Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 22

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya. Nhận ra các tiếng từ có vần uơ – uya trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.

- Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài: Nơi ấy trên sân. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

 

doc 40 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22: Thứ hai ngày 09 tháng 02 năm 2004
	Chào Cờ
	Tiết 1: 	 SINH HOẠT LỚP
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 99: UƠ – UYA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya. Nhận ra các tiếng từ có vần uơ – uya trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài: Nơi ấy trên sân. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh về vật thật. Phiếu từ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng môn Tiếng Việt.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Tìm chữ bị mất” để ôn cấu tạo vần.
- Giáo viên đưa từ chứa vần uê – uy, thuê nhà, truy tìm, đi huế, xum xuê. 
- Cho cả lớp viết: xương tủy, khuy áo.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên dùng chữ cái rời ghép vần uê. Sau đó thay chữ cuối ê đi thay vào đó là chữ cuối Ơ để có vần uơ. Dùng chữ cái ghép uy thêm vào a vào cuối vần để có vần uya.
Hoạt động 1: Dạy vần UƠ.
- Mục tiêu: giới thiệu và dạy vần UƠ.
- Phương pháp: Trực quan–Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu vần mới và ghi bảng: UƠ.
- Giáo viên giới thiệu vần mới trong từ huơ vòi.
huơ vòi
- Giáo viên ghi từ: 
- Phân tích và ghép vần UƠ? 
- Vần UƠ có mấy âm?
- Giáo viên cho học sinh ghép vần.
- Giáo viên cho đọc trơn.
- Giáo viên cho học sinh thực hành.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Dạy vần UYA.
- Mục tiêu: Giới thiệu và dạy vần UYA.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Thực hiện như khi dạy vần UƠ. 
- So sánh vần UƠ với vần UYA.
Hoạt động 3: Dạy từ và câu ứng dụng.
- Mục tiêu: Học sinh đọc được đúng từ câu ứng dụng.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành. 
- Giáo viên đưa từ:
thuở xưa giấy pơ-luya
huơ tay phéc mơ tuya
- Giáo viên giải thích từ bằng vật thật để giới thiệu.
- Giáo viên cho học sinh đọc từ.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh lên thi đua điền từ vào chỗ chấm: làm th , hoa hụe , khu áo, lính th y.
- 2 – 3 Học sinh đọc từ.
- Học sinh ghép 2 vần.
- Học sinh chỉ vào từ đọc theo.
- Học sinh nhận ra tiếng huơ có âm h đã học để nhận ra vần mới: UƠ.
- Học sinh: U – Ơ – UƠ.
- Học sinh có 2 âm U và Ơ.
- Học sinh ghép vần UƠ su đó ghép huơ – uơ - huơ.
- Học sinh viết: huơ.
- Học sinh luyện đọc.
Tiết 3: 	 Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 99: UƠ – UYA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya. Nhận ra các tiếng từ có vần uơ – uya trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài: Nơi ấy trên sân. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh về vật thật. Phiếu từ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng môn Tiếng Việt.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: Luyện đọc nhanh, chính xác các từ ngữ.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Học sinh đọc trơn vần, từ khóa, từ ứng dụng ở SGK.
- Đọc câu và đoạn ứng dụng.
- Giáo viên cho học sinh thi đọc tiếp nối giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Luyện viết
- Mục tiêu: Học sinh viết đúng mẫu, đều nét các chữ.
- Phướng pháp: Thực hành.
- Giáo viên viết mẫu.
uơ uya
huơ tay
đêm khuya
Hoạt động 3: Luyện nói theo chủ đề
- Mục tiêu: Học sinh luyện nói theo đúng chủ đề.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh ở SGK.
- Giáo viên gợi ý:
Cảnh trong tranh là cảnh của buổi nào trong ngày?
Trong tranh em thấy người hoặc vật đang làm gì?
Em tưởng tượng xem người ta còn làm gì nữa vào các buổi này?
Nói về công việc của em hoặc ba mẹ thường làm vào từng buổi trong ngày?
4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài.
- Làm bài tập.
- Giáo viên sửa bài, nhận xét.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 100: UÂN - UYÊN.
- Học sinh đọc CN – ĐT - Nhóm.
- Học sinh đọc từng dòng. Học sinh đọc liền 2 đoạn thơ có nghỉ hơi.
- Học sinh thi đua đọc.
- Học sinh tìm tiếng chứa vần uya.
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh quan sát và cùng thảo luận nhóm.
- Học sinh luyện nói.
- 1 - 2 Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hành.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
	Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài: EM VÀ CÁC BẠN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
Kĩ năng: Hình thành kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
Thái độ: Giáo dục học sinh đoàn kết, thân ái với bạn khi học, khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vài bông hoa, phần thưởng, bút màu, giấy bài hát.
Học sinh: Bút màu - Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Trẻ em có quyền gì?
- Muốn có nhiều bạn chơi ta phải làm gì?
- Khi chơi với bạn ta phải tỏ thái độ như thế nào?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Đóng vai.
 - Mục tiêu: Giáo dục học sinh có thái độ cư xử đúng với bạn.
 - Phương pháp: Đóng vai – Đàm thoại
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh đóng vai theo tình huống các tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 3.
- Giáo viên cho thảo luận nhóm.
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Giáo viên yêu cấu thảo luận:
Em cảm thấy thế nào khi em được bạn cư xử tốt?
Em cư xử tốt với bạn?
- Giáo viên chốt ý: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn. .
Hoạt động 2: Học sinh vẽ tranh về chủ đề “Bạn em”.
- Mục tiêu: Biết thể hiện tâm tư tình cảm đối với bạn be.ø
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên nêu yêu cầu vẽ tranh.
- Giáo viên cho trình bày sản phẩm.
- Giáo viên nêu nhận xét và khen ngợi tranh vẽ của các nhóm.
- Giáo viên kết luận chung:
 - Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 11: Đi bộ đúng quy định.
Hát 
- Học sinh trả lời. 
- Bạn nhận xét và bổ xung.
- Học sinh chuẩn bị đóngvai một tình huống cùng học, cùng chơi với bạn.
- Học sinh thảo luận.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh nêu cần nhận xét qua các tình huống trên.
- Học sinh có thể vẽ theo nhóm hoặc cá nhân.
- Cả lớp cùng xem và nhận xét.
- Cả lớp tuyên dương.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ ba ngày 10 tháng 02 năm 2004	
Tiết 1: 	Môn: 	 Tiếng Việt
	 	 Bài 100:	 UÂN - UYÊN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết đúng: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền. Biết đọc đúng và nhận diện các tiếng từ trong bài. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Em thích đọc truyện. Kể vài chuyện em đã xem, tên một vài nhân vật trong truyện
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh về mùa xuân, cảnh sân có trận đấu bóng chuyền. Tranh, vật thật, phiếu từ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng học tập.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Trò chơi: “Tìm chữ bị mất” 
- Giáo viên cho từ: th..ở xưa, thức khu...
- Đọc và viết được: huơ tay, quở trách, trời khuya.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên làm mẫu trên bảng đưa vần uơ, bỏ chữ ơ thay vào đó 2 chữ cuối ân để có vần uân.
- Dùng chữ cái ghép uya rồi bỏ chữ ya thay vào đó yên để có vần uyên.
- Giáo viên đọc trơn 2 vần:
uân uyên
Hoạt động 1: Dạy vần uân.
- Mục tiêu: Giới thiệu và dạy vần uân.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giới thiệu vần uân. 
- Giáo viên chỉ vào tranh trong từ mùa xuân.
- Giáo viên ghi bảng:
mùa xuân
- Giáo viên viết vần uân bằng phấn màu.
- Phân tích và ghép vần. 
- Ghép tiếng có vần uân. Đọc và viết tiếng từ có vần uân.
- Giáo viên yêu cầu đọc trơn.
- Giáo viên yêu cầu viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sữa sai. 
Hoạt động 2: Dạy vần UYÊN.
- Mục tiêu: Giới thiệu và dạy vần UYÊN.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Làm theo cách như dạy vần uân. 
- So sánh vần uân với vầ uyên.
Hoạt động 3: Đọc và hiểu nghĩa từ 
- Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng các từ có vần vừa học.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh đọc 2 từ:
- Giáo viên giải thích nghĩa của 2 từ bằng tấm huân chương và tờ lịch tuần.
- Giáo viên yêu cầu đ ... DDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc và viết được: huỳnh huỵch, hoa quỳnh.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có chứa vần.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn các vần UÊ, UY, UƠ.
- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại các vần đã học.
- Trò chơi: “Xướng họa”.
Nhóm A: Hô vần.
Nhóm B: Đáp từ có chứa vần.
Nhóm nào không đáp được sẽ bị mất một người.
- Giáo viên làm quản trò.
Hoạt động 2: Jọc bài ôn.
- Mục tiêu: Rèn đọc đúng các bài ôn tập.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu ghép âm ở cột dọc với từng âm ở ô dòng ngang để tạo vần. Đọc trơn.
- Giáo viên yêu cầu đọc trơn từ.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết các vần.
N1: uê uơ
N2: uy uya uyên
N3: uân uât
N4: uyêt uynh uych
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tìm tiếng từ.
- Chia 2 nhóm.
- Đổi lại.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh ghép vần và đọc trơn vần ở các bảng ôn.
- Học sinh đọc trơn: ủy ban, hoà thuận, luyện tập.
Nhóm 1: uê, uơ.
Nhóm 2: uân, uât.
Nhóm 3: uy, uya, uyên.
Nhóm 4: uyêt, uynh, uych.
Môn:	 Tiếng Việt
 	 Bài 103:	 ÔN TẬP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nhớ cách đọc và viết đúng các vần: uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyên, uynh, uych đã học trong các bài từ 98 đến 102. 
Kĩ năng: Biết ghép các âm để tạo vần. Biết đọc đúng các từ: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập và những từ khác chứa các vần có trong bài.ết đọc trơn đoạn thơ ứng dụng trong bài.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực páht biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh SGK, các loại phiếu từ.
Học sinh: Sách Tiếng Việt – Bảng con.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: Học đọc đúng, nhanh các vần, tiếng từ, câu ứng dụng.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn các vần ôn, từ ngữ.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ.
- Tìm tiếng có chứa vần ôn.
- Giáo viên cho đọc cả đoạn.
- Chơi trò chơi đọc nối tiếp.
Hoạt động 2: Luyện viết
- Mục tiêu: Rèn viết chữ đều nét, đẹp.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên viết mẫu:
hoà thuận
luyện tập
Hoạt động 3: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Học sinh dựa vào tranh kể lại toàn câu chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể chuyện lần thứ 1. Kể 4 đoạn theo 4 bức tranh.
- Giáo viên kể lần thứ 2 (kể riêng từng đoạn có kết hợp câu hỏi để học sinh nhớ).
Câu 1: Nhà vua ra lệnh cho những người kể chuyện phải kể những câu chuyện như thế nào?
Câu 2: Những người kể chuyện cho vua nghe đã bị vua làm gì?
Câu 3: Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho vua nghe. Câu chuyện đã hết chưa.
Câu 4: Vì sao anh nông dân lại được vua thưởng?
4. Củng cố:
- Nhắc lại các vần đã ôn.
- Làm bài tập Tiếng Việt.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Học sinh luyện đọc CN – ĐT – Nhóm.
- Học sinh lắng nghe.
- Luyện đọc theo cặp.
- Học sinh đọc từng dòng thơ.
- Học sinh đọc cả đoạn.
- Học sinh: thuyền... 
- Luyện đọc CN – ĐT.
- Mỗi bàn đọc 2 dòng.
- Học sinh thực hành viết vở tập viết.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kể lại từng đoạn truyện dựa vào từng bức tranh và câu hỏi gợi ý.
- Mỗi nhóm kể lại truyện 1 tranh.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Tập Viết
 	 Bài:	 TÀU THỦY – GIẤY PƠ LUYA
 TUẦN LỄ – CHIM KHUYÊN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh rèn viết được các từ: tàu thủy, giấy pơ luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
Kĩ năng: Rèn viết nắn nót, sạch đẹp.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu.
Học sinh: Vở tập viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét bài cũ về:
Độ cao con chữ.
Nối nét.
Khoảng cách giữa các chữ.
Giáo viên cho học sinh viết bảng con các chữ còn sai.
- Giáo viên nhận xét chữ viết bảng.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Quan sát phân tích chữ mẫu.
- Phương pháp: Quan sát – Phân tích.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận về:
Độ cao con chữ.
Vị trí dấu thanh.
Khoảng cách giữa các chữ.
- Giáo viên chốt ý.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Thực hành bảng con.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên gắn chữ mẫu.
- Hướng dẫn qui trình viết.
Điểm đặt bút.
Nối nét.
Điểm dừng bút, giáo viên vừa nói vừa viết.
tàu thủy giấy pơ luya
tuần lễ chim khuyên
nghệ thuật tuyệt đẹp
- Nghỉ giữa tiết.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Thực hành viết vào vở viết.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên hứơng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
4. Tổng kết:
- Giáo viên chấm vở, nhận xét tuyên dương và cho lớp xem vở viết đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh thảo luận về yêu cầu giáo viên nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu lại tư thế ngồi.
- Học sinh viết vào vở.
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	 Bài 85:	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh rèn luyện cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn. Cộng trừ các số đo dộ dài với đơn vị xăngtimet.
Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải, trình bày bài toán có lời văn, thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài với đơn vị là xăngtimet.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng tranh vẽ trong SGK.
Học sinh: Que tính, ĐDHT, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giải toán.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tự giải bài toán.
- Phuơng pháp: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1: Giáo viên yêu cầu đọc đề bài.
Yêu cầu thực hiện tóm tắt.
Tóm tắt:
Có: 4 bóng xanh.
Có: 5 bóng đỏ.
Có tất cả:  quả bóng?
- Giáo viên cho nhắc lại các bước giải.
- Giáo viên cho học sinh tự giải.
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1.
Tóm tắt:
Có: 5 bạn nam.
Có: 5 bạn nữ.
Có tất cả:  bạn?
Bài 3: Thực hiện tương tự.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn cách cộng, trừ hai số đo độ dài rồi thực hành cộng, trừ theo mẫu SGK.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Hát
- Học sinh tự đọc bài toán.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Học sinh nhắc lại các thực hiện bước giải.
- Học sinh tự giải bài toán.
Giải:
An có tất cả là:
4 + 5 = 9 (quả bóng)
Đáp số: 9 quả bóng.
- Học sinh tự đọc bàit oán, tự nêu tóm tắt.
- Học sinh tự giải bài toán.
Giải:
Số bạn có tất cả là:
5 + 5 = 10 (bạn)
Đáp số: 10 bạn.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 5: 	Môn:	 	 	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy: VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc của vài con vật nuôi trong nhà.
Kĩ năng: Biết cách vẽ con vật quen thuộc. Vẽ được hình hoặc vẽ màu một con vật theo ý thích.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số tranh ảnh con gà, mèo, chó hình hướng dẫn vẽ.
Học sinh: Vở tập vẽ, chì, tẩy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Nhận xét bài vẽ mẫu.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu các con vật.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý để học sinh nhận ra: 
Tên các con vật?
Các bộ phận của chúng?
- Kể tên một vài con vật nuôi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ con vật.
- Mục tiêu: Học sinh tự vẽ, vẽ đẹp và tô màu thành bài có nội dung tốt.
- Phương pháp: Trực quan.
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ.
Vẽ các hình chính: đầu, mình trước.
Vẽ các chi tiết sau.
Vẽ màu theo ý thích. 
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một vài bài vẽ các con vật.
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Học sinh trình bày bài của mình theo ý thích.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên gợi ý học sinh làm bài.
Vẽ 1 con hoặc 2 con vật nuôi theo ý tích của mình.
Vẽ con vật có hình dáng khác nhau.
Có thể vẽ thêm một vài hình khác (nhà, hoa, lá)
Vẽ màu theo ý thích.
Vẽ to vừa phải với khổ giấy.
4. Củng cố: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về:
Hình vẽ.
Màu sắc
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
Hát
- Học sinh nhận xét.
Cách pha màu.
Cách tô màu.
- Học sinh nhận ra các con vật nuối.
- Học sinh: trâu, lợn, chó, mèo, gà, thỏ
- Học sinh quan sát giáo viên vẽ.
- Học sinh làm bài, tự vẽ con vật mà em thích vào giấy vẽ ở vở tập vẽ.
- Giáo viên tìm bài vở mà mình thích.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22.doc