A.MỤC TIÊU :
-Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
-Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
-Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
-Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
+HS khá,giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
B.CHUẨN BỊ :
- Một số hình minh họa, tranh BT4, vở bài tập.
C. Hoạt động dạy , học :
& THỨ,NGÀY TIẾT MÔN DẠY BÀI DẠY THỨ HAI 22/11/2009 1 15 ĐẠO ĐỨC BÀI : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (T2) 2 155 156 HỌC VẦN BÀI 61 : uôm - ươm THỨ BA 23/11/2009 1 157 158 HỌC VẦN BÀI 62 : ÔN TẬP 2 57 TOÁN LUYỆN TẬP 3 15 TNXH LỚP HỌC THỨ TƯ 24/11/2009 1 159 160 HỌC VẦN BÀI 63 : ot - at 2 15 MĨ THUẬT VẼ CÂY 3 58 TOÁN PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 THỨ NĂM 25/11/2009 1 15 THỦCÔNG GẤP CÁI QUẠT 2 161 162 HỌC VẦN BÀI 64 : ăt - ât 3 59 TOÁN LUYỆN TẬP THỨ SÁU 26/11//2009 1 60 TOÁN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 2 163 TẬP VIẾT đỏ thắm– mầm non– chôm chôm-trẻ em- ghế đệm- mũm mĩm 3 165 164 HỌC VẦN BÀI 50 : ôt - ơt MÔN : ĐẠO ĐỨC ( Tiết 15 ) BÀI : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ ( Tiết 2 ) A.MỤC TIÊU : -Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. -Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. -Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ. -Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. +HS khá,giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ. B.CHUẨN BỊ : - Một số hình minh họa, tranh BT4, vở bài tập. C. Hoạt động dạy , học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I/ Ổn định: II/ Bài cũ: -Tiết trước đạo đức học bài gì ? GV:Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ? GV: Để đi học đúng giờ con cần phải làm gì ? - GV nhận xét III/ Bài mới: 1.Giới thiệu : - Tiết đạo đức tuần trước, chúng ta đã hiểu được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ rồi. Để khắc sâu hơn hôm nay chúng ta sẽ học tiếp bài: “ Đi học đều và đúng giờ”. -GV ghi tựa bài 2. Những hoạt động : +Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm BT5 - Các con thảo luận BT5 theo nội dung: Con nghĩ gì về các bạn trong bức tranh ? - Đại diện nhóm lên trình bày. GV kết luận: Trời mưa, các bạn nhỏ vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học. Các con cần noi theo +Hoạt động 2: Thảo luận lớp GV: Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ? GV: chúng ta cần làm gì để đi học đều và đúng giờ? GV: Vì sao đi học bị trễ giờ ? GV: Các con chỉ nghỉ học khi nào ? GV: Nếu nghỉ học cần làm gì ? GV: Nếu nhà có đám cưới, đám giỗ các con có nên nghỉ không ? GV: Đi học đều và đúng giờ giúp các con học tốt, thực hiện tốt quyền học tập của mình. Chỉ nghỉ học khi cần thiết, nếu nghỉ học nhờ ông bà, cha mẹ đến xin phép thầy cô. Hát - Đi học đều và đúng giờ. HS: Đi học đều và đúng giờ giúp cho các em học tập tốt, thực hiện được nội quy nhà trường. HS: Để đi học đúng giờ cần phải chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước. - Không thức khuya. - Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ ba mẹ gọi dậy đúng giờ. - Không la cà dọc đường. - HS đọc _ HS thảo luận theo cặp HS1 : Tranh vẽ gì ? HS2 : Ngôi trường và các bạn học sinh. HS1 : Các bạn nhỏ đang làm gì ? HS2 : Trời mưa, các bạn nhỏ vẫn đội mũ, mặc áo mưa đi học. - HS nhận xét. HS: Đi học đều và đúng giờ được nghe giảng đầy đủ. HS: Để đi học đúng giờ phải - Chuẩn bị cặp, sách vở, quần áo, giày, nón đầy đủ từ tối hôm trước. - Đi ngủ sớm. - Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ ba mẹ gọi để dậy đúng giờ. - Không la cà dọc đường - Không nghe lời bạn rủ nghỉ học để đi chơi HS:- Vì thức khuya xem phim . - Mẹ gọi không dậy ngay.( HS yếu ) - Quên để đồng hồ báo thức. - Không chuẩn bị tập sách, giày, nón, ĐDHT kịp. HS: Nghỉ học khi bệnh nặng ( thật cần thiết ) HS: Nếu nghỉ học phải xin phép cô. HS: Không. (HS yếu ) THƯ GIÃN +Hoạt động 3: Sắm vai theo tình huống BT 4. - Cho HS lấy SGK/ 24 GV: Các con hãy quan sát tranh cho cô biết tranh vẽ gì ? GV: Đọc lời thoại trong tranh ? GV: Tranh vẽ Hà và bạn đang đi học ngang qua cửa hàng đồ chơi. Thấy đồ chơi đẹp quá, người bạn rủ Hà ơi lại xem. Theo em Hà sẽ làm gì ? - Ở đây có 2 tình huống: 1. Hà sẽ kéo bạn đi luôn 2. Hà sẽ ở lại xem cùng bạn. - Cô chia 3 nhóm: nhóm 1 tình huống 1, nhóm 2 tình huống 2, nhóm 3 nhận xét. - Bây giờ các con thảo luận, phân công ai đóng vai Hà, ai đóng vai bạn. - Các nhóm lên trình bày. GV: Qua 2 nhóm chúng ta học tập theo nhóm nào ? GV chốt ý: Khi đi học ngang qua cửa hàng đồ chơi không nên ở lại xem kẻo đến lớp muộn, tiếp thu bài không đầy đủ, mà phải đi thẳng đến lớp cho đúng giờ. + Tranh 2: GV: Tranh vẽ gì ? GV: Đọc lời thoại trong tranh ? GV: Tranh vẽ Sơn đang trên đường đi học gặp 2 người bạn đi đá bóng, rủ Sơn nghỉ học đi đá bóng. Theo em Sơn sẽ làm có 2 tình huống: 1. Sơn cùng đi đá bóng. 2. Sơn từ chối không đi. - Nhóm 1 tình huống 1, nhóm 2 tình huống 2, nhóm 3 nhận xét. - Các con thảo luận, phân vai Sơn và 2 bạn. - Các nhóm lên tình bày. GV chốt ý: Không những các con đi học đúng giờ mà còn phải đi học đều, không nên nghe lời bạn rủ, mê chơi, nghỉ học, các con không nghe giảng bài đầy đủ, học tập sẽ không tiến bộ. - Như vậy đi học đều và đúng giờ giúp các con được nghe giảng đầy đủ các bài học thì học tập sẽ tiến bộ hơn. IV. Củng cố , dặn dò : - Hướng dẫn HS đọc 2 câu trong khung. - GV đọc mẫu. + Dặn dò: - Qua bài học này các con phải thực hiện đi học đều và đúng giờ. Nhận xét tiết học HS: Hai bạn đi học, đi ngang qua gian hàng bán đồ chơi HS: Hà ơi, đồ chơi đẹp quá, đứng lại xem một lúc đã ! (HS khá , giỏi) -HS thảo luận + Nhóm 1: - Giới thiệu tên. - Hà ơi, đồ chơi đẹp quá, đứng lại xem một lúc đã ! - Nhanh chân lên, không la cà kẻo đến lớp muộn. + Nhóm 3 nhận xét: Hà khuyên bạn như vậy là đúng. + Nhóm 2: - Giới thiệu tên - Hà ơi, đồ chơi đẹp quá đứng lại xem một lúc đã. - Hà nói: Ừ, ở lại xem gì một chút không sao? - Vì mãi mê xem nên quên giờ đến lớp, bạn nói: “ Hà trễ giờ rồi, chạy nhanh + Nhóm 3 nhận xét: Hà và bạn mãi xem đến lớp trễ là không đúng. HS: nhóm1 HS: Sơn đang đi học và 2 người bạn đi đá bóng. HS: Sơn ơi, nghỉ học đi đá bóng với bọn mình đi ! - HS thảo luận + Nhóm 1: - Giới thiệu tên - Sơn ơi, nghỉ học đi đá bóng với bọn mình đi! - Sơn: Ở lại đá bóng, nghỉ học 1 ngày sẽ không sao ? + Nhóm 3 nhận xét: Bạn sơn nghĩ học, bị mất bài, không hiểu bài, không đúng. + Nhóm 2: - Giới thiệu tên - Sơn ơi, nghỉ học đi đá bóng với bọn mình đi - Mình không chơi đâu, phải đến lớp kịp giờ. Nghỉ học sẽ mất bài, không hiểu bài. + Nhóm 3 nhận xét: Sơn từ chối không đá bóng để đi học là đúng. - HS đọc 3 lần - 2 HS đọc - Cả lớp đồng thanh **************************************** MÔN : HỌC VẦN (Tiết 66 ) BÀI : uôm - ươm A.MỤC TIÊU : -Đọc được : uôm , ươm , cánh buồm, đàn bướm,từ và câu ứng dụng. -Viết được : uôm , ươm ,cánh buồm, đàn bướm. -Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh. Lồng ghép BVMT Phần luyện nói : Ong, bướm, chim, cá là những con vật có lợi .Vì vậy chúng ta phải cùng nhau chăm sóc và bảo vệ chúng B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Tranh + bộ chữ. C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GV HS I.Ổn định : Hát. II.Bài cũ : - Tiết trước học bài gì ? -BC:Thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi. - Đọc lại các từ vừa viết -Đọc câu ứng dụng. -GV nhận xét. III.Bài mới : 1.Giới thiệu : -Hôm nay cô hướng dẫn các con 2 vần mới là vần : uôm - ươm . -GV ghi tựa bài. 2.Dạy vần : a.Vần uôm: -GV đọc : uôm GV:Vần iêm được tạo nên từ những âm nào? -GV gắn bảng cài : uôm GV: Có vần uôm , thêm âm gì, dấu gì để có tiếng : buồm . -GV gắn bảng cài và viết bảng : buồm +Bảng cài. -GV nhận xét -Gv gắn tranh, hỏi : GV: Tranh vẽ gì ? + Thuyền là phương tiện đi lại trên mặt nước. Còn đây là cánh buồm bằng vải căn ở cột thuyền để hứng gió, dùng sức gió đẩy thuyền đi -Hôm nay cô dạy các con : cánh buồm -GV viết bảng : cánh buồm +Bảng con. -GV viết mẫu : uôm , buồm nói cách nối nét -GV nhận xét. b.Vần ươm: -GV đọc : ươm GV:Vần ươm được tạo nên từ những âm nào? -GV gắn bảng cài: ươm + So sánh uôm và ươm: GV:Có vần ươm thêm âm gì ,dấu gì để có tiếng bướm -GV viết bảng : bướm +Bảng cài. -GV treo tranh, hỏi: GV:Tranh vẽ gì ? + Nhiều con bướm bay lượn như thế này gọi là đàn bướm . -GV viết bảng : đàn bướm +Bảng con. -GV hướng dẫn HS viết : ươm , đàn bướm nói cách nối nét. -GV nhận xét. - iêm , yêm - HS viết BC - HS đọc ( có phân tích ). -HS đọc ( có phân tích ) -HS đọc. -HS đọc. HS:.tạo nên từ uô và m ( HS yếu ) - HS đánh vần ( có HS yếu ) , HS đọc trơn,ĐT HS: thêm âm b , dấu huyền. -HS phân tích, đánh vần, đọc trơn, đồng thanh ( có HS yếu ) : buồm -HS cài tiếng : buồm HS: Vẽ thuyền -HS đọc trơn từ. -HS đọc cảø cột (không thứ tự). -Cảø lớp đồng thanh. -HS viết bảng con . -HS đọc HS:..Tạo nên từ ươ và m +Giống nhau : Cùng kết thúc bằng m +Khác nhau : uôm bắt đầu bằng uô, ươm bắt đầu bằng ươ. -HS đánh vần, đọc trơn ( có HS yếu) HS: thêm âm b, dấu sắc . -HS phân tích , đánh vần, đọc trơn, ĐT( có HS yếu -HS cài tiếng : bướm HS: Con bướm. -HS đọc trơn từ. -HS đọc cảø cột (không thứ tự). -Cảø lớp đồng thanh. -HS viết BC THƯ GIÃN Đọ ... hết bảng. -HS quan sát tranh SGK thảo luận HS: Vẽ cây rất to -2 em đọc -HS tìm -Vài em đọc (có phân tích) -Cả lớp đọc + Đọc SGK. -1 HS đọc 2 cột vần. -1 HS đọc từ ứng dụng. -1 HS đọc câu ứng dụng. -1 HS đọc cả 2 trang. -HS đọc -Giống nhau ( HS yếu ) -HS nhắc. -HS viết lần lượt vào vở theo sự hướng dẫn của GV. THƯ GIÃN C . Luyện nói: -Cho HS quan sát tranh ở SGK GV : Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?. -GV gắn tranh , hỏi : GV: Tranh vẽ gì ? GV: Các bạn trong tranh đang làm gì ? GV: Con nghỉ các bạn này có phải là người bạn tốt không ? GV: Vì sao con biết là người bạn tốt GV: Con có nhiều bạn tốt không ? GV: Hãy giới thiệu tên người bạn con thích nhất ? GV: Người bạn tốt phải như thế nào ? GV: Con có muốn trở thành người bạn tốt của mọi người không? IV.Củng cố dặn dò : -Các con vừa học vần gì ?. -Tiếng gì cóvần ôt, ơt ?. +Trò chơi : 3 tổ cử 3 bạn lên bảng cài tiếng : bột +Dặn dò : - Về nhà học lại bài ôt, ơt trôi chảy. - Nhận xét tiết học. -HS lấy SGK. -HS quan sát tranh ở SGK thảo luận. HS : Người bạn tốt . HS: Tranh vẽ rất nhiều bạn. HS: .đang học nhóm ( HS khá, giỏi) HS: Là người bạn tốt HS: Vì cùng giúp nhau trong học tập HS: Dạ có HS: Tự giới thiệu tên người bạn HS: Phải biết giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, giúp đỡ nhau trong học tập HS: Dạ có - ôt, ơt. -3 HS lên thi đua ************************************* MÔN : TOÁN ( TIẾT 56 ) BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 A. MỤC TIÊU: - Làm được tính trừ trong phạm vi 10 ; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ . HS Khá, giỏi làm bài 3 B. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng học toán + Sách giáo khoa. C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: GV HS I. ỔN ĐỊNH: II. BÀI CŨ: Luyện tập III. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu: -Hôm nay , cô hướng dẫn các con bài : Phép trừ trong phạm vi 10 . -GV ghi tựa bài. 2.Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 : Phép trừ : 10 – 1 = 9 ; 10 – 9 = 1 GV: Có mấy hình tròn ? GV: Có 10 hình tròn, cô bớt đi 1 hình tròn. Hỏi còn lại mấy hình tròn ? GV: Ta viết 10 bớt 1 còn 9 như sau : -GV viết bảng: 10 – 1 = 9 10 - 9 = 1 GV: Ngược lại có hình tròn , bớt đi 9 hình tròn . Các con quan sát hình vẽ đặt đề toán ? GV: Ai có thể trả lời ? -GV viết bảng : 10 – 9 = 1 GV: Cho HS đọc lại 2 phép tính ? GV : 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1 Phép trừ : 10 - 2 = 8 10 - 8 = 2 10 - 3 = 7 10 - 7 = 3 10 - 4 = 6 10 – 6 = 4 10 – 5 = 5 -Cách tiến hành tương tự như công thức 10 – 1 = 9 ; 10 – 9 = 1 - Sau khi hình thành xong cho nhiều HS đọc lại -Hát -HS đọc HS: Có 10 hình tròn ( HS yếu đếm lại ) HS: 10 hình tròn , bớt 1 hình tròn. Còn lại 9 hình tròn ( HS yếu đếm lại ) -3 HS đọc : 10 – 1 = 9 ( có HS yếu ) HS: Có10 hình tròn , bớt 9 hình tròn . Hỏi còn lại mấy hình tròn ? (HS khá, giỏi) GV: 10 hình tròn , bớt 9 hình tròn. Còn lại 1 hình tròn . -3 HS đọc : 10 – 9 = 1 -HS đọc 2 phép tính -HS đọc (có HS yếu ) THƯ GIÃN 2. Luyện tập : Bài 1: -Đọc yêu cầu bài 1 GV:Bài 1 có mấy câu ? Câu a: -Câu a yêu cầu gì ? -GV hướng dẫn cách viết phép tính theo cột dọc. Chẳng hạn , phép tính đầu tiên ( GV vừa nói vừa viết ) 10 - Viết 1 thẳng cột với chữ số 0 - ( trong số 10) 1 - Viết kết quả ( 9) thẳng cột với o ---------- và 1 9 -Các bài còn lại làm như bài 1 cô vừa hướng dẫn -Cho HS đổi vở - GV nhận xét Câu b : -Câu b yêu cầu gì ? -Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 các con làm từng cột -Cho HS đổi vở . -Gọi HS đọc kết quả -GV nhận xét ,cho HS thấy từ các phép cộng và phép trừ trong cột tính để thấy đuôc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, do đó khi viết: 1 + 9 = 10 thì có thể nêu ngay được kết quả các phép trừ 10-1 và 10 – 9 ( 10 – 1 = 9 ; 10 – 9 = 1 ) Bài 3 : -Bài 3 có 3 cột mỗi em làm 1 cột -HS đọc mỗi em 1 cột - GV nhận xét Bài 4 : -Nêu yêu cầu bài 4 - GV cho HS quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính rồi sửa bài. -Gọi 1 bạn lên bảng viết phép tính -GV nhận xét IV. CỦNG CỐ: -Tiết toán hôm nay chúng ta học bài gì? +Dặn dò: -Về học thuộc phép trừ trong phạm vi 10 và xem lại các bài tập cô vừa hướng dẫn + Nhận xét tiết học. -Tính HS: 2 câu: câu a và b -Tính dọc -HS làm bài. - HS lên sửa bài -HS nhận xét -Tính ngang -HS làm bài -HS đọc -HS nhận xét -Điền dấu > < = -HS khá, giỏi làm -Viết phép tính thích hợp HS: Có 10 quả bí đỏ , bác gấu đã chở 4 quả về nhà. Hỏi còn lại mấy quả bí đỏ? -HS viết phép tính vào SGK -1 HS lên bảng làm 10 - 4 = 6 - HS nhận xét -Phép cộng trong phạm vi 10 ************************************** MÔN : TẬP VIẾT ( TIẾT 15 ) BÀI : đỏ thắm , mầm non , chôm chôm , trẻ em , ghế đệm , mũm mĩm A. MỤC TIÊU: Viết đúng các chữ : đỏ thắm , mầm non , chôm chôm , trẻ em , ghế đệm , mũm mĩm ,kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. B. CHUẨN BỊ: Tập viết , BC C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: GV HS I. ỔN ĐỊNH: II. BÀI CŨ: -GV nhận xét 1 số bài tập viết - BC: nhà trường , bệnh viện -GV nhận xét. III. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu: Hôm nay , cô hướng dẫn các con viết: đỏ thắm , mầm non , chôm chôm , trẻ em , ghế đệm , mũm mĩm - GV ghi bảng 2. Luyện viết BC: + đỏ thắm: -GV gạch dưới chữ : thắm , hỏi : GV: Tiếng thắm có mấy chữ, gồm các con chữ nào? - GV viết mẫu nói: thắm có chữ t cao 3 ô li có nét gạch ngang liền nét nối chữ h cao 5 ô li , nối chữ ă, nối chữ m cao 2 ô li , , dấu sắc trên ă -GV nhận xét. + chôm chôm : -GV đưa quả chôm chôm -GV gạch dưới chữ: chôm . GV: Tiếng chôm có mấy chữ, gồm những chữ nào? -GV viết mẫu, nói: chôm gồm chữ c cao 2 ô li, nối chữ h cao 5 ô li, nối chữ ô cao 2 ô li, nối chữ m cao 2 ô li , viết liền nét -GV nhận xét. Hướng dẫn như trên với tiếng : mầm non, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm -Hát -HS viết BC. -HS đọc -HS:Có 4 con chữ: chữ t, h, ă, m, dấu sắc ( HS yếu ) -HS viết BC. -HS: Có 4 chữ: chữ c, h, ô, m, -HS viết BC . THƯ GIÃN 3. Viết vở: GV nhận xét bài ở bảng , ở vở GV: Nhắc lại cách ngồi viết -GV đi kiểm tra . GV: Khi viết giữa từ vàtừ cách 2 con chữ, giữa tiếng và tiếng cách 1 con chữ + Đỏ thắm : -Cách 2 con chữ viết tiếng đỏ , cách 1 con chữ viết tiếng thắm (GV nói độ cao con chữ ) -GV đọc : đỏ thắm +Tiếp tục hướng dẫn như trên với : mầm non, chôm chôm , trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm -GV thu 1 số bài, chấm điểm , nhận xét. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: -Cô vừa hướng dẫn viết chữ gì? -Về nhà viết lại các từ vào BC cho đẹp. Lấy vở ô li viết 1 từ 1 dòng, chú ý cách nối nét . Nhận xét tiết học. -HS lấy vở tập viết. -Giống nhau.( HS yếu ) - Khi viết lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, tay cầm viết, chân song song mặt đất. -HS viết vào vở. - đỏ thắm , mầm non , chôm chôm , trẻ em , ghế đệm , mũm mĩm *************************************** MÔN : SINH HOẠT LỚP (TIẾT 15 ) BÀI : CHĂM CHỈ HỌC BÀI, LÀM BÀI A. MỤC TIÊU: - HS có ý thức tự giác học thuộc bài và làm bài khi cô giao . Lồng ghép bệnh cúm A (H1N1) : Các biện pháp phòng. B. CHUẨN BỊ: -Một số yêu cầu giao việc C.HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: GV HS I .Bệnh cúm A ( H1N1 ) : + Vệ sinh cá nhân : -Trước khi ăn các con phải làm gì ? - Rửa tay bằng gì ? -Khi ho hoặc hắt hơi ta nên làm gì ? * GV chốt ý + Tăng cường tập thể dục -Hằng ngày chúng ta cần tập thể dục, đi bộ và ăn uống đủ chất để có sức khỏe -Nếu có sức khỏe thì sẽ giảm được một số bệnh -Khi đi ra đường ta cần phải làm gì ? -Chúng ta tránh tiếp xúc với người bệnh cúm và nên đeo khẩu trang y tế để ngăn ngừa bệnh II .Sinh hoạt lớp : 1. Kiểm điểm công việc tuần qua. -Các tổ nhận xét về tổ viên mình về việc giữ vệ sinh cá nhân . -GV nhận xét chung +Đa số các con đã có ý thức giữ vệ sinh về thân thể, quần áo và đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ . +Tuy nhiên còn 1 vài bạn tóc vẫn còn dài, nhớ nói với ba mẹ dẫn đi hớt tóc 2.Công việc thực hiện : -Chăm chỉ học bài và làm bài -Từng tổ thảo luận xem: + Tại sao phải chăm chỉ học bài và làm bài ? + Thế nào là học chăm , học tốt ? + Bạn nào đã thực hiện đúng nếp chăm chỉ học bài và làm bài ? -GV đi nhắc nhở từng tổ -Từng tổ báo cáo +Bạn nào đã thực hiện tốt + Bạn nào chưa tốt -Vài em nêu cách học bài, làm bài của mình để các bạn học tập theo 3.Công việc tuần tới : -Thực hiện đúng các điều vừa học -Tổ trường từng tổ ghi phiếu theo dõi tổ viên của mình -Tuần sau báo cáo kết quả 4. Công việc sinh hoạt tuần sau : - Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ . Nhận xét tiết sinh hoạt lớp -Rửa tay. - Xà phòng -Lấy tay che miệng mũi lại -Nhận xét -Từng tổ trưởng lên nhận xét -HS theo dõi -Đeo khẩu trang y tế -Nghe -HS thảo luận, hỏi đáp -Từng tổ báo cáo -HS nêu ***********************************
Tài liệu đính kèm: