Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 32

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 32

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ, đọc đúng các câu, biết nghỉ hơi đúng ở chỗ dấu phẩy, dấu chấm.

- Ôn các vần oang, oac. Học sinh tìm được tiếng có vần oang, oac trong bài. Tiếng có vần oang, oac ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.

- Hiểu: Nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết với học sinh. Mỗi mùa cây bàng có một đặc điểm riêng.

- Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.

 

doc 29 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32: Thứ hai ngày 19 tháng 04 năm 2004
	Chào Cờ
	Tiết 1: 	 SINH HOẠT LỚP
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: CÂY BÀNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ, đọc đúng các câu, biết nghỉ hơi đúng ở chỗ dấu phẩy, dấu chấm.
Ôn các vần oang, oac. Học sinh tìm được tiếng có vần oang, oac trong bài. Tiếng có vần oang, oac ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.
Hiểu: Nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết với học sinh. Mỗi mùa cây bàng có một đặc điểm riêng.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.
Học sinh: SGK, bảng con, phấn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi đọc đoạn 1 và viết từ nhởn nhơ, râm bụt.
- Giáo viên gọi đọc đoạn 2 và viết từ quây quanh, vườn.
- Đọc cả bài.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Cây Bàng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài đọc.
- Phương pháp: Trực quan–Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Chú ý: Giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi từ ngữ lên bảng.
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc từng câu.
- Giáo viên chú ý ngắt nghỉ câu đúng chỗ.
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Đọc từng đoạn.
- Đọc toàn bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần oang, oac.
- Mục tiêu: Đọc nhanh các tiếng có vần oang, oac.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Tìm tiếng trong bài có vần oang, oac.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac.
- Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên gọi các nhóm nêu tiếng và giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên yêu cầu đọc tiếng tìm được.
c. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.
- Giáo viên cho quan sát tranh.
- Giáo viên cho học sinh lên điền từ.
- Giáo viên gọi học sinh nói câu chứa tiếng.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- 1 – 2 Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 – 2 Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 Học sinh.
- 3 – 5 Học sinh đọc ĐT - CN.
- Phân tích tiếng.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- 3 Học sinh đọc.
- 1 Học sinh đọc.
- Mỗi tổ 1 bạn đọc.
- Học sinh tìm tiếng: khoang.
- Học sinh đọc và phân tích tiếng.
- Mỗi nhóm 4 học sinh.
- Học sinh thảo luận tìm tiếng có vần oang, oac.
- Học sinh đọc, bổ sung.
- Học sinh CN – ĐT.
- Học sinh quan sát và nêu..
- 2 Học sinh điền.
- Học sinh dưới lớp làm vào vở.
 - Học sinh nói câu.
Tiết 3: 	 Môn:	 Tiếng Việt
 	 Bài: CÂY BÀNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ, đọc đúng các câu, biết nghỉ hơi đúng ở chỗ dấu phẩy, dấu chấm.
Ôn các vần oang, oac. Học sinh tìm được tiếng có vần oang, oac trong bài. Tiếng có vần oang, oac ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.
Hiểu: Nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết với học sinh. Mỗi mùa cây bàng có một đặc điểm riêng.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.
Học sinh: SGK, bảng con, phấn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và nội dung luyện nói theo chủ đề.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên treo tranh minh họa của bài tập đọc, đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: 
Vào mùa đông cây bàng thay đổi như thế nào?
Vào mùa xuân có gì khác?
Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì?
Mùa thu ra sao?
- Đọc toàn bài và trả lời:
Con thích cây bàng vào mùa nào? Vì sao?
b. Luyện nói:
- Đề bài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
- Giáo viên chia nhóm.
- Ích lợi của cây?
- Giáo viên cho đại diện trình bày.
- Giáo viên đưa vài tranh ảnh về cây bóng mát.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài.
- Về nhà đọc lại.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Đi học.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Mỗi đoạn vài em đọc và kết hợp trả lời .
- Học sinh thảo luận về cây trồng ở sân trường: Đó là cây gì? Cây có đặc điểm gì?
- 2 – 3 Học sinh.
- Học sinh nói.
- 1 – 2 Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------------
	Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài: NỘI DUNG TỰ CHỌN 
----------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 04 năm 2004	
	Tiết 1: 	Môn: 	 Tập Viết
	 	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA U - Ư
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh tô đúng và đẹp các chữ U - Ư. Viết đúng và đẹp các vần oang, oac, các từ ngữ.
Kĩ năng: Viết đẹp, đúng cỡ chữ, đúng kiểu chữ, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. Cách đúng khoảng cách giữa các con chữ theo chữ mẫu.
Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các vần, từ.
Học sinh: Bảng con, phấn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Viết bảng từ ngữ: tiếng chim, con yểng.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Tập tô chữ U - Ư hoa.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa bảng phụ có chữ U - Ư và hỏi: 
Chữ hoa U gồm những nét nào?
U U U
- Giáo viên chỉ vào chữ hoa và nói: Gồm nét móc hai đầu có đầu trên to hơi xoắn, móc dưới và một nét móc phải.
- Giáo viên tô lại chữ U.
- Chữ Ư giống chữ U, khác là thêm dấu hỏi bên phải chạm vào đầu chữ U.
Ư Ư Ư
Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ.
oang oac
khoảng trời
áo khoác
- Giáo viên nhận xét bài viết.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vở, rèn chữ viết đúng đẹp, chính xác độ cao.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Giáo viên cho học sinh viết vở.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài.
4. Củng cố:
- Tìm tiếng có vần oang, oac.
- Khen ngợi học sinh tiến bộ.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ V hoa.
Hát
- Học sinh viết bảng con. 
- Bạn nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu: nét móc 2 đầu và nét móc phải.
- 3 – 5 Học sinh nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc vần, tiếng.
- Phân tích tiếng có vần oang, oac.
- Cả lớp ĐT.
- Học sinh nhắc lại cách nối các con chữ.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh tô chữ và viết bài tập.
Tiết 2: 	Môn: 	 Chính Tả
	 	 Bài:	 CÂY BÀNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn cuối bài Cây Bàng từ Xuân sang đến hết bài. Điền đúng vần oang hay oac, chữ g hay gh.
Kĩ năng: Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn.
Học sinh: Vở bài tập chính tả.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh viết từ: trưa, tiếng chim, bóng râm.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Cây Bàng.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tập chép, tìm từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc thầm.
- Tìm tiếng khó.
- Học sinh lên bảng viết từ.
- Giáo viên đọc bài.
- Giáo viên cho soát lỗi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Phương pháp: Luyện tập.
Bài 2: Điền oang hay oac.
- Giáo viên gọi đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Điền g hay gh.
- Tiến hành tương tự bài 2.
- Giáo viên sửa bài, chấm vở.
4. Củng cố:
- Ghi nhớ cách sửa lỗi.
- Về nhà nhớ học các qui tắc viết chính tả.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Đi Học.
Hát
- Học sinh viết bảng con.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân - ĐT.
- Học sinh tìm tiếng khó.
- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh viết tập.
- Học sinh soát lỗi và sửa ra lề.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh làm miệng.
- 2 Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm vào vở.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 121:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Đo độ dài đoạn thẳng và làm phép tính với các số đo độ dài.
Kĩ năng: Học sinh được củng cố về giải toán và tính nhẩm.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh và chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các ... âu?
Cảnh đến trường có gì đẹp?
- Viết bảng từ ngữ: hương rừng, đồi vắng.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Nói dối hại thân.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Học sinh đọc các từ khó, đọc giỏi, nhanh cả bài.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1, chú ý từ khó.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên viết từ bảng lớp.
- Luyện đọc câu.
- Giáo viên cho luyện đọc câu.
- Giáo viên uốn nắn các em đọc bài.
- Luyện đọc đoạn bài.
Đoạn 1: Từ đầu họ chẳng thấy Sói đâu.
Đoạn 2: Phần còn lại.
Đọc toàn bài.
- Giáo viên cho mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần it, uyt.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần it, uyt.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm tiếng trong bài có vần it, uyt.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên chia nhóm học sinh tìm tiếng có vần it, uyt.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
b. Điền tiếng có vần it, uyt.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên cho nói nội dung.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- 1 – 2 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Học sinh viết bảng,
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh đọc phân tích tiếng khó.
- Mỗi câu 3 học sinh đọc.
- 3 Học sinh.
- 3 Học sinh.
- 2 Học sinh.
- Cử đại diện thi.
- Bạn nhận xét.
- Tìm tiếng trong bài có vần it: thịt.
- Học sinh đọc và phân tích tiếng.
- Viết vào bảng con.
- Học sinh nêu.
- Học sinh quan sát 2 bức tranh trong SGK.
- Học sinh làm miệng.
- Học sinh lên bảng điền.
Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 NÓI DỐI HẠI THÂN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. Chú ý cách ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.
Ôn các tiếng có vần ây, uây: Học sinh tìm được tiếng có vần et trong bài. Tìm được tiếng có vần it, uyt ngoài bài. Nói được câu chứa vần it, uyt.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dung bài: Qua câu chuyện không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại đến bản thân.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Nói lời khuyên với chú bé chăn cừu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên gọi học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Đọc đoạn 1: 
Cậu bé kêu cứu như thế nào?
Khi đó ai chạy tới giúp?
- Đọc đoạn 2: 
Khi Sói tới thật cậu bé k6u cứu, có ai đến giúp chú không?
- Đọc toàn bài.
Câu chuyện khuyên chúng ta đều gì?
- Giáo viên kết luận: Chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn đến hậu quả đàn cừu của chú bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối có ngày hại thân.
b. Luyện nói:
- Đề bài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
- Trò chơi: Đóng vai.
- Học sinh 1: chú bé chăn cừu. Các học sinh còn lài 2, 3, 4, 5 đóng vai các cô cậu học trò để nói lời khuyên với chú.
- Giáo viên tổng kết.
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Nhắc học sinh về nhà đọc bài nhiều lần.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Bác đưa thư.
Hát
- 3 Học sinh đọc và trả lời.
- 3 Học sinh đọc và trả lời.
- 2 Học sinh đọc và trả lời.
- Học sinh đóng vai. Lớp theo dõi.
- Bạn bổ sung về lời khuyên.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 3: 	Môn:	 Kể Chuyện
 Bài:	 CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Biết thể hiện giọng kể lôi cuốn người nghe.
Thái độ: Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ bị cô độc.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Kể lại 1 đoạn câu chuyện: Con Rồng Cháu Tiên.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Con rồng cháu tiên.
Hoạt động 1: Kể chuyện
- Mục tiêu: Học sinh nghe nhớ nội dung câu chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
- Chú ý: Giọng diễn cảm, gây hấp dẫn.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn kể lại câu chuyện một cách mạch lạc.
Bức tranh 1:
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà mái mới?
- Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh kể lại tranh 1.
- Giáo viên nhận xét lời kể của bạn.
Bức tranh 2:
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Cô bé đổi gà mái lấy con vật nào?
- Thái độ của gà mái ra sao?
Bức tranh 3, 4:
- Thực hiện tương tự.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh kể lại toàn bộ c6u chuyện.
- Học sinh thi kể có hóa trang.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
- Phương pháp: Giảng giải – Đàm thoại.
- Qua câu chuyện này em hiểu thêm điều gì?
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể cho người thân nghe.
Hát
- 2 - 3 Học sinh kể.
- Học sinh nêu ý nghĩa.
- Học sinh ghi nhớ.
- Giáo viên cho 2 – 3 học sinh kể lại nội dung.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh kể lại.
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh kể.
- Học sinh: Phải biết quý trọng tình bạn. Nếu không người ấy sẽ bị cô đơn.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	 Bài 123: ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về đếm. Đọc, viết so sánh các số trong phạm vi 10. Đo độ dài các đoạn thẳng.
Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện các dạng toán trong phạm vi 10.
Thái độ: Học sinh tính tích cực trong ọc tập toán.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK.
Học sinh: Sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới: 
- Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã học. Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài tập.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Khi sửa bài yêu cầu đọc kết quả.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
- Khoanh số 9.
- Khoang số 3.
- Học sinh đọc kết quả.
Bài 4: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
Bài 5: Đo độ dài các đoạn thẳng.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập.
Hát
- Viết các số từ 0 đến 10 vào từng vạch củaa tia số.
- Học sinh tự làm bài và sửa bài.
- Viết dấu = vào chỗ trống.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Khoanh vào số lớn nhất và số bé nhất.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh dùng thước để đo độ dài đoạn thẳng rồi viết kết quả đo vào bên cạnh đoạn thẳng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 	 	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy: VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO - VÁY
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi).
Kĩ năng: Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy và vẽ màu.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, một số hình minh họa.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét bài vẽ cảnh thiên nhiên.
3. Bài mới: Đường diềm.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường diềm.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ.
- Giáo viên vẽ hình:
Chia khoảng cách.
Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau.
- Giáo viên vẽ màu:
Vẽ màu theo ý thích.
Vẽ vào hình vẽ.
Vẽ màu nền.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi giúp học sinh chia khoảng cách, vẽ hình và chọn màu.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ tranh Bé và hoa.
Hát
- Học sinh xem bài đẹp.
- Học sinh quan sát.
- Mỗi học sinh tự vẽ hình và vẽ màu khác nhau.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 32.doc