Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 25

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Hoa Ngọc Lan. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra

- Ôn các vần ăm, ăp. Học sinh tìm được tiếng có vần ăm trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.

- Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Kể tên các loại hoa em biết.

 

doc 36 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2004
	Chào Cờ
	Tiết 1: 	 SINH HOẠT LỚP
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: HOA NGỌC LAN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Hoa Ngọc Lan. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra
Ôn các vần ăm, ăp. Học sinh tìm được tiếng có vần ăm trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.
Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Kể tên các loại hoa em biết.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi hai học sinh đọc bài Vẽ Ngựa và trả lời câu hỏi: Tại sao nhìn tranh bà lại không đoán được bé vẽ gì?
- Giáo viên cho học sinh viết bảng: vì sao, bức tranh, trông thấy.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Rèn đọc ngắt nghỉ đúng, hiểu nghĩa từ
- Phương pháp: Trực quan–Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1: giọng chậm, nhẹ nhàng.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra.
- Giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên giải nghĩa từ: ngan ngát.
- Luyện đọc câu.
- Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp.
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Giáo viên yêu cầu đọc đoạn 1.
- Giáo viên yêu cầu đọc đoạn 2.
- Giáo viên yêu cầu đọc đoạn 3.
- Giáo viên cho đọc toàn bài.
- Thi đọc trơn cả bài.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần ăm ăp.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, từ, câu có chứa vần đó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Tìm tiếng có vần ăp trong bài.
- Giáo viên gọi học sinh tìm tiếng có vần ăp trong bài.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ăp, ăm.
- Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu SGK.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận.
- Giáo viên cho học sinh trình bày và ghi bảng các từ ngữ tìm lên bảng.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh đọc bài 2 em.
- Viết bảng con.
- Học sinh đọc từ ngữ.
- Phân tích tiếng khó.
- Mỗi câu 2 học sinh đọc CN – ĐT nối tiếp.
- 3 Học sinh đọc.
- 3 Học sinh đọc.
- 3 Học sinh đọc.
- 2 Học sinh đọc.
- Cả lớp ĐT.
- Mỗi tổ cử một bạn học sinh thi đọc.
- Học sinh chấm điểm.
- Học sinh: khắp.
- Học sinh đọc và phân tích tiếng khắp.
- Học sinh chia thành 4 nhóm để thảo luận, tìm tiếng có vần ăp, ăm.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh làm VBT.
Tiết 3: 	 Môn:	 Tiếng Việt
 	 Bài: HOA NGỌC LAN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Hoa Ngọc Lan. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra
Ôn các vần ăm, ăp. Học sinh tìm được tiếng có vần ăm trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.
Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Kể tên các loại hoa em biết.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và nội dung luyện nói.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
Hoa ngọc lan màu gì?
Hương hoa lan thơm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
b. Luyện nói:
- Kể tên các loài hoa em biết.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh hoặc hoa thật rồi yêu cầu các em gọi tên các loài hoa đó.
Hoa đó tên gì?
Hoa có màu gì?
Cánh to hay nhỏ?
Lá như thế nào?
Nở vào mùa nào?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố: 
- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài.
- Về nhà đọc lại.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tập đọc bài Ai dậy sớm.
- 2 Học sinh đọc đoạn 1.
- 2 Học sinh đọc đoạn 2.
- 1 Học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh tập luyện nói về các loài hoa.
- 1 – 2 Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------------
	Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài: CÁM ƠN VÀ XIN LỖI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cám ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
Kĩ năng: Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ chân thành khi giao tiếp. Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, trò chơi.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Khi gặp tín hiệu đèn màu gì thì em phải dừng lại ở ngã tư? Nếu đường không có vỉa hè thì em đi bộ ở đâu?
- Đi dưới lòng đường sẽ xảy ra điều gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
 - Mục tiêu: Hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo tranh bài tập 1 và hướng dẫn học sinh quan sát.
Các bạn trong tranh đang làm gì?
Vì sao các bạn lại làm như vậy?
- Giáo viên cử đại diện vài nhóm lên trả lời.
- Giáo viên kết luận: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
- Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
Hoạt động 2: Làm BT2.
- Mục tiêu: Rèn cách cám ơn và xin lỗi qua bài tập.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên chia nhóm và giao mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
- Giáo viên cho đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Giáo viên kết luận: Tranh 1, 3 cần nói lời cám ơn. Tranh 2, 4 cần nói lời xin lỗi.
Hoạt động 3: Đóng vai BT4.
- Mục tiêu: Thi đua nói lời cám ơn, xin lỗi.
- Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- Giáo viên yêu cầu nhóm lên đóng vai.
- Giáo viên cho thảo luận.
Em cảm thấy thế nào khi được cám ơn?
Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
- Giáo viên chốt ý: Cần nói lời cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ. Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền người khác.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 12 Tiết 2.
Hát 
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm 2.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- Học sinh thảo luận và phân vai.
- Học sinh đóng vai.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2004	
Tiết 1: 	Môn: 	 Tập Viết
	 	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA E - Ê
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh tô đúng và đẹp các chữ E, Ê. Viết đúng và đẹp các vần ăm, ăp, các từ ngữ: chăm học, khắp vườn.
Kĩ năng: Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu, các vần ăm, ăp và từ ngữ.
Học sinh: Vở tập viết.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên thu vở 3 – 4 em kiểm tra, chấm bài viết ở nhà.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên gọi 3 – 4 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: gánh đỡ, sạch sẽ.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Tập tô chữ E, Ê hoa.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo chữ mẫu:
E E E
Ê Ê Ê
- Giáo viên vừa viết vừa nêu qui trình viết chữ hoa E, Ê. 
- Giáo viên: Hãy so sánh E và Ê.
- Yêu cầu viết bảng con.
Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng, giảng từ, rèn tính thẩm mỹ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc bài viết.
- Giáo viên đưa vần, từ mẫu.
ăm ăp
chăm học
khắp vườn
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vở, rèn chữ viết đúng đẹp, chính xác độ cao.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài.
- Nhận xét, tuyên dương những em viết đẹp và có tiến bộ.
4. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ G.
Hát
- Học sinh đưa vở giáo viên chấm.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát viết trong không trung.
- Học sinh: khác nhau dấu mũ.
- Học sinh viết bảng con.
E Ê
- Học sinh đọc bài viết.
- Phân tích tiếng có vần ăm, ăp.
- Cả lớp ĐT.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh nhận xét.
Tiết 2: 	Môn: 	 Chính Tả
	 	 Bài:	 NHÀ BÀ NGOẠI	
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng và đẹp một đoạn trong bài Nhà bà ngoại.
Kĩ năng: Viết đúng cự li, tốc độ các chữ đều và đẹp. Sau dấu chấm có viết hoa.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ.
II. CHUẨN ... ây để giữ thăng bằng.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Kể tên một số loài cá, nêu ích lợi và lưu ý khi ăn cá.
- Phương pháp: Thảo luận – Quan sát.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài 25 SGK.
Bước 2: Thảo luận chung.
- Nói về một số cách bắt cá?
- Kể tên các loại cá em chưa biết?
- Em thích ăn loại cá nào?
- Tại sao chúung ta ăn cá?
- Giáo viên kết luận: Có nhiều cách bắt cá. Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khỏe. Ăn cá giúp phát triển, chóng lớn.
Hoạt động 3: Làm BT.
- Mục tiêu: Học sinh thực hành vẽ cá.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu mở VBT.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
4. Củng cố:
- Về nhà vẽ tiếp đến tiết sau giới thiệu sản phẩm.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Con gà.
Hát
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chia nhóm thảo luận.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh tự nêu.
- Học sinh cử đại diện.
- Học sinh quan sát theo cặp.
- Học sinh thảo luận chung các câu hỏi.
- Học sinh mở vở BT.
- Học sinh vẽ con cá.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ sáu ngày 05 tháng 02 năm 2004 
 	Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 MƯU CHIM SẺ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài Mư chim sẻ. Đọc đúng các từ có âm phụ đầu là l, n. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy.
Ôn các tiếng có vần uôn, uông: Học sinh tìm được tiếng có vần uôn trong bài. Tìm được tiếng có vần uôn, uông ngoài bài. Nói được câu chứa vần uôn, uông.
Hiểu: Học sinh hiểu được từ ngữ: chp, lễ phép, hoảng, nén sợ. Học sinh hiểu được nội dung bài: Sự thông minh, nhanh tri1 của sẻ đã giúp chú tự cứu được mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi 3 em học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi của bài.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Mư chú Sẻ.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi từ luyện đọc.
- Luyện đọc câu.
Mỗi học sinh đọc bài theo hình thức tiếp nối. 
- Luyện đọc đoạn, bài.
Đoạn 1: 2 Câu đầu.
Đoạn 2: Câu nói của Sẻ.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần uôn, uông.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần đó.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm tiếng trong bài có vần uôn.
- Giáo viên gọi học sinh tìm tiếng trong bài có vần uôn.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh.
- Giáo viên tổ chức trò chơi.
- Thi tìm tiếng nhanh.
c. Nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
- Giáo viên quan sát tranh trong SGK hỏi: Tranh vẽ gì?
- Giáo viên yêu cầu đọc câu mẫu.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh đọc từ 3 – 5 em CN - ĐT.
- Học sinh đọc theo tổ nhóm.
- 1 Học sinh đọc theo 1 đoạn.
- Thi đọc.
- Học sinh: muộn.
- Học sinh đọc phân tích.
- Học sinh: vẽ chuồn chuồn, buồng chuối.
- Cử 10 em chia làm 2 đội thi nói nhanh tiếng có vần.
- Bé đưa cuộn len cho mẹ.
- Học sinh đọc.
- Học sinh thi nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 MƯU CHIM SẺ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài Mư chim sẻ. Đọc đúng các từ có âm phụ đầu là l, n. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy.
Ôn các tiếng có vần uôn, uông: Học sinh tìm được tiếng có vần uôn trong bài. Tìm được tiếng có vần uôn, uông ngoài bài. Nói được câu chứa vần uôn, uông.
Hiểu: Học sinh hiểu được từ ngữ: chp, lễ phép, hoảng, nén sợ. Học sinh hiểu được nội dung bài: Sự thông minh, nhanh tri1 của sẻ đã giúp chú tự cứu được mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn kết hợp và trả lời câu hỏi từng đoạn.
Buổi sớm, điều gì xảy ra?
Sẻ nói gì với mèo?
Sẻ làm gì khi mèo đặt Sẻ xuống đất?
- Giáo viên gọi học sinh đọc câu 3.
- Giáo viên cho học sinh thi xếp nhanh.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- Giáo viên gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách phân vai.
- Dặn dò học sinh về nhà luyện đọc bài.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Mẹ và cô.
Hát
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú chim Sẻ.
- Học sinh đọc thẻ từ.
- Thi đua 2 đội.
- Học sinh đọc bài làm của mình.
- Học sinh đọc pâhn vai: người dẫn chuyện, mèo, sẻ.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Kể Chuyện
 Bài:	 	TRÍ KHÔN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Phân biệt và thể hiện được lời của Hổ, Trâu, người và lời người dẫn chuyện.
Thái độ: Thấy được sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ, hiểu được trí khôn là sự thông minh, nhờ đó mà con người làm chủ được muôn loài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện, mặt nạ Trâu, Hổ, khăn quấn.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Hãy kể lại câu chuyện Cô bé trùm khăn đỏ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trí khôn.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Kể chuyện, giảng giải nội dung phân đoạn, tìm hiểu ý nghĩa.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp chỉ tranh để học sinh nhớ chi tiết, diễn cảm theo từng lời nhân vật.
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn, rèn nhớ từng đoạn.
- Mục tiêu: Rèn học sinh kể lại được câu chuyện.
- Giáo viên treo tranh 1 và hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Thấy cảnh ấy Hổ làm gì?
- Giáo viên gọi 2 học sinh kể lại nội dung bức tranh.
- Tiến hành tương tự với các bức tranh khác.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh kể toàn chuyện, rèn nhớ cả chuyện.
- Phương pháp: Trực quan.
- Giáo viên cho học sinh phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4:
- Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Giáo viên : Chính trí khôn giúp con người làm chủ được cuộc sống và làm chủ muôn loài.
4. Củng cố:
- Con thích nhân vật nào.
- Dặn dò học sinh nhà tập kể cho cả nhà nghe.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Sư Tử và Chuột nhắc.
Hát
- Học sinh 2, 3 em kể chuyện.
- Học sinh biết câu chuyện.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh tổ chức phân vai, hó trang thi kể chuyện.
- Học sinh: Hổ to xác nhưng ngốc, không biết trí khôn là gì.
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
---------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 	 	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy: VẼ CÂY – VẼ NHÀ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh làm quen với tranh dân gian.
Kĩ năng: Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy.
Thái độ: Bước đầu nhận biết về vẽ đẹp của tranh dân gian.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một vài tranh dân gian.
Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Nhận xét bài vẽ cây, vẽ nhà.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh vẽ màu.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét:
Hình dáng con lợn (mắt, mũi, tai, hình xoáy âm dương, đuôi)
Cây ráy.
Mô đất.
Cỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ màu.
Vẽ màu theo ý thích.
Tìm màu theo ý thích.
Tìm màu thích hợp vẽ nền để làm nổi hình con lợn.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ màu của học sinh lớp khác vẽ.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thức hành cách vẽ.
- Phương pháp: Thực hành.
- Từng học sinh: Giáo viên yêu cầu vẽ màu vào hình ở vở tập vẽ.
- Theo nhóm học sinh: Giáo viên phóng to hình con lợn rồi chia nhóm vẽ sau.
4. Nhận xét:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài của cá nhân, nhóm.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bì bài 26.
Hát
- Học sinh nhận xét.
- Nên chọn màu khác nhau.
- Học sinh chọn màu vẽ.
- Học sinh thảo luận để chọn màu.
- Học sinh nhận xét màu sắc.
- Học sinh tìm bài mình thích.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 25.doc