Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

A. NHẬN THỨC CŨ – GIẢI PHÁP CŨ

I.Nhận thức cũ

 Trong guồng quay chung của đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) cũng đã được nhìn nhận và chỉ đạo thực hiện một cách đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục tiểu học.

 Một thực tế cho thấy, trước đây vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được đặt ra thường xuyên nhưng để đạt hiệu quả cao thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đề cập đến.Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gặp phải những khó khăn sau :

- Việc xác định mục tiêu, phương hướng nội dung hoạt động thì có nhưng việc thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì đa số trường học, bậc học chưa thực sự tốt .

Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gặp phải những khó khăn sau :

- Về phía phụ huynh: Họ quan niệm con mình chỉ cần giỏi Toán , giỏi Tiếng Việt để thi và đậu học sinh giỏi, đạt thành tích cao trong học tập là đủ. Những hoạt động NGLL chỉ là hoạt động phụ, môn phụ không cần thiết cho con em phải tham gia giành thời gian đó để làm một số bài toán, Tiếng Việt hoặc nghỉ ngơi.

- Về phía giáo viên, trường: Do nội dung cụ thể cho hoạt động NGLL cũng như biện pháp thực hiện chưa tường minh, các tài liệu tham khảo không nhiều nên giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, sợ mất thời gian, chưa dám tin vào học sinh cho rằng các em còn nhỏ chưa hiểu vấn đề. Hơn nữa một số giáo viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong tổ chức, chưa thực sự coi trọng hoạt động giáo dục NGLL nên cũng chưa đầu tư nghiên cứu để vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức hoạt động giáo dục NGLL. Nhà trường trong việc đánh giá chất lượng còn thiên về chất lượng các môn học, còn xem nhẹ về hoạt động NGLL.

 Như vậy có thể khẳng định rằng trong nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và trong cách chỉ đạo của nhà trường chưa thực sự hiểu thấu đáo về vị trí vai trò của hoạt động NGLL.Cũng bởi lẽ đó mà nhìn chung hoạt động NGLL một hoạt động mà học sinh yêu thích chưa được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đúng mức.

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. NHẬN THỨC CŨ – GIẢI PHÁP CŨ
I.Nhận thức cũ
 Trong guồng quay chung của đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) cũng đã được nhìn nhận và chỉ đạo thực hiện một cách đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục tiểu học. 
 Một thực tế cho thấy, trước đây vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được đặt ra thường xuyên nhưng để đạt hiệu quả cao thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đề cập đến.Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gặp phải những khó khăn sau :
- Việc xác định mục tiêu, phương hướng nội dung hoạt động thì có nhưng việc thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì đa số trường học, bậc học chưa thực sự tốt .
Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gặp phải những khó khăn sau :
- Về phía phụ huynh: Họ quan niệm con mình chỉ cần giỏi Toán , giỏi Tiếng Việt để thi và đậu học sinh giỏi, đạt thành tích cao trong học tập là đủ. Những hoạt động NGLL chỉ là hoạt động phụ, môn phụ không cần thiết cho con em phải tham gia giành thời gian đó để làm một số bài toán, Tiếng Việt hoặc nghỉ ngơi.
- Về phía giáo viên, trường: Do nội dung cụ thể cho hoạt động NGLL cũng như biện pháp thực hiện chưa tường minh, các tài liệu tham khảo không nhiều nên giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, sợ mất thời gian, chưa dám tin vào học sinh cho rằng các em còn nhỏ chưa hiểu vấn đề. Hơn nữa một số giáo viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong tổ chức, chưa thực sự coi trọng hoạt động giáo dục NGLL nên cũng chưa đầu tư nghiên cứu để vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức hoạt động giáo dục NGLL. Nhà trường trong việc đánh giá chất lượng còn thiên về chất lượng các môn học, còn xem nhẹ về hoạt động NGLL.
 Như vậy có thể khẳng định rằng trong nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và trong cách chỉ đạo của nhà trường chưa thực sự hiểu thấu đáo về vị trí vai trò của hoạt động NGLL.Cũng bởi lẽ đó mà nhìn chung hoạt động NGLL một hoạt động mà học sinh yêu thích chưa được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đúng mức.
II. Giải pháp cũ 
 Mặc dù có những khó khăn bất cập về môi trường, điều kiện dạy học, trong nhận thức vẫn còn một số vấn đề chưa thật tốt, việc áp dụng các hình thức hoạt động NGLL có những lúc không thường xuyên nhưng bản thân mỗi giáo viên cũng như các cấp quản lí giáo dục đã có những giải pháp nhất định. Thực trạng về chỉ đạo tổ chức các hoạt động NGLL ở nhà trường như sau :
- Nhà trường có kế hoạch về mặt thời gian cụ thể cho mối giáo viên tổ chức các hoạt động NGLL.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên về việc tổ chức các hoạt động NGLL
- Chỉ đạo cho các đoàn thể trong trường như Đoàn, Đội có nhiều hoạt động ngoại khoá sôi nổi theo từng chủ điểm của năm học.
- Giáo viên cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia một số hình thức hoạt động NGLL như làm kế hoạch nhỏ , văn nghệ , lao động công ích ... nhưng thực sự là giáo viên chưa tổ chức cho học sinh được phong phú đa dạng các hình thức, chưa thực sự lôi cuốn các em. 
 Tuy đã có những giải pháp như trên song có thể khẳng định chất lượng của việc tổ chức các hoạt động NGLL ở trong nhà trường cũng như tại những lớp học chưa cao. Việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động NGLL còn chung chung, chưa xây dựng được kế hoạch khả thi, thiếu hẳn việc kiểm tra đánh giá. Mỗi giáo viên khi tổ chức hoạt động NGLL còn gặp những khó khăn nhất định về cả nội dung lẫn hình thức tổ chức dẫn đến những hoạt động NGLL thường diễn ra một cách tẻ nhạt, nhàm chán, nhiều lúc còn thế vào dạy Toán dạy Tiếng Việt. Đây là những hình thức tổ chức hoạt động NGLL kém hiệu quả , không thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và vô tình mỗi giáo viên tự làm cho chương trình dạy học nặng nề thêm. 
B. NHẬN THỨC MỚI, GIẢI PHÁP MỚI:
I. Nhận thức mới:
 Hiện nay toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục đều hướng đến mục tiêu là giáo dục trẻ phát triển toàn diện, đào tạo một thế hệ trẻ năng động sáng tạo trong cuộc sống. Hoạt động NGLL ở trường tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Đó chính là nơi thể nghiệm, vận dụng, và củng cố tri thức trên lớp, là dịp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình. Là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo. Và đó cũng chính là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia. Nhà trường, giáo viên và phụ huynh đã đến lúc cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về hoạt động NGLL. Phải xác định được hoạt động học và hoạt động giáo dục NGLL là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau , thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển chung của trẻ. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập và kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình . Hoạt động NGLL là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, văn nghệ, xã hội, thể dục thể thao...Hay nói cụ thể hơn đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về những chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Hơn nữa, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên sống bằng tình cảm nên hoạt động NGLL lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với hoạt động, tích luỹ dần dần những kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống. Như vậy chúng ta càng hiểu rõ hơn việc tổ chức các hoạt động NGLL thực sự là cần thiết, và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Trường nào thực hiện hoạt động NGLL có nội dung, kế hoạch, biện pháp và có các phương pháp đa dạng phong phú, trường đó sẽ đạt kết quả giáo dục cao. Mỗi nhà trường, tuỳ vào điều kiện thực tế của mình, phải thực sự dồn tâm sức để thiết kế những HĐNGLL hợp lí và bổ ích .
II . Giải pháp mới : 
 Để hoạt động NGLL thực sự có hiệu quả , người cán bộ quản lí phải tập trung chỉ đạo một số vấn đề cơ bản như: 
1.Xác định đúng vị trí vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL
 Đây là việc làm quan trọng để quyết định đến sự thành công của việc tổ chức các hoạt động NGLL. Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo quán triệt đến mọi giáo viên để nhận thức một cách đúng đắn về vai trò, vị trí cũng như hiệu quả của việc tổ chức tốt các hoạt động NGLL.
2. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức hoạt động NGLL.
 Đây là giải pháp không kém phần quan trọng quyết định chất lượng của việc tổ chức các hoạt động NGLL. Việc xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động NGLL cần đảm bảo được yêu cầu sau:
 Một là xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi 
 Hai là nội dung đề ra phải đảm bảo được yêu cầu chung của giáo dục NGLL ở tiểu học. Phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. Ngoài ra có thể tổ chức cho nhiều học sinh được tham gia, tạo điều kiện cho học sinh cùng được hoạt động. 
 Ngoài ra nội dung hoạt động NGLL phải đảm bảo được những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của đối tượng học sinh.
 Ba là hình thức tổ chức cần linh hoạt, sáng tạo để tổ chức được đa dạng phong phú các hình thức .
 Bốn là kế hoạch, nội dung và hình thức phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, được lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lí.
2.1 Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo được về mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với vùng miền, cơ sở vật chất hiện có, phù hợp với sức khoẻ trình độ học sinh.
2.2 Nội dung của hoạt động giáo dục NGLL rất đa dạng và phong phú, chủ yếu tập trung vào các loại hình hoạt động sau : 
- Hoạt động văn hoá văn nghệ: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là bậc học sinh ở tiểu học. Hoạt động này bao gồm các thể loại khác nhau : múa hát, thơ ca, kịch ngắn,thi kể chuyện, vẽ  Thường được tổ chức vào các ngày lễ lớn trong năm.
- Hoạt động vui chơi giải trí thể thao: Đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học : làm thoả mãn tinh thần cho trẻ em sau những giờ học, góp phần rèn luyện một số phẩm chất như tính kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết lòng nhân ái  Thường được tổ chức xen kẽ trong các tháng học, tuần học .
- Hoạt động xã hội: Tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng , đóng góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, làm vệ sinh làm sạch đẹp môi trường  Thường được tổ chức làm theo các đợt phát động.
 - Hoạt động lao động công ích: Trực nhật vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa cây cảnh cho đẹp trường lớp Thường được tổ chức thường xuyên hàng ngày, hàng tuần.
 - Hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật: Có thể cho học sinh sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, hội vui khoa học, tìm hiểu các nhà danh nhân nhà bác học
 Ngoài ra mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tự thiết kế những nội dung hoạt động NGLL khác đa dạng phong phú phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất lớp mình .
2.3 Hình thức tổ chức hoạt động NGLL
a. Tổ chức hoạt động NGLL qua hình thức sinh hoạt chủ điểm : Được tổ chức theo các chủ điểm giáo dục từng tháng ở trường tiểu học. Ví dụ:
- Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường . 
- Chủ điểm 2: Kính yêu thầy giáo, cô giáo. 
- Chủ điểm 3:Yêu đất nước Việt Nam. 
- Chủ điểm 4: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. 
- Chủ điểm 5: Yêu quý mẹ và cô giáo. 
- Chủ điểm 6: Bác hồ kính yêu. 
 Xoay qưanh chủ điểm của nhà trường, nhà trường kết hợp với các đoàn thể , giáo viên nhà trường xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung hình thức cho phù hợp.
b. Tổ chức hoạt động giáo dục NGLL qua hình thức giờ sinh hoạt lớp: Đánh giá các hoạt động , các công việc của lớp , sơ kết tổng kết các đợt thi đua, phổ biến công việc của lớp, trường...
c. Tổ chức hoạt động NGLL qua tiết chào cờ.
d. Tổ chức các hoạt động NGLL qua các hoạt động tự chọn: Đây là hoạt động có tổ chức , ...  được năng khiếu riêng. Trong giao lưu toán tuổi thư cấp Huyện có 5 em đạt giải cao, 5 em tham gia thi vẽ tranh về An toàn giao thông cấp Tỉnh đều đạt và có giải. Về TDTT có 15 em được công nhận học sinh giỏi huyện , 2 em được công nhận học sinh giỏi Tỉnh.
B. Các hình thức tổ chức khác.
1.Trò chơi “ Đối mặt”
 * Phạm vi tổ chức : lớp học 
 * Thời gian : 40 phút 
 * Mục đích: Giáo dục ý thức học tập của các em . Có thể vận dụng để kiểm tra về một số môn như : Học thuộc các bài tập đọc, các quy tắc công thức toán học, các sự kiện lịch sử , các kiến thức địa lí , khoa học.
 * Chuẩn bị : 
- Giáo viên chuẩn bị một chuông nhỏ, một đồng hồ bấm giây, một số quyển vở làm phần thưởng 
- Học sinh: Học thuộc các nội dung theo yêu cầu của giáo viên để chuẩn bị cho cuộc thi.
* Cách thức tổ chức: Phân lớp theo 2 nhóm theo năng lực học sinh 
Mỗi lần chơi giáo viên cho 6 học sinh thuộc một nhóm lên đứng thành vòng tròn trước lớp , học sinh trong nhóm chọn đối tượng tham gia đối mặt với mình 
 VD: Tiết học hôm đó giáo viên tổ chức thi "ôn các bài tập đọc" phục vụ ôn tập giữa kỳ 1
Vòng 1:
- Nội dung: Kiểm tra các bài tập đọc đã học
- Hình thức : Cả 2 học sinh đưa ra số bài tập đọc mà mình nhớ, học sinh nào đưa được nhiều bài hơn thì học sinh đó được nêu trước, nếu đọc đúng thì vượt qua vòng đối mặt thứ nhất và được bước vào vòng 2.
 Vòng 2: Sau vòng một 6 bạn vượt qua đối mặt của 2 nhóm vào vòng 2
 - Nội dung: Kiểm tra nội dung các bài tập đọc.
 - Hình thức : Giáo viên nêu câu hỏi về các nội dung của các bài tập đọc, lần lượt học sinh tham gia trả lời, ai trả lời đúng nhiều nhất thì thắng cuộc.(mỗi học sinh trả lời 2 câu hỏi )
Giáo viên tổng kết trò chơi và phát thưởng .
2. Trò chơi “ Hoa học tập “
* Phạm vi tổ chức : Lớp học
* Thời gian : 1 tiết hoặc 2 tiết học.
* Mục đích : Giáo viên phát huy khả năng tư duy, phản ứng nhanh, giải quyết linh hoạt của học sinh.. Giáo dục ý thức đoàn kết , biết kết hợp sức mạnh tập thể .
* Chuẩn bị: 
- Giáo viên chuẩn bị một bộ hoa 5 màu : xanh , đỏ , trắng , tím , vàng phía sau có gắn số điểm 5,10,15,20,25
- Một bộ câu hỏi gồm nhiều lĩnh vực như : Toán, Tiếng Việt, Sử, Đạo đức, Âm nhạc, Địa lí.....
- 1 chuông, 1 đồng hồ giây .
* Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 em. Cả lớp khoảng 5 nhóm (chọn ngẫu nhiên). Mỗi nhóm chọn cho mình 1 bông hoa, các nhóm đọc nội dung câu hỏi, thảo luận trả lời vào bảng nhóm , giáo viên quy định thời gian và lượng câu hỏi phù hợp.. Hết thời gian, các nhóm đính kết quả lên bảng. điểm của nhóm là điểm được quy định sau bông hoa.
Số lượng vòng chơi tuỳ thuộc vào thời gian
Kết quả cuối cùng nhóm nào nhiều điểm nhất nhóm đó thắng cuộc và được thưởng mỗi học sinh 1 quyển vở
Giáo viên tổng kết trò chơi.
3 Trò chơi : "Đấu trí"
* Thời gian: 40 phút
* Phạm vi : 1 lớp học hoặc cả khối 
* Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi về tất cả lĩnh vực, 1 chuông, 1 đồng hồ , 1 bộ thăm đủ cho mỗi em 1 thăm , tất cả các thăm đều ghi "không" chỉ 1 thăm ghi " được chơi"
- Học sinh : Bảng con, phấn, dẻ lau 
* Mục đích: Rèn luyện khả năng tư duy, sự nhanh nhẹn, ý thức tìm hiểu, học hỏi các kiến thức trong nhà trường và thực tế.Củng cố giúp học sinh 1 số kiến thức có liên quan.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh bắt thăm, học sinh nào bắt được thăm " được chơi" thì được lên tham gia chơi chính
Học sinh tham gia chơi chính được chọn câu hỏi "dễ hoặc khó" theo từng lĩnh vực giáo viên đưa ra và có 3 sự giải thoát:
+Giải thoát thứ nhất : Chia đôi số điểm 
+ Giải thoát thứ 2 : Chia 3 số điểm , chỉ còn 1/3 số điểm .
+Giải thoát thứ 3 : Nhân đôi số điểm ( Mỗi câu hỏi khó được 30 điểm , mỗi câu hỏi dễ được 10 điểm)
- Người chơi chính chọn câu trả lời , giáo viên nêu câu hỏi , cả lớp suy nghĩ trả lời vào bảng con, úp bảng con xuống . Người chơi chính trả lời, nếu đúng số điểm sẽ được tính bằng số điểm của câu hỏi Và cộng thêm số điểm của người bị loại. (mỗi người bị loại người chơi chính được thêm 5 điểm )
Nếu người chơi chính không trả lời được thì có thể sử dụng các sự giải thoát như đã nêu.
4. Trò chơi : Ai là trạng nguyên 
* Mục đích yêu cầu :
- Để thực hiện tốt yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và cũng nhằm mục đích tạo ra một sân chơi trí tuệ cho học sinh trong trường, tạo ra không khí thi đua học tập, qua đó kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như khả năng ghi nhớ khắc sâu kiến thức đã học.
- Góp phần rèn luyện một số phẩm chất : Tính kỷ luật , tinh thần đoàn kết, tính tự chủ, khả năng phản xạ nhanh nhạy, ghi nhớ khắc sâu những kiến thức đã học và vận dụng kịp thời, chính xác trong một số tình huống nhất định.
- Liên hệ và vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày .
* Thành phần ban tổ chức : Đoàn, Đội, ban giám hiệu , các tổ trưởng chuiyên môn.
* Đối tượng tham gia : Là học sinh toàn trường, mỗi lần tổ chức là một khối.
* Số lượng tham gia cho mỗi cuộc thi là 50 em . Mỗi cuộc thi chỉ tổ chức cho 1 khối lớp. Học sinh tham dự trang phục theo quy định của trường.
* Tiêu chí chấm thi và quy định về giải thưởng
-Tất cả học sinh tham gia sẽ được công nhận chuyên hiệu " Chăm học " hạng 3.
- Chọn 3 em có kết quả thi tốt nhất để trao thưởng theo các thứ hạng sau :
Giải nhất " Trạng nguyên tuổi hồng "
Giải nhì : " Bảng nhãn tuổi hồng "
Giải ba : " Thám hoa tuổi hồng"
* Hình thức tổ chức:
- Nêu câu hỏi trả lời trực tiếp vào bảng ( mỗi học sinh tham gia, được ban tổ chứcphát cho 1 bảng trắng, 1 bút dạ). Sau khi nghe câu hỏi học sinh tự tìm đáp án viết câu trả lời lên bảng. ( Mỗi câu trả lời được tính 10 giây.)
- Học sinh trả lời đúng được tiếp tục ở lại vị trí , học sinh trả lời sai sẽ phải rời vị trí sàn thi đấu . Cuối cùng những học sinh nàp có kết quả thi tốt nhất, trả lời được nhiều câu hỏi nhất và trụ lại sàn thi đấu lâu nhất sẽ chiếm giải thưởng cao nhất .
- Trong suốt quá trình thi đấu để tìm ra " Ai là trạng nguyên " sẽ tổ chức các chương trình văn nghệ đan xen..
- Câu hỏi để tổ chức cuộc thi sẽ được lấy trong chương trình học của học sinh, với các mảng câu hỏi như sau:
+ Toán học 
+ Tiếng Việt .
+ Tự nhiên xã hội.
+ Nghệ thuật ( Âm nhạc, Mỹ thuật )
+ Thể dục - Thể thao
+ An toàn giao thông.
+ Quê hương trong em.
+ Tiếng Anh.
- Cuộc thi sẽ được chia làm hai chặng với câu hỏi tương đương cho mỗi chặng là 15 câu , tổng số câu hỏi là 30 câu . Nếu chưa hết chặng 1 mà số lượng học sinh còn lại trên sàn đấu dưới 10 em thì giáo viên giảng dạy lớp đó có quyền hỗ trợ bằng hình thức tham gia các trò chơi ban tổ chức đưa ra để cứu trợ các em bị loại. Suốt quá trình thi chỉ được cứu trợ 1 lần . Học sinh còn lại duy nhất trên sàn đấu song số câu hỏi chưa đến 30 sẽ được 1 lần xin được giải thoát có quyền từ chối trả lời câu hỏi song sẽ không bị loai khỏi cuộc thi.
- Sau mỗi lần thiban tổ chức sẽ trực tiếp trao giải thưởng : Cho tập thể có tiết mục văn nghệ tham gia giao lưu hay nhất, lớp có học sinh trụ lại trên sàn thi đấu nhiều nhất, phần thưởng cho cá nhân như quy định.
Từ các mô hình này giáo viên có thể triển khai ở quy mô nhỏ hơn tại lớp học trong các tiết hoạt động NGLL
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Do tổ chức tốt các hoạt động NGLL nên trong hai năm qua các hoạt động, phong trào thi đua học tập trong nhà trường sôi nổi hơn. Tạo được môi trường học tập tốt cho học sinh. Chất lượng giáo dục tăng rõ rệt . Cụ thể :
* Năm học 2006-2007 trường tiểu học Diễn Kỷ đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh, liên đội đạt liên đội xuất sắc.
* Năm học 2007-2008
- 5 học sinh được tuyển chọn trong đợt giao lưu toán tuổi thơ cấp Huyện 
- 5 học sinh tham gia thi vẽ tranh về an toàn giao thông đều đạt giải .
- 15 học sinh được công nhận học sinh giỏi các môn năng khiếu cấp Huyện
- 2 học sinh được công nhận học sinh giỏi môn năng khiếu cấp Tỉnh.
* Chất lượng văn hoá và đạo đức trong hai năm học gần đây:
Năm học
Số HS
Chất lượng giáo dục cuối năm
Hạnh kiểm
Số HS lên lớp
Số HSGtoàndiện
Số HSTT
Đạt
CĐ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2006-2007
838
800
95.5
200
23.7
190
22.6
838=100%
2007-2008
791
774
97.8
204
25.7
193
24.3
791=100%
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động NGLL cần :
1. Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên và phụ huynh cần nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ của việc tổ chức các hoạt động NGLL ở tiểu học. 
2. Cần xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động NGLL một cách sáng tạo, khoa học, khả thi.
3. Trong chỉ đạo thực hiện cần linh hoạt, sáng tạo như việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động NGLL cũng như biện pháp thực hiện phải đa dạng phong phú không gây nhàm chán với học sinh và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Thời điểm chọn tổ chức hợp lí để phát huy được tối đa sự hỗ trự của hoạt động NGLL đối với dạy học các môn văn hoá . Mỗi cán bộ giáo viên phải tự mình học hỏi, phải thực sự đầu tư thời gian công sức để lựa chọn và thiết kế những hoạt động NGLL hay và bổ ích.
4. Cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động NGLL. Tổ chức và làm tốt công tác rút kinh nghiệm sau khi tổ chức những hoạt động NGLL có quy mô nhỏ trong lớp hay quy mô theo khối , toàn trường.
5. Việc tổ chức tốt các hoạt động NGLL được gắn với công tác thi đua của cá nhân giáo viên, tập thể lớp .
6. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để việc tổ chức các hoạt động NGLL ở quy mô lớn , đạt kết quả tốt hơn .
 Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động NGLL đã được thực thi tại trường tiểu học Diễn Kỷ , những hình thức tổ chức hoạt động NGLL nêu trên đã được nhân rộng và tổ chức trong tất cả các lớp của trường và bước đầu thu được những kết quả đáng kể , học sinh tham gia tích cực hứng thú. Vậy tôi viết lại sáng kiến này để bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo . Do khả năng bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ chân tình của hội đồng khoa học trường, huyện cũng như quý bạn đọc để sáng kiến hoàn thiện hơn.
	Xin chân thành cảm ơn .
 Diễn Kỷ, này 25 tháng 5 năm 2008
	NGƯỜI VIẾT
	Ngô Thị Lý

Tài liệu đính kèm:

  • docmot-so-bien-phap-chi-dao-hdngll-o-tieu-hoc.doc