Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 23

Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 23

A.MỤC TIÊU :

 - Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.

 - Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.

 - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 +HS khá,giỏi: Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.

 Lồng ghép GDKNS : Kĩ năng an toàn khi đi bộ

B.CHUẨN BỊ :

 - Vở BT – Đạo đức.

 - Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm.

C. Hoạt động dạy , học :

 

doc 43 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
œ & 
THỨ,NGÀY
TIẾT
MÔN DẠY
BÀI DẠY
THỨ HAI
24/1/2011
1
23
ĐẠO ĐỨC
BÀI: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( T1)
2
232 
233
TẬP ĐỌC
BÀI 1 : TRƯỜNG EM
THỨ BA
25/1/2011
1
234
CHÍNH TẢ
BÀI : TRƯỜNG EM
2
235
TẬP VIẾT
TÔ A – Ă – Â, ai, ay, mái trường , điều hay .
3
89
TOÁN
VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC 
THỨ TƯ 9/2/2011
1
23
MĨ THUẬT
XEM TRANH CÁC CON VẬT
2
236
237
TẬP ĐỌC
BÀI 2: TẶNG CHÁU
3
90
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
THỨ NĂM
10/2/2011
1
23
TNXH
CÂY HOA
2
238
CHÍNH TẢ
BÀI : TẶNG CHÁU
3
239
TẬP VIẾT
TÔ B – ao – sao sáng – au – mai sau
4
91
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
THỨ SÁU
11/2//2011
1
240 241
TẬP ĐỌC
BÀI 3 : CÁI NHÃN VỞ
2
92
TOÁN
CÁC SỐ TRÒN CHỤC
3
242
KỂ CHUYỆN
RÙA VÀ THỎ
 MÔN : ĐẠO ĐỨC ( Tiết 23 )
 BÀI : ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( Tiết 1)
A.MỤC TIÊU :
 - Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
 - Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
 - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 +HS khá,giỏi: Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định. 
Lồng ghép GDKNS : Kĩ năng an toàn khi đi bộ
B.CHUẨN BỊ :
 - Vở BT – Đạo đức.
 - Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm.
C. Hoạt động dạy , học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I/ Ổn định: 
 II/ Bài cũ: 
 -Vừa qua đạo đức học bài gì ?
GV:Chơi, học một mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn ?
GV: Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn như thế nào ?
 -GV nhận xét 
 III/ Bài mới:
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay chúng ta học bài : Đi bộ đúng qui định. 
 -GV ghi tựa bài
 2. Những hoạt động :
 +Hoạt động 1 : Làm BT 1.
- GV nêu yêu cầu BT 1: Em hãy tô màu phần đường được phép đi bộ.
- GV treo tranh hỏi.
GV: Tranh 1: Ở thành phố hay nông thôn ?
GV: Tại sao biết ở thành phố ?
GV: Ở thành phố, đi bộ phải đi phần đường nào ?
GV: Khi qua đường, cần đi theo sự chỉ dẫn nào ?
 GV: Tranh 2: Vẽ cảnh ở thành phố hay ở nông thôn ?
GV: Ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào ?
GV: Tại sao ?	
- HS làm bài tập, tô phần đường được phép đi bộ.
- GV kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường phía bên tay phải của mình. Ở thành phố, cần đi trên vỉa hè. Khi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định 
Hát
- Em và các bạn ( T2 )
 HS:..có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có một mình.
HS:phải cư xử tốt với bạn.
- HS đọc
HS: Ở thành phố.(HS yếu)
HS: Vì có nhiều xe cộ và đèn tín hiệu.
HS: Ở thành phố, đi bộ phải đi trên vỉa hè.
HS: Khi qua đường, cần đi theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định.
HS: Ở nông thôn.
HS: ở nông thôn, đi bộ phải đi sát lề đường phía bên phải của mình.
HS: Vì đường không có vỉa hè.(HS khá , giỏi)
THƯ GIÃN
 3.Hoạt động 2: Làm BT 2.
- GV nêu yêu cầu: Trong các tranh dưới đây em thấy bạn nào đi bộ đúng quy định ?
- Cô chia lớp làm 3 tổ.
Ÿ Tổ 1: Quan sát thảo luận tranh 1: hai bạn HS và người nông dân đi bộ thế nào ?
Ÿ Tổ 2: Quan sát, thảo luận tranh 2: Xem ai đi đúng quy định, ai đi sai quy định ? Đi sai quy định có hại như thế nào ?
Ÿ Tổ 3: Quan sát, thảo luận tranh 3: Hai bạn sang đường đúng quy định không ? Vì sao ?
- Từng tổ lên trình bày kết quả.
 Ÿ Tổ 1:
- Lớp nhận xét và bổ sung.
 Ÿ Tổ 2:
- Lớp nhận xét và bổ sung.
 Ÿ Tổ 2:
- Lớp nhận xét và bổ sung.
GV kết luận:
a). Tranh 1: Ở đường nông thôn, hai bạn HS và 1 người nông dân đi bộ đúng vì họ đều đi vào phần đường của mình, sát lề đường bên phải. Như thế là an toàn.
b). Tranh 2: Ở đường thành phố, có 3 bạn đi theo tín hiệu giao thông màu xanh theo vạch quy định là đúng hai bạn đang dừng lại trên vỉa hè vì có tín hiệu đèn đỏ là đúng, những bạn này đi như vậy mới an toàn; một bạn chạy ngang đường là sai, rất nguy hiểm cho bản thân vì tai nạn có thể xảy ra.
c). Tranh 3: Ở đường phố, hai bạn đi bộ theo vạch sơn khi có tín hiệu đèn xanh là đúng, hai bạn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ cũng đúng; một cô gái đi trên vỉa hè là đúng. Những người này đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn. 
 IV. Củng cố , dặn dò :
 Hoạt động 3: Trò chơi; “ Qua đường” 
- GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm: người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe máy, xe đạp. HS đeo biển vẽ hình ô tô trên ngực.
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường. Khi người điều khiển giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại trước vạch, còn người đi bộ và xe của tuyến đèn xanh được đi. Những người phạm luật sẽ bị phạt.
- Cả lớp nhận xét khen những bạn đi đúng quy định.
 + Dặn dò:
- Về xem lại các tranh, và qua bài học này các con phải áp dụng luật đi đường vào việc đi học hành ngày
- Xem trước các tranh BT 3 : Đi bộ đúng quy định.
Nhận xét tiết học
- HS thảo luận.
HS1: Tranh vẽ gì ?
HS2: Vẽ hai bạn HS và người nông dân đi bộ đúng quy định.
HS1: Đi bộ đúng quy định là đi như thế nào?
HS2: là đi sát lề đường bên phải.
HS1: Tranh vẽ gì ?
HS2: Vẽ xe, vẽ các bạn đi đúng trên vỉa hè, đi trên vạch quy định, và đúng tín hiệu đèn. Một bạn chạy ngang đường là sai.
HS1: Bạn chạy ngang đường như vậy sẽ nguy hiểm như thế nào?
HS2: Chạy ngang đường bị xe đụng nguy hiểm cho bản thân.
HS1: Tranh vẽ hai bạn đi thế nào ?
HS2: Vẽ hai bạn đi bộ theo vạch sơn khi có tín hiệu đèn xanh, hai bạn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, một cô gái đi trên vỉa hè là đúng.
****************************************
 MÔN : TẬP ĐỌC (Tiết 1 ) 
 BÀI 1 : TRƯỜNG EM (Tiết 1)
A.MỤC TIÊU :
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời
 được câu hỏi 1, 2 (SGK).
HS kha,ù giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.
Lồng ghép GDVSMT : Yêu mến trường các con phải có ý thức giữ
 gìn trường, lớp, sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, tham gia trồng cây, chăm sóc cây 
 cho trường thêm sạch đẹp. 
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Tranh + bộ chữ.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
Tiết trước học vần gì ?
 -BC: ủy ban, hòa thuận, luyện tập.
- Đọc các từ vừa viết
 -Đọc đoạn thơ ứng dụng .
 -GV nhận xét
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Hằng ngày các con đa\ến trường học. Trường học đối với các con thân thiết như thế nào ? dạy con điều gì ? Hôm nay học bài “ Trường em” để biết về điều đó.
 -GV ghi tựa bài.
 2. HD HS luyện đọc:
- GV đọc mẫu lần 1
- GV treo tranh giảng: Trường học được xem như ngôi nhà thứ hai của em vì ở trường có cô thầy, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em. Ở trường còn dạy điều hay lẽ phải để trở thành nhười tốt.
 Ÿ Luyện đọc từ khó:
- GV chỉ và gạch dưới các từ khó đọc: Trường em, thứ hai, cố giáo, dạy em, điều hay, rất yêu, mái trường.
 Ÿ Giải nghĩa từ:
+ Ngôi nhà thứ hai: trường học giống như ngôi nhà vì ở đây có những người rất gần gũi, thân têu.
+ Thân thiết: Rất thân, rất gần gũi.
 Ÿ Bảng cài:
- GV cài bảng vần ương hỏi:
GV: Cô cài vần gì ?
GV: Muốn có tiếng trường cô ghép thêm âm gì ?
- GV chỉ: Trường
- GV nhận xét.
- GV đọc: Cô giáo
- GV nhận xét.
HS: ôn tập lại các vần có âm đầu là u.
 -HS viết BC
 -HS đọc ( có phân tích)
 - HS đọc 
 -HS đọc.
HS: ương.
HS: tr, dấu huyền.
-HS đọc to: trường.
-HS gắn bảng cài: trường.
HS1: Phân tích tiếng cô.
HS2: Phân tích tiếng giáo.
- Cả lớp gắn bảng cài: Cô giáo 
THƯ GIÃN
 Ÿ Luyện đọc câu:
- Đọc theo dãy.
- Lần 2: GV chỉ HS đọc không theo dãy ( lộn xộn )
 Ÿ Luyện đọc đoạn thơ:
GV: Đoạn thơ có mấy câu ?
- Cô mời 3 bạn đọc ( 1 em đọc 1 đoạn )
- Đọc cả bài.
+ Thi đọc trơn bài.
 3. Ôn các vần: ai – ay.
GV: Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay ? và gạch chân.
GV: Phân tích tiếng: mái, hay ?
GV: Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay ?
 + Thi đua: Tìm tiếng có vần ai – ay
- GV nhận xét.
- Mỗi dãy đọc 1 câu, nối tiếp nhau.
- HS đọc, mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài.
HS: 5 câu.
- 3 Hs đọc nối tiếp nhau bài tập đọc.
- 2 HS đọc cả bài, nhóm – cả lớp đồng thanh.
- HS mỗi tổ 1 em đọc.
- HS nhận xét.
- HS đọc đt cả bài.
- HS: thứ hai, mái trường, điều hay, dạy.
- HS: Tiếng mái có âm m đứng trước ghép với vần ai đứng sau.
- Tiếng hay có âm h đứng trước ghép vần ay đứng sau.
HS:- Khai, chai, rau cải ( có HS yếu )
 - máy bay, ớt cay, may áo
- HS từng nhóm tìm tiếng có vần ai, ay viết lên bảng.
TIẾT 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
- Đọc SGK 
 a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài.
GV: Trong bài trường học được gọi là gì ?
GV: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao ?
GV: Ở trường có cô giáo, có nhiều bạn bè thân thiết, dạy cho em nhiều điều hay để trở thành người tốt.
- Yêu mến trường các con phải có ý thức giữ gìn trường, lớp, sạch sẽ, khôn ... c que tính ?
- GV viết 2 chục vào cột chục trên bảng.
GV: 2 chục còn gọi là bao nhiêu ?
- GV viết số 20 vào cột viết số.
GV: Ai đọc được nào ?
- GV viết hai mươi vào cột đọc số.
c). Giới thiệu 3 chục (30).
- Cho HS lấy 3 bó que tính.
- GV cài 3 bó que tính lên bảng, hỏi:
GV: 3 bó que tính là mấy chục que tính ?
- GV viết 3 chục vào cột chục trên bảng.
GV: 3 chục còn gọi là ba mươi.
- GV viết bảng: Ba mươi cô viết như sau: Viết 3 rồi viết 0 ở bên phải của 3. ( GV vừa nói vứa viết ) số 30 vào cột viết số trên bảng.
- Cô đọc là ba mươi viết ba mươi vào cột đọc số.
d). Giới thiệu các số: 40, 50, 60, 70, 80, 90: Tiến hành tương tự như giới thiệu số 30.
Ÿ Kết luận: GV chỉ vào các số từ 10 đến 90 và nói: các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 được gọi là các số tròn chục. Chúng đều là những số có 2 chữ số. Chẳng hạn: Số 30 gồm có 2 chữ số là chữ số 3 và chữ số 0. các số tròn chục bao giời cũng có số 0 ở cuối.
Hát
HS: Luyện tập chung.
- HS làm vào BC.
- HS lặp lại.
- HS lấy 1 bó.
HS:1 chục que tính.
HS: Mười.
HS: Mười.
- HS lấy 2 bó.
HS:2 chục que tính.
HS: Hai mươi.
HS: Hai mươi.
- HS lấy 3 bó.
HS:3 chục que tính.
HS: 4 HS lặp lại: 3 chục còn gọi là ba mươi.(có HS yếu)
THƯ GIÃN
 3. Thực hành luyện tập: 
 Bài 1 : 
GV: Đọc Yêu cầu bài 1.
- GV gắn bảng phụ bài 1.HD:
- Dựa vào bảng mới lập: Các số tròn chục để làm câu 1.
GV: Bài 1 có mấy câu.
GV: Câu a yêu cầu chúng ta viết gì ?
- GV chỉ số 20 nói: 20 đọc như thế nào ?
- GV viết hai mươi vào cột đọc số như SGK.
GV: Thế còn phần B.
- GV chỉ: sáu mươi viết thế nào ?
- GV viết 60 vào cột viết số .
GV: Còn phần C.
- Phần c thì ngược lại phần b, bài đã cho số tròn chục và yêu cầu chúng ta viết cách đọc số.
- Số 20 đọc là gì ?
- GV viết “ hai mươi” vào bảng phụ.
 Chữa bài .
- GV nhận xét.
 Bài 2: 
- Đọc Yêu cầu bài 2.
- Bài này yêu cầu viết số tròn chục thích hợp vào ô trống.
GV:- Đọc các số tròn chục từ 10 đến 90.
 - Đọc các số tròn chục từ 90 trở lại 10.
- Các con viết các số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn ở phần a và từ lớn đến bé ở phần b. Mỗi ô trống chỉ được viết 1 chữ số.
 Chữa bài .
 Bài 3 : 
- Đọc Yêu cầu bài 3
- Các con hãy dựa vào kết quả bài tập 2 để làm bài tập 3 ( Các con so sánh 2 số ở hàng chục để nhận biết số nào lớn số nào nhỏ )
 Chữa bài .
- GV treo bảng phụ.
- Các con lưu ý các trường hợp.
 40 60 
 80 > 40 60 < 90
- Kết quả đều như nhau chỉ khác cách viết dấu so sánh.
 20 > 10 40 60
 30 40 60 < 90
 50 < 70 40 = 40 90 = 90
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Tiết toán hôm nay học bài gì ?
- Đọc xuôi, nhược các số tròn chục.
- Số 10, 15, 20, 8 số nào là số tròn chục ? Số nào không phải là số tròn chục ?
- Các số: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, chữ số 0 thuộc hàng nào ? Các chữ số còn lại thuộc hàng nào ?
 Dặn dò: 
- Về đọc xuôi, ngược từ 10 đến 90, 90 đến 10.
+ Nhận xét tiết học.
- Viết ( theo mẫu)
HS: 3 câu: câu a, b, c.
HS: Viết cách đọc số và viết số.
- Hai mươi.
HS: Yêu cầu viết số.
- 60.
HS: yêu cầu viết số chục.
- Hai mươi.
- HS làm bài.
- 3 HS lên bảng làm, mỗi em 1 phần.
- Số tròn chục.
HS: đọc 10 đến 90.
- HS đọc 90 đến 10. (HS khá, giỏi)
- HS làm bài.
- 1 HS đọc câu a, 1 HS đọc câu b.
- Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
- HS làm bài.
- HS đổi tập.
- 3 HS làm 3 cột.
- HS nhận xét.
- Các số tròn chục.
- HS đọc.
- Số tròn chục: 10, 20.
- Không tròn chục: 15, 8
- Chữ số 0 thuộc hàng đơn vị.
- các chữ số còn lại thuộc hàng chục.
******************************************
 MÔN : KỂ CHUYỆN ( TIẾT 1 )
 BÀI : RÙA VÀ THỎ 
A.MỤC TIÊU :
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.
 HS khá giỏi: Kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện.
Lồng ghép GDKNS : Xác định giá trị ( biết tôn trọng người khác)
 - Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh , yếu của bản thân)
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh họa câu chuyện Rùa và Thỏ.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Các con có biết Rùa và thỏ là những con vật như thế nào không ? Rùa hết sức chậm chạp. Còn thỏ lại có tài chạy nhanh. Thế mà trong cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ, Rùa lại là người thắng cuộc đấy.các con có biết vì sao Rùa lại thắng cuộc không ? các con nghe cô kể nhé !
 - GV ghi tựa
 2. GV kể chuyện “ Rùa và Thỏ”.
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh.
. 
 -HS đọc.
THƯ GIÃN
 3. HD HS tập kể từng đoạn theo tranh.
- HS lấy SGK.
- Cô chia lớp thành 4 nhóm.
 Ÿ Nhóm 1 kể tranh 1.
 Ÿ Nhóm 2 kể tranh 2.
 Ÿ Nhóm 3 kể tranh 3.
 Ÿ Nhóm 4 kể tranh 4.
Tranh 1 – nhóm 1:
- Rùa đang làm gì ?
- Thỏ nói gì với Rùa ?
Tranh 2 – nhóm 2:
- Rùa trả lời ra sao ?
- Thỏ đáp thế nào ?
Tranh 3 – nhóm 3:
- Trong cuộc thi, Rùa đã chạy như thế nào ?
- Còn Thỏ làm gì ?
Tranh 4 – nhóm 4:
- Ai đã tới đích trước ?
- Vì sao Thỏ nhanh nhẹn mà lại thua ?
4. HD HS phân vai kể toàn truyện:
- GV tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Rùa, Thỏ, người dẫn truyện.
- Lần 1: GV là người dẫn truyện, những lần sau HS dẫn truyện.
- GV nhận xét.
 5. Tìm hiểu ý nghĩa truyện.
GV: Vì sao Thỏ thua Rùa ?
GV:Câu chuyện này khuyên các con điều gì ?
GV: Vậy qua câu chuyện này các con nên học tập ai ?
GV chốt ý: Câu chuyện Rùa và Thỏ khuyên các con không nên học theo bạn thỏ chủ quan, kiêu ngạo và nên học tập bạn Rùa dù chậm chạp nhưng nhẫn nại và kiên trì ắt thành công.
 IV.Củng cố dặn dò :
 - Hôm nay các con được nghe cô kể chuyện gì ?
 +Dặn dò : 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước tranh truyện “ Cô bé trùm khăn đỏ”.
 Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận ở SGK.
- Rùa đang cố sức tập chạy.(HS yếu)
- Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy à !
- Anh đừng giễu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn ?
- Chú em mà cũng dám thi chạy với ta sao ? Ta chấp chú em 1 nữa đường đó.
- Trong cuộc thi, Rùa cố sức chạy thật nhanh.
- Còn thỏ thì phởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, hái hoa, bắt bướm.
- Rùa đã tới đích trước.
- Vì Thỏ chủ quan, kêu ngạo nên đã thua cuộc. (HS khá, giỏi)
- Các nhóm thi kể.
- 1 HS nhận xét.
HS: Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.
HS: Câu chuyện khuyên ta chớ chủ quan, kiêu ngạo.( HS khá, giỏi)
HS:học tập bạn Rùa. (HS yếu)
- Rùa và Thỏ.
*************************************
MÔN : SINH HOẠT LỚP (TIẾT 23 )
BÀI : ĐỐI XỬ TỐT VỚI BẠN 
A. MỤC TIÊU:
 - HS có ý thức và biết cách cư xử tốt với bạn, giúp đỡ và đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép ATGT :Bài 6: Ngồi an toàn trên xa đạp và xe máy
B. CHUẨN BỊ:
 -Một số yêu cầu giao việc
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. An toàn giao thông :
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe.
 -Cho HS xem tranh và trả lời câu hỏi:
 +Khi đi xe máy phải làm gì ?
Hình 1 :Bạn đang làm gì?
-Tại sao phải đội mũ bảo hiểm?
Hình 2:Bạn đang làm gì?
-Bạn lên xe như vậy đúng hay sai?
*GV chốt lại : ...lên xe từ bên trái
Hình 3+4: Bạn nhỏ ngồi trên xe máy đã đúng chưa? Vì sao ?
* GV chốt lại:
II. Sinh Hoạt lớp:
1..Kiểm điểm công việc tuần qua.
 - yêu cầu các tổ báo cáo kết quả theo dõi nếp “ Đầu tóc gọn gàng – Quần áo sạch sẽ.” tuần trước.
 -Mấy bạn vi phạm ?
 -Bạn nào không vi phạm ?
 -Yêu cầu các tổ còn lại báo cáo kết quả
 -GV nhận xét
 -Tuyên dương
 -Nhắc nhở
 2.Công việc thực hiện :
 - Hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt nếp “ Đối xử tốt với bạn”.
 -GV ghi tựa bài
 -Yêu cầu HS thảo luận:
GV: Thế nào là đối xử tốt với bạn ?
GV: Đối xử tốt với bạn có lợi gì ?
GV: Có bạn cùng học cùng chơi sẽ có lợi gì ?
GV: Lớp mình đã có những ai đối xử tốt với bạn.
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận:
Ÿ Đối xử tốt với bạn là giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, có lợi là cùng nhau học tập tốt và vui chơi tốt .
TD: Cho bạn mượn bút.
 Chia quà bánh cho bạn.
 Không giành chỗ ngồi của bạn.
 3.Công việc tuần tới :
 + Giao việc :
 -Tổ trưởng theo dõi các bạn tổ mình xem đã thực hiện tốt nếp vừa sinh hoạt chưa ?
 -Tiết sau báo cào kết quả cho cô 
+ Dặn dò:
 - Các con nên thực hiện tốt nếp vừa sinh hoạt. 
Nhận xét tiết sinh hoạt lớp
- Quan sát tranh và trả lới câu hỏi
- Đội mũ bảo hiểm
-HS tự nêu
- Để bảo vệ đầu( lỡ khi bị té)
-HS tự nêu
- Đúng
- nghe
-Đúng
-Vì bạn này ngồi ngay ngắn và ôm chặt mẹ
 - Tổ trưởng từng tổ báo cáo.
-..đứng dậy
 - ..đứng dậy
-Các tổ khác bổ sung , góp ý
 -Vỗ tay
-là giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
-có lợi có bạn để cùng học cùng chơi.
-có bạn cùng học thì học tập mau tiến bộ.
 - có bạn cùng chơi thì sẽ vui hơn.
- HS nêu
 -Tổ trưởng nhận nhiệm vụ và làm tốt công việc của mình.
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc