biết đo độ dài đoạn thẳng. 2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc , đếm . So sánh các số trong phạm vi 10. Đo độ dài đoạn thẳng. 3. Thái độ: Ham thích học toán * HSKKVH: Biết đọc , đếm . So sánh các số trong phạm vi 10. II.Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 47 + 12 97 – 30 25 + 4 36 – 5 - Lớp làm bảng con, 2 em lên bảng. c. Giới thiệu bài mới: 2. Phát triển bài: 1. Giới thiệu bài: a.Hoạt động1: *Mục tiêu: Biết đọc , đếm . So sánh các số trong phạm vi 10. * Các bước hoạt động: * Bài 1(170): Viết các số từ 0 –> 10 vào từng vạch của tia số. + Số nào lớn nhất có một chữ số? + Số nào nhỏ nhất có hai chữ số ? * Bài 2(170): Điền dấu >, <, = - Cho HS làm bài vào phiếu theo nhóm, sau đó cho các nhóm lên bảng thi đua điền nhanh. - HS làm cột 1, 2, 4. HSKG làm cả bài - Theo dõi, tuyên dương. * Bài 3(170): - Cho HS làm bài vào SGK, gọi 2 em lên bảng làm bài. - Nhận xét, sửa sai. * Bài 4(170): Viết cá số 10, 7, 5, 9, theo thứ tự: - Cho HS đọc các số đó b. Hoạt động 2: *Mục tiêu: Biết đo độ dài đoạn thẳng. * Các bước hoạt động: * Bài 5(170): Đo độ dài của các đoạn thẳng. 3. Kết luận: - Chốt lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Nêu yêu cầu của bài. - HS làm vào sách: * HSKK làm cả bài - HS đọc lại: + Từ 0 –> 10 + Từ 10 –> 0 + Số 9. + Số 10. - HS nêu yêu cầu của bài. * HSKK làm cột 1 a. 9 > 7 2 6 7 2 1 > 0 6 = 6 b. 6 > 4 3 1 2 < 6 4 > 3 8 0 6 < 10 6 > 3 3 0 2 =2 - HS nêu yêu cầu của bài. a. Khoanh vào số lớn nhất: 6 3 4 9 b. Khoanh vào số nhỏ nhất: 5 7 3 8 - HS nêu yêu cầu của bài. a. Từ bé đến lớn : 5, 7, 9, 10. b. Từ lớn đến bé : 10, 9, 7, 5. - HS dùng thước có vạch chia cm để thực hành đo và ghi số đo bên cạnh các đoạn thẳng đó. - Về nhà làm bài tập 2, 3, 4 vào vở. Tiết 2: Chính tả Bài viết: Luỹ tre . I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ: Luỹ tre trong khoảng 8- 10 phút. - Điền đúng chữ : l hay n, vào chỗ trống. Dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng. - Làm được bài tập (2 ) a hoặc b. 2.Kĩ năng: Bước đầu nhìn bảng chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ: Luỹ tre. 3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. *HSKKVH : Viết 1/2 yêu cầu của bài. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. c. Giới thiệu bài mới: - Tập chép bài: “ Luỹ tre”. 2. Phát triển bài: a.Hoạt động1: HD học sinh tập chép. *Mục tiêu: Nhìn bảng chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ: Luỹ tre * Các bước hoạt động: - GV đọc khổ thơ cần viết, cho HS đọc lại khổ thơ. - Đọc cho HS viết bảng con một số từ ngữ dễ viết sai: sớm mai, luỹ tre, rì rào, gọng vó - Theo dõi, sửa sai. *GV hướng dẫn cách trình bày bài: Đầu bài viết cỡ nhỡ, viết ra giữa trang vở. Đầu câu viết chữ hoa, đầu các dòng thơ viết thẳng hàng. - Cho HS viết bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn HS viết. - GV đọc lại từng chữ trên bảng cho HS đổi vở soát lỗi. - Chữa lỗi phổ biến lên bảng. * Thu vở, chấm điểm, sửa lỗi sai. - Nhận xét, tuyên dương. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. *Mục tiêu: Điền đúng chữ : l hay n, vào chỗ trống. Dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng. * Các bước hoạt động: a. Điền chữ n hay l ? - Cho HS quan sát rồi làm vào vở. - Nhận xét, sửa sai. - Cho HS đọc lại từ sau khi đã điền xong. b. Điền dấu hỏi hay dấu ngã? - HD rồi cho HS làm bài. - Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa điền được. - Nhận xét, sửa sai. 3. Kết luận: - Tuyên dương bài viết đẹp. - Nhận xét giờ học. - Về nhà các em chép lại bài vào vở. - Hát. - Vở chính tả, bút mực, bảng con, phấn, bút chì. - Đọc đầu bài: 2-> 3 em. - Đọc lại khổ thơ đầu: 2->3 em. - Lớp viết vào bảng con, 2 em lên bảng. - Chú ý. - Chép bài vào vở. - HS đổi vở soát lỗi( chữ sai dùng bút chì gạch chân). - Thu vở: 2/3 lớp. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm vào vở ,1 em lên bảng làm: + trâu no cỏ + chùm quả lê - HS đọc. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm: + Bà đưa võng ru bé ngủ ngon. + Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn - HS đọc lại. - Quan sát bài viết đẹp. Tiết 3: Kể chuyện Con rồng cháu tiên . I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình. 2.Kĩ năng: : Bước đầu kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 3. Thái độ: Yêu thích môn kể chuyện . II.Chuẩn bị: - Tranh sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy học của GV hoạt động học của HS 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể lại câu chuyện: “ Dê con nghe lời mẹ”. - Nhận xét, cho điểm. c. Giới thiệu bài mới: 2. Phát triển bài: a.Hoạt động1: Giáo viên kể chuyện: *Mục tiêu: Nắm được nội dung câu chuyện. * Các bước hoạt động: - GV kể lần 1: giọng kể diễn cảm, biết dừng ở một số chi tiết gây hấp dẫn. - GV kể lần 2: kết hợp kể với tranh minh họa của từng đoạn. - Hướng dẫn giọng kể: + Đoạn 1 kể chậm rãi. + Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân. Vợ, con nhớ Long Quân trở về. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh từng đoạn câu chuyện theo tranh: *Mục tiêu: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. * Các bước hoạt động: * Tranh 1: + Tranh vẽ cảnh gì? + Câu hỏi dưới tranh là gì? - Cho HS kể lại đoạn 1 của câu chuyện. * Tranh 2, 3, 4 thực hiện tương tự. * ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện Con rồng, cháu tiên muốn nói với mọi người điều gì? 3. Kết luận: - Cho HS kể lại chuyện. - Nhận xét giờ học - HS nghe biết câu chuyện. - HS lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện. - HS theo dõi - Tranh vẽ cảnh gia đình Lạc Long Quân và Âu Cơ sống hạnh phúc bên nhau. + Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào? - HS kể lại đoạn 1 theo tranh và câu hỏi gợi ý: 3 – 4 em + Tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý: Cha là loài rồng, mẹ là tiên. + Chúng ta là con cháu của Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc trứng sinh ra. Tiết 4: Thủ công $ 32: Cắt, dán và trang trí ngôi nhà ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt , dán và trang trí ngôi nhà. 2.Kĩ năng: - HS cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để trang trí ngôi nhà . Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. 3.Thái độ: HS có ý thức kỷ luật an toàn khi thực hành II.Chuẩn bị: * GV:- Bài mẫu. Các dụng cụ thủ công, giấy thủ công * HS : Các dụng cụ thủ công, giấy thủ công III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: a. ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS : kéo, hồ dán, giấy thủ công c. Giới thiệu bài mới: 2. Phát triển bài: 1.Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét * Mục tiêu: HS quan sát nắm được các bộ phận của ngôi nhà: Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ. * Các bước hoạt động: * GV giới thiệu bài mẫu: + Em hãy nêu các bộ phận của ngôi nhà? + Các bộ phận có hình gì? + Nêu cách cắt các hình đó? 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành * Mục tiêu: HS nắm được các bước và các thao tác cắt, dán từng bộ phận của ngôi nhà. * Các bước hoạt động: * GV làm mẫu cho HS qsát. - Kẻ cắt thân nhà: + Vẽ lên mặt tờ giấy HCN dài 8 ô, rộng 5 ô, cắt rời. - Kẻ, cắt mái nhà: + HCN dài 10 ô, rộng 3 ô kẻ hai đường xiên, cắt rời khỏi tờ giấy. - Cắt cửa sổ, cửa ra vào: + Kẻ HCN dài 4 ô, rộng 2 ô. + Cắt hình vuông cạnh 2 ô. - Cho HS thực hành cắt bằng giấy nháp. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm. 3. Kết luận: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn tự thực hành ở nhà để giờ sau thực hành.. - HS quan sát bài mẫu. + Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ. + Hình chữ nhật, hình vuông. - HS nêu: - HS quan sát GV làm mẫu. - Thực hành cắt các bộ phận của ngôi nhà. Tiết 5: Sinh hoạt lớp
Tài liệu đính kèm: