Kế hoạch bài học môn: Kể Chuyện

Kế hoạch bài học môn: Kể Chuyện

A.Mục tiêu:

 - Kể lại được một đoạn của câu chuỵện dựa theo tranh & gợi ý dưới tranh .

 - hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo

B. Đồ dùng dạy học :

 1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Mặt nạ Rùa , Thỏ.

 2. Chuẩn bị của HS : SGK.

 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại .

C. Các hoạt động dạy và học.

 I.ổn định tổ chức: ( 2 ) TS : V:

 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3 )

 Tiết Kể chuyện trong sách tập II có những yêu cầu cao hơn .Trong giờ kể chuyện , các em sẽ nghe cô giáo kể chuyện. Sau đó , các em sẽ nhìn tranh và những câu hỏi gợi ý dưới tranh , tập kể lại từng đoạn hoặc toàn câu chuyện.

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn: Kể Chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ........... ngày.....tháng.....năm 20..... 
Rùa và Thỏ 
A.Mục tiêu: 
 - Kể lại được một đoạn của câu chuỵện dựa theo tranh & gợi ý dưới tranh .
 - hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Mặt nạ Rùa , Thỏ. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại . 
C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) 
 Tiết Kể chuyện trong sách tập II có những yêu cầu cao hơn .Trong giờ kể chuyện , các em sẽ nghe cô giáo kể chuyện. Sau đó , các em sẽ nhìn tranh và những câu hỏi gợi ý dưới tranh , tập kể lại từng đoạn hoặc toàn câu chuyện. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
4’
12’
4’
3’
1.GTB : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
4. HD HS kể phân vai kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Các em có biết Rùa và Thỏ là những con vật như thế nào không ? Học câu chuyện hôm nay , các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng Thỏ. 
- GV kể chuyện 2, 3 lần. 
 + Lần 1 : Kể để HS biết câu chuyện . 
 + Lần 2, 3 : Kể kết hợp với từng tranh minh hoạ - giúp HS nhớ câu chuyện. 
 * Tranh 1: 
- Tranh 1 vẽ cảnh gì ? 
- Thỏ nói gì với Rùa ? 
 * Tranh 2:
 - Rùa trả lời Thỏ ra sao ? Thỏ đáp lại thế nào ?
 * Tranh 3 :
- Trong cuộc thi, Rùa đã chạy ntn? Còn Thỏ làm gì ? 
 * Tranh 4 :
- Ai đã tới đích trước? Vì sao Thỏ nhanh nhẹn mà lại thua? 
- GV chia nhóm , mỗi nhóm 3 HS đóng các vai:Rùa , Thỏ, người dẫn chuyện. 
* HSG : Kể được 2, 3 đoạn của câu chuyện . 
+ GV NX, chấm điểm. 
- Vì sao Thỏ thua Rùa ? 
 - Câu chuyện này khuyên các em điều gì? 
 *Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Học tập bạn Rùa dù chậm chạp nhưng nhẫn nại và kiên trì ắt thành công. 
- Nghe kể 
- Nghe kể, quan sát tranh.
 QS tranh, đọc câu hỏi & TLCH. 
- Rùa đang cố sức tập chạy. 
- Chậm như Rùa ... chạy à!
- 3 HS kể đoạn 1 
 - NX. 
- chia nhóm. 
- Tập kể . 
 - Các nhóm thi kể HS NX. 
- chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn. 
- HS trả lời .. 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : - 1 HS kể lại câu chuyện. 
 - Nhận xét giờ học. 
 V. Dặn dò ( 2’ ): VN tập kể lại câu chuyện. 
 -Chuẩn bị bài sau: Trí khôn. 
Thứ ...........ngày.....tháng......năm 20..... 
Trí khôn. 
A.Mục tiêu: 
 - kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo trang & gợi ý dưới tranh .
 - Hiểu ND của câu chuyện : Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được 
 muôn loài .
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Bảng phụ ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại. 
 C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS mở SGK và HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu 
 chuyện Rùa và Thỏ .
 - GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
4’
12’
4’
3’
1.GTB : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1
* Tranh 2:
 * Tranh 3 :
 * Tranh 4 :
4. HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Con người hơn muôn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn .Trí khôn của con người để ở đâu ? Các em hãy nghe cô kể chuyện để biết bác nông dân đã hành động ntn để trả lời câu hỏi đó, thoả mãn trí tò mò của Hổ. 
- GV kể chuyện với giọng diễn cảm
 + Lần 1 : Kể để HS biết . 
 + Lần 2, 3 : Kể kết hợp với từng tranh minh hoạ . 
- Tranh vẽ gì ? 
- Câu hỏi dưới tranh là gì ? ( Hổ nhìn thấy gì ? )
 +GV NX . 
 -Hổ và Trâu đang làm gì ? 
 -Hổ và Trâu nói gì với nhau ? 
- Muốn biết trí khôn Hổ đã làm gì ?
-Cuộc nói chuyện giữa Hổ và bác nông dân còn tiếp diễn ntn ? 
- Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- Câu chuyện kết thúc ntn? 
- GV chia nhóm , mỗi nhóm 4 HS đóng các vai:người dẫn chuyện, Hổ, Trâu, bác nông dân. 
 + GV NX, chấm điểm. 
- Câu chuyện nàycho em biết điều gì ? 
- QS tranh, & trả lời câu hỏi .. 
+Bác nông dân đang cày ruộng ...
+Bác nông dân & Trâu đang cày ruộng. 
- kể lại tranh1 CN 
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện . 
- Tập kể theo nhóm. . 
- Các nhóm thi kể . 
- Con người thông minh , tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xácnhư Trâu phải vâng lời , Hổ phải sợ hãi ... 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : -Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
 - Nhận xét giờ học. 
V. Dặn dò ( 2’ ): - VN tập kể lại câu chuyện. 
 - Chuẩn bị bài sau: Bông hoa cúc trắng. 
 Thứ...........ngày.....tháng.....năm 20..... 
Bông hoa cúc trắng. 
A.Mục tiêu: 
 - kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh & gợi ý dưới tranh .
 - Hiểu ND câu chuyện : Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho dất trời cũng cảm 
 động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ .
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu 
 chuyện . 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
 C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS mở SGK và 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu 
 chuyện : Trí khôn . 
 - GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
 4’
12’
4’
3’
1.GTB : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1:
* Tranh 2, tranh 3, tranh 4 :
4. HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Hôm nay , các em sẽ nghe cô kể 1 câu chuyện cổ tích Nhật Bản có tên là : Bông hoa cúc trắng . 
- GV kể mẫu lần 1 .
- Kể mẫu lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ .
-GV treo bức tranh : 
 +Tranh vẽ cảnh gì ? 
- GV hãy đọc câu hỏi dưới tranh . 
 +Người mẹ ốm nói gì với con? 
- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
*Nhận xét : 
 +Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không ? 
 + Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không ? Có diễn cảm không ? 
- GV làm tương tự như với tranh 1. 
 + GV NX, chấm điểm. 
* HSG :Kể toàn bộ chuyện .
- Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì ? 
* Là con phải yêu thương bố mẹ, phải hết lòng chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ ốm đau. Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã chữa khỏi bệnh cho mẹ. Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ. 
- Nghe kể .
- Nghe kể & quan sát tranh .
- QS tranh, & trả lời câu hỏi . 
- Trong1 túp lều, người mẹ đang ốm nặng .... 
- Con mời thầy thuốc về đây cho mẹ.
Kể lại tranh1. 
- Kể lại chuyện .
 +Là con phải yêu thương cha mẹ .
 +Con cái phải chăm sóc , yêu thương khi cha mẹ ốm đau . 
+Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên. 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : - Gọi HS kể lại 1 đoạn trong câu chuyện . 
 - Nhận xét giờ học. 
V. Dặn dò ( 2’ ): - VN tập kể lại câu chuyện. 
 - Chuẩn bị bài sau: Niềm vui bất ngờ. 
Niềm vui bất ngờ.
A.Mục tiêu: 
 - Kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh & gợi ý dưới tranh . 
 - Hiểu ND câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi & thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu 
 chuyện .
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
 C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS mở SGK và nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện 
 Bông hoa cúc trắng .Nêu ý nghĩa câu chuyện . 
 + GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
 4’
10’
6’
3’
1.Giới thiệu bài . 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1:
* Tranh 2, tranh 3, tranh 4 :
4. HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Các em đã dược học một bài thơ về Bác Hồ .Hôm nay , cô kể cho các em nghe một câu chuyện có thật về Bác . 
- GV kể mẫu lần 1 .
- Kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ .
. 
-GV treo bức tranh : 
+Tranh vẽ cảnh gì ? 
 +Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ Tịch? 
- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
*Nhận xét : 
 +Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không ? 
 + Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không ? Có diễn cảm không ? 
- GV làm tương tự như với tranh 1. 
* HSG :Kể lại toàn bộ chuyện . 
 + GV NX, chấm điểm. 
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? 
*Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi. 
- Nghe kể .
- Nghe kể , quan sát tranh .
 QS tranh, & trả lời câu hỏi . 
 +Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ Tịch ... 
- Cô ơi ! Cho chúng cháu vào thăm Bác đi. 
- Kể lại tranh1. 
- kể toàn bộ câu chuyện ( CN) . 
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi .Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : Nhận xét giờ học : Tuyên dương HS kể chuyện hay nhất . 
 V. Dặn dò ( 2’ ): -VN tập kể lại câu chuyện. 
 -Chuẩn bị bài sau: Sói và Sóc. 
Sói và Sóc.
A.Mục tiêu: 
 - Kể lại dược 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh & gợi ý dưới tranh .
 - Hiểu ND câu chuyện : Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm .
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Mặt nạ Sóc và Sói. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
 C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS nối tiếp nhau kể câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” 
 Nêu ý nghĩa của câu chuyện .
 + GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25’
1.Giới thiệu bài : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1:
* Tranh 2 ;
* Tranh 3:
* Tranh 4 :
4. HS phân vai kể toàn truyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Một lần Sóc bị rơi trúng người Sói . Sóc bị Sói bắt .Tình thế thật nguy hiểm .Liệu Sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không ? Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm câu trả lời . 
GV kể mẫu lần 1 .
Kể lần2, 3 kết hộưp với tranh minh hoạ .
- GV treo bức tranh : 
+Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây ?
- GV NX giọng kể . 
 +Lão Sói định làm gì Sóc ? 
 + Sóc đã làm gì ? 
 - GV NX giọng kể . 
  ... NX giọng kể . 
+ Được Sói thả Sóc đã làm gì ? 
 + Sóc nói gì với Sói ? 
- GV NX giọng kể . 
- Mỗi nhóm gồm 3 em đóng các vai : Người dẫn chuyện , Sói, Sóc . 
+ GV NX.
-Sói và Sóc, ai là người thông minh ? Hãy nêu một việc chứng tỏ sự thông minh đó ? 
- QS tranh, & TLCH. 
+Sóc rơi đúng đầu lão Sói đang ngái ngủ. 
- Kể lại tranh1( CN) . 
- Kể lại( CN) .
- Kể lại ( CN) 
- Kể lại ( CN)
- Kể theo nhóm. 
- Đại diện 1 số nhóm lên kể . 
- Sóc là nhân vật thông minh .Khi Sói , Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước , trả lời sau .Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt. 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : - Qua câu chuyện các em học tập ai ? 
 - Nhận xét giờ học. 
 V. Dặn dò ( 2’ ): VN tập kể lại câu chuyện. 
 -Chuẩn bị bài sau: Dê con nghe lời mẹ. 
Kể chuyện 
Dê con nghe lời mẹ.
A.Mục tiêu: 
 - Kể lại được một đoạn truyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh .
 - Hiểu ND câu truyện : Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu
 Sói. Sói bị thất bại tiu nghỉu bỏ đi
 - HS yêu thích học môn kể chuyện ..
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Mặt nạ Dê mẹ ,Dê con , Sói. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) Hát . 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS kể toàn bộ câu chuyện “ Sói và Sóc ” . Nêu ý nghĩa 
 Câu chuyện . 
 + HS, GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
23’
1.Giới thiệu bài : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1:
* Tranh 2:
* Tranh 3:
*Tranh 4:
 HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Có một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không ? Các em hãy nghe câu chuyện sau để trả lời câu hỏi đó . 
- GV kể mẫu câu chuyện lần 1 .
- kể mẫu lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ .
- GV treo bức tranh : 
 + Trước khi đi Dê mẹ dặn con thé nào ? 
 + Dê mẹ hát bài hát ntn? 
+Chuyện gì đã xảy ra sau đó ? 
 - HS, GV NX giọng kể . 
 HD QS tranhvà trả lời câu hỏi .
- Tranh vẽ gì ? 
Sói đang làm gì ? 
- HD QS tranh .
- Vì sao Sói lại tiu nghỉu bỏ đi?
- HD QS tranh và trả lời câu hỏi .
- Dê mẹ khen các con thế nào ? 
- GV cho HS thi kể :
- Nhận xét . 
+ 1 HS hoặc GV đóng vai người dẫn chuyện . 
 + 1 HS đóng vai Dê mẹ. 
 + 1 HS vai Sói . 
 + 1 HS vai Dê con. 
- GV NX, chấm điểm. 
- Các em có biết vì sao Sói lại tiu nghỉu , cúp đuôi bỏ đi không ? 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
- QS tranh, & TLCH. 
- Mẹ đi vắng , các con phải đóng chặt cửa... 
- Các con ngoan ngoãn mau mở cửa ra , mẹ đã về nhà cho các côn bú .
Con Sói đã nghe Dê mẹ hát. 
- Kể lại tranh1. 
- Sói giả giọng Dê mẹ hát bài hát mà nó vừa nghe lỏm .
- HS kể lại chuyện theo tranh 2 .
- Vì chúng nhận ra giọng khàn khàn không trong trẻo như giọng mẹ .
- Dê mẹ khen các con thật khôn ngoan và biết nghe lời mẹ .
- Thi kể từng đoạn theo tranh .
* HSG :Kể lại cả câu chuyện theo tranh .
- Vì Dê con biết nghe lời mẹ nên khong mắc mưu Sói ... 
- Phải biết vâng lời người lớn . 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : - Chúng ta vừa nghe cô kể chuyện gì ?
 - Nhận xét giờ học: Tuyên dương những HS kể tốt. 
 V. Dặn dò ( 2’ ): - VN tập kể lại câu chuyện. 
 - Chuẩn bị bài sau: Con Rồng cháu Tiên. 
Kể chuyện :
Con Rồng cháu Tiên.
A.Mục tiêu: 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh & câu hỏi gợi ý dưới tranh .
 - Hiểu ý nghĩa truyện : Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh 
 thiêng của dân tộc .
 - HS yêu thích học môn kể chuyện .
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Các câu hỏi gợi ý. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) HS kể toàn bộ câu chuyện “ Dê con nghe lời mẹ ” . 
 + HS, GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
23’
1.Giới thiệu bài : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1
* Tranh 2:
* Tranh 3 :
* Tranh 4 :
4. HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng , cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam . Các em hãy nghe câu chuyện hấp dẫn này. 
- GV kể mẫu câu chuyện lần 1 .
 - Kể mẫu lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ . 
- GV treo bức tranh : 
 +Âu Cơ và Lạc Long Quân vốn sinh ra ở đâu ? 
+Việc Âu Cơ sinh con có gì lạ ? 
* Gia đình Lạc Long Quân sống ntn? 
 - HS, GV NX giọng kể . 
 - HD quan sát tranh : 
- Lạc Long Quân hoá rồng bay đi đâu ? 
- Nhận xét .
- HD QS tranh :
- Âu Cơ và con làm gì ?
- GV NX
- HD QS tranh . 
- Tranh vẽ gì?
- Cuộc chia tay diễn ra ntn?
- GV cho Hsthi kể tiếp sức theo nhóm .
- Câu chuyện Con Rồng , cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ? 
- GV: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên thì tổ tiên của con người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý : Cha Rồng , mẹ Tiên .Nhân dân rất tự hào vì dòng dõi cao quý đó .Bởi vì chúng ta là con cháu của Lạc Long Quân , Âu Cơ được cùng một sinh ra . 
- QS tranh, & TLCH. 
- Âu Cơ là tiên trên núi, Lạc Long Quân là rồng ở dưới biển. 
- Đẻ ra 1 bọc trứng .... 
- Rất đầm ấm và hạnh phúc. 
- Kể lại tranh1( CN). 
- Lạc Long Quân hoá rồng bay ra biển 
- Kể lại chuyện theo tranh 2.
- Trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về .
_ Kể lại chuyện theo tranh 3 .
- Năm mươI người con theo cha xuống biển, năm mươI người con theo mẹ lên núi .
- Thi kể tiếp sức 
*HSG : kể lại toàn bộ câu truyện theo tranh .
- Ta là Con Rồng, cháu Tiên. 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : - Nhận xét giờ học. Khen những HS kể hay.
 V. Dặn dò ( 2’ ): - VN tập kể lại câu chuyện. 
 - Chuẩn bị bài sau: Cô chủ không biết quý tình bạn. 
Cô chủ không biết quý tình bạn.
A.Mục tiêu: 
 - Kể được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh & câu hỏi gợi ý dưới tranh .
 - Biết được lời khuyên của truyện : Ai không biết quý tình bạn , người ấy sẽ
 sống cô đơn .
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. Các câu hỏi gợi ý. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS kể nối tiếp 4 đoạn câu chuyện : Con Rồng , 
 cháu Tiên . 
 - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
 + HS, GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
2’
 4’
10’
6’
3’
1.GTB : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1
* Tranh 2, tranh 3, tranh 4 . 
4. HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Hôm nay các em sẽ nghe kể một câu chuyện có tên là “ Cô chủ không biết quý tình bạn” . 
 + Lần 1 : Kể toàn bộ câu chuyện. 
 + Lần 2, : Kể kết hợp với từng tranh minh hoạ . 
- GV treo bức tranh : 
 +Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
 +Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà mái ? 
 - HD học sinh nhận xét lời kể của bạn : 
 +Có nhớ ND chuyện không ? 
 +Có kể thiếu chi tiết nào không ? Kể có diễn cảm không ? 
- GV làm tương tự như tranh1. 
- HS G : Kể toàn bộ câu chuyện dựa vào gợi ý dưới tranh. 
- GV NX, chấm điểm. 
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? 
 * GV: Phải biết quý trọng tình bạn.Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ bị cô đơn .Khi có bạn mới chúng ta không nên quên những bạn cũ của mình. 
- QS tranh, & TLCH. 
- Vẽ cô bé đang ôm gà mái.... 
- Vì gà mái có bộ lông mượt và biết đẻ trứng. 
- Kể lại tranh1. 
- Kể ( CN) . 
 + Phải biết quý trọng tình bạn. 
 +Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ . 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : Nhận xét giờ học: Khen những HS kể chuyện hay nhất. 
 V. Dặn dò ( 2’ ): - VN tập kể lại câu chuyện. 
 - Chuẩn bị bài sau: Hai tiếng kì lạ. 
Hai tiếng kì lạ. 
A.Mục tiêu: 
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh & câu hỏi gợi ý dưới tranh .
 - Biết được ý nghĩa câu chuyện : Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến
 và giúp đỡ .
B. Đồ dùng dạy học : 
	1.Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. 
 2. Chuẩn bị của HS : SGK.
 3. Dự kiến các hoạt động :Kể chuyện , đàm thoại , nhóm . 
C. Các hoạt động dạy và học.
 I.ổn định tổ chức: ( 2’ ) TS : V: 
 II.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - HS nối tiếp nhau kể câu chuyện : Cô chủ không biết quý 
 tình bạn . 
 - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
 + GV NX. 
 III. Bài mới : 
TG
NộI DUNG
PHƯƠNG PHáP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
 4’
1.Giới thiệu bài : 
2. GV kể chuyện. 
3. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
* Tranh 1
* Tranh 2, tranh 3, tranh 4 . 
4. HD HS kể toàn câu chuyện. 
5. ý nghĩa câu chuyện. 
Một cậu bé giận cả nhà ra công viên ngồi. Vì sao cậu lại giận cả nhà? Việc gì xảy ra tiếp theo ? Các em hãy nghe câu chuyện “ Hai tiếng kì lạ ” sẽ hiểu rõ những điều vừa nêu. 
 + Lần 1 : Kể toàn bộ câu chuyện. 
 + Lần 2 : Kể kết hợp với từng tranh minh hoạ . 
. 
- Treo bức tranh : 
 +Vì sao Pao- lích giận cả nhà ? 
 + Cậu bỏ ra công viên , gặp cụ già. Cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên ? 
 - NX lời kể của bạn .
- GV làm tương tự như tranh1. 
- GV cho HS thi kể nối tiếp 4 tranh. 
 ( đại diện 4 nhóm ) 
- GV NX, chấm điểm. 
-Theo em hai tiếng kì lạ cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào ? 
- Vì sao Pao – lích nói hai tiếng đó , mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em? 
- QS tranh, & TLCH. 
- Vì chị Lê - na không thích cho cậu mượn bút chì.Anh trai không thích cho đi bơi thuyền.Bà đuổi cậu ra khỏi bếp . 
- Cụ già nói sẽ dạy cho cậu 2 tiếng kì lạ ... 
- Kể lại tranh1( CN). 
- Thi kể ( CN) . 
* HSG : Kể lai cả câu chuện .
 - Hai tiếng “ vui lòng ” .
 - Pao-lích đã thành bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu . Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ. 
 IV. Củng cố ( 3’ ) : Nhận xét giờ học: Khen những HS kể chuyện hay nhất. 
 V. Dặn dò ( 2’ ): - Phải luôn lễ phép , lịch sự với mọi người . 
 - VN tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN.doc