Lịch báo giảng tuần 14 năm 2012 - 2013

Lịch báo giảng tuần 14 năm 2012 - 2013

I.Mục tiêu:

- Đọc được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng ; từ và câu ứng dụng

- Viết được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao , hồ ,giếng

II.Đồ dùng dạy học:

-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá

 -Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói:

-HS: -SGK, vở tập viết

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lịch báo giảng tuần 14 năm 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 14
 (Từ ngày 14/11 đến 18/11/2012) 
Thứ
ngày
Tiết
 Môn
 Tên bài dạy
ĐDDH
TB
TL
Lồng 
ghép
2/14
1
2
3
4
5
Chào cờ
Học vần
Học vần
Đạo đức
Toán
Thể dục
eng – iêng
eng - iêng
Đi học đều và đúng giờ (t 1)
Phép trừ trong phạm vi 8
Tranh
Tranh, vở 
Mẫu vật
x
x
x
MT
KNS
3/15
1
2
3
4
Học vần
Học vần
Thủ công
Toán
 ung – ương
 ung - ương
Gấp các đoạn thẳng cách đều
Luyện tập
Tranh
Bài mẫu
x
x
 4/16
1
2
3
Học vần
Học vần
TN&XH
ang– anh
ang – anh
An toàn khi ở nhà
Tranh 
x
KNS
5/17
1
2
3
Học vần
Học vần Toán
Âm nhạc
 inh – ênh
 inh - ênh
Phép cộngtrong phạm vi 9
Tranh
Mẫu vật
x
x
6/18
1
2
3
Học vần
Học vần 
Toán
Ôn tập
Ôn tập
Phép trừ trong phạm vi 9
Bảng ôn
Mẫu vật
x
x
 Thứ hai ngày 14/11/2012 
 Học vần: eng-iêng 
I.Mục tiêu:
- Đọc được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng ; từ và câu ứng dụng
- Viết được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao , hồ ,giếng
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá 
 -Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói: 
-HS: -SGK, vở tập viết
III.Hoạt động dạy học: Tiết 1 
 1.Khởi động : (3') Hát tập thể
 2.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài 
Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới eng ,iêng – Ghi bảng
*.Hoạt động 2 : (13’) Dạy vần.
 a.Dạy vần : eng
-Nhận diện vần : Vần eng được tạo bởi: evà ng
 GV đọc mẫu
 Hỏi: So sánh en với eng ?
 -Phát âm vần:
-Đọc tiếng khoá và từ khoá xẻng , lưỡi xẻng
-Đọc lại sơ đồ: eng
 xẻng
 lưỡi xẻng
b.Dạy vần iêng: ( Qui trình tương tự vần eng)
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
*.Hoạt động 3 (7) Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu ( Hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối giữa con chữ)
Nhận xét, sửa sai cho HS
*.Hoạt động 4:(9) Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 cái kẻng củ riềng
 xà beng bay liệng
Nhận xét chỉnh sửa phát âm cho HS
Tiết 2:
*.Hoạt động 1 (10’)Luyện đọc
 - Đọc lại bài tiết 1
GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Đọc câu ứng dụng: 
- Đọc SGK:
*.Hoạt động 2 (10’)Luyện viết.
Hướng dẫn HS tập viết
GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng, đẹp.
*.Hoạt động3: (10’) Luyện nói
 Ao , hồ , giếng
*Lồng ghép :BVMT
-Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu?
-Em chỉ đâu là giếng?
-Những tranh này đều nói về gì?
-Làng em ( nơi em ở) có ao , hồ , giếng không?
-Ao , hồ , giếng có gì giống và khác nhau?
-Ao , hồ , giếng đem đến cho con người những ích lợi gì?
-Nơi em ở thường lấy nước ở đâu?
-Theo em thì lấy nước ở đâu thì vệ sinh?
-Em cần giữ gìn ao , hồ , giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh?
GV kết luận
 4 . Củng cố - Dặn dò: (5’)
Tổ chức cho HS thi tìm tiếng có vần vừa học.
Nhận xét tiết học, dặn HS học bài.
Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
Giống: Bắt đầu bằng e
Khác : en kết thúc bằng n , eng kết thúc bằng ng
Đánh vần ,đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Ghép bìa cài: eng
Phân tích và ghép bìa cài: xẻng
.Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Viết b.con: eng , iêng , lưỡi xẻng , trống 
chiêng
Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(cá nhân - đồng thanh)
Đọc (cá nhân– đồng thanh)
Nhận xét tranh
(cá nhân–đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân, đồng thanh.
Viết vào vở tập viết
Quan sát tranh và trả lời
HS tìm và ghi vào bảng con
 *Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 1).
I-Mục tiêu:
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
 - Biết được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ 
 - Biết được nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ 
 - Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ 
* Kĩ năng sống: 
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ
+ Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ 
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: Điều 28 công ước quốc tế quyền trẻ em.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: (3') Hát tập thể.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động1: (1’) Giới thiệu bài
Hoạt động 2: (10’) Quan sát tranh bài tập 1và thảo luận nhóm
-GV giới thiệu tranh bài tập 1Thỏ và Rùa là 2 bạn học cùng lớp, Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa thì chậm chạp
-GV hỏi:
 +Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn , còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ ?
 +Qua câu chuyện , em thấy bạn nào đáng khen ? Vì sao?
-GV kết luận và chốt lại
Hoạt động 3: (11) HS đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học” BT2
-GV phân 2 nhóm ngồi cạnh nhau 1 nhóm đóng vai 2 nhân vật trong tình huống
? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn ? Vì sao?
Hoạt động 3: (5’) Liên hệ
-Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
-Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
GV kết luận :
 +Được đi học là quyền lợi của trẻ em
 +Để đi học đúng giờ cần phải :
 .Chuẩn bị sách vở, quần áo đầy đủ từ tối hôm trước.
 .Không thức khuya 
 .Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi để đi học đúng giờ...
Hoạt động nối tiếp: (4')
-GV giảng chốt lại bài học 
-GV nhận xét tiết học
-Dặn dò HS 
HS quan sát tranh bài tập 1
HS làm việc theo nhóm 2
HS trình bày và kết hợp chỉ tranh
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Các nhóm chuẩn bị đóng vai
Các nhóm đóng vai trước lớp
HS nhận xét và thảo luận
HS tự nêu ý kiến của mình
HS kể
Toán : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I. Mục tiêu : 
 	Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8 , viết phép tính thích hợp với tình huống hình vẽ
 II. Đồ dùng dạy học :
 	– mẫu vật
III. Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định :(1phút)
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :(4phút)
+ Gọi 3 em học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8
+ Sửa bài tập 2 của tiết học trước 
+ Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu ghi đề.
*.Hoạt động 2: (15’)Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 8.
-Quan sát tranh nêu bài toán 
- 8 hình tròn trừ 1 hình tròn bằng mấy hình tròn ?
-Giáo viên ghi : 8 – 1 = 7 . Gọi học sinh đọc lại 
-Giáo viên hỏi : 8 - 1 = 7Vậy 10 – 7 = ? 
-Giáo viên ghi bảng :
8 – 7 = 1 
*.Giới thiệu các phép tính còn lại tiến hành tương tự như trên 
-Sau khi thành lập xong bảng trừ gọi học sinh đọc lại các công thức 
*
.Hoạt động 3 : (10’) Thực hành 
-Cho học sinh mở SGK, hướng dẫn làm bài tập .
+ Bài 1 : Tính 
- Giáo viên hướng dẫn viết phép tính theo cột dọc : 
+ Bài 2 : Tính
-GV củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
-GV tổ chức trò chơi “ tiếp sức’’
+ Bài 3 Tính
 -Gọi 3 em lên bảng 
-Giáo viên nhận xét, sửa bài trên bảng 
+ Bài 4 : Quan sát tranh nêu bài toán rồi ghi phép tính thích hợp 
-Cho học sinh nêu được các bài toán khác nhau nhưng phép tính phải phù hợp với từng bài toán 
HS đọc đề bài.
-Có 8 hình tròn, tách ra 1 hình tròn . Hỏi còn lại bao nhiêu hình tròn ? 
- 8 hình tròn 
HS ghép:8 – 1 = 7 
-8 - 7 = 1 
-Đọc lại cả 2 phép tính cá nhân, đồng thanh. 
-Học sinh đọc lại bảng cộng: cá nhân, nối tiếp, đồng thanh. 
-Học sinh mở sách gk 
 HS nêu yêu cầu
Cả lớp làm vào bảng con.
 8 8 8 8 8 8 
 1 2 3 4 5 6 
1 + 7= 2 + 6= 4 + 4=
 8 - 1= 8 - 2= 8 - 4=
 8 - 7= 8 - 6= 8 - 8=
 8 - 4= 8 – 5 = 8 – 3=
8 - 1 - 3= 8 -2 – 3= 8 + 0=
8 - 2 - 2= 8 – 1 – 4= 8 – 0=
8
-
4
=
4
5
-
2
=
3
 4.Củng cố, dặn dò : (4phút) 
- Đọc lại phép trừ phạm vi 8 .
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh .
- Dặn học sinh học thuộc các công thức 
- Chuẩn bị bài hôm sau.
* Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 15/ 11/2012
 Học vần: uông - ương 
I.Mục tiêu:
- Đọc được : uông, ương, quả chuông, con đường ; từ và câu ứng dụng
- Viết được : uông, ương, quả chuông, con đường
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng
II.Đồ dùng dạy học:
- Quả chuông thật 
III.Hoạt động dạy học: Tiết 1 
1.Khởi động : (1phút) Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ : (4phút)
 -Đọc bảng và viết : cái kẻng, xà bong, củ riềng, bay liệng ( 3 – 4 em đọc) 
 -Đọc bài ứng dụng trong SGK: (2HS)
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài 
Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới uông, ương – Ghi bảng
*.Hoạt động 2 : (13’) Dạy vần.
 a.Dạy vần : uông
-Nhận diện vần : 
 GV hỏi: Vần uông có mấy âm ghép lại?
 Hỏi: So sánh uôn với uông ?
 -Phát âm vần:
-Đọc tiếng khoá và từ khoá : chuông, quả chuông
-Đọc lại sơ đồ: uông
 chuông
 quả chuông
b.Dạy vần ương: ( Qui trình tương tự uông)
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
*.Hoạt động 3(7’) Hướng dẫn viết bảng con 
+Viết mẫu ( Hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối giữa con chữ)
Nhận xét bài viết của HS
*.Hoạt động 4:(9) Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 rau muống nhà trường
 luống cày nương rẫy
Nhận xét chỉnh sửa phát âm cho HS
 Tiết 2:
*.Hoạt động 1 (10’)Luyện đọc
 - Đọc lại bài tiết 1
GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Đọc câu ứng dụng: 
- Đọc SGK:
*.Hoạt động 2 : (10’) Luyện viết.
Hướng dẫn HS viết
GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng, đẹp.
*.Hoạt động3 : (10’) Luyện nói.
Đồng ruộng
- Trong tranh vẽ gì?
- Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu?
- Trên ruộng các bác nông dân đang làm gì?
- Ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn?
- Ngoài những việc như bức tranh vẽ, em còn biết bác nông dân có những việc làm g ... c được : inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh ; từ và câu ứng dụng
- Viết được : inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Máy cày , máy nổ, máy khâu, máy tính
 II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá
 -Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói.
-HS: -SGK, vở tập viết
III.Hoạt động dạy học: Tiết1 
1.Khởi động : (3') Hát tập thể
2.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài .
- Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới:inh , ênh – Ghi bảng
*.Hoạt động 2 : (13’) Dạy vần.
a.Dạy vần: inh
 -Nhận diện vần:Vần inh được tạo bởi: i và nh
 GV đọc mẫu
-Đọc tiếng khoá và từ khoá : tính , máy vi tính
-Đọc lại sơ đồ:
 inh
 tính 
 máy vi tính
 b.Dạy vần ênh:(Qui trình tương tự vần inh)
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
*.Hoạt động 3: (7’)Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu ( Hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối giữa các con chữ)
*.Hoạt động 4:(10’)Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 đình làng bệnh viện
 thông minh ễnh ương
-GV giải nghĩa từ ứng dụng
Tiết 2:
*.Hoạt động 1: (10’) Luyện đọc.
 a.Đọc lại bài tiết 1
 -GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
b.Đọc câu ứng dụng: 
Cái gì cao lớn lênh khênh 
 Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra?
c.Đọc SGK:
*.Hoạt động 2: (10’)Luyện viết.
- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- GV theo dõi nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- Chấm bài vài em.
*.Hoạt động 3: (10’)Luyện nói.
 Máy cày , máy nổ , máy khâu
 -Em nhận ra các máy ở tranh minh họa có những máy gì em biết?
 -Máy cày dùng làm gì? Thường thấy ở đâu?
 -Máy nổ dùng làm gì?
 -Máy khâu dùng làm gì?
 -Máy tính dùng làm gì?
 -Em còn biết những máy gì nữa? Chúng dùng làm gì?
*Hoạt động nối tiếp:(5’)
Tổ chức cho HS thi tìm tiếng có vần vừa học.
Nhận xét tiết học, dặn HS học bài.
Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
Phân tích và ghép bìa cài: inh
Đánh vần đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Phân tích và ghép bìa cài: tính
Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ ( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
( cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình.
Viết b.con: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(cá nhân - đồng thanh)
 Đọc (cá nhân – đồng thanh)
Nhận xét tranh.
Đọc (cá nhân–đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân, đồng thanh.
Viết vào vở tập viết
Quan sát tranh và trả lời
HS tìm và ghi vào bảng con.
 *Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
I.Mục tiêu:
Thuộc bảng cộng, biết làm tính trừ trong phạm vi 9 , viết phép tính thích hợp với tình huống hình vẽ
 II. Đồ dùng dạy học:
 -GV: hình vuông, hình tròn, ô tô
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. Bảng con.Vở Toán
III.Các hoạt động dạy học:
 	 1. Khởi động: (1phút)
 	2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút ) 
 HS: Làm bài tập 4 của tiết học trước
 GV nhận xét ghi điểm. 
 	3. Bài mới:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài .
 GV giới thiệu ghi đề.
*.Hoạt động 2: (13’) Hướng dẫn HS lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.
a.Giới thiệu phép cộng 8 + 1 = 9 ; 
1 + 8=9
-Hướng dẫn HS quan sát số hình vuông ở hàng thứ nhất trên bảng:
Khuyến khích HS tự nêu bài toán, tự nêu phép tính.
Gọi HS trả lời:
-GV vừa chỉ vào hình vừa nêu: 8 thêm 1là mấy?.
-Ta viết: “ 8 thêm 1 là 9” như sau: 
 8 + 1 = 9
- Cho HS cũng dựa trên mô hình đó nêu đề toán và phép tính ngược lại.
GV ghi : 1 + 8 = 9
b.Giới thiệu các phép cộng :
 7 + 2 = 9 ; 2 + 7 = 9; 
 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9 ;
 5 + 4 = 9, 4 + 5 = 9
 Hướng dẫn HS tiến hành tương tự như trên.
c, Sau mục a trên bảng nên giữ lại các công thức:
 Để HS ghi nhớ bảng cộng, GV có thể che hoặc xoá từng phần rồi toàn bộ công thức, tổ chức cho HS học thuộc.
*.Hoạt động 3: (12’) Thực hành 
+ Bài 1/71: Tính
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
 Cho HS làm bài vào bảng con
 GV chấm điểm, nhận xét bài làm của
*Bài 2
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức
-GV hướng dẫn trò chơi
-GV nhận xét , tính điểm thi đua
*Bài 3 : 
-GV gọi 3 HS làm bài 3 (mỗi em 1 cột)
-GV nhận xét , ghi điểm
*Bài 4/
GV yêu cầu HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu phép tính thích hợp với bài toán. 
GV cho HS thảo luận nhóm 6
Hoạt động nối tiếp: (4 phút)
 -GV cho HS thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 9
 -GV nhận xét tiết học 
 -Dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
-Quan sát hình để tự nêu bài toán: 
“ Có 8 hình vuông thêm 1 hình vuông nữa.
 Hỏi có tất cả mấy hình vuông ?” 
-HS tự nêu câu trả lời: “Có 8 hình vuông
 thêm 1hình vuông là 9 hình vuông”.
Trả lời: 8 thêm 1 là 9 . 
Nhiều HS đọc: 8 cộng 1 bằng 9 .
HS ghép phép tính:
1 + 8 = 9
HS đọc thuộc các phép cộng trên bảng.
(Cá nhân -Đồng thanh)
HS nêu yêu cầu bài 1:” Tính”
3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào
 bảng con theo tổ.
 1 3 4 7 6 3 
 8 5 5 2 3 4
HS đọc yêu cầu bài 2
HS tham gia trò chơi
-1HS đọc yêu cầu bài 3
-3HS làm ở bảng lớp
 4 + 5 = 6 + 3 = 1 + 8 =
4 + 1 + 4 = 6 + 1 + 2 = 1 + 2 + 6 =
4 + 2 +3 = 6 + 3 + 0 = 1 + 5 + 3 =
1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép
 tính thích hợp”.
 a, 8 + 1 = 9
 b, 7 + 2 = 9
HS thực hiện 
 Thứ sáu ngày 18/11/2012
 	Học vần: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Đọc được các vần kết thúc bằng –ng và nh ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59 
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
- Nghe và hiểu, kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Quạ và công
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: 
+Bảng ôn. Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng.
+Tranh minh hoạ phần truyện kể : Quạ và công
-HS: 
-SGK, vở tập viết
III.Hoạt động dạy học: 
 Tiết1 
1.Khởi động : (1phút) Hát tập thể
2.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’)Giới thiệu bài : 
 -Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới?
 -GV gắn bảng ôn được phóng to
*.Hoạt động 2 : (14’) Ôn tập
a.Các vần đã học:
b.Ghép chữ và vần thành tiếng
*.Hoạt động 3 (8’):Đọc từ ngữ ứng dụng: 
 bình minh, nhà rông , nắng chang chang
-GV chỉnh sửa phát âm
-Giải thích từ: 
*Hoạt động 4 (10’):Hướng dẫn viết bảng con 
-Viết mẫu ( Hướng dẫn qui trình viết )
- Chỉnh sửa chữ viết cho học sinh.
-Đọc lại bài ở trên bảng
 Tiết 2:
*.Hoạt động 1: (10’) Luyện đọc
a.Đọc lại bài tiết 1.
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
b.Đọc câu ứng dụng: 
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS
c.Đọc SGK:
*.Hoạt động 2 : (10’) Luyện viết.
GV theo dõi nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
*.Hoạt động 3 (10’) :Kể chuyện: Quạ và công
-GV dẫn vào câu chuyện
-GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ: ( Theo 4 tranh)
+ Ý nghĩa :Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam thì chẳng bao giờ làm được việc gì
 Hoạt động nối tiếp: (5’)
- Tổ chức cho HS thi ghép câu
+ GV cắt rời các câu ứng dụng theo từ, cụm từ.
Nhận xét tính điểm thi đua.
- Nhận xét tiết học, dặn HS học bài xem trước bài mới.
HS nêu 
HS lên bảng chỉ và đọc vần
HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn
Đọc (cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Viết bảng con: 
cá nhân - đồng thanh
 Đọc nối tiếp,( cá nhân, đồng thanh)
Quan sát tranh. Thảo luận về tranh minh hoạ. 
HS đọc trơn (cá nhân– đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
Viết vở tập viết
HS đọc tên câu chuyện
HS :Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài
Đại diện các nhóm thi kể chuyện
HS theo nhóm ghép lại các từ, cụm từ GV đã cắt thành câu, đoạn thơ hoàn chỉnh.
 *Rút kinh nghiệm
Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 
I.Mục tiêu: 
 	-Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 9 , viết phép tính thích hợp với tình huống hình vẽ
 II. Đồ dùng dạy học :
 	+ Bộ thực hành toán 1 – Mô hình
III. Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định :(1phút)
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :(4phút)
+ Gọi 3 em học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9
+ Sửa bài tập 4 của tiết học trước 
+ Nhận xét bài cũ .
 	3. Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*.Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu ghi đề.
*.Hoạt động 2: (15’)Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 9.
-Quan sát tranh nêu bài toán 
- 9 hình tròn trừ 1 hình tròn bằng mấy hình tròn ?
-Giáo viên ghi : 9 – 1 = 8 . Gọi học sinh đọc lại 
-Giáo viên hỏi : 9 - 1 = 8 Vậy 9 – 8 = ? 
-Giáo viên ghi bảng :9 – 8 = 1 
*.Giới thiệu các phép tính còn lại tiến hành tương tự như trên 
-Sau khi thành lập xong bảng trừ gọi học sinh đọc lại các công thức 
* GV xoá dần kết quả phép tính
Hoạt động 3 : (10’) Thực hành 
-Cho học sinh mở SGK, hướng dẫn làm bài tập .
+ Bài 1 : Tính 
- Giáo viên hướng dẫn viết phép tính theo cột dọc : 
+ Bài 2 : Tính
-GV củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
-GV tổ chức trò chơi “ tiếp sức’’
+ Bài 3: Số?
 + Bài 4 : Quan sát tranh nêu bài toán rồi ghi phép tính thích hợp 
-Cho học sinh nêu được các bài toán khác nhau nhưng phép tính phải phù hợp với từng bài toán 
-GV cho HS thảo luận nhóm 6
HS đọc đề bài.
-Có 9 hình tròn, tách ra 1 hình tròn .
 Hỏi còn lại bao nhiêu hình tròn ? 
- 8 hình tròn 
HS ghép:9 – 1 = 8 
-9 - 8 = 1 
 -Đọc lại cả 2 phép tính cá nhân, đồng 
thanh. 
-Học sinh đọc lại bảng cộng: cá nhân,
 nối tiếp, đồng thanh.
-HS thi học thuộc bảng trừ trong phạm
 vi 9 
-Học sinh mở SGK
HS nêu yêu cầu
Cả lớp làm vào bảng con.
 9 9 9 9 9 
 1 2 3 4 5 
 9 9 9 9 9 
 6 7 8 9 0 
HS nêu yêu cầu của bài tập
HS tham gia trò chơi
 8 + 1= 7 + 2= 6 + 3= 5 + 4 =
 9 - 1= 9 - 2= 9 - 3= 9 - 4 =
 9 - 8= 9 - 7= 9 - 6= 9 - 5 =
HS tự làm bài và chữa bài
9
-
4
=
5
Hoạt động nối tiếp: (4phút) 
- Đọc lại phép trừ phạm vi 9 .
 - Dặn học sinh học thuộc các công thức 
- Chuẩn bị bài hôm sau.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 L1.doc