Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong chương trình Mỹ thuật lớp 4 ở trường tiểu học?

Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong chương trình Mỹ thuật lớp 4 ở trường tiểu học?

Nghệ thuật hội hoạ là một loại hình thức nghệ thuật sử dụng đường nét, màu sắc, bố cục ánh sáng, để ghi lại và biểu hiện tình cảm, tư tưởng của người vẽ về thế giới xung quanh (Con người, cảnh vật) thành tác phẩm mỹ thuật. Mục đích của nền giáo dục chính là đào tạo những con người phát triển nhiều mặt (Đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục). Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc đào tạo sẽ mất cân đối.

 Thực hiện nhiệm vụ mỹ học (giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều mặt hoạt động, nhiều môn học, trong đó môn mỹ thuật có một vị trí quan trọng). Môn mỹ thuật chỉ ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy, đã từ lâu môn mỹ thuật là môn chính thức trong chương trình giảng dạy ở các trường tiểu học. Nhưng dạy thế nào để đạt được kết quả tốt đó chính là vấn đề cần đặt ra cho mỗi giáo viên chuyên ngành môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học.

 

doc 9 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong chương trình Mỹ thuật lớp 4 ở trường tiểu học?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào
để nâng cao chất lượng dạy học trong 
chương trình Mỹ Thuật lớp 4 ở trường tiểu học ?
	I. Đặt vấn đề.
	Nghệ thuật hội hoạ là một loại hình thức nghệ thuật sử dụng đường nét, màu sắc, bố cục ánh sáng, để ghi lại và biểu hiện tình cảm, tư tưởng của người vẽ về thế giới xung quanh (Con người, cảnh vật) thành tác phẩm mỹ thuật. Mục đích của nền giáo dục chính là đào tạo những con người phát triển nhiều mặt (Đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục). Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc đào tạo sẽ mất cân đối.
	Thực hiện nhiệm vụ mỹ học (giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều mặt hoạt động, nhiều môn học, trong đó môn mỹ thuật có một vị trí quan trọng). Môn mỹ thuật chỉ ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy, đã từ lâu môn mỹ thuật là môn chính thức trong chương trình giảng dạy ở các trường tiểu học. Nhưng dạy thế nào để đạt được kết quả tốt đó chính là vấn đề cần đặt ra cho mỗi giáo viên chuyên ngành môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học.
	II. nội dung:
	1. Cơ sở lý luận:
	Môn mỹ thuật góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, cụ thể là bồi dưỡng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, năng lực nhận thức cái đẹp, đồng thời môn mỹ thuật còn tạo điều kiện giúp học sinh học tốt các môn khác, giúp các em có thể cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước, biết lựa chọn và biểu lộ vẻ đẹp trong cuộc sống, biết bảo vệ cái đẹp. Thông qua các bức tranh để giúp các em cảm nhận được vẽ đẹp Đất nước, con người không phải là vẽ đẹp được nói lên bằng ngôn ngữ mà là đường nét trong nghệ thuật, màu sắc, các em được quan sát để từ đó các em thể hiện tình cảm và ước mơ của mình trong các bức vẽ. Vì vậy để dạy tốt môn mỹ thuật là việc làm hết sức khó khăn vất vả của người giáo viên. 
	2. Cơ sở thực tiễn.
	Hiện nay ở các trường Tiểu học, vấn đề dạy bộ môn mỹ thuật là một việc làm cần quan tâm của ngành giáo dục và tất cả giáo viên chúng ta. Hầu hết giáo viên không được học chuyên sâu về bộ môn này, giáo viên dạy riêng cho bộ môn này rất ít. Đặc biệt là nhiều trường đồ dùng dạy học phục vụ môn Mỹ thuật còn hạn chế, học sinh chưa có hứng thú để học, các em chỉ thích học môn toán, tiếng việt... Tình trạng học sinh chỉ nhìn theo bài vẽ mẫu của giáo viên rồi từ đó vẽ lại trên bài làm của mình, học sinh không phát huy được năng lực sáng tạo cũng như không cảm nhận được vẽ đẹp của thế giới xung quanh, vẽ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước. Điều đó không chỉ làm cho các em nghèo nàn về mặt tình cảm trí tuệ mà còn làm cho các em mất đi cá tính nhạy cảm thẩm mỹ và sự hưởng ứng nghệ thuật một cách say mê.
	Khắc phục tình trạng trên là một yêu cầu cấp bach và cần thiết đối với mỗi giáo viên. Điều đó đòi hỏi trách nhiệm của các thầy cô giáo dạy môn Mỹ Thuật phải nhận thức được vấn đề này để từ đó giúp cho các em học tốt môn Mỹ thuật ngay từ các lớp tiểu học.
	3. Thực trạng vấn đề:
	Qua quá trình học tập ở trường sư phạm với những kiến thức đạt được, tiếp thu và quá trình công tác nghiên cứu nội dung chương trình môn Mỹ thuật cùng với quá trình giảng dạy (môn Mỹ thuật) lớp 4, tôi thấy môn Mỹ thuật 4 là chương trình nối tiếp của lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học lớp 5. Vì vậy vấn đề dạy học môn Mỹ thuật lớp 4 có phần khó khăn và vất vả hơn những lớp khác. Cho nên trước hết giáo viên phải là người yêu nghề mến trẻ, say mê hội hoạ để từ đó thổi vào tâm hồn các em một tình yêu nghệ thuật, lòng say mê học tập.
	Như chúng ta đã biết môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học đa số học sinh cho là một môn học phụ nên chỉ tập trung học tốt các môn Toán và Tiếng việt. Học sinh ít chú ý và say mê học. Bởi vậy bước đầu người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh bằng cách kể chuyện về gương các hoạ sĩ bé tuổi và phải có tranh ảnh của các hoạ sĩ đó cho các em xem và giúp các em cảm nhận được vẽ đẹp của từng bức tranh qua màu sắc đường nét. Khi đã gây được hứng thú cho học sinh thì giáo viên dùng một tờ giấy nền trắng tinh và trên nền trắng đó giáo viên vẽ các đường nét, màu sắc để tạo thành một bức tranh sinh động làm cho học sinh thích thú và cũng muốn thể hiện ước mơ của mình trên giấy như cô giáo. Từ đó giáo viên tìm cách giúp đỡ động viên, khuyến khích học sinh, đồng thời cho các em thi đua lẫn nhau, xem bạn nào là “Người họa sĩ của lớp”. Bước đầu học sinh lớp tôi rất thích nhiều em đã học vẽ một cách say mê. Các em ngoài thời gian tự vẽ ở lớp còn thi nhau vẽ ở nhà... Nhiều bức tranh các em thể hiện chưa đạt, tôi vẫn khuyến khích động viên để từng bước hướng dẫn các em học vẽ tốt.
	ở trường tôi học sinh chủ yếu là con em nông thôn, điều kiện vật chất còn khó khăn, đồ dùng phục vụ cho việc học môn Mỹ thuật của các em chưa đầy đủ. Tôi đã tìm cách hướng dẫn và vận động phụ huynh mua bút màu, bút chì và thước kẻ,... phục vụ cho các em. Bởi vậy học sinh trường tôi có nhiều thuận lợi để học môn Mỹ thuật so với các trường khác.
	4. Giải quyết vấn đề:
	Bên cạnh đó, muốn giảng dạy môn Mỹ thuật 4 tốt bản thân tôi phải nghiên cứu kỹ chương trình, nắm vững nội dung bài dạy. Đặc biệt tôi phải tìm ra phương pháp dạy phù hợp đối với bài học, chuẩn bị chu đáo đồ dùng trưc quan, các dụng cụ cần thiết: Thước, bút chì, bút màu.... Bộ môn này chủ yếu dạy bằng phương pháp trực quan nên trong bài dạy nào tôi cũng chuẩn bị tốt các mẫu vẽ, tranh ảnh và các hình vẽ minh hoạ trên bảng. Tôi cũng ý thức được vấn đề sử dụng tuỳ tiện mà cần có sự chuẩn bị chu đáo trước, phải theo yêu cầu của bài học. Mẫu vẽ được lau rửa sạch sẽ, không sứt mẽ, tranh minh họa vẽ to vừa phải để học sinh nhìn được rõ và tranh phải có màu sắc tươi vui sáng sủa... 
Ví dụ: Dạy học sinh bài “Trang trí hình vuông” 
- Giáo viên chuẩn bị một số mẫu vẽ về tranh trí hình vuông như gạch hoa và một số bài vẽ của học sinh cũ, bài vẽ mẫu của giáo viên.
- Trong khi đưa đồ dùng trực quan ra tôi phân tích trao đổi để các em nắm được ý nghĩa yêu cầu bố cuc và cách thể hiện (các em phải vẽ cân đối giữa tờ giấy, không được vẽ lệch). Bố cục phải cân đối, bố cục theo đối xứng.
- Cung cấp một số hoạ tiết để học sinh lựa chọn theo ý thức và tự vẽ vào bài của mình.
- Dạy học sinh tô màu theo mặt phẳng bằng các nét gạch chéo, gạch chồng nhiều lớp sao cho mịn màng, nét gạch không chạm ra ngoài phạm vi cần tô. Về tô màu còn dạy các em biết chọn màu thẩm tô cạnh màu nhạt để cùng tô nhau, hoặc biết sử dụng một màu tạo ra nhiều độ đậm nhạt khác nhau hoặc cách pha màu.
Ví dụ: 	- Màu đen pha với màu đỏ thành màu đỏ thắm
	- Đen pha với xanh thành xanh đậm.
Cùng với những vấn đề trên, ,môn Mỹ thuật còn đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, tìm tòi. Vì vậy đối với học sinh “là thần tượng”, các em chủ yếu là học ở thầy cô và rất tin ở thầy cô. Nếu như giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tốt thì chắc chắn giờ học sẽ thu được kết quả cao. Cụ thể là học sinh có nhiều bài vẽ đẹp. Nhận thức được điều đó cho nên bản thân tôi luôn luôn trau dồi các phương pháp giảng dạy, tôi còn tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, những người có hiểu biết, có kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng như học cách để vẽ một bức tranh, thể hiện một cái gì đó... Từ đó tôi có nhiều thuận lợi để đưa vốn hiểu biết của bản thân chuyền tải vào tâm hồn cũng như từng bài vẽ của học sinh.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh phải biết các em thích điều gì, chán điều gì để từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp.
Ví dụ: Với bài vẽ về đề tài phong cảnh quê hương.
- Trước hết tôi cho học sinh xem một số tranh vẽ mẫu.
- Sau đó cho học sinh phân tích bố cục, màu sắc, độ đậm nhạt trong bức tranh. Từ đó các em tự cảm nhận vẽ đẹp của quê hương và vẽ theo cảm xúc của các em. 
- Khi học sinh thể hiện bài vẽ tôi đi một lượt hướng dẫn thêm cho một số em còn yếu và sau đó các em tự thể hiện chứ tôi không làm thay. Đặc biệt khi các em vẽ bài tôi còn hướng dẫn các em cách cầm bút vẽ, cách ngồi vẽ, cách vẽ, cách đánh bóng các độ sáng tối, trung gian các loại hình, biết cách sắp xếp các hoạ tiết sao cho phù hợp, biết sắp xếp màu sắc để tô màu. Tôi không bao giờ bắt học sinh phải vẽ theo khuôn mẫu của tôi. Tôi để các em tự đặt mẫu, tự chọn hoạ tiết mà các em cho là đẹp, là thích. Bước đầu tôi thấy đường nét của các em còn thô sơ, cứng, màu sắc tô chưa đẹp, chưa biết cách đặt màu nào với màu nào sẽ nổi, sẽ đẹp nhưng dần dần nét vẽ của các em mềm mại hơn, đẹp hơn lên. Tôi thấy rèn luyện cách nhìn và cách thể hiện đối tượng là hai bước trong một quá trình dạy học sinh vẽ, nó có mối quan hệ thống nhất với nhau, quan sát được cái gì đó sẽ được thể hiện trên giấy. Quan sát, so sánh,... Tôi phải tính đến cái gì học sinh sẽ phải thể hiện ở giờ học đó để có những câu hỏi gợi ý, quan sát thích hợp, hướng được sự chú ý của học sinh vào những yêu cầu trọng tâm cần thể hiện. Tránh gợi ý lan man không thiết thực đối với sự thể hiện vì sự chú ý của các em chưa ổn định, chưa bền lâu.
Khi học sinh đã biết vẽ các nét thành thạo và biết cách sắp xếp màu sắc hình ảnh, thì tôi tiến hành hướng dẫn học sinh vẽ các đề tài tự chọn. Việc vẽ tranh theo đề tài tự chọn hay bắt buộc thì bước đầu rất khó khăn. Vì học sinh lớp tôi chủ yếu là nông thôn không có điều kiện tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử. Cho nên tôi phải tìm tòi, sưu tầm thêm một số tranh ảnh và tự vẽ mẫu một vài bức vẽ để giúp học sinh học tập một cách dễ dàng. Đồng thời tôi phải nghiên cứu trước các bức tranh để hiểu được ý đồ của tác giả trong từng nội dung, bức tranh qua bố cục màu sắc, đường nét và cách pha màu... để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh. Ngoài những tiết học trên lớp tôi thường tạo điều kiện để cho các em tiếp xúc với thiên nhiên, các phong cảnh gần gủi, quen thuộc như cánh đồng lúa, làng xóm, núi rừng. Tôi trực tiếp hướng dẫn học sinh cách chọn cảnh, cắt cảnh, để đưa vào bài vẽ. Phân tích cho học sinh hiểu được cách sắp xếp bố cục trước, hình ảnh nào cần đặt sau. Những lúc tiếp xúc với cảnh thiên nhiên đó đã đem lại cho các em niềm vui và niềm hứng thú, để lại cho các em những ấn tượng tốt đẹp. Điều đó không những giúp các em yêu thích hội hoạ mà hình thành cho các em tình cảm cao đẹp như tình yêu quê hương đất nước. Vì thế bài vẽ của các em ngày càng sinh động hơn, nhất là vẽ về đề tài phong cảnh quê hương các em rất thích và có nhiều bài vẽ đẹp.
Cuối mỗi giờ học tôi chọn ra một số bài tốt và một số bài kém (có những thiếu sót điển hình) ghim lên bảng để học sinh nhận xét rú kinh nghiệm. Tôi đưa ra những câu hỏi: Em thích bài nào ? Tại sao ? Để học sinh động não và tập phát biểu suy nghĩ của mình. Tôi không trực tiếp chữa vào bài học của học sinh mà tôi chỉ gợi ý cho học sinh tự chữa. Một số em nét vẽ còn vụng về, tỉ lệ chưa cân đối, màu sắc tô còn lem nhem, sự sắp xếp còn lộn xộn... Song tôi không chê trách học sinh làm mất hứng thú, làm học sinh tự ti... cứ để học sinh tự do thể hiện suy nghĩ của mình từ đó trên cơ sở tôi uốn nắn dần dần. 
Cùng với những việc làm trên tôi còn tìm tòi, phát hiện trước khả năng, năng khiếu ý thức, đặc điểm, cá tính của từng em để kịp thời bồi dưỡng. Đối với những em có năng khiếu tôi đã tạo điều kiện giúp đỡ các em, có thể ra một số bài vẽ khác để về nhà các em tự thể hiện. Sau đó giáo viên trực tiếp chấm và động viên khuyến khích các em phải cố gắng học tập sau này có thể trở thành những người hoạ sĩ nổi tiếng. 
Như vậy môn Mỹ thuật trong nhà trường nói chung và môn Mỹ thuật lớp 4 nói riêng không những giúp các em biết cảm nhận được vẽ đẹp, giá trị thẩm mỹ và tình cảm qua các bức tranh và bài vẽ mà cũng là môn học giúp các em hướng tới tương lai và ước mơ đẹp đẽ của mình để từ đó tạo động lực cho các em học tập tốt. Bởi vậy khi dạy môn Mỹ thuật này tôi cũng rất chú trọng vẽ về các đề tài “Em vẽ ước mơ của mình”. Tôi thường cho học sinh quan sát các bức tranh vẽ ước mơ của mình của các bạn nhỏ trong nước và ngoài nước. Đồng thời gợi ý cho các em hiểu được ước mơ sau này của các em là trở thành người như thế nào để giúp các em thể hiện ước mơ của mình trên giấy, trên mỗi bức tranh. Có thể là các em thể hiện ước mơ trở thành một nhà du hành vũ trụ trên bầu trời trong xanh, chi chít sao, hay một người lái thuyền trên đại dương mênh mông.
Những tiết học này đã giúp các em phát triển rất nhiều về óc tưởng tượng và tính sáng tạo, óc thẩm mỹ. Các em sẽ cố gắng vươn lên để hướng tới ước mơ cao đẹp của mình.
IV. kết quả.
Với những biện pháp trên cùng với sự giúp đỡ của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác giảng dạy. Đợt kiểm tra từng tháng học sinh của trường tôi có những tiến bộ rõ rệt về môn Mỹ thuật các bài vẽ khá, vẽ đẹp chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt đến giờ học các em rất say mê, chăm chú theo dõi, các em thi nhau thể hiện bài vẽ đã được cô giáo khen, các bạn thán phục. Từ đó tôi cảm thấy mình đã góp được phần nào trong công việc giáo dục học sinh có phương pháp học tốt.
Với cương vị là một giáo viên mới ra trường, với những kiến thức còn hạn hẹp trước một vấn đề giáo dục rộng lớn nhưng tôi đưa ra ý kiến riêng của cá nhân tôi về phương pháp dạy môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học nói chung và môn Mỹ thuật lớp 4 nói riêng như thế nào để thu được kết quả cao. Mong đồng nghiệp góp ý giúp đỡ tôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien KN mon MT lop 4.doc