Đối với học sinh lớp 5 hiện tượng dùng từ sai trong viết văn còn khá phổ biến. Dùng từ sai làm cho câu văn tối nghĩa, nhạt nhẽo, sai ý, khiến cho người đọc người nghe hiểu lầm, hiểu không hết ý trình bày.Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thâý học sinh dùng từ sai là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do những nguyên nhân như: không nắm chắc nghĩa của từ, nguyên tắc kết hợp từ, phong cách ngôn ngữ văn bản; do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ còn hạn chế; học từ theo kiểu truyền khẩu, bắt chước nên không nắm chắc, hiểu kĩ, dẫn đến dùng từ không phù hợp
Từ thực tế trên, theo tôi, để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ đúng cho học sinh khi viết văn, cần xây dựng dang bài tập phát hiên và chưa lỗi dùng từ. Dựa vào các lôi dùng từ sai phổ biến trong bài văn của học sinh lớp 5 tôi đã nghiên cứu viết đề tài “ Một số lỗi của học sinh lớp 5 khi dùng từ và một số kiểu bài tập chữa lỗi dùng từ cho học sinh lớp 5”.
A. Phần I: mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Đối với học sinh lớp 5 hiện tượng dùng từ sai trong viết văn còn khá phổ biến. Dùng từ sai làm cho câu văn tối nghĩa, nhạt nhẽo, sai ý, khiến cho người đọc người nghe hiểu lầm, hiểu không hết ý trình bày.Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thâý học sinh dùng từ sai là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do những nguyên nhân như: không nắm chắc nghĩa của từ, nguyên tắc kết hợp từ, phong cách ngôn ngữ văn bản; do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ còn hạn chế; học từ theo kiểu truyền khẩu, bắt chước nên không nắm chắc, hiểu kĩ, dẫn đến dùng từ không phù hợp Từ thực tế trên, theo tôi, để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ đúng cho học sinh khi viết văn, cần xây dựng dang bài tập phát hiên và chưa lỗi dùng từ. Dựa vào các lôi dùng từ sai phổ biến trong bài văn của học sinh lớp 5 tôi đã nghiên cứu viết đề tài “ Một số lỗi của học sinh lớp 5 khi dùng từ và một số kiểu bài tập chữa lỗi dùng từ cho học sinh lớp 5”. II. Mục đích: Mục đích của các kiểu bài tập này là giúp HS lớp 5 sử dụng kiến thức từ ngữ của mình để phát hiện dùng từ sai, tìm hiểu nguyên nhân sai và cách chữa. Đồng thời giúp HS nâng cao mở rộng những hiểu biết nghĩa của từ, đặc điểm kết hợp của từ, cách sử dụng từ, Kiểu bài tập này còn có tác dụng nâng cao ý thức của HS về việc dùng từ, rèn cho các em thói quen phải cân nhắc, suy xét cẩn thận khi dùng từ, thói quen đọc lại, kiểm tra những điều mình vừa viết ra để điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết. III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4, lớp 5. IV. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu thực trạng việc dùng từ của học sinh lớp 5 - Một số kiểu bài tập về việc dùng từ sai và một số kiểu bài tập chữa lỗi dùng từ sai. V. Phương pháp: 1. Nghiên cứu tài liệu về môn Tiếng Việt tiểu học. - Từ điển Tiếng Việt, Từ điển chính tả. 2. Phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp hỏi đáp. 3. Phương pháp thực nghiệm đối chứng, kiểm tra kết quả. B. phần 2: nội dung I. Nội dung dạy dùng từ cho học sinh lớp 5: Nội dung từ cho học sinh được tích hợp trong phân môn Luyện từ và câu từ lớp 1 đến lớp 5. Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động trên lớp, phân môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng,nói, viết thành câu. HS học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ học tốt tất cả các môn học khác, các em viết văn hay hơn, dùng từ đúng hơn, đọc và cảm thụ nội dung các bài tập đọc một cách sâu sắc.Đặc biệt các em có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hoá giao tiếp tự nhiên có hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực văn hoá. Dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 5 gồm 3 nội dung cơ bản: 1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ. 2.Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu. 3. Bồi dưỡng cho HS ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. II.Thực trạng việc dùng từ của học sinh trong viết và nói. Qua thực tế giảng dạy và chấm bài của các em tôi they nhiều em đã biết cách diễn đạt song dúng từ còn sai làm cho người đọc, người nghe hiểu sai ý của đoạn văn đó. Ví dụ: Khi tả về làng quê ( văn tả cảnh ) có HS viết: “ Ngắm nhìn cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, em thấy làng quê mình hoà bình quá”( từ dùng sai “hoà bình”), hoặc khi tả về bà( văn tả người) một HS khác lại viết:“ Bà ngoại của em đã già nhưng mắt bà em không còn sáng” ( HS dùng sai từ “nhưng”- Cách dùng quan hệ từ ). Khi học bài từ đồng nghĩa mặc dù học sinh đã hiểu về từ đồng nghĩa song khi làm bài tập các em vẫn còn mắc sai lầm. Nhiều HS mắc sai lầm khi sử dụng và áp dụng từ thay thế để viết đoạn văn hoặc dùng sai quan hệ từ. Có HS đã viết: “ Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, quê ngoại ở bên kia sông, quê ngoại có vườn cây trái ngọt lịm trĩu cành, quê ngoại có đầm sen nở hoa thơm ngát”.(HS đã sử dụng nhiều từ “ quê ngoại ” Mà chưa biết sử dụng từ thay thế) Ngoài một số lỗi cơ bản trên HS còn dùng sai ở một số lỗi khác như dùng không hợp văn cảnh, không hợp văn bản hoặc sai do dùng sai sắc thái biểu cảm( Tôi sẽ đề cập kỹ các dạng ở phần bài tập chữa lỗi). Từ các lỗi sai về dùng từ, thực trạng dùng từ của HS lớp tôi dạy được thống kê như sau: ( cuối kỳ I). TS HS Số HS dùng từ đúng % Số HS dùng từ sai % 33 15 45,4% 18 54,6% III. Các kiểu bài tập chữa lỗi dùng từ: Để có được ngữ liệu cho dạng bài tập này. Khi chấm bài làm văn viết của HS, chúng tôi thống kê các kiểu dung từ sai rồi chọn những kiểu sai tiêu biểu để hưỡng dẫn HS làm bài tập chữa lỗi. III.1:Kiểu 1: Bài tập chữa từ sai nghĩa. Loại bài tập này nhằm giúp cho HS hiểu nghĩa từ, không nhầm lẫn từ gần nghĩa, nắm được sắc thái ý nghĩa của từ trong văn cảnh để sử dụng đúng trong văn viết. Việc nắm nghĩa của từ không chỉ có tác dụng đối với việc tạo lập ngôn bản ( nói, viết) mà còn có tác dụng với việc lĩnh hội ngôn bản (nghe, đọc). Vì vậy GV cần hình thành cho HS thói quen hiểu nghĩa từ khi sử dụng. Căn cứ vào tình hình thực tế của HS chúng tôi chia kiểu này thành ba dạng. III.1.1 Dạng 1: Bài tập chữa từ sai do không hiểu nghĩa VD: Theo em, từ dùng sai trong các câu sau là từ nào? Vì sao sai? Em hãy chữa lại cho đúng. a, Thật tuyệt vời! Hôm nay là chủ nhật em dậy sớm chạy dọc theo bờ biển hít thở không khí trong veo. b, Chiếc xe chở đoàn học sinh của trường em đi thăm cảnh biển. Bạn nào cũng vui mừng phấn khởi. Trên xe, các bạn hò hát truyện chò khúc khích. c, Sau một ngày làm việc tất bật, tối về, dưới ánh trăng vàng, bà con làng em cùng nhau yên nghỉ tâm sự. * Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ + HS phát hiện từ sau: Trong veo + Phân tích từ dùng sai: Trong veo là tính từ chỉ tính chất rất trong, không một chút vẩn đục, với nghĩa này không thể kết hợp được với từ không khí để hít thở. Người viết dơ chưa hiểu nghĩa của từ Trong veo nên nghĩa của nó không hợp với ngiax mà câu cần thể hiện. - Sửa chữa và thay thé từ đúng Để thực hiện nghĩa của cả câu là hít thở không khí ban mai trong sạch và có tác dụng tốt đối với cơ thể, nên dùng từ Trong lành. - Củng cố thêm GV có thể cho HS phân biệt nghĩa từ trong lành với từ trong veo. Câu b: Từ sai khúc khích thay bằng từ rôm rả (ríu rít). Câu c: Từ sai yên nghỉ thay bằng từ nghỉ ngơi. III.1.2 Dạng 2: Bài tập chữa từ sai do dùng từ gần nghĩa: VD: Em hãy lựa chọn các từ trong ngoặc đơn dưới và thay thế cho cáct]fo in nghiêng để diễn đạt đúng ý của câu văn. a, Ngắm nhìn cánh đồng lúa và rặng dừa xanh em cảm thấy quê mình hoà bình quá! b, Sapa thật là đẹp, thật kỳ ảo nhưng đường đến Sapa thật bất trắc. c, Những ngày hè, sân trường vắng lặng, tôi chỉ nghe có tiếng lá khô lao xao chạm vào nhau. ( yên ả, thái bình, thanh bình, trắc trở, gian nan, lào xào, xào xạc) * Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ: Từ dùng sai là từ hoà bình. Hoà bình là tình trạng không có triến tranh nhưng ý của người viết muốn diễn đạt vẻ đẹp yên ả của quê hương nên dùng từ hoà bình là không đúng. Đây là loại lỗi dùng từ sai do dùng từ gần nghĩa chưa phù hợp. - Sửa chữa và thay thế từ đúng + GV hướng dẫn HS lựa chọn những từ gần nghĩa với từ hoà bình, yên bình, yên ả, bình yên trong các từ đó các em có thể chọn những từ thay thế phù hợp với nghĩa của câu văn. + Có thể chọn từ thanh bình. - Củng cố thêm + Việc thay thế từ thanh bình đã diễn đạt đúng ý trong câu văn. + GV lưu ý HS cần phân biệt sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa để dùng cho thích hợp. Câu b: Từ sai bất trắc thay bằng từ trắc trở. Câu c: Từ sai lao xao thay bằng từ xào xạc. III.1.3: Dạng 3: Bài tập chữa từ sai do dùng từ sai sắc thái biểu cảm VD: Em hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ thích hợp. Theo em, vì sao sai? A, Làng quê yên ả dưới luỹ tre xanh, ngân nga trong tiếng chuông chàu. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, thanh niên quê em hăng hái lên đường và có những người con đã chết cho Tổ quốc. B, Em còn nhớ mãi cá ngày ấy, trước khi chia tay, em đã cho mai Mai chiếc bút mực Trường Sơn. C, Về với quê tôi, bạn sẽ được ngắm cảnh đẹp của dòng sông trong xanh, củ đồng lúa vàng óng, của luỹ tre xanh mát. Tuyệt vời hơn, bạn sẽ được ăn đặc sản bánh chè lam hương vị của làng quê. * Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ: Từ sai là từ chết, dùng từ này không thể hiện được sự biết ơn các anh thanh niên đã hi sinh xương máu để giành độc lập. Đây là lỗi dùng từ sai về nghĩa biểu thái. Sửa chữa và thay thế từ đúng: GV hướng dẫn HS tìm những từ đồng nghĩa với từ chết: mất, ra đi, toi mạng, hi sinh. Trong những từ đó, HS chọn từ thể hiện được sự biết ơn tôn trọng đối với những người đã đấu tranh cho Tổ quốc và thay thế cho từ chết. Có thể chọn từ hi sinh. Củng cố thêm: GV lưu ý HS cần phân biệt sắc thái rất tinh tế của từ, phân biệt được từ đồng nghĩa có đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.Đồng nghĩa không hoàn toàn khác nhau về sắc thái ý nghĩa.Sử dụng nghĩa của từ này phụ thuộc vào đối tượng và ngữ cảnh trong câu văn . Câu b: Từ sai thay bằng từ tặng. Câu c: Từ sai ăn thay bằng từ thưởng thức. III.2: Kiểu 2: Bài tập chữa từ sai về kết hợp từ Kiểu bài tập này rèn cho HS kĩ năng sử dụng vốn từ của mình, kết hợp từ theo những quy tắc nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp như: kết hợp đúng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, phụ từ, thể hiện mối quan hệ từ của các từ trong câu. III.2.1 Dạng 1: Bài tập chữa từ quan hệ dùng sai: Ví dụ: Các quan hệ từ nhưng, để, mà trong ba câu dưới đây có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các từ ngữ trong câu hay không? Nên thay các quan hệ từ này bằng quan hệ từ nào? Bà ngoại em đã già nhưng mắt bà ngoại em không còn sáng. Cây bàng nó rất có ích cho chúng em vui chơi để nó che bóng mát. Hề về, hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường mà tiếng ve râm ran suốt trưa hè. *Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ: Trong câu văn, người viết đã dùng sai quan hệ từ nhưng. Quan hệ từ nhưng thường biểu hiện quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu trái ngược nhau. Trong câu a, hai vế có quan hệ ý nghĩa không đối lập nên dùng quan hệ từ này là không đúng. - Sửa chữa và thay thế: Có thể sửa chữa quan hệ từ nhưng bằng quan hệ từ nên. Củng cố thêm: Giáo viên củng cố bằng cách dùng các quan hệ từ trong câu. Câu b: Thay từ để bằng từ vì. Câu c: Thay từ mà bằng từ và. III.2.2 Dạng 2: Bài tập chữa cặp quan hệ từ dùng sai: Ví dụ: Em hãy cho biết các cặp quan hệ từ in đậm dưới đây dùng đúng hay sai? Nếu sai em hãy thay bằng các cặp quan hệ từ thích hợp. Chiếc xe càng đến gần làng Sen quê Bác thì em rất hồi hộp. Vì trong lúc này chúng ta chưa thể gặp được nhau mà lòng tôi luôn nhớ đến bạn. Tuy trời mưa to nên những cành phượng vẫn khoe sắc thắm. * Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ: Trong quan hệ nội tại của câu, nội dung biểu hiện ở hai vế câu là quan hệ tăng tiến, nhưng người viết sử dụng cặp quan hệ từ càng – thì là không đúng. Người viết mắc lỗi kết hợp khi sử dụng cặp từ quan hệ càng - thì. - Sửa chữa và thay thế từ đúng: Tìm những cặp từ thể hiện được mối quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu: càng – càng. Câu văn được sửa là: Chiếc xe càng đến gần làng Sen quê Bác em càng hồi hộp. Củng cố thêm: Giáo viên củng cố lại cách dùng các cặp quan hệ từ trong tiếng Việt. Câu b: Cặp từ sai vì - mà thay bằng cặp từ tuy – nhưng hoặc vì – nên. Câu c: Cặp từ sai tuy – nên thay bằng cặp từ tuy – nhưng. III.2.3: Dạng 3: Bài tập chữa các bài đã, đang, sẽ dùng sai. Ví dụ 1:Em hãy nhận xét các từ đã, sẽ, được dùng trong các câu văn dưới đây. Theo em dùng như vậy có được không? Nếu không em hãy chữa lại cho phù hợp: Trong năm học qua, lớp em phấn đấu để đạt danh hiệu lớp tiên tiến. Bây giờ là mùa gặt, trên cánh đồng làng, bà con xã viên đã gặt lúa. * Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ: Câu văn đã dùng sai kết hợp giữa từ đã với trạng ngữ chỉ thời gian trong năm học tới. Trạng ngữ chỉ thời gian sẽ diễn ra “trong tương lai” mâu thuẫn với các từ chỉ sự việc đã diễn ra rồi. Sửa chữa và thay thế từ đúng: Có thể sửa chữa bằng một trong hai cách sau: + Thay thế từ tới trong trạng ngữ thành từ vừa qua để chỉ khoảng thời gian thích hợp với điều mà từ đã diễn tả. + Thay từ đã trong thành phần vị ngữ thành từ sẽ để nó phù hợp với trạng ngữ của câu. Tuy nhiên, cách chữa phải dựa vào khoảng thời gian mà sự việc trong bài viết muốn nói. Củng cố thêm: Giáo viên hệ thống lại cách dùng các từ đã, đang, sẽ trong tiếng Việt. Câu b: Từ sai đã thay bằng từ đang. III.3 Kiểu 3: Bài tập chữa lỗi lặp từ. Kiểu bài tập này nhằm rèn chio học sinh biết huy động, lựa chọn, thay thế từ ngữ để diễn đạt câu văn trong sáng, trôi chảy, không sử dụng từ lặp đi lặp lại một cách lủng củng trong câu văn, bài văn. III.3.1 Dạng 1: Bài tập chữa lỗi lặp từ hoàn toàn: Ví dụ: Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp, thay thế bằng những từ thích hợp để câu văn trong sáng. Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, quê ngoai ở bên kia sông, quê ngoại có những vườn cây trái ngọt lịm trĩu cành, quê ngoại có một đầm sen nở hoa thơm ngát. Tôi rất yêu con đường cát trắng, tôi rất yêu ngôi nhà mái đỏ, tôi rất yêu luỹ tre xanh ngắt của làng tôi. * Gợi ý câu a: - Phát hiên và nhận diện lỗi về từ: Từ trùng lặp trong câu a là từ “ quê ngoại”.Đây là lỗi lặp từ hoàn toàn ( sử dụng 4 lần) do người viết nghèo về vốn rừ nên diễn đạt kém, gây nên sự lủng củng trong câu văn. Sửa chữa và thay thế từ đúng: Có thể thay từ quê ngoại thứ ba bằng đại từ nơi đây; Bỏ từ quê ngoại thứ tư để thay bằng quan hệ từ và. Câu văn được sửa lại là: Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, quê ngoại ở bên kia sông, nơi đây có những vườn cây trái ngọt lịm trĩu cành và có một đầm sen nở hoa thơm ngát. Củng cố thêm: Giáo viên lưu ý khi nói, đặc biệt khi viết phải hết sức tránh lặp từ một cách vô thức, khiến cho lời nói câu văn trở nên nặng nề, dài dòng và lủng củng. Câu b: Lặp ba lần từ tôi rất, bỏ các từ tôi rất thứ hai và thứ ba. III.3.2 Dạng 2: Bài tập chữa lỗi lặp từ đồng nghĩa: Ví dụ: Hãy lược bớt nhũng từ đồng nghĩa trong các câu văn sau: Cánh đồng quê em rộng mênh mông, bát ngát rập rờn đồng lúa. Mưa ập đến, đàn gà tao tác nhốn nháo chạy mỗi con một ngả. Trường học là nơi chúng em lớn lên, trưởng thành. Gợi ý câu a: Phát hiện và nhận diện lỗi về từ: Học sinh xác định từ đồng nghĩa trong câu văn: mênh mông, bát ngát. Hai từ này đều chỉ mức độ rộng lớn đến vô cùng tận, tầm mắt không bao quát hết được. Đây là lỗi lặp từ đồng nghĩa. - Sửa chữa và thay thế từ đúng: Để chữa lỗi này ta nên bỏ một trong hai từ thừa. Trong trường hợp này nên bỏ từ mênh mông. - Củng cố thêm: Giáo viên giải thích thêm việc dùng từ cho HS; trong trường hợp này ta giữ lại từ bát ngát, Vừa đảm bảo nhạc điệu cho câu văn vừa phù hợp với nội dung của câu. Câu b: Lặp từ tao tác, nhốn nháo; có thể bỏ từ tao tác. Câu c: Lặp từ lớn lên, trưởng thành, có thể bỏ từ lớn lên. III.4.Kiểu 4: Bài tập chữa từ sai phong cách: Kiểu bài tập này rèn cho học sinh có kĩ năng biết dùng từ đúng phong cách, phù hợp với văn cảnh khi tạo lập ngôn bản. Từ đo giúp cho học sinh có khả năng dùng từ đúng, hay trong quá trình viết văn. III.4.1 Dạng 1: Bài tập chữa sai do dùng từ không hợp văn cảnh. Ví dụ: Có học sinh viết: Chi gà mái mơ xù lông, rướn cổ, mắt gườm gườm nhìn bác diều hâu hung ác. Em Hoa trông thật dễ thương, đôi mắt đen tròn, hai má phinh phính bụ bẫm, mỗi khi nó cười trông như cụ bà bị móm. Đêm nằm bên mẹ nghe tiếng mưa rơi rào rào trên mái ngói, lòng em thấy thương ba hơn. Giờ đây ba đang ngoài hải đảo xa canh giữ vùng biển yêu thương của quê hương. Theo em trong mỗi câu văn trên, từ nào dùng không hợp văn cảnh ? Vì sao không hợp ? Em hãy chữa lại cho đúng. *Gợi ý câu a: - Phát hiện và nhận lỗi về từ Trong câu văn trên, từ bác không hợp với ngữ cảnh, đây là từ chỉ người để tỏ thái độ gần gũi, tôn trọng. Diều hâu kẻ thù của gà không thể đi với bác,kẻ đi bắt gà không thể được diễn tả với thái độ tôn trọng, kính nể.Người viết đã không hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh. - Sửa chữa và thay thế từ đúng Có thể thay từ không hợp văn cảnh đó băng một số từ lão, tên , mụ, Câu văn trên được chữa lại là: Chị gà mái mơ xù lông rướn cổ mắt gườm gườm nhìn mụ diều hâu hung ác. - Củng cố thêm Việc thay từ lão, tên , mụ, trong câu văn trên là phù hợp với nghĩa diễn đạt của cả câu. Câu b: Từ sai nó thay bằng từ bé hoặc em. Câu c: Từ sai quê hương thay bằng từ Tổ quốc. Dạng 2: Bài tập chữa lỗi do dùng từ ngữ không hợp phong cách văn bản Ví dụ: Hãy thay các từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ thích hợp. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì? Trong buổi sáng mùa thu khai trường, em đã được nghe những lời dạy bảo cực kì hay của thầy hiệu trưởng. B) Những ngày gặt hái trên quê hương em là những ngày vui sướng cực kì. Xa trường,em thấy yêu sao từng bãi cỏ, hàng cây, lớp học, yêu chỗ ngồi thân thương bên cạnh mấy đứa con gái. Gợi ý câu a: Phát hiện và nhân lỗi về từ: Cực kì hay là từ ngữ thường dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt hàng ngày, không hợp với phong cách của câu văn đã dẫn. Đây là lỗi dùng từ sai phong cách văn bản. Sửa chữa và thay thế từ đúng: Có thể thay từ ngữ dùng sai bằng một tính từ khác đúng hơn: ân cần. Ân cần có nghĩa là tỏ ra quan tâm chu đáo và đày nhiệt tình. Câu văn được chữa lại: Trong buổi sáng mùa thu khai trường, em đã được nghe những lời dạy bảo ân cần của thầy hiệu trưởng. Củng cố thêm: Giáo viên lưu ý học sinh cân phân biệt rõ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để tránh nhầm lẫn. Câu b: Từ sai cực kì thay bằng từ hân hoan. Câu c: Từ ngữ sai mấy đứa thay bằng từ ngữ những bạn. IV.Kết quả: Qua một năm nghiên cứu tôi đá tìm được hướng đúng cách, làm đúng trong việc sửa lỗi dùng từ cho học sinh. Học sinh lớp tôi thích môn Tiếng Việt hơn,vốn từ ngữ của học sinh ngày một giàu hơn, học sinh biết dùng từ đặt câu đúng cách, làm trong sáng, làm đẹp vốn từ của các em. Từ đó, các em đã tự rèn luyện cho mình kĩ năng dùng từ trong lời nói, trong lời viết. Điều đó được thể hiện trong chất lượng môn Tiếng Việt cuối năm học của lớp tôi giảng dạy, cụ thể như sau: TSHS: 33 . Trong đó : Giỏi: 09 Khá: 15 Trung bình: 08 Yếu: 01( là HS khuyết tật) Số học sinh hay dùng từ sai cũng giảm đáng kể. Cụ thể: TS HS Số HS dùng từ đúng % Số HS dùng từ sai % 33 28 84,8% 05 15,2% C.kết luận Trong thực tế, khi tạo lập văn bản, không phải học sinh nào cũng phát hiện lỗi và tự chữa lỗi về từ trong các bài tập làm văn của mình cũng như của người khác. Vì vậy giáo viên phải hương dẫn học sinh cách nhận diện lỗi từ, tìm nguyên nhân mắc lỗi và cách chữa lỗi, từ đó biết cách tránh lỗi về từ khi tạo lập văn bản. Qua tìm hiểu tình hình chữa lỗi về từ cho học sinh, Tôi nhận thấy phần lớn giáo viên thường chữa lỗi theo kinh nghiệm bản thân mà chưa theo một cách thức, phương pháp nào cho nên hiệu quả chữa lỗi về từ cho học sinh chưa cao. Từ các kiểu bai tập chữa lỗi nói trên, tôi hy vọng các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo để phục vụ yêu cầu sửa lỗi dùng từ cho HS đạt kết quả tốt hơn. Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc chữa lỗi dùng từ cho học sinh lớp 5. Tôi rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của BGH, tổ chuyên môn, của hội đồng khoa học nhà trường, của hội đông khoa học ngành để có được phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ngày càng đạt chất lượng tốt, đáp ứng với sự đổi mới của ngành Giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên ngày 15/05/2009 Người viết Phạm Thị Hồng Vân
Tài liệu đính kèm: