Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 27

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Đạt tốc độ đọc từ 25 – 30 tiếng / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.

- Ôn các vần ươn, ương. Học sinh tìm được tiếng có vần ươn, ương trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương.

- Hiểu: Học sinh hiểu dược từ ngữ trong bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học sinh thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Nói về ngôi nhà mơ ước.

 

doc 38 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27: Thứ hai ngày 15 tháng 03 năm 2004
	Chào Cờ
	Tiết 1: 	 SINH HOẠT LỚP
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: NGÔI NHÀ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Đạt tốc độ đọc từ 25 – 30 tiếng / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
Ôn các vần ươn, ương. Học sinh tìm được tiếng có vần ươn, ương trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
Hiểu: Học sinh hiểu dược từ ngữ trong bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học sinh thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.
Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Nói về ngôi nhà mơ ước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra giữa kì II.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Ngôi nhà của em.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài đọc.
- Phương pháp: Trực quan–Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1: giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi từ cần đọc trên bảng.
- Giáo viên giải nghĩa từ: thơm phức, lảnh lót.
- Luyện đọc câu.
- Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp nhau, đọc trơn dòng thơ.
- Luyện đọc bài thơ.
- Giáo viên yêu cầu đọc theo đơn vị bàn, tổ, nhóm.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần yêu, iêu.
- Mục tiêu: Đọc nhanh các tiếng có vần iêu, yêu.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên: Em hãy tìm đọc trong bài những dòng thơ có chứa tiếng yêu.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 2 / SGK.
- Giáo viên cho học sinh 1 phút nghĩ ra tiếng có vần iêu và cho học sinh ghép vào bộ chữ. Giáo viên gọi dãy nào thì dãy đó đọc tiếp nối tiếng mình vừa tìm.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 3 / SGK.
- Trò chơi thi nói nhanh câu có chứa vần iêu, yêu.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- 3 – 4 Em đọc CN – ĐT cả lớp. Phân tích tiếng khó.
- Học sinh đọc từng dòng.
- Học sinh đọc từng khổ thơ rồi đọc cả bài thơ.
- Cả lớp ĐT.
- Học sinh đọc câu thơ và tìm tiếng yêu.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu.
- Dãy nào tìm được nhiều tiếng thì thắng.
- Hãy nói câu có chứa tiếng có vần iêu.
Tiết 3: 	 Môn:	 Tiếng Việt
 	 Bài: NGÔI NHÀ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Đạt tốc độ đọc từ 25 – 30 tiếng / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
Ôn các vần ươn, ương. Học sinh tìm được tiếng có vần ươn, ương trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
Hiểu: Học sinh hiểu dược từ ngữ trong bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học sinh thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.
Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Nói về ngôi nhà mơ ước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và nội dung luyện nói theo chủ đề.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên mới một bạn đọc hai khổ thơ đầu.
- Giáo viên: Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã thấy gì? Nghe gì? Ngửi thấy gì?
- Hãy đọc khổ thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ.
- Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
b. Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc nhẩm lại khổ thơ mà em yêu thích nhất và học thuộc lòng khổ thơ đó.
c. Luyện nói:
- Giáo viên đọc yêu cầu bài luyện nói.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa và giáo viên gợi ý.
- Giáo viên gọi nhiều em nói về mơ ước của mình.
4. Củng cố: 
- Giáo viên gọi 1 vài học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích. Vì sao em thích?
- Nhận xét tiết học.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Quà của bố.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc khổ thơ.
- 2 – 3 Em đọc lại bài thơ.
- Học sinh học thuộc lòng.
- Ngôi nhà em mơ ước.
- Học sinh nói về ngôi nhà em mơ ước, 1, 2 câu hoặc 1 đoạn văn nêu là học sinh khá giỏi.
- Học sinh cả lớp nghe và nhận xét.
- 1 – 2 Em học thuộc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------------
	Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Cách chào hỏi, tạm biệt. Hiểu ý nghĩa của lời chào hỏi, tam biệt.
Kĩ năng: Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt chúng với lời chào hỏi, tam biệt chưa đúng. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người. Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, điều 2 torng công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đồ dùng hóa trang, bài hát.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cần nói lời cảm ơn khi nào?
- Cần nói lời xin lỗi khi nào?
- Biết cảm ơn, xin lỗi đã thể hiện được điều gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”.
 - Mục tiêu: Giúp học sinh biết chào hỏi khi gặp mặt.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm quay mặt vào nhau từng đôi một.
- Giáo viên điều khiển đứng ở tâm vòng tròn nêu tình huống.
Hai người bạn gặp nhau.
Học sinh gặp thầy giáo.
Em đến nhà gặp bố mẹ bạn.
Hai người gặp nhau tại nhà hát khi giờ biểu diễn bắt đầu.
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Chào hỏi đúng ở mỗi tình huống.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo 2 nhóm 2 bạn các câu hỏi sau:
Cách chào hỏi trong mỗit hình huống giống nhau hay khác nhau?
- Hoạt động chung. Em cảm thấy thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được đáp lại.
Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại?
- Giáo viên kết luận:
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tam biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Giáo viên cho đọc câu tục ngữ: Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chào hỏi và tạm biệt tiết 2.
Hát 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh xếp theo hiệu lệnh giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo tình huống giáo viên yêu cầu.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh thảo luận và nêu khi chào hỏi gặp gỡ và khi chào chia tay.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ ba ngày 16 tháng 03 năm 2004	
	Tiết 1: 	Môn: 	 Tập Viết
	 	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA K
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh tô đúng và đẹp các chữ K. Viết đúng và đẹp các vần yêu, iêu, các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến.
Kĩ năng: Viết đúng, đẹp, đúng cỡ chữ, đúng kiểu chữ, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. Cách đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong VTV 1/2.
Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các vần, từ.
Học sinh: Bảng con, phấn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết vở ở nhà.
- Giáo viên mời học sinh viết từ: viết đẹp, duyệt binh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Tập tô chữ K hoa.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa bảng phụ có chữ K và hỏi: Chữ hoa K gồm mấy nét, đó là những nét gì?
K K K
- Giáo viên vừa viết vừa nêu qui trình viết chữ hoa K. 
Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng, giảng từ, rèn tính thẩm mỹ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc vần, từ ngữ.
- Giáo viên đưa vần, từ mẫu.
iêu yêu
hiếu thảo
yêu mến
- Giáo viên nhận xét bài viết học sinh.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vở, rèn chữ viết đúng đẹp, chính xác độ cao.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Giáo viên cho học sinh viết vở.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài.
4. Củng cố:
- Giáo viên khen ngợi học sinh viết đúng đẹp trong tiết học.
- Về nhà luyện viết phần B.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ G.
Hát
- 3 – 4 Học sinh.
- Học sinh viết bảng lớp 3 em.
- Lớp viết bảng con.
- Gồm 3 nét, nét lượn xuống, nét cong trái, nét thắt giữa.
-  ... ùm.
- Thi đọc CN.
- Học sinh đọc tổ, bàn.
- Học sinh: đứt.
- Học sinh thi đua nói nối tiếp.
- Học sinh quan sát và đọc câu ứng dụng.
- Học sinh thi nói nhanh, đúng các câu.
Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài. Đọc đúng các tiếng: khóc oà, cắt bánh, đứt tay. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy, biết đọc câu có dấu chấm hỏi.
Ôn các tiếng có vần ưt, ưc: Học sinh tìm được tiếng có vần ưt, ưc trong bài. Tìm được tiếng có vần ưt, ưc ngoài bài. Nói được câu chứa vần ưt, ưc.
Hiểu: Học sinh hiểu được từ ngữ, đọc đúng giọng các câu hỏi. Học sinh hiểu được nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về mới khóc.
Chủ động hỏi đáp theo chủ đề: Làm nũng mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại bài.
Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
Vậy lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao?
- Giáo viên yêu cầu đọc thầm và hỏi:
Trong bài có mấy câu hỏi?
Hãy đọc các câu hỏi đó lên?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các câu hỏi và trả lời. (Câu hỏi thường đọc cao giọng ở cuối câu, câu trả lời thường hạ giọng ở cuối câu)
- Giáo viên cho một học sinh khá đọc toàn bài.
- Giáo viên yêu cầu đọc phân vai.
b. Luyện nói:
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hỏi đáp theo câu mẫu.
- Giáo viên cho nhiều học sinh hỏi nhau.
4. Củng cố:
- Giáo viên liên hệ giáo dục: Làm nũng không phải là tính xấu nhưng hay nhõng nhẻo, quấy, khóc là không tốt vì như thế làm phiền bố mẹ, làm bố mẹ không vui.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Đầm sen.
Hát
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh: cậu bé không khóc.
- Mẹ về cậu mới khóc vì cậu muốn làm nũng mẹ.
- Học sinh đọc câu hỏi.
- Học sinh đọc theo giáo viên.
- 1 Học sinh đọc.
- 3 Học sinh đọc.
- Học sinh nêu.
- Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
- Học sinh thực hành.
- Học sinh nghe dặn dò.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Kể Chuyện
 Bài:	 BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nghe giáo viên kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Biết cách đổi giọng để phân biệt lời của người mẹ, người con, của cụ già và lời người dẫn chuyện.
Thái độ: Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tình cảm, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện. Tình yêu mẹ của cô bé đã làm trời đất cảm động và giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện, hoa cúc trắng, khăn, gậy để đóng vai.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện: Sư tử và chuột nhắt.
- Giáo viên có thể cho học sinh kể kiểu phân vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Bông hoa cúc trắng.
Hoạt động 1: Kể chuyện
- Mục tiêu: Học sinh nghe nhớ nội dung câu chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể câu chuyện lần 1.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh họa; Giáo viên đổi giọng linh hoạt từ lời người kể sang lời mẹ, lời cụ già, lời cô bé.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn kể lại câu chuyện một cách mạch lạc.
- Giáo viên treo tranh 1 và hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Em hãy đọc câu hỏi dưới tranh?
Em có thể nói câu của người mẹ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại.
- Giáo viên cho học sinh tự nhận xét bạn.
Với các tranh 2, 3, 4 học sinh tiếp tục kể. Giáo viên và học sinh làm tương tự như tranh 1.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
- Phương pháp: Giảng giải – Đàm thoại.
- Em bé nghĩ thế nào lại xé cánh hoa làm nhiều sợi nhỏ?
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Tấm lòng cô bé đã chữa khỏi bệnh cho mẹ. Bông cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé. 
4. Củng cố:
- Dặn dò học sinh nhà tập kể cho cả nhà nghe.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Niềm vui bất ngờ.
Hát
- 4 Học sinh kể theo thứ tự câu chuyện.
- 3 Em phân vai kể.
- Học sinh hiểu sơ câu chuyện.
- Học sinh nghe để nhớ lại câu chuyện.
- Học sinh: cảng túp lều có người mẹ ốm, bé đang săn sóc.
- Người mẹ ốm nói gì với con?
- Con mời thầy thuốc về đây cho mẹ.
- 1 – 2 Học sinh kể tranh 1.
- Bạn nhận xét.
- 1 – 2 Em kể lại toàn bộ câu chuyện. Nhóm học sinh kể lại câu chuyện theo phân vai.
- Vì muốn mẹ sống lâu hơn.
- Là con phải yêu thương bố mẹ, phải hết lòng chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm.
- Học sinh: Hổ to xác nhưng ngốc, không biết trí khôn là gì.
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	 Bài 104: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lới văn.
Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các dạng toán đã được học.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó chục que tính và một số que tính rời.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Cho học sinh làm bài.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự làm.
- Giáo viên có thể viết nhiều số khác nhau.
Bài 3:
- Giáo viên tập cho học sinh nhận biết trong 2 số đã cho số nào bé hơn (hay lớn hơn) số kia.
- Ví dụ: 45 < 47 đều có 4 chục mà 5 < 7 nên 45 < 47.
Bài 4: Giáo viên yêu cầu đọc thầm bài toán.
- Giáo viên cho học sinh tự giải bài toán rồi sửa chữa bài. Chẳng hạn:
Giải:
Số cây có tất cả là:
10 + 8 = 18 (cây)
Đáp số: 18 cây
Bài 5: Cho học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Giáo viên: Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Giải toán có lời văn.
Hát
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh tự làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh đọc thầm và nêu tóm tắt.
Có: 10 cây cam
Có: 8 cây chanh
Tất cả có: cây?
- Số lớn nhất có hai chữ số là 99.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 	 	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy: VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu làm quen với cách vẽ tạo dáng đồ vật.
Kĩ năng: Vẽ hoặc nặn được một chiếc ô tô theo ý thích.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính thẩm mỹ, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh một số kiểu dáng xe ô tô.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Nhận xét bài vẽ Chim và hoa.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về các loại xe ô tô để học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, các bộ phận.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hành cách vẽ, cách nặn.
- Phương pháp: Thực hành.
a. Cách vẽ ô tô.
- Vẽ thùng xe.
- Vẽ buồng lái.
- Vẽ bánh xe.
- Vẽ cửa lên xuống, cửa kính.
- Vẽ màu theo ý thích.
b. Cách nặn ô tô.
- Nặn thùng xe.
- Nặn buồng lái.
- Nặn bánh xe.
- Gắn các bộ phận thành ô tô.
Hoạt động: Thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hành cách vẽ, cách nặn.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ:
a. Vẽ một kiểu ô tô vào vở.
- Giáo viên giúp học sinh.
Vẽ hình: thùng xe, buồng lái (đầu), bánh xe vừa với phần giấy trong vở.
Vẽ màu: Vẽ màu thùng xe, buồng lái, bánh xe theo ý thích và trang trí thêm cho đẹp.
b. Hướng dẫn cách nặn.
Nặn các bộ phận.
Lắp ghép tạo dáng.
4. Nhận xét:
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét một vài kiểu ô tô: hình dáng, cách trang trí
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bì bài Vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông, đường diềm.
Hát
- Học sinh nhận xét.
- Buồng lái, thùng xe, bánh xe, màu sắc
- Học sinh quan sát vẽ thứ tự từng phần của xe.
- Yêu cầu học sinh vẽ ô tô có tỉ lệ cân đối và đẹp.
- Học sinh nhận xét và chọn một ô tô mình thích.
- Học sinh tìm bài mình thích.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 27.doc