I/Mục tiêu:
-Cho học sinh làm quen với nề nếp lớp.
-Biết xếp hàng theo tổ, biết các bạn trong tổ.
-Tự ứng cử và đề cử Ban Chấp hành lớp.
-Biết nội quy của trường học , lớp học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Biết tất cả các tiết học của môn Tiếng Việt.
II/Chuẩn bị:
1) Giáo viên :-Bảng nội quy học sinh.
2) Học sinh :-Bộ sách giáo khoa lớp 1, dụng cụ học tập.
III/Các hoạt động dạy học :
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1: Từ ngày 23- 8 đến 27 - 8 -2010 THỨ NGÀY MÔN TÊN BÀI Thứ hai 23 -8-2010 Tiếng Việt Tiếng Việt Mĩ thuật Đạo đức Ôn định tổ chức Ôn định tổ chức(t 2 ) Xem tranh thiếu nhi vui chơi Em là học sinh lớp 1 (T1) Thứ ba 24-8-2010 Thể dục Tiếng Việt Tiếng Việt Toán Ổn định tổ chức –trò chơi vận động Các nét cơ bản Các nét cơ bản(t 2 ) Tiết học đầu tiên Thứ tư 25-8-2010 Toán Tiếng Việt Tiếng Việt Âm nhạc Nhiều hơn ít hơn Bài 1:e Bài 1 e (t2 ) Quê hương tươi đẹp Thứ năm 26-8-2010 Tiếng Việt Tiếng Việt Toán Thủ công Bài 2:b Bài 2:b (T2) Hình vuông – hình tròn Giới thiệu một số loại giấy Thứ sáu 27-8-2010 Toán Tiếng Việt Tiếng Việt TN - XH Hình tròn – hình tam giác Bài 3:Dấu sắc Bài 3:Dấu sắc ( T 2 ) Cơ thể chúng ta Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2010 TIẾNG VIỆT I/Mục tiêu: -Cho học sinh làm quen với nề nếp lớp. -Biết xếp hàng theo tổ, biết các bạn trong tổ. -Tự ứng cử và đề cử Ban Chấp hành lớp. -Biết nội quy của trường học , lớp học. -Kiểm tra dụng cụ học tập. -Biết tất cả các tiết học của môn Tiếng Việt. II/Chuẩn bị: 1) Giáo viên :-Bảng nội quy học sinh. 2) Học sinh :-Bộ sách giáo khoa lớp 1, dụng cụ học tập. III/Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -Gíao viên hướng dẫn học sinh sắp xếp chỗ ngồi. -Chia tổ. Bình bầu Ban Cán bộ lớp. -Hướng dẫn học sinh xếp hàng ra vào lớp. -Đọc nội quy học sinh. -Kiểm tra sách giáo khoa, dụng cụ học sinh. -Học sinh ngồi theo vị trí giáo viên đã sắp xếp. -Bình chọn tổ trưởng. -Học sinh tập xếp hàng theo thứ tự tổ. -Học sinh đến lớp lúc 6 giờ 45 phút để chuẩn bị sách vở và truy bài đầu giờ. Đúng 7 giờ vào học, lớp trưởng điều động các bạn xếp hàng vào lớp. Mặc đẹp Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ. Mang đầy đủ dụng cụ học tập khi đến lớp. Lễ phép chào hỏi thầy cô, ông bà, cha mẹ, khách lạ khi đến lớp, đến trường. -Học sinh để sách giáo khoa, dụng cụ học tập lên bàn. Mĩ Thuật: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I: Mục tiêu - Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh II: Đồ dùng dạy- học - GV; Một số tranh vẽ của thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi - HS: Đồ dùng học tập III: Các bước tiến hành dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ổn định tổ chức GV kiểm tra sĩ số HS Giới thiệu bài: GV ghi bảng Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi Hoạt động 1: GV Treo tranh các đề tài khác nhau Hoạt động 2: Hướng dẫn hs xem tranh Gv giới thiệu đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi khác. Người vẽ có thể chọn trong rất nhiều các hoạt động vui chơi khác nhau để vẽ tranh. VD: cảnh vui chơi sân trường với hoạt động kéo co, nhảy dây, học bàiCó bạn vẽ cảnh biển, du lịch, thả diều. Chúng ta sẽ cùng xem tranh của các bạn. GV treo tranh chủ đề vui chơi: Bức tranh vẽ những cảnh gì? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích bức tranh đó? Trên tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu? Trong tranh có những màu nào? Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá GV tóm tắt:Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình về bức tranh. Còn thời gian gv cho hs tập quan sát tranh treo trên bảng GV nhận xét chung cả tiết học khen ngợi những bạn hay phát biểu ý kiến, động viên những bạn chưa mạnh dạn phát biểu. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau:Vẽ nét thẳng Lớp trưởng báo cáo HS quan sát tranh HS qs tranh và TL câu hỏi cho từng bức tranh HSTL HSTL HSTL HSTL HS lắng nghe và ghi nhớ HS làm việc theo bàn ĐẠO ĐỨC EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT I/Mục tiêu: -Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. -Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. -Biết yêu quý bạn bè , thầy giáo , cô giáo , trường lớp. II/Chuẩn bị: 1) Giáo viên :-Tranh trong SGK 2) Học sinh :-Vở bài tập Đạo đức 1 III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1) Dạy bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1 : Vòng tròn giới thiệu tên (Bài tập 1) Cách chơi : -Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi. Kết luận : -Mỗi người đều có một cái tên -Trẻ em cũng có quyền có họ tên. Hoạt động 2 : Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình ( Bài tập 2 ) -Giáo viên nêu yêu cầu. -Học sinh tự giới thiệu trong nhóm - Kết luận : -Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác.Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác , bạn khác. Hoạt động 3 : -Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình( Bài tập 3 ) -Giáo viên nêu yêu cầu . Giáo viên kết luận : -Vào lớp 1,em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo , cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới.. 2) Củng cố -Dặn dò :- Chuẩn bị tiết 2. Học sinh chú ý nghe Học sinh thực hiện trò chơi Học sinh kể tên một số bạn mà em nhớ được Học sinh chú ý nghe Học sinh chú ý nghe và trả lời các câu hỏi Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như : quần áo mới, giày dép , cặp sách vở.. Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010 THỂ DỤC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I/Mục tiêu: -Phổ biến nội quy tập , biên chế tổ học tập , chọn cán sự bộ môn -Yêu cầu học sinh biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. -Chơi trò chơi : Diệt các con vật có hại. Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi. II/Địa điểm : -Sân trường – Giáo viên chuẩn bị một còi . III. Các hoạt động dạy học : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC Phần mở đầu : -Giáo viên nhận lớp -Phổ biến nội dung yêu cầu -Dậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1-2 ; 1-2 ; 1-2. Phần cơ bản : -Biên chế tổ tập luyện. Chọn cán sự bộ môn. -Phổ biến nội quy tập luyện -Theo thứ tự di chuyển từ lớp ra sân theo hàng 2 dưới sự điều khiển của lớp trưởng. -Trang phục gọn gàng có mang dép đầy đủ. -Ra vào hàng phải xin phép. -Trò chơi : Diệt các con vật có hại -Giáo viên nêu tên trò chơi -Cho học sinh chơi thử -Cho học sinh quen dần với trò chơi Phần kết thúc : -Đứng vỗ tay và hát -Hệ thống lại bài học. -Giáo viên nhận xét giờ học. Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc Nội quy tập luyện , biên chế tổ , chọn cán sự Mỗi tổ một hàng ( đội hình hàng ngang có thể cho học sinh ngồi xuống) x x x x x x Đội hình vòng tròn Con vật có ích như : Trâu , bò , ngan , ngỗng , lợn , bò , dê , chó Con vật có hại như : Ruồi , muỗi , gián , kiến , mối .. Tập hợp lại hàng ngang TIẾNG VIỆT CÁC NÉT CƠ BẢN(T1) I/Mục tiêu : -Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản. -Rèn kỹ năng đọc và viết được các nét. -Gọi tên đúng mỗi nét, viết thành thạo từng nét. -Biết ghép các nét để tạo thành được chữ và từ, biết phân tích thành từng nét. -Có ý thức viết đúng thành thạo. II/Chuẩn bị : 1) Giáo viên : Các nét cơ bản. 2) Học sinh : Bảng con , vở.35 III/Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1 : Giới thiệu các nét cơ bản -Giáo viên cho học sinh quan sát : -Giới thiệu nét ngang ( - ) , nét thẳng ( | ). -Giới thiệu nét xiên trái ( / ), nét xiên phải ( \ ). -Giới thiệu nét cong hở phải ( C ), nét cong hở trái ( ), nét cong kín ( O ). -Giới thiệu nét khuyết trên ( ), nét khuyết dưới ( ). Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản, lưu ý các thuật ngữ – Điểm đặt bút, điểm kết thúc, đường kẻ, dòng li. Học sinh quan sát Học sinh viết vào bảng con TIẾNG VIỆT CÁC NÉT CƠ BẢN (T2) I/Mục tiêu : -Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản. -Rèn kỹ năng đọc và viết được các nét. -Gọi tên đúng mỗi nét, viết thành thạo từng nét. -Biết ghép các nét để tạo thành được chữ và từ, biết phân tích thành từng nét. -Có ý thức viết đúng thành thạo. II/Chuẩn bị : 1) Giáo viên : Các nét cơ bản. 2) Học sinh : Bảng con , vở.35 III/Các hoạt động dạy học: Hoạt động 3 : Luyện tập -Củng cố tên gọi các nét cơ bản -Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở. -Lưu ý học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi, khoảng cách giữa các nét. -Giáo viên quan sát theo dõi học sinh viết. -Chấm một số tập của học sinh. -Nhận xét tuyên dương. Củng cố-Dặn dò : -Tập viết lại các nét cơ bản vào bảng con nhiều lần. Học sinh đọc cá nhân, nhóm , lớp. Học sinh viết vào vở. TOÁN TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I/Mục tiêu : -Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán. -Yêu thích môn toán. II/Chuẩn bị : 1) Giáo viên : -Sách toán 1 2) Học sinh :-Sách toán 1 .Bộ đồ dùng toán 1 của học sinh. III/Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG ... sinh lấy và giơ mỗi hình tròn lên nói :Hình tròn” Học sinh thực hiện tô màu Học sinh thực hiện gấp hình vuông thứ nhất chồng lên để có hình vuông thứ 2 , 3 Thủ công: Giới thiệu một số loại giấy, Bìa và dụng cụ học thủ công I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết một số loại giấy, bìa, và dụng cụ thủ công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các loại giấy màu, bìa - Dụng cụ học thủ công: Kéo, hồ dán, thước kẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu môn học 2. Bài mới: *HĐ1: Giới thiệu giấy, bìa - Cho HS quan sát quyển sách: + Bìa được đóng ở ngoài dày, giấy ở phần bên trong mỏng gọi là những trang sách - Giới thiệu giấy màu: mặt trước là các màu: xanh, đỏ...mặt sau có kẻ ô vuông * HĐ2: Giới thiệu dụng cụ học thủ công - Cho HS quan sát từng loại: thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. 3. Củng cố : GV kiểm tra dụng cụ học thủ công của HS 4. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị học về xé, dán - Quan sát, nhận xét - Quan sát, tìm hiểu từng loại - Từng nhóm KT dụng cụ của bạn - Nêu tên một số bạn còn thiếu - Theo dõi và thực hiện Thứ sáu, ngày 27 tháng 8 năm 2010 TIẾNG VIỆT DẤU( / ) I/Mục tiêu: -Nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ) -Ghép được tiếng bé cùng chữ b với âm e và thanh sắc. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung bài. -Thích tập đánh vần, làm quen với các tiếng có mang dấu sắc. IIChuẩn bị: 1) Giáo viên :-Tranh minh họa vật thật các tiếng : lá, cá , khế , bé , chó. 2) Học sinh :-Sách Tiếng việt , vở bài tập Tiếng Việt. Bộ ghép chữ. III/Các hoạt động dạy hoc: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Bài cũ : -Giáo viên đọc lại âm b -Gọi học sinh lên bảng viết chữ b. -Gọi học sinh đọc tiếng be và phân tích tiếng be. -Gọi học sinh lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng : bé , bê , bóng , bà. C. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : -Trong tranh vẽ gì ? -Các em chú ý các tiếng : bé , cá , lá , khế , chó giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc. -Giáo viên giới thiệu dấu sắc và cách ghi dấu sắc trên các tiếng. -Giáo viên viết dấu / lên bảng. Tên dấu này đọc là dấu sắc. 2) Dạy dấu thanh : -Giáo viên ghi lên bảng dấu ( / ) Hoạt động 1 : Nhận diện dấu -Bạn nào có thể cho cô biết dấu sắc ( / ) là nét gì ? -Cho học sinh lấy bộ đồ dùng -Hỏi : Trên tay cô là một cây thước kẻ, làm thế nào để nó thành dấu / ? -Vậy dấu / giống hình gì ? -Giáo viên nghiêng cây thước về bên phải cho học sinh nhận dạng dấu / đúng hay sai ? Hoạt động 2 : Ghép chữ và đọc tiếng -Giáo viên vừa nói vừa dùng bảng ghép tiếng be. -Tiếng be khi thêm dấu sắc trên chữ e ta được tiếng bé. -Giáo viên viết tiếng bé lên bảng : -Dấu sắc đặt trên đầu chữ e -Giáo viên kẻ khung lên bảng để học sinh quan sát -Cho học sinh lấy bộ chữ cái ghép tiếng : bé. -Giáo viên chọn mẫu chữ đúng làm mẫu. -Gọi học sinh đọc tiếng : bé. -Gọi học sinh đọc trơn -Học sinh phân tích tiếng : bé. -Dấu sắc của tiếng bé được đặt ở đâu ? -Giáo viên phát âm mẫu : bé. -Giáo viên chỉ tiếng bé để học sinh phát âm. -Học sinh quan sát vào tranh trang 8 sách giáo khoa và nói tên các tranh vẽ ấy. -Trong tên tranh ấy, có tiếng nào mang dấu / Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết -Bạn nào nhắc lại dấu / giống nét gì -Hướng dẫn viết dấu / trên bảng lớp -Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học -Giáo viên cho học sinh viết tiếng be vào bảng con -Giáo viên viết dấu / trên âm e -Giáo viên chọn bảng viết đúng, đẹp làm mẫu, -Gọi học sinh đánh vần và đọc trơn. Dặn dò : -Tìm tiếng có dấu / trên sách báo -Nhận xét tiết học. 3 học sinh đọc âm b 2 học sinh lên bảng viết 2 học sinh đọc và phân tích 1 học sinh lên bảng Học sinh trả lời vẽ : cá , bé , lá , khế , chó Dấu / là nét xiên phải Học sinh lấy dấu / gắn vào bảng cài Cô đặt nghiêng thước về bên phải Học sinh lấy bộ chữ và ghép tiếng bé vào bảng cài Đọc cá nhân : bờ – e – be – sắc – bé .cá nhân, tổ, lớp Tiếng bé có âm b đứng trước, âm e đứng sau, dấu sắc đặt lên trên con chữ e. Cá nhân, tổ, lớp Tranh vẽ : con chó , quả khế , con voi , con cá , bé bế con gấu. Dấu / giống nét xiên phải Học sinh viết bảng con vài lần Học sinh viết tiếng bé vài lần Đánh vần cá nhân, tổ, lớp Bờ – e – be – sắc bé : bé TIẾNG VIỆT DẤU( / ) ( t 2 ) I/Mục tiêu: -Nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ) -Ghép được tiếng bé cùng chữ b với âm e và thanh sắc. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung bài. -Thích tập đánh vần, làm quen với các tiếng có mang dấu sắc. IIChuẩn bị: 1) Giáo viên :-Tranh minh họa vật thật các tiếng : lá, cá , khế , bé , chó. 2) Học sinh :-Sách Tiếng việt , vở bài tập Tiếng Việt. Bộ ghép chữ. III/Các hoạt động dạy hoc: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ Luyện tập : Hoạt động 1 : Luyện đọc -Giáo viên cho học sinh lấy bộ đồ dùng ghép tiếng : bé. -Gọi học sinh phân tích lại tiếng bé. -Gọi học sinh đánh vần tiếng bé -Gọi học sinh đọc trơn tiếng bé Hoạt động 2 : Luyện viết Hoạt động 3 : Luyện nói -Ai có thể quan sát và cho cô biết tranh vẽ những gì nào ? -Các bức tranh này có gì giống nhau ? -Các bức tranh có gì khác nhau ? -Em và các bạn ngoài các hoạt động học tập, vui chơi, phụ giúp gia đình.. các em còn có những hoạt động nào khác nữa ? -Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất -Em hãy đọc lại tên của bài này ? Dặn dò : -Tìm chữ vừa học có trong SGK -Xem trước bài 4 : Dấu ? Học sinh lần lượt phát âm tiếng : bé ( cá nhân , tổ, lớp ) Tiếng bé có âm b đứng trước, âm e đứng sau, dấu / trên âm e Đọc : bờ – e – be – sắc – bé Cá nhân , tổ , lớp Học sinh lấy vở tập viết -Cho học sinh lấy vở tập viết mở ra bài số 2, 3 ( chữ b , be , bé ) Hs trả lời Các bạn đang ngồi học trong lớp Các bạn đang chơi nhảy dây Bạn gái đang đi học Bạn gái đang tưới rau Đều có các bạn Có các hoạt động khác nhau là : bạn học , bạn nhảy dây, bạn đi học, bạn tưới rau. Học sinh kể tự do những việc nào mà mình thích nhất Học sinh thực hiện ở nhà. TOÁN HÌNH TAM GIÁC I/Mục tiêu : -Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật. -Yêu thích môn học. II/Chuẩn bị : 1) GV-Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước màu sắc khác nhau. -Một số vật thật có mặt là hình tam giác. 2) HS :-Bộ đồ dùng học toán. III/Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Kiểm tra bài cũ : -Cho học sinh nhận diện hình. 2) Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác -Giáo viên giới thiệu hình tam giác và nói : “Đây là hình tam giác” -Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa toán 1 -Hãy nêu tên những vật nào có hình tam giác -Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2 : Thực hành xếp hình -Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác , hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình và nêu tên gọi mà mình đã xếp. -Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng bút chì màu để tô các hình trong sách bài tập toán 1 3) Củng cố Dặn dò:-Hãy nêu các vật có mặt là hình tam giác Hình tròn,hình vuông Học sinh quan sát và nhắc lại “Hình tam gíac” Học sinh lấy hộp đồ dùng toán. Học sinh cầm lên từng hình và nói “Hình tam giác” Học sinh mở sách giáo khoa toán 1 Ví dụ : bảng đi đường , thước êke , lá cờ . Học sinh lấy que tính để xếp hình. Học sinh xếp xong nêu tên gọi của hình. Ví dụ : cái nhà , cánh buồm, con cá , cây thông.. Học sinh làm bài tập : Tô màu vào hình tam giác. TỰ NHIÊN XÃ HỘI CƠ THỂ CHÚNG TA I/Mục tiêu: -Kể tên các bộ phận chính của cơ thể. -Biết một số cử động của đầu và cổ , mình , chân tay. -Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt. -Giữ gìn thân thể sạch sẽ. -Tập thể dục hàng ngày. II/Chuẩn bị: 1) Giáo viên :-Tranh phóng to các hình bài 1. 2) Học sinh :-Các hình trong bài 1 sách giáo khoa. III/Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Bài mới: Giới thiệu bài : Hoạt động 1 : -Quan sát các hình ở trang 4 sách giáo khoa : Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Hoạt động 2 : -Quan sát các hình ở trang 5 SGK -Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? các em hãy nói xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần ? -Một số hoạt động như : ngửa cổ, cúi đầu , cúi mình và một số cử động của tay và chân. Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn cả lớp học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng Viết mải mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi” 2/Củng cố – Dặn dò : -Chuẩn bị trước bài : “Chúng ta đang lớn” Học sinh quan sát tranh Học sinh quan sát các hình ở trang 4 sách giáo khoa và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tên các bộ phận bên ngoài cơ thể : đầu , cổ , mình và chân tay Hoạt động cả lớp Học sinh làm việc theo chỉ dẫn của giáo viên. Vài học sinh nói tên các bộ phận của cơ thể. Quan sát tranh Học sinh làm việc theo nhóm
Tài liệu đính kèm: