ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở Tiểu học thì Toán học là môn học đặc biệt quan trọng. Con người rèn được trí thông minh, năng lực tư duy nhờ vào việc học toán. Bên cạnh đó Toán còn hình thành thói quen độc lập nhạy cảm và suy đoán cho học sinh. Tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác. Nội dung Toán học hết sức phong phú và đa dạng. Toán Lớp 1 cũng không nằm ngoài mệnh đề chung đó. Một phần của nội dung toán 1 là những bài toán về“Điền số” ( Bảng các số đến 100 ).
Học sinh lớp 1, các kến thức về toán là hoàn toàn mới với các em. Để làm tốt các bài toán về điền số được tốt, các em phải nắm được: thứ tự, vị trí, cấu tạo số đã học.Trên cơ sở đó nắm chắc yêu cầu bài toán để tự chọn số điền phù hợp với bài toán.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: học sinh lớp 1 hay mắc phải những lỗi khi làm toán điền số là: Chưa nắm chắc yêu cầu bài toán, kĩ năng phân tích yêu cầu xem bài toán ở dạng nào để chọn số đúng.Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh làm tốt các bài toán về điền số? Đây là điều khiến tôi trăn trở. Và đó cũng chính là động lực giúp tôi tìm hiểu nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề: “ Điền số” cho học sinh lớp 1.
Sau một thời gian nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh, tôi thấy
các em tiến bộ rõ rệt. Vậy qua bài viết này, tôi muốn trình bày lại kinh nghiệm nhỏ của tôi, mong rằng nó sẽ giúp ích cho chất lượng học tập môn Toán của trường,của ngành ngày một cao hơn.
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các môn học ở Tiểu học thì Toán học là môn học đặc biệt quan trọng. Con người rèn được trí thông minh, năng lực tư duy nhờ vào việc học toán. Bên cạnh đó Toán còn hình thành thói quen độc lập nhạy cảm và suy đoán cho học sinh. Tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác. Nội dung Toán học hết sức phong phú và đa dạng. Toán Lớp 1 cũng không nằm ngoài mệnh đề chung đó. Một phần của nội dung toán 1 là những bài toán về“Điền số” ( Bảng các số đến 100 ). Học sinh lớp 1, các kến thức về toán là hoàn toàn mới với các em. Để làm tốt các bài toán về điền số được tốt, các em phải nắm được: thứ tự, vị trí, cấu tạo số đã học.Trên cơ sở đó nắm chắc yêu cầu bài toán để tự chọn số điền phù hợp với bài toán. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: học sinh lớp 1 hay mắc phải những lỗi khi làm toán điền số là: Chưa nắm chắc yêu cầu bài toán, kĩ năng phân tích yêu cầu xem bài toán ở dạng nào để chọn số đúng.Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh làm tốt các bài toán về điền số? Đây là điều khiến tôi trăn trở. Và đó cũng chính là động lực giúp tôi tìm hiểu nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề: “ Điền số” cho học sinh lớp 1. Sau một thời gian nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh, tôi thấy các em tiến bộ rõ rệt. Vậy qua bài viết này, tôi muốn trình bày lại kinh nghiệm nhỏ của tôi, mong rằng nó sẽ giúp ích cho chất lượng học tập môn Toán của trường,của ngành ngày một cao hơn. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT I. TÌNH HÌNH: 1.Tình hình học sinh: Hầu hết các em cùng một độ tuổi, nhưng mức độ nhận thức của các em không đồng đều. Mỗi lớp đều tồn tại nhiều đối tượng học sinh. Các bài toán về điền số đối với học sinh lớp 1 không thể là dễ vì các em phải có sự tư duy tìm tòi, suy luận thì mới chọn số đúng. Nhiều khi các em chưa tích cực suy nghĩ đã điền số, nên dễ bị sai, hoặc số điền chưa đầy đủ nên chất lượng học tập chưa cao. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tham khảo và lựa chọn những bài toán khác nhau ở dạng điền số( Điền số để nhận biết vị trí, thứ tự, cấu tạo số, nhận biết số liền trước, sau của một số.)hướng dẫn các em nắm chắc cách điền phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Để các em có thể tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách chăm chỉ tự tin và hứng thú học tập. 2. Sách giáo khoa: Về sách giáo khoa thì các bài tập điền số được lồng ghép vào trong chương trình và đưa ra ơ ûphần học các số dến 10, các số đến 100. Với từng phần này các bài toán đưa ra nhằm củng cố vị trí, thứ tự và cấu tạo các số đã học. Tuy nhiên, để học sinh nắm vững cách làm và điền số thành thạo. Tôi đã nghiên cứu tìm tòi để tìm ra các các phương pháp phù hợp với từng dạng bài cũng như mở rộng thêm một phần kiến thức cho chuyên đề. II. VẤN ĐỀÂ CẦN GIẢI QUYẾT Để điền được số theo yêu cầu, học sinh phải biết được em cần điền số vào đâu và vị trí nào? Bài toán cần điền số ở dạng nào? Qua thực tế giảng dạy nghiên cứu trong và ngoài sáh giáo khoa, tôi đã rút ra những điều cần ghi nhớ cho học sinh: - Đếm xuôi từ 0 đến 10, đếm ngược từ 10 đến 0. - Cấu tạo mỗi số đến 10. - Nắm chắc hàng chục, hàng đơn vị, các số từ 10 đến 100. - Đếm xuôi, ngược bảng các số đến 100. - Muốn tìm số liền trước của một số, ta lấây số đó bớt đi 1 đơn vị. - Muốn tìm số liền sau của một số, ta lấy số đó thêm 1 đơn vị. Sau khi học sinh nắm chắc các kiến thức cần ghi nhớ, tôi đã lần lượt hướng dẫn các em làm quen với từng dạng toán như sau: * Dạng 1: Điền số vào dãy số. * Dạng 2: Điền số, thành phần cấu tạo số. * Dạng 3: Điền số liền trước, liền sau, ở giữa. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Tôi yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức cần ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh khi phải chọn số điền thì cần phải xác định xem bài đó thuộc dạng nào để điền cho chính xác. Tôi đã lựa chọn một số bài toán của từng dạng, phân tích giúp các em nắm được cách làm, để các em đều hiểu,tự lựa chọn và tìm ra cách điền đúng. Tôi kiểm tra nếu bài nào các em chưa chắc chắn, toi giảng lại để các em hiểu và làm lại vào vở. Với từng dạng bài tôi đều cho học sinh bài luyện tập, bài tập khảo sát kiểm tra chất lượng học tập của các em như thế nào để có biện pháp rèn luyện thêm cho từng dạng bài. Tôi hướng dẫn học sinh theo từng dạng như sau: * Dạng 1: Điền số vào dãy số. Trước hết tôi yêu cầu các em phải nắm chắc thứ tự các số đến 10, bảng số đến 100. đếm xuôi ngược các số đã học. Để điền được số vào dãy số các em phải hiểu dãy số được xếp theo thứ tự nào. Để điền chính xác phải điền vào ô liền kề trước, sau số đã cho rồi mới tiến dần ra các ô tiếp theo để tránh bị nhầm lẫn. Bài 1. Điền số vào ô trống: 1 4 5 3 8 Hỏi: - Bài toán yêu cầu điền gì? (Điền số) - Điền số vào đâu? (Ô trống.) Hướng dẫn: + Dãy 1: 1 4 - Em hãy đọc các số có trong dãy? (Số 1 và số 4) - Dãy số được xếp theo thứ tự nào? (Từ bé đến lớn) - Vì sao em biết? (Vì 1 bé đứng trước, 4 lớn đứng sau) - Vậy ô liền sau số 1 phải là số mấy? (Là số 2) - Đếm tiếp em sẽ điền số nào? (Số 3) - Sau số 4 em điền những số nào? (Số 5, 6, 7) - Em nào đọc lại dãy số vừa điền? (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) + Dãy 2: 5 3 - Dãy số đã cho có những số nào? (Số 5 và số 3) - Các số được xếp theo thứ tự như thế nào? (Từ lớn đến bé) - Vì sao em biết? (Vì 5 lớn hơn đứng trước, 2 bé hơn đứng sau) - Vậy đứng trước 5 là số lớn hơn hay bé hơn? (Là số lớn hơn) - Đó là số nào? (Số 6) - Ô liền sau số 5 là số mấy? (Số 4) - Sau ô số 3 là những số nào? (Số 2và số 1) - Bạn nào đọc lại dãy số? (6, 5, 4, 3, 2, 1) Giáo viên kết luận: Để điền được số đúng vào dãy số thì cần quan Sát xem dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hay từ lớn đến bé để căn cứ vào đó điền các số khác. Khi điền phải nhẩm điền ô liền kề với ô có số đã cho, sau đó mới đến các ô còn lại và phải điền đủ số vào các ô. + Dãy 3: 8 - Dãy số có số mấy? (Số 8) Tôi chưa hỏi tiếp thì có học sinh băn khoăn: “ Thưa cô, em không biết dãy số phải điền từ bé đến lớn hay từ lớn đến bé ạ?” Với dãy số này chúng ta phải tự chọn theo hai cách là điền số từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. - Em chọn cách nào trước? (Từ bé đến lớn) - Vậy trước số 8 là số nào? ( Số 6,7) - Đọc số sau ô số 8? (9, 10, 11,. . . ) - Chúng ta mới học đến số mấy? (Số 10) Như thế em chỉ được điền đến số 10 thôi, còn mấy ô chưa có số? (3 ô) Còn 3 ô chưa có số để điền, nên cách điền từ bé đến lớn có đúng không? (Không đúng) - Em nào chọn cách khác? (Em chọn cách điền từ lớn đến bé) - Theo em số đứng trước số 8 là những số nào? (Số 9 và số 10) - Sau số 8 là những số nào? (7, 6, 5, 4, 3) - Đọc lại dãy số để kiểm tra? (10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3) - Bạn nào đọc lại? (nhiều em, lớp đồng thanh) Trong dãy, số đầu tiên là số mấy? (Số 10), số cuối cùng là số mấy? ( Số3) + Dãy 4: Quan sát dãy số? Có học sinh thắc mắc luôn: (Thưa cô dãy số không có số nào nên em không điền được) - Các em đã học đến số nào? (Số 10) Có những cách điến số theo thứ tự nào? (Từ bé đến lớn, từ lớn đến bé) - Dãy số cần điền có mấy ô? (Có 4 ô) Vậy em hãy tự chọn 4 số liền nhau trong các số từ 0 đến 10, xếp theo thứ tự bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé để điền vào bốn ô trên) Đến đây tôi thấy học phấn khởi, xung phong chọn số điền. Các em chọn rất khác nhau: 1, 2, 3, 4 ; 4, 5, 6, 7 ; 0, 1, 2,3 ; 10, 9, 8, 7; 7, 6, 5, 4 . . . Kết luận: Với những dãy số chỉ có 1 hoặc không có số nào, thì các em có thể lựa chọn theo hai cách từ bé đến lớn hay từ lớn đến bé cho phù hợp, nhưng phải căn cứ vào phạm vi các số đã được học. Bài 1 được trình bày như sau: 10 9 8 7 6 5 4 3 1 2 3 4 5 6 7 6 5 4 3 2 1 3 4 5 6 9 8 7 6 Bài 2. Điền số vào ô trống: 11 13 18 15 10 60 45 48 69 62 59 Hỏi: - Bài toán yêu cầu điền gì? (Điền số) Bài 2 khác bài 1 ở điểm nào? (Các số trong ô là số có hai chữ số) Hướng dẫn: + Dãy 1: 11 13 - Dãy có những số nào? (Số 11 và số 13) - Dãy số được xếp theo thứ tự nào? (Từ bé đến lớn) - Em cần điền số ở ô nào trước? (Ô trước và sau số 11) Vậy dựa vào cách điền số ở bài 1, em tìm các số để điền vào các ô( Một em lên bảng làm, cả lớp làm vở). - Nhận xét bài làm của bạn? - Những em nào điền số giống bạn? - Đọc lại dãy số đã điền? (10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18) + Dãy 2: 18 15 - Dãy số phải điền được xếp theo thứ tự nào? (Lớn đến bé) Dựa vào thứ tự dãy số, và các số đã cho trong dãy, các em tự điền số vào phiếu bài tập. Đọc dãy số của em đã điền? (20, 19, 18, 17, 16, 15, 14, 13, 12, 11, 10 - nhiều em đọc, một em lên chữa bài trên bảng.) + Dãy 3: 10 60 - Dãy số có những số nào? (10, 60) Em có nhận xét gì về các số 10 và 60? (10 và 60 ... ền số vào chỗ chấm ) Để tìm số liền trước của một số em làm thế nào? ( Lấy số đó bớt đi 1 đơn vị ) Vậy số liền trước của 19 là bao nhiêu? ( là số 18 ) Vì sao em biết? ( Lấy 19 bớt đi 1 còn 18 ) Tìm số liền trước ta lấy số đó bớt 1 đơn vị, hoặc ta đếm số đó rồi đếm ngược 1 đơn vị. Ta đếm 19 rồi đếm 18 thì 18 là số liền trước của 19. Vậy số liền trước của 50 em làm thế nào? ( Đếm 50 rồi đếm ngược về 49, số 49 là số liền trước của số 50 ) Các câu còn lại các em tự làm vào vở. Một em chữa bài, các em khác đọc bài làm của mình, lớp nghe, nhận xét. Bài 2 trình bày như sau: Số liền trước của 19 là . 20. Số liền trước của 31 là . 32. Số liền trước của 78 là .79. Số liền trước của 50 là .49. Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Số liền trước Số đã biết Số liền sau . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 12 55 70 87 99 . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hướng dẫn: Bài toán yêu cầu làm gì? ( Viết số thích hợp vào chỗ chấm ) Số viết là những số nào? ( Số liền trước, liền sau ) Nêu cách tìm số liền trước? ( Muốn tìm số liền trước một số ta lấy số đó đếm thêm 1 đơn vị ) Nêu cách tìm số liền sau? ( Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó bớt đi 1 đơn vị, hoặc đếm số đó rồi đếm ngược một đơn vị ) Số đã biết thứ nhất là số mấy? ( Số 4 ) Số liền trước 4 là mấy? ( Số 3 ) Số liền sau 4 là mấy? ( Số 5 ) Em làm thế nào? ( Lấy 4 bớt 1 là 3, 3 là số liền trước. Lấy 4. thêm 1 được 5, 5 là số liền sau ) Tôi yêu cầu 2 em làm trên bảng lớp, các em khác làm vở. Một số em đọc nối tiếp lại bài toán đã điền như sau: ( Ba, bốn, năm ; mười một, mười hai, mười ba ; . . . . . Bài 4. Viết số: Số ở giữa 38 và 40 là: . . . Số ở giữa 75 và 77 là: . . . Số ở giữa 98 và 100 là: . . . Hướng dẫn: Nêu yêu cầu bài toán? ( Viết số ) Số đã biết là số nào? ( Số liền trướcvà liền sau ) Số phải viết là số nào? ( Số ở giữa ) Quan sát: Số ở giữa 38 và 40 là: . . . Em đếm cho cô từ 38 đến 40? ( Ba mươi tám, ba mươi chín, bốn mươi ) Qua đếm em thấy giữa số 38 và 40 là số nào? ( số 39 ) Để tìm số ở giữa ta đếm lần lượt từ số trước đến số sau, số đếm ở giữa là số cần tìm. Tương tự các em tự viết số vào các câu còn lại. Tôi thấy các em làm bài khá nhanh. Nhiều em xung phong đọc bài. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở dạng 3, tôi thấy các em làm bài nhanh hơn vì việc học thứ tự các số ở dạng 1 đã hỗ trợ việc đếm số rất thành thạo từ đó tìm số liền trước, liền sau, ở giữa rất dễ dàng. Tuy vậy tôi vẫn cho các em làm thêm một số bài tập để củng cố kiến thức: Bài toán 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. - Số liền trước của 6 là . . . - Số liền trước của 29 là . . . - Số liền trước của 70 là . . . - Số liền trước của 81 là . . . b. Số liền sau của 4 là . . . Số liền sau của 17 là . . . Số liền sau của 49 là . . . Số liền sau của 84 là . . . Hướng dẫn: Yêu cầu bài toán giống bài nào đã học? ( Giống với bài 1 ) Để viết được số, em cần làm gì? ( Tìm số liền trước, số liền sau của một số ) Dựa vào cách tìm số liền trước, liền sau một số, Thi làm nhanh theo cặp 2 em, rồi đổi vở kiểm tra. Tôi thấy hầu hết các em làm đúng. Chỉ còn một số em yếu làm chậm, số viết nhầm, xấu. Tôi đến nơi yêu cầu các em đếm lại để tìm đúng số sửa lại vào bài. Bài toán 2. Điền số vào chỗ chấm: Số liền trước Số đã biết Số liền sau . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 24 48 79 91 50 . . . . . . . . . . . . . . . . . . Căn cứ vào số đã biết, đếm bớt hoặc thêm 1 đơn vị để viết số cho chính xác. Bốn em một nhóm tự làm bài vào vở. Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. Tôi thấy chất lượng bài làm tốt, những em yếu có sai sót không đáng kể. Bài toán 3. Viết số: Số ở giữa 5 và 7 là . . . Số ở giữa 17 và 19 là . . . Số ở giữa 34 và 36 là . . . Những số ở giữa 42 và 46 là . . . Dựa việc đếm thứ tự các số đã cho. Thi bạn nào làm nhanh, xong trước lên bảng chữa bài. Nhận xét bài của bạn ? Những bạn nào điền giống bạn ? Ai điền số khác? - Đọc lại bài trên bảng. Bài toán 4. Viết số: a. 30 là số liền sau của số . . . b. 49 là số liền trước của số . . . c. Số 15 là số ở giữa số . . . và . . . d. Giữa 62 và 65 là các số . . . Hướng dẫn: Câu a. - Số đã biết là số nào? ( Số liền sau là 30 ) Vậy số phải tìm là số nào? ( Số liền trước ) Số liền trước 30 là bao nhiêu? ( Số 29 ) Điền số nào vào chỗ chấm? ( Số 29 ) Câu b. 49 là số liền trước của số phải tìm. Vậy số phải tìm là số nào? ( Số liền sau số 49 ) Bạn nào đọc nhanh số đó cho cô? ( Số 50 ) Câu c. Số nào đã cho? ( Số ở giữa là số 15) Em phải tìm số nào? ( Số liền trước, liền sau ) Đó là số bao nhiêu? ( 13 và 14 ) Câu d. Em hãy đọc từ 62 đến 65? ( 62, 63, 64, 65 ) Những số nào ở giữa 62 và 65? ( 63 và 64 ) Sau khi gợi ý hướng dẫn miệng, tôi yêu cầu các em tự làm lại bài vào vở. Tôi kiểm tra và thấy các em đã làm đúng như hướng dẫn. Tôi rất mừng khen ngợi, động viên các em. Qua hướng dẫn, cho bài luyện tập, củng cố các dạng toán đã học. Tôi cho các em làm bài tập khảo sát ( Bài khảo sát này tôi cho kết hợp cả ba dạng kiến thức đã học nhằm kiểm tra khả năng nhận thức, phân tích, tổng hợp kiến thức đã học của các em: Bài 1. Điền số vào ô trống: 3 8 9 2 15 16 69 73 98 96 99 89 Bài 2. Điền số dưới mỗi vạch của tia số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52. . . . . . . . 55. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bài 3 . Điền số vào ô trống: 17 9 10 4 1 60 70 33 9 Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Số liền trước của 47 là . . . - Số liền trước của 60 là . . . - Số liền sau của 16 là . . . - Số liền sau của 89 là . . . - Số 66 liền trước số . . . - Số 39 liền sau số . . . - Số ở giữa 23 và 25 là . . . - Ở giữa 45 và 49 là . . . Mỗi bài 2,5 điểm. Trình bày bẩn xấu trừ một điểm Học sinh làm xong, tôi thu và chấm bài. Kết quả : 100% các em xong cả 4 bài. 80% em đạt điểm khá giỏi. 20% đạt điểm trung bình. Nguyên nhân: Với những em đạt điểm khá giỏi: điền số đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ. Những em điểm trung bình đều rơi vào em học yếu. Vì khả năng nhận thức, khả năng đếm, phân tích số chưa tốt. Nhầm lẫn giữa chục và đơn vị. Hoặc cách tìm số liền trước liền sau chưa chắc chắn. Bài làm chưa sạch sẽ, số viết bẩn, tẩy, xoá. Tôi tập trung các em và chỉ ra những chỗ chưa được để các em hiểu và giao thêm bài tập tương tự để các em tự làm, sau đó tôi kiêm tra vở từng em. Qua một thời gian hướng dẫn làm các bài toán ở 3 dạng bài, tôi thấy các em đã hoàn thiện dần, nâng cao khả năng tư duy của từng em.Với việc luân đổi mới phương pháp cho từng bài toán, dạng toán đã khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức vươn lên và nhất là khả năng tự học của học sinh. Các em thường được đưa ra ý kiến qua từng câu hỏi của giáo viên. Những bài toán tôi đưa ra phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, mức độ nhận thức của học sinh nên chất lượng học tập của các em nâng lên rõ rệt. IV. KẾT QUẢ Với phương pháp rèn kĩ năng: “ Điền số ”cho học sinh lớp 1 ở các dạng toán khác nhau, tôi thấy chất lượng môn toán của các em ngày một cao hơn. Bên cạnh đó, tinh thần học tậpcủa các em hăng hái hơn, phấn khởi hơn khi được làm các bài toán về điền số. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sau: Đối tượng học sinh Trước khi dạy chuyên đề Sau khi dạy chuyên đề Giỏi Khá Trung bình 13% 36% 51% 36% 44% 20% V. HẠN CHẾ: - Học sinh: + Điền số chưa nhanh. + Kết quả học tập chưa đồng đều. - Giáo viên: + Đầu tư cho chuyên đề chưa nhiều. + Hệ thống kiến thức còn hạn hẹp. - Chuyên đề: + Thời gian dạy còn ít. + Chiều sâu chuyên đề chưa nhiều. VI. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG: Giáo viên có chuyên môn vững vàng. Tích cực nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo. Phân thời gian dạy. Lực học của học sinh đồng đều. VII. HƯỚNG ĐỀ XUẤT: Qua nghiên cứu và giảng dạy theo chuyên đề, tôi đã rút được những kinh nghiệm. Tuy bước đầu đã thu được những kết quả, song chưa được như mong muốn. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tạo điều kiện cho tôi có thể nghiên cứu tốt các chuyên đề khác. KẾT LUẬN CHUNG Trên đây tôi đã trình bày kinh nghiệm “ Điền số ” cho học sinh lớp 1. Tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi khi thực hiện chuyên đề. Song không tránh khỏi những thiếu sót do năng lực bản thân còn hạn chế. Tôi rất muốn được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và tổ nghiệp vụ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đông kết ngày 27 tháng 11 năm 2009 Người viết: Lê Thị Ngân
Tài liệu đính kèm: