Mẫu: Báo cáo hoạt động chuyên môn của trường tiểu học Tân An đón đoàn sinh viên kiến tập sư phạm

Mẫu: Báo cáo hoạt động chuyên môn của trường tiểu học Tân An đón đoàn sinh viên kiến tập sư phạm

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN AN

ĐÓN ĐOÀN SINH VIÊN KIẾN TẬP SƯ PHẠM

( Từ ngày 14/1/2008 đến ngày 01/2/2008 )

*********************************************************

I- Tìm hiểu hồ sơ học sinh do nhà trường quản lý :

 Nhà trường quản lý và lưu trữ hồ sơ học sinh qua 7 loại hồ sơ như sau :

 1- Sổ đăng bộ hàng năm : gồm Số đăng bộ - Họ và tên học sinh - Ngày tháng năm sinh - Nơi sinh - Tên Cha và Mẹ học sinh – Địa chỉ gia đình - Lớp từng năm học - Thời gian và lý do chuyển đến, chuyển đi và ra trường.

 2- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (Sổ gọi tên-ghi điểm) : lưu trữ Họ tên học sinh – Ngày tháng năm sinh - Số Kết quả hạnh kiểm và học lực của học sinh trong cả một năm học.

 3- Sổ cấp phát văn bằng tốt nghiệp tiểu học.

 4- Sổ theo dõi chuyển trường.

 5- Bìa bọc hồ sơ : gồm

 a- Bản sao khai sinh của học sinh.

 b- Quyển học bạ ghi kết quả rèn luyện và nhận xét của giáo viên hàng năm.

 c- Bản sao hộ khẩu thường trú (hay giấy chứng nhận tạm trú)

 d - Đơn đăng ký nhập học hay giấy giới thiệu chuyển trường đến.

 6- Bài kiểm tra định kì hàng năm.

 7- Sổ khen thưởng và kỉ luật học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Báo cáo hoạt động chuyên môn của trường tiểu học Tân An đón đoàn sinh viên kiến tập sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN AN
ĐÓN ĐOÀN SINH VIÊN KIẾN TẬP SƯ PHẠM
( Từ ngày 14/1/2008 đến ngày 01/2/2008 )
*********************************************************
I- Tìm hiểu hồ sơ học sinh do nhà trường quản lý :
 Nhà trường quản lý và lưu trữ hồ sơ học sinh qua 7 loại hồ sơ như sau :
 1- Sổ đăng bộ hàng năm : gồm Số đăng bộ - Họ và tên học sinh - Ngày tháng năm sinh - Nơi sinh - Tên Cha và Mẹ học sinh – Địa chỉ gia đình - Lớp từng năm học - Thời gian và lý do chuyển đến, chuyển đi và ra trường.
 2- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (Sổ gọi tên-ghi điểm) : lưu trữ Họ tên học sinh – Ngày tháng năm sinh - Số Kết quả hạnh kiểm và học lực của học sinh trong cả một năm học.
 3- Sổ cấp phát văn bằng tốt nghiệp tiểu học.
 4- Sổ theo dõi chuyển trường.
 5- Bìa bọc hồ sơ : gồm 
	a- Bản sao khai sinh của học sinh.
	b- Quyển học bạ ghi kết quả rèn luyện và nhận xét của giáo viên hàng năm.
	c- Bản sao hộ khẩu thường trú (hay giấy chứng nhận tạm trú)
	d - Đơn đăng ký nhập học hay giấy giới thiệu chuyển trường đến.
 6- Bài kiểm tra định kì hàng năm.
 7- Sổ khen thưởng và kỉ luật học sinh.
II- Tìm hiểu sổ sách lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp :
 Giáo viên chủ nhiệm lớp gồm có 6 loại sổ như sau :
 1- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh : 
 1.1- Lý lịch học sinh : gồm Họ và tên học sinh – Ngày sinh – Nơi sinh – Diện con liệt sĩ hay thương binh – Đội viên TNTP.HCM – Chỗ ở hiện nay – Họ, tên và nghề nghiệp của Cha Mẹ học sinh – Ghi chú
 1.2- Theo dõi ngày nghỉ học của học sinh.
 1.3- Đánh giá và nhận xét Hạnh kiểm theo từng nhiệm vụ.
 1.4- Đánh giá học lực học sinh gồm :
* Đánh giá bằng điểm số (định lượng) đối với :
	 + Lớp 1 – 2 – 3 : môn Tiếng Việt – môn Toán – Tự chọn.
+ Lớp 4 – 5 : môn Tiếng Việt - môn Toán - môn Khoa học - môn Lịch sử và Địa lý – Tự chọn.
* Đánh giá bằng nhận xét (định tính) đối với :
+ Lớp 1 – 2 – 3 : môn Đạo đức - Tự nhiên và Xã hội – Nghệ thuật ( gồm : Âm nhạc - Mĩ thuật - Thủ công ) - Thể dục.
	 + Lớp 4 – 5 : môn Đạo đức - Âm nhạc - Mĩ thuật - Kĩ thuật - Thể dục .
 1.5- Tổng hợp kết quả cả năm học : 
	* Xếp loại học lực các môn qua từng giai đoạn Học kì và cả năm.
	* Xếp loại hạnh kiểm cả năm.
	* Nhận xét kết quả học tập và danh hiệu khen thưởng.
 2- Sổ chủ nhiệm : 
	* Phần I : Tình hình chung của lớp.
 A- Thống kê tình hình lớp : thống kê sĩ số lớp, độ tuổi và thành phần gia đình học sinh, số học sinh diện yếu kém và lưu ban.
 B- Sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
* Phần II : Kế hoạch chủ nhiệm.
 1- Kế hoạch chủ nhiệm năm học về các mặt :
	 	- Đặc điểm tình hình lớp học
- Nội dung kế hoạch giáo dục năm học gồm các mặt : tư tưởng-đạo đức, văn hóa, các hoạt động khác (mỗi phần gồm : Yêu cầu – Biện pháp – Chỉ tiêu).
 2- Kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tháng : 
Thực hiện theo từng trọng tâm chủ điểm như sau :
	 	 - Tháng 9 : Lễ khai giảng. Tháng an toàn giao thông.
	 	 - Tháng 10 : Nền nếp, kỷ cương dạy và học.
	 	 - Tháng 11 : Biết ơn thầy cô - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
	 	 - Tháng 12 : Kỉ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam anh hùng.
	 	 - Tháng 1 : Môi trường xanh - sạch - đẹp.
	 	 - Tháng 2 : Mừng Đảng - Mừng Xuân.
	 	 - Tháng 3 : Biết ơn cha mẹ - Thi đua học tốt.
	 	 - Tháng 4 : Thi đua Dạy tốt - Học tốt.
	 	 - Tháng 5 : Kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ – Mùa thi nghiêm túc.
Kế hoạch tháng được chia ra thực hiện hàng tuần, được cập nhật rõ về nội dung, biện pháp và kết quả thực hiện.
* Phần III : Theo dõi học sinh
 Cập nhật phần theo dõi học sinh cá biệt - học sinh yếu kém, học sinh lưu ban – Danh sách học sinh giỏi, học sinh năng khiếu – Thống kê tình hình học sinh qua từng giai đoạn – Thống kê độ tuổi học sinh...
 3- Sổ ghi chép tổng hợp : 
	Ghi các đợt học bồi dưỡng chuyên môn – sinh hoạt chính trị – các buổi Đại hội – Họp Hội đồng sư phạm – Sinh hoạt tổ chuyên môn...
 4- Vở soạn bài : ghi lịch báo giảng hàng tuần – soạn bài theo phân phối chương trình và thời khóa biểu hàng ngày – soạn bài giảng dạy lồng ghép như Giáo dục An toàn giao thông, giáo dục Nha học đường – Soạn tiết sinh hoạt lớp.
 5- Sổ theo dõi đánh giá và nhận xét từng môn học.
 6- Phiếu liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh:
	a- Ghi lại kết quả học tập và rèn luyện của học sinh hàng tháng, từng học kì.
b- Phần nhận xét của giáo viên về quá trình rèn luyện của học sinh và ý kiến của phụ huynh về việc học tập ở nhà để giữa nhà trường và gia đình học sinh cùng tìm biện pháp giáo dục học sinh hoàn thiện hơn.
III- Đánh giá và xếp loại học sinh:
 Thực hiện theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc "Ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học" gồm 5 chương và 17 điều như sau :
	* Chương I : Những quy định chung
	 Gồm 3 điều ( từ điều 1 đến điều 3) :
	- Điều 1 : Phạm vi điều chỉnh.
	- Điều 2 : Mục đích đánh giá và xếp loại.
	- Điều 3 : Nguyên tắc đánh giá và xếp loại.
	* Chương II : Đánh giá và xếp loại Hạnh kiểm.
	 Gồm 3 điều ( từ điều 4 đến điều 6) :
	- Điều 4 : Nội dung đánh giá.
	- Điều 5 : Cách đánh giá.
	- Điều 6 : Thời gian đánh giá.
	* Chương III : Đánh giá và xếp loại học lực.
	 Gồm 6 điều ( từ điều 7 đến điều 12) :
	- Điều 7 : Đánh giá bằng điểm số.
	- Điều 8 : Đánh giá bằng nhận xét.
	- Điều 9 : Đánh giá thường xuyên.
	- Điều 10 : Đánh giá định kì.
	- Điều 11 : Đánh giá và xếp loại học lực về từng môn học.
	- Điều 12 : Những qui định khác.
	* Chương IV : Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại.
	 Gồm 2 điều ( từ điều 13 đến điều 14) :
	- Điều 13 : Xét lên lớp.
	- Điều 14 : Xét khen thưởng.
	* Chương V : Trách nhiện của Hiệu trưởng, giáo viên và học sinh trong đánh giá và xếp loại.
	 Gồm 3 điều ( từ điều 15 đến điều 17) :
	- Điều 15 : Trách nhiệm của Hiệu trưởng.
	- Điều 16 : Trách nhiện của giáo viên phụ trách lớp.
	- Điều 17 : Trách nhiệm và quyền lợi của học sinh.
Cụ thể một số lưu ý sau :
 1- Đánh giá và xếp loại Hạnh kiểm :
	a- Nội dung đánh giá theo kết quả thực hiện bốn nhiệïm vụ của học sinh tiểu học.
	b- Cách đánh giá theo hai loại:
	 * Thực hiện đầy đủ ( Đ ).
	 * Thực hiện chưa đầy đủ ( CĐ ).
	c- Thời điểm đánh giá vào:
	 * Cuối học kì I.
	 * Cuối năm học.
 2- Đánh giá và xếp loại Học lực :
a- Đánh giá bằng điểm số (đối với các môn đã nêu ở mục 1.4) cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
b- Đánh giá bằng nhận xét (đối với các môn đã nêu ở mục 1.4) được đánh giá theo hai mức :
	 * Loại hoàn thành tốt ( A+ ) và loại hoàn thành tốt ( A ).
	 * Loại chưa hoàn thành (B).
	c- Hai hình thức đánh giá học sinh :
	* Đánh giá thường xuyên : theo hình thức kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hay hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút)
	 Số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu cho các môn học trong một tháng như sau:
	+ Môn Tiếng Việt có 4 lần điểm.
	+ Môn Toán có 2 lần điểm.
	+ Môn Khoa học có 1 lần điểm.
	+ Môn Lịch sử và Địa lý có 1 lần điểm.
+ Các môn (phân môn) còn lại thực hiện theo qui định đánh giá bằng nhận xét.
	* Đánh giá định kì được tiến hành sau từng giai đoạn học tập : giữa học kì 1 - cuối học kì 1 - giữa học kì 2 - cuối học kì 2.
	 Số lần kiểm tra định kì cho các môn như sau :
	+ Môn Toán và môn Tiếng Việt: kiểm tra 4 lần trong năm.
	+ Môn Khoa học - môn Lịch sử và Địa lý: kiểm tra 2 lần trong năm.
d- Xếp loại học lực môn:
	+ Loại Giỏi : điểm học lực môn đạt từ 9 đến 10.
	+ Loại Khá : điểm học lực môn đạt từ 7 đến dưới 9.
	+ Loại Trung bình : điểm học lực môn đạt từ 5 đến dưới 7.
	+ Loại Yếu : điểm học lực môn đạt dưới 5.
	e- Xét lên lớp:
 * Học sinh có điểm KTĐK.CKII của tất cả các môn học được đánh giá bằng điểm số đạt từ 5 trở lên và HLM năm của các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A) trở lên được lên lớp thẳng.
	* Những học sinh có điểm KTĐK.CKII dưới 5 theo đánh giá bằng điểm số phải kiểm tra lại; nếu điểm trung bình cộng các môn kiểm tra lại đạt từ 5 trở lên (làm tròn 0,5 thành 1), trong đó không có môn dưới điểm 4 thì được lên lớp.
	 Mỗi học sinh có quyền ôn tập và kiểm tra lại nhiều nhất là 3 lần/ 1 môn học được đánh giá bằng điểm số vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè.
	f- Xét khen thưởng cho học sinh được lên lớp thẳng:
	 * Khen thưởng danh hiệu “ Học sinh Giỏi ” : 
+ Hạnh kiểm dạt “ Thực hiện đầy đủ ( Đ ) ”.
+ Các môn học đánh giá điểm số đạt loại Giỏi.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Hoàn thành ( A ) trở lên.
	 * Khen thưởng danh hiệu “ Học sinh Tiên tiến ” :
	+ Hạnh kiểm dạt “ Thực hiện đầy đủ ( Đ ) ”.
+ Điểm học lực môn năm của một trong các môn đánh giá bằng điểm số đạt loại Giỏi, các môn còn lại đạt từ Khá trở lên.
	+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Hoàn thành ( A ) trở lên.
IV- Tài liệu hướng dẫn chuyên môn:
 1- Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 2- Hướng dẫn giảng dạy các môn học cho các vùng miền và các lớp học 2 buổi/ngày.
 3- Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc " Ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học ".
 4- Văn bản số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “ Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học ”.
 5- Văn bản số 318/SGD&ĐT-GDTH ngày 22/3/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc “ Tăng cường biện pháp đổi mới PPDH cấp tiểu học ”.
 6- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “ Ban hành chương trình giáo dục phổ thông ”.
 7- Thời khóa biểu các lớp buổi/ ngày – lớp 2 buổi/ ngày cho từng khối lớp.
 8- Hướng dẫn thực hiện một số quy định về chuyên môn Tiểu học của Phòng Giáo dục Thị xã Tân An.
 9- Công văn số 19/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/1/2007 của Sở Giáo dục và đào tạo Long An về việc “ Tăng cường chỉ đạo thực hiện điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học ”.
 10- Công văn số 1458/CV-SGD&ĐT ngày 24/8/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc “Hướng dẫn kế hoạch thời gian năm học 2007 – 2008”.
 11- Công văn số 587/CV-PGD&ĐT ngày 24/8/2007 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Tân An về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 cấp Tiểu học”.
 12- Điều lệ trường Tiểu học theo Quyết định số 51/2007/QĐ.BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 13- Phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp Tiểu học theo công văn số 10358/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong quá trình đánh giá, xếp loại.
 14- Văn bản số 7417/KH-PGD&ĐT ngày 16/10/2007 của Phòng Giáo dục Thị xã Tân An về kế hoạch công tác tháng năm học 2007 – 2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docHONG-Bao cao chuyen mon don doan KTSP 2008.doc