Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 4

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: D, Đ, dê, đò và câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. Luyện nói được theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

- Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn viết đúng mẫu, đều, nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

- Thái độ: Giáo dục học sinh tự tinh trong giao tiếp.

 

doc 42 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ Hai:	
Chào Cờ
	Tiết 1: 	SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 14:	 D – Đ – Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: D, Đ, dê, đò và câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. Luyện nói được theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn viết đúng mẫu, đều, nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
Thái độ: Giáo dục học sinh tự tinh trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng phần luyện nói.
Học sinh: Sách giáo khoa – bảng con
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
5’
27’
2’
10’
5’
2’
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Bài N – M.
- Đọc tựa bài – từ dưới tranh.
- Đọc tiếng từ ứng dụng.
- Đọc trang phải.
- Viết bảng con.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa tranh. 
- Giáo viên giới thiệu học các chữ và âm mới: D – Đ. Viết bảng tựa.
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm.
Nhận diện chữ:
- Chữ D gồm nét cong hở phải, một nét móc ngược (dài).
- So sánh chữ D với đồ vật.
Phát âm và đánh vần:
- Giáo viên đọc mẫu: D (đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra sát).
- Giáo viên viết dê, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau.
- Giáo viên đánh vần: dê.
Hướng dẫn viết chữ.
- Giáo viên viết mẫu.
d d
- Hướng dẫn viết tiếng.
dê dê
- Lưu ý nối nét giữa d và ê.
Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm đ
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Qui trình tương tự dạy âm d.
- Lưu ý:
Chữ đ gồm chữ d và 1 nét ngang.
So sánh chữ d với đ.
Phát âm đầu lưỡi chạm lợi.
Giáo viên viết mẫu:
đ đ
đò đò
Hoạt động 4: Đọc tiếng từ ngữ ứng dụng.
- Đọc tiếng ứng dụng.
da de do
 đa đe đo
- Đọc từ ngữ ứng dụng. Giáo viên có thể giải thích từ ngữ này.
- Giáo viên đọc mẫu.
da dê đi bộ
4. Hát chuyển tiết 2:
- Học sinh đọc theo yêu cầu.
- N – M – Nơ – Me.
- Học sinh nêu: dê – đò.
- Học sinh đọc theo giáo viên.
- Học sinh nêu lại có 2 nét.
- Học sinh nhìn bảng phát âm.
- d đứng trước, ê đứng sau.
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh viết bảng con.
d d
- Học sinh viết bảng.
dê dê
- Học sinh viết bảng con.
đ đ
đò đò
- 2 – 3 Học sinh đọc.
Tranh dêø, đò
Chữ mẫu in
Chữ mẫu viết
Chữ mẫu
Bảng lớp
Tiết 3: 	 Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 14:	 D – Đ – Tiết 2
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: D, Đ, dê, đò và câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. Luyện nói được theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn viết đúng mẫu, đều, nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
Thái độ: Giáo dục học sinh tự tinh trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng phần luyện nói.
Học sinh: Sách giáo khoa – bảng con
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
32’
10’
8’
12’
4’
2’
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Luyện đọc lại các âm ở tiết 1.
- Giáo viên cho đọc tiếng, từ.
- Đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm.
- Giáo viên đọc câu ứng dụng.
Hoạt động 2:Luyện viết 
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh viết.
- Giáo viên khống chế viết từng dòng, lưu ý tư thế ngồi.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
- Giáo viên treo tranh.
- Giáo viên gơi ý:
Các em thường bắt dế làm gì?
Em có thích chơi bi không?
Nhà em có nuôi cá cờ không?
Hoạt động 4: Củng cố
- Phương pháp: Luyện tập.
- Đọc lại toàn bài.
- Tìm chữ vừa học trong câu sau: Bé chơi đá dế với chị.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Đọc lại bài.
- Học sinh lần lượt phát âm d – dê – đ – đò.
- Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh nhận xét về tranh minh họa.
- Học sinh đọc.
- Học sinh viết vở tập viết.
d dê đ đò
- Học sinh đọc tên bài luyện nói.
- Vài học sinh.
SGK
Vở tập viết
Tranh luyện nói
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài 2:	 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Học sinh biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
Kĩ năng: Học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Thái độ: Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vở bài tập đạo đức – Tranh vẽ- Bài hát “Rửa mặt như mèo”.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức – Bài hát.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
3’
25’
8’
8’
3’
2’
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên đưa tình huống: Sau giờ chơi hai bạn đùa giỡn làm quần áo dơ, xộc xệch. Em làm gì để giúp 2 bạn được sạch sẽ.
- Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài: Gọn gàng sạch sẽ.
4. Các hoạt động: Ai sạch sẽ gọn gàng.
Hoạt động 1: 
- Phương pháp: Thảo luận nhóm – Trực quan - Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. Giao tranh cho từng nhóm.
- Giáo viên đưa câu hỏi:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Bạn có gọn gàng sạch sẽ không?
Em có thích làm như bạn không? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Giúp nhau sửa sang đầu tóc, quần áo.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hai em giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng và sạch.
- Giáo viên gọi một số học sinh dưới lớp nhận xét về trang phục đầu tóc.
- Giáo viên hỏi: Con đã giúp bạn sửa những gì?
 (Nghỉ giải lao)
Hoạt động 3: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh hát bài: Rửa mặt như mèo”.
- Giáo viên hỏi:
Bài hát vừa rồi nói về con mèo nào?
Con mèo đang làm gì?
Mèo rửa mặt dơ hay sạch?
Mẹ có yêu mèo không?
Em có bắt chước con mèo không?
Em phải làm gì?
- Giáo viên giáo dục tư tưởng phải rửa mặt sạch sẽ.
Hoạt động 4: Đọc thơ.
- Phương pháp: Luyện tập - Đàm thoại.
- Giáo viên đọc 1 lần 2 câu thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc từng câu:
Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu.
- Giáo viên hỏi: 
Câu 1 khuyên gì?
Câu 2 khuyên gì?
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 3.
- Học sinh nhắc bạn sửa lại quần áo gọn gàng.
- Học sinh thảo luận nhóm theo bức tranh được giao.
- Học sinh trả lời theo tranh.
- Bạn nhận xét.
- Từng đôi một sửa trang phục.
- Học sinh nêu.
- Học sinh hát - múa.
- Con mèo.
- Rửa mặt.
- Rửa dơ, xấu.
- Chẳng yêu mèo.
- Không nên.
- Phải rửa sạch.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc theo giáo viên
- Học sinh trả lời.
Tranh SGK
Tranh SGK
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ Ba:	
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 15:	 t – th – Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết được: t, th, tổ, thỏ và câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ. Luyện nói theo chủ đề: tổ, thỏ.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn chữ viết đúng mẫu đều nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề:ổ, tổ.
Thái độ: Giáo dục học sinh mạnh dạn phát biểu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng và phần luyện nói.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
3’
25’ -> 28’
3’
10’
10’
5’ 
-> 
7’
2’
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: Bài 14.
- Đọc và viết: d đ dê đò.
- Đọc và viết câu ứng dụng.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên treo tranh và hỏi:
- Tranh này vẽ gì?
- Giáo viên giới thiệu chữ và âm mới: t – th. Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 2:Dạy chữ ghi âm t 
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Giảng giải.
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên đưa chữ mẫu: t và hỏi cấu tạo nét.
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
- Giáo viên phát âm mẫu t. (đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh).
- Đánh vần:
- Giáo viên đưa tiếng: tổ và hỏi vị trí của các chữ?
- Giáo viên đánh vần: tờ – ô – tổ.
c. Hướng dẫn viết chữ:
- Giáo viên đưa chữ t viết: t
- Giáo viên viết mẫu và hỏi gồm có mấy nét.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng.
- Giáo viên hướng dẫn viết (chữ) tiếng.
- Giáo viên viết mẫu: tổ
- Giáo viên nậhn xét và sửa lỗi.
Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm th
- Qui trình dạy tương tự âm t.
- Lưu ý:
Chữ th là chữ ghép từ 2 con chữ t và h (t đứng trước, h đứng sau).
So sánh t và th.
Phát âm.
Viết có nét nối giữa t và h.
Hoạt động 4: Đọc tiếng từ ứng dụng 
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh đọc tiếng ứng dụng.
- Đọc từ ngữ ứng dụng. (Giáo viên có thể giải thích từ).
to ta tơ
tho tha thơ
ti vi thợ mỏ
4. Hát chuyển tiết 2: 
- Học sinh đọc và viết.
- Học sinh đọc.
- Học sinh rút ra chữ mới.
- Học sinh nêu lạ ... háp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Nhận diện chữ:
Giáo viên treo tranh.
Giáo viên giới thiệu bài X – ch.
Chữ X gồm mấy nét?
So sánh với chữ C.
b. Phát âm đánh vần tiếng:
- Giáo viên phát âm X (khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng lợi).
- Giáo viên đánh vần.
- Hỏi vị trí các chữ trong tiếng khóa xe.
- Đánh vần: xờ – e – xe.
c. Hướng dẫn viết chữ:
- Giáo viên viết mẫu: x.
- Lưu ý 2 nét cong phải chạm lưng vào nhau.
- Giáo viên viết mẫu: xe.
- Lưu ý nét nối giữa x và e.
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ch 
- Phương pháp: Trực quan - Đàm thoại.
- Qui trình tương tự dạy chữ X.
- Lưu ý: Chữ ch là chữ ghép từ hai con con chữ c và h.
So sánh chữ ch với chữ th.
Phát âm: Lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ.
Viết: Nét nối giữa c và h, giữa ch và o dấu sắc trên o.
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng. (10’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Luyện tập. 
- Giáo viên cho học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên có thể giải thích từ ngữ này.
- Giáo viên đọc mẫu.
thợ
xẻ
chì
đỏ
xa
xa
chả
cá
4. Hát chuyển tiết 2: 
- Học sinh viết bảng.
- Học sinh đọc.
- Học sinh phát hiện tiếng xe, chó.
- Học sinh 2 nét cong.
- Học sinh nhìn bảng phát âm
- Học sinh x đứng trước, e đứng sau.
- Học sinh viết bảng con.
x
x
xe
xe
- Học sinh đọc.
Tranh xe, chó
Chữ mẫu
Bảng lớp
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 18: 	 X - Ch (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được x, ch, xe, chó và đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã. Luyện nói được theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
 Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng, rèn viết đúng mẫu đều nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa từ khóa- Câu đọc – Phần luyện nói.
 Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng con – Bài tập Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
32’
8’
12’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Phương pháp: Luyện tập - Thực hành.
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1.
Giáo viên đọc từ ngữ ứng dụng.
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm.
Đọc câu ứng dụng.
Giáo viên treo tranh.
Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng.
Giáo viên chỉnh sửa.
Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng.
Hoạt động 2: Luyện viết 
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh viết vở tập viết.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh đọc tên bài luyện nói.
- Giáo viên gợi ý:
Trong tranh có những loại xe nào? Em hãy chỉ và đọc tên?
Xe bò dùng làm gì?
Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?
Xe ô tô trong tranh còn gọi là xe ô tô gì? 
4. Củng cố:
- Cho học sinh đọc lại cả bài.
- Tìm chữ vừa học trong câu.
Xe bò chở hàng ra thị xã
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 19 s - r.
- Học sinh lần lượt phát âm
x – xe – ch - chó
- Học sinh đọc CN – Nhóm – Cả lớp.
- Học sinh nhận xét tranh.
- Học sinh đọc câu ứng dụng CN – ĐT.
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh đọc: xe bò, xe lu, xe ô tô.
- CN – ĐT.
- Học sinh tìm chữ x – ch vừa học.
Sách giáo khoa
Vở tập viết
Tranh luyện nói
Tranh luyện nói
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 3: 	Môn:	 Tập Viết
	 Tên bài dạy:	MƠ – DO – TA - THƠ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ.
Kĩ năng: Rèn học sinh viết nắn nót, đẹp sạch.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chữ mẫu.
Học sinh: Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
3’
2’
28’
22’
4’
2’
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài viết tuần 3. 
3. Giới thiệu nội dung bài viết: 
4. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Viết mẫu 
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên viết mẫu chữ:
mơ
do
ta
tha
- Nêu các nét của tiếng mơ, do, ta, tha.
- Giáo viên chú ý cách nối nét giữa 2 con chữ.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nêu khoảng cách các con chữ, các tiếng.
- Khống chế viết vở, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi.
Hoạt động 2: Nhận xét 
- Giáo viên cho học sinh xem bài viết đẹp.
- Liên hệ giáo dục tính rèn chữ giữ vở.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vở nắn nót.
- Học sinh quan sát.
Chữ mẫu
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	 Bài 16:	 SỐ 6
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6.
Kĩ năng: Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
 Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
Học sinh: Sáu miếng bìa có viết các số từ 1 à 6. Bảng, đồ dùng học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
2’
30’
10’
15’
5’
2’
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung 
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số 6.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
Bước 1: Lập số 6.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và nói: Có 5 em đang chơi, 1 em khác tới. Tất cả có mấy em?
- Giáo viên cho học sinh lấy 5 hình tròn, rồi lấy thêm 1 hình tròn.
- Giáo viên cho học sinh xem SGK và trả lời.
- Giáo viên chốt ý: Các nhóm này đều có số lượng là 6.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và số 6 viết.
- Giáo viên nêu: Số 6 được biểu diễn bằng chữ số 6.
- Giáo viên giới thiệu số 6 in – viết và đưa bìa có số 6.
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Giáo viên cho đếm xuôi – đếm ngược.
Hoạt động 2: Thực hành
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu đề bài.
Bài 1: Viết số.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết.
Bài 3: Viết số thích hợp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Giáo viên giúp học sinh sa sánh số.
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống.
4. Củng cố:
- Trò chơi nhận biết số lượng hoặc thứ tự giữa các số trong phạm vi 6 bằng các tờ bìa có các chấm tròn và các số.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh: 5 thêm 1 là 6 em. Tất cả có 6 em.
- Học sinh lấy 5 hình và 1 hình và nói 5 thêm 1 là 6.
- Học sinh nêu theo SGK.
- Học sinh đọc: Sáu
- Học sinh đếm.
- Học sinh viết số.
- Học sinh trả lời nhận ra cấu tạo số 6.
- Học sinh viết số thích hợp vào vị trí.
- Học sinh đọc theo thứ tự 1 à 6, 6 à 1.
- Học sinh so sánh số.
- Học sinh điền dấu >, <, =.
Tranh SGK
Chữ số 6 in - viết
Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6
Vở bài tập
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 5: 	Môn:	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy:	 VẼ HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được hình tam giác.
Kĩ năng: Biết cách vẽ hình tam giác từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học..
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số hình tam giác – Eâke – Khăn quàng.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
5’
28’
5’
8’
3’
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài cũ.
- Cho học sinh xem bài đẹp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác 
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ ở B4 và hỏi: Hình gì?
- Giáo viên chỉ vào hình vẽ 3 và yêu cầu học sinh gọi tên.
- Giáo viên tóm tắt rất nhiều đồ vật từ hình tam giác.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh cách vẽ hình tam giác. 
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên vẽ hình tam giác. 
Vẽ từng nét.
Vẽ từ trên xuống.
Từ trái sang phải.
- Giáo viên vẽ một số hình tam giác khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ cánh buồm, dãy núi, nước 
- Hướng dẫn học sinh vẽ thêm: mây, cá 
- Có thể vẽ thêm mây, trời.
Hoạt động 4: Nhận xét.
- Phương pháp: Quan sát.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ đẹp và nhận xét xem bài nào đẹp.
- Giáo viên động viên, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp.
4. Tổng kết: 
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị quan sát quả cây, hoa lá.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh hình vẽ cái: nói êke, mái nhà.
- Cánh buồm, dãy núi, con cá.
- Học sinh quan sát cách vẽ.
- Học sinh đưa bút màu theo tên gọi của giáo viên.
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ.
- Học sinh vẽ 2 –3 cái thuyền
- Học sinh chọn màu thích hợp để tô.
- Học sinh phân biệt được nét vẽ đẹp, tô màu khéo.
Giáo viên đưa mẫu thước, êke, khăn quàng
Tranh tạo từ các hình tam giác
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 6: 	Môn:	 Sinh hoạt lớp
	 Tên bài dạy:	 SINH HOẠT TUẦN 4
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 04.doc