Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 hiện nay, ở trường Tiểu học Đức Hòa – Sóc Sơn – Hà Nội.

Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 hiện nay, ở trường Tiểu học Đức Hòa – Sóc Sơn – Hà Nội.

Toán học, một môn học nghiên cứu về thế giới hiện thực và ứng dụng nó vào cuộc sống.

 Môn toán có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hình thành nền nếp và tác phong làm việc khoa học.

 Nội dung dạy toán ở lớp 3 kế thừa nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1;2 mở rộng và phát triển nội dung phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Các bài toán: " Gấp, giảm một số lần"; "So sánh hơn, kém nhau một số lần" ở lớp 3 cũ nay được chia nhỏ và tường minh hơn thành 4 dạng toán: " Gấp một số lên nhiều lần'; " Giảm đi một số lần"; ' So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn'; "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé'.

 Việc đưa các bài toán có nội dung hình học (Tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông) mà toán 3 cũ không có đã góp phần khắc sâu các mạch kiến thức đã học: số học , đại lượng, đo đại lượng nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình Toán 3 mới.

 Chương trình Toán 3 mới đã giảm các bài toán phức tạp, các bài toán “sao” (ở SGK Toán 3 cũ ) và chỉ trình bày các bài toán cơ bản, ít phức tạp, tập chung giải quyết cho học sinh việc học phương pháp giải toán đơn ( có 1 phép tính ) sang giải bài toán hợp ( có hai phép tính ).

 

doc 42 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 2623Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 hiện nay, ở trường Tiểu học Đức Hòa – Sóc Sơn – Hà Nội.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
 Toán học, một môn học nghiên cứu về thế giới hiện thực và ứng dụng nó vào cuộc sống.
 Môn toán có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hình thành nền nếp và tác phong làm việc khoa học.
 Nội dung dạy toán ở lớp 3 kế thừa nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1;2 mở rộng và phát triển nội dung phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Các bài toán: " Gấp, giảm một số lần"; "So sánh hơn, kém nhau một số lần" ở lớp 3 cũ nay được chia nhỏ và tường minh hơn thành 4 dạng toán: " Gấp một số lên nhiều lần'; " Giảm đi một số lần"; ' So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn'; "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé'.
 Việc đưa các bài toán có nội dung hình học (Tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông) mà toán 3 cũ không có đã góp phần khắc sâu các mạch kiến thức đã học: số học , đại lượng, đo đại lượng nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình Toán 3 mới.
 Chương trình Toán 3 mới đã giảm các bài toán phức tạp, các bài toán “sao” (ở SGK Toán 3 cũ ) và chỉ trình bày các bài toán cơ bản, ít phức tạp, tập chung giải quyết cho học sinh việc học phương pháp giải toán đơn ( có 1 phép tính ) sang giải bài toán hợp ( có hai phép tính ).
 Các bài toán trong SGK Toán 3 đã lựa chọn nội dung đảm bảo tính cập nhật, gắn liền với cuộc sống, gần gũi xung quanh trẻ và tình huống “ có thực” đối với học sinh lớp 3. Tăng cường các bài tập thực hành và rèn luyện kĩ năng giải toán như: Trình bày, diễn đạt nói và viết ( tóm tắt bài toán, lập đề toán, nêu câu lời giải) Cùng thao tác tư duy trong giải toán ( phân tích bài toán, tìm yêu cầu của bài toán, liên hệ giữa “cái chưa biết’ và “ cái đã biết ” để tìm cách giải. Điều này còn được thể hiện qua các bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng giải toán có nội dung hình học ( Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông ).
 Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Đức Hòa - Sóc Sơn - Hà Nội.
 Với mong muốn tìm hiểu sâu đề tài để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học cho bản thân ở những năm tiếp theo.
II. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài gồm những mục tiêu sau:
 - Tìm hiểu kĩ về nội dung chương trình Toán 3, cụ thể là mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn" 
 - Tìm hiểu phương pháp giải toán có lời văn ở Toán 3 để nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy giải toán 3. 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Tìm hiểu SGK, vở bài tập, SGV môn toán 3.
 - Tìm hiểu yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần đạt được khi dạy giải toán ở Tiểu học.
 - Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học các dạng toán có lời văn ở lớp 3.
 - Trình bày cụ thể một số bài dạy.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
 Nội dung và phương pháp giải toán SGK Toán 3 chương trình mới.
- Phạm vi nghiên cứu:
SGK, SGV chương trình Toán 3 phần: "Giải toán có lời văn"
V. Phương pháp nghiên cứu
 - Đọc tài liệu nghiên cứu SGK, sách hướng dẫn có liên quan.
 - Tự bản thân phân tích, hệ thống hoá tài liệu, SGK.
 - Thông qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế.
 - Trao đổi với đồng nghiệp.
b. Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
I. Cơ sở lí luận:
1. Vị trí, tầm quan trọng của môn toán ở bậc Tiểu học.
 Chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là bậc học có vị trí quan trọng trong trong sự nghiệp giáo dục. Tiểu học là bậc học có nền móng đầu tiên hình thành và phát triển kiến thức cho học sinh.
 Mục tiêu giáo dục tiểu học đang hướng tới đào tạo những con người lao động chủ động, sáng tạo và linh hoạt, sẵn sàng và thích ứng với điều kiện xã hội đang đổi mới từng ngày, từng giờ như hiện nay.
 Để đáp ứng được muục tiêu đó, trong chương trình của bậc Tiêu học, môn toán có vị trí rất quan trọng. Đây là một trong hai môn chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ chương trình. Với tư cách là một bộ môn khoa học - môn toán giáo dục học học sinh được nhiều mặt như: rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận để phát triển tính lôgic, bồi dưỡng và phát triển nhiều thao tác trí tuệ cần thiết để nhận biết thế giới hiện thực, trừu tượng hoá, khái quát hoá: kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh, bác bỏ. Môn toán còn giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Từ đó học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Ngoài ra môn toán còn góp phần giáo dục lí trí và đức tính tốt như: cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác phong khoa học, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh - nhân cách của người lao động.
2. Vị trí, tầm quan trọng của dạy giải toán có lời văn ở Toán 3.
 Mặc dù thời gian dành cho giải toán có lời văn chỉ chiếm 9% tổng thời gian dạy toán trong chương trình Toán 3. Nhưng nó có vai trò không kém phần quan trọng.
 - Dạy học giải toán là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy ở học sinh ( phát triển và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, tự so sánh phân tích tổng hợp rút ra những quy tắc ở dạng khái quát nhất định... ).
 - Các bài toán có lời văn ngoài cách được trình bày thành những tiết riêng như:" Gấp một số lên nhiều lần", " Giảm đi một số lần", " So sánh số lớn gấp mấy lần số bé",...Học sinh còn được thược hành xen kẽ trong các tiết học khác vì vậy giải toán còn góp phần củng cố, khắc sâu cho học sinh về kĩ năn tính toán: cộng, trừ, nhân, chia ( số học), củng cố về các đơn vị đo đại lượng, đổi đơn vị đo, thực hành các phép tính trên đơn vị đo (với các bài toán có nội dung hình học).
 - Nội dung các bài toán có lời văn gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh nên dạy giải toán cho phép mỗi cá nhân học sinh tự khám phá, tự phát hiện và giải quyết bài toán thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học, kinh nghiệm của bản thân ( được học ở trường, trong đời sống thực tế...).
 3. Nội dung Toán 3: 
 Toán 3 gồm các nội dung: Số học ( số và phép tính ), đại lượng, các yếu tố hình học, gải toán có lời văn; một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp trong nội dung số học. vì vậy mục tiêu của dạy học toán 3 nói chung là giúp học sinh:
 1. Biết đếm (từ một số nào đó đếm thêm một số đơn vị...) trong phạm vi 100 000.
 2.Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
 3. Biết so sánh và sẵp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
 4. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
 5. Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính ( Có hoặc không có dấu ngoặc).
 6. Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 7. Biết tìm một trong các thành phàn bằng nhau của một số (trong phạm vi phép chia đơn giản đã học).
 8. Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp: Ki - lô - gam, gam, giờ, phút, ngày, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ, nhận biết bước đầu về thời điểm và khoảng thời gian.. , có hiểu biết ban đầu về diện tích một hình và đơn vị đo diện tích (chỉ giới thiệu cm2)
 9. Biết thêm về hình chữ nhật, hình vuông: nhận biết các yếu tố của hình ( góc,cạnh, đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. Biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 10. Bước đầu vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường gặp chẳng hạn:
 - Đọc và sắp xếp các số liệu (trong một bảng)
 - Giải toán có lời văn ( không qúa hai bước tính)
 Trong 4 mạch kiến thức cơ bản của toán 3, mỗi mạch kiến thức đều có những yêu cầu cơ bản cần đạt được hay còn gọi là " chuẩn kiến thức".
 Vậy mức độ chuẩn kiến thức của việc dạy toán 3 là:
 Học sinh biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng hai phép tính ( bài toán hợp dạng đơn giản).
 Học sinh biết giải và trình bày bài giải các bài toán về: 
" Gấp một số lên nhiều lần'; " Giảm đi một số lần"; ' So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn'; "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé'.
 Biết giải và trình bày bài giải các bài toán liên quan đến rút về một đơn vị, các bài toán có nội dung hình học.
 Tự đặt đề toán theo điều kiện cho trước.
II. Cơ sở thực tiễn.
 1. Tình hình chung của trường Tiểu học Đức Hoà:
 Trường Tiểu học Đức Hoà là trường nằm ở vùng nông thôn của huyện Sóc Sơn. Đội ngũ giáo viên lớp 3 là 4 người. Đa số các đồng chí giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Học sinh với số lượng 114 em, 4 lớp, học sinh học hai buổi trên ngày 100%.
 Việc thực hiện thay SGK lớp 3 mới thực hiện trong thời gian ngắn, là một vấn đề còn mới mẻ đối với mỗi giáo viên. Thực tế đó đòi hỏi mỗi GV phải chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung chương trình, về SGK cũng như về phương pháp giảng dạy. Từ đó có những phương pháp dạy học thích hợp giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học: "Tích cực hoá hoạt động của học sinh".
 Hơn nữa thời gian học tập, bồi dưỡng về chương trình thay sách giáo khoa cho giáo viên còn hạn chế (chỉ 1; 2 ngày) cho môn toán. Nếu chỉ trong thời gian ít ỏi như vậy, mỗi giáo viên không thể nắm bắt một cách sâu sắc, kĩ càng về nội dung chương trình và SGK nên không thể chủ động trong giảng dạy dẫn đến chất lượng giảng dạy không được như mong muốn.
 Giải toán có lời văn không phải là yếu tố mới mẻ đối với học sinh lớp 3 nhưng trong thực tế giảng dạy chúng ta đều thấy rằng học sinh còn rất lúng túng trong việc tìm mối quan hệ giữa "cái đã biết" và " cái cần tìm". Nhiều học sinh còn có câu trả lời sai so với phép tính và bài toán.
 Ví dụ: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài 14 cm, chiều rộng 5 cm. Tính diện tích miếng bìa đó.
 Học sinh trình bày:
 Diện tích của hình chữ nhật đó là:
 14 x 5 = 70 (cm2)
 Đúng ra các em phải ghi câu lời giải:
 "Diện tích của mảnh bìa đó là:" hoặc "Diện tích của mảnh bìa hình chữ nhật đó là:".
 Tuy nhiên với chủ trương chung trong việc thay đổi phương pháp dạy học. Cán bộ giáo viên tiếp thu và vận dụng nhanh chóng đạt hiệu quả ... số cá ở bể thứ hai, sau đó mới tính được số cá ở cả hai bể. Như vậy dạng này chỉ có 1 yêu cầu nhưng khi giải ta vẫn phải tiến hành hai bước, mỗi bước có một câu trả lời tương ứng.
 Bài toán 1 - SGK: (bấm máy)
* Tìm hiểu đầu bài:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán có mấy yêu cầu?
- Yêu cầu thứ nhất?
- Yêu cầu thứ hai?
* Hình thành cách giải:
Bấm máy hiện ra 3 kèn và nói:
- Đây là số kèn ở hàng trên.
- Số kèn hàng dưới nhiều hơn số kèn ở hàng trên là 2. Vậy trước tiên phảI bằng 3 kèn và thêm 2 kèn nữa(GV bấm máy hiện 3 kèn và 2 kèn thêm)
- Hàng dưới có mấy kèn?
- Cả hai hàng có mấy kèn?
* Hướng dẫn tóm tắt:
- GV vừa thuyết trình vừa vẽ.
 3 kèn
2 kèn
Hàng trên:  Hàng dưới: kèn? ..kèn? 
* Hướng dẫn giải bài toán.
Nêu CH và bấm máy các câu trả lời nếu HS trả lời đúng.
- Hãy nêu phép tính tìm số kèn ở hàng dưới?
- Hãy nêu phép tính tìm số kèn ở cả hai hàng?
- Nêu lời giải cho phép tính thứ nhất?
- Nêu lời giải cho phép tính thứ hai?
-Bài có mấy đáp số? 
- Tại sao có 2 đáp số?
- Bấm máy hiện bài giải:
 Bài giải
a. Số kèn ở hàng dưới là:
 3 + 2 = 5(cái)
b. Số kèn ở cả hai hàng là:
 3 + 8 = 8 (cái).
 Đáp số: a) 5 cái kèn
 b) 8 cái kèn
 * Bài toán 2: 
(bấm máy hiện bài toán.)
* Tìm hiểu đầu bài. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán có mấy yêu cầu?
- Đó là yêu cầu gì?
* Hướng dẫn tóm tắt.
 4con
Bể thứ nhất: 
 3 con con?
Bể thứ hai:
* Hướng dẫn thực hiện lời giải.
- Muốn tìm được số cá ở cả hai bể ta cần biết gì?
- Ta đã biết số cá ở bể nào?
- Số cá ở bể nào chưa biết?
- Dựa vào đâu để tìm số cá ở bể thứ hai?
- Hãy tìm số cá ở bể thứ hai.
- Em tính số cá ở cả hai bể.
* Hướng dẫn giải.
+Viết phép tính tìm số cá ở bể thứ hai.
+ Chọn câu trả lời thích hợp.
+Viết phép tính tìm số cá ở cả hai bể.
+ Chọn câu trả lời đúng
+ Đáp số bài toán?
(Nếu HS nêu ra hai đáp số là 7 con và 11 con thì GV phải giải thích: Do bài chr có 1 yêu cầu là tính số cá ở cả hai bể nên cũng chỉ cần có một đáp số.).
- Gọi HS lên bảng trình bày lời giải.
- Bài này giải bằng mấy phép tính?
- Hai HS đọc bài toán.
- Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cáI kèn.
- Hai yêu cầu.
- Tính số kèn ở hàng dưới.
- Tính số kèn ở cả hai hàng. 
- 5 kèn.
- 8 kèn
3 + 2 = 5 (cái)
3 + 5 = 8 (cái)
- “Số kèn ở hàng dưới là:” hoặc “ Hàng dưới có số kèn là:” 
- “Số kèn ở cả hai hàng là:” hoặc “ Hai hàng dưới có số kèn là:”
- Có hai đáp số.
- Vì có hai câu hỏi.
- 2 HS đọc đầu bài.
- Bể thứ nhất có 4 con cá bể thứ hai hơn bể thứ nhất 3 con cá.
- Có 1 yêu cầu.
- Tìm số cá ở cả hai bể.
- Cần biết số cá ở bể thứ nhất và số cá ở bể thứ hai.
- Số cá ở bể thứ nhất.
- Số cá ở bể thứ hai
- Dựa váo số cá ở bể thứ hai hơn số cá ở bể thứ nhất (3 con)
- Bể thứ nhất có 4 con, bể thứ hai có 7 con 
 (4 + 3 = 7)
4 + 7 = 11 (con)
 4 + 3 = 7 (con)
4 + 7 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con cá.
 Bài giải
Số cá ở bể thứ nhất là:
 4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là:
 4 + 7 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con.
- 2 phép tính
16,
3/ Luyện tập:
 Bài giải
Số bưu ảnh của em là:
 15 – 7 = 8 (tấm)
Số gưu ảnh của hai anh em là:
15 + 8 = 23 (tấm) Đ/s: 23 tấm bưu ảnh.
 Bài giải
 Số dầu ở thùng thứ hai là:
 18 + 6 + 24 (lít)
Số dầu cả hai thing là:
 18 + 24 = 42 (lít)
Đáp số: 42 lít dầu.
Bài tập 1: Trang 50 – SGK
HS tóm tắt ra nháp.
* Gợi ý tìm hiểu đề.
- Bài toán cho biết gí?
- Bài toán yêu cầu gì?
- Muốn tính số bưu ảnh của cả hai anh em ta cần biết gì?
- Số bưu ảnh của ai đã biết, Số bưu ảnh của ai cần tìm?
- Tính số bưu ảnh của em như thế nào?
- Nêu phép tính?
- Số bưu ảnh của hai anh em tính như thế nào?
- Nêu phép tính?
 Bài giải
 Số bưu ảnh của em là:
 15 – 7 = 8 (tấm)
 Số gưu ảnh của hai anh em là:
 15 + 8 = 23 (tấm)
 Đáp số: 23 tấm bưu ảnh.
Bài tập 2:
 Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chiếu bài của HS lên bảng.
 Bài giải
 Số dầu ở thùng thứ hai là:
 18 + 6 + 24 (lít)
 Số dầu cả hai thing là:
 18 + 24 = 42 (lít)
 Đáp số: 42 lít dầu.
Bài tập 3:
* Tìm hiểu đề:
- Bài yêu yêu cầu gì?
- Bài có mấy yêu cầu?
- Chiếu bài của HS lên bảng.
HS đọc đề.
- Anh có 15 bưu ảnh và em có ít hơn anh 7 tấm.
- Tính số bưu ảnh của cả hai anh em.
- Cần biết số bưu ảnh của anh và số bưu ảnh của em.
- Đã biết số bưu ảnh của anh, cần tìm số bưu ảnh của em.
- Lấy số bưu ảnh của anh trừ đi 7.
15 - 7 = 8 (tấm)
- Cộng số bưu ảnh của anh với. số bưu ảnh của em.
 15 + 8 = 23 (tấm)
- HS nêu lời giải.
- HS giải vào vở.
- 1em lên bảng.
- Chiếu bài làm của HS lên bảng (2 bài )
- Nhận xét, sửa.
- Đọc , tìm hiểu đề, TT, làm bài.
- Một HS lên bảng trình bày bài giải.
- Nhận xét, sửa.
- Một HS đọc đề toán.
- Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải.
- 2 yêu cầu.
 + Nêu bài toán theo tóm tắt.
+ Giải bài toán đó.
- Thảo luận nhóm hai 
 ( 3 phút)
- Vài HS nêu đề toán của mình.
- Giải bài toán vào vở theo đề của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
1,
4. Củng cố:
- Nêu dạng toán hôm nay học?
- Khi giải bài toán bằng hai phép tính chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Bài toán giả bằng hai phép tính.
- Mỗi phép tính có một câu lời giải tương ứng.
- Bài có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy nhiêu đáp số.
5. Dặn dò:
Tập đặt một đề toán giải bằng hai phép tính và tự giải.
- Chuẩn bị bài sau: “ Bài toán giảI bằng hai phép tính” (Tiếp).
- Nghe.
Giáo án số 2
Bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo)
I Mục têu.
Kiến thức: Giúp HS biết cách giải bài toán liên qua đến rút về đơn vị.
Kĩ năng: Học sinh biết trình bày bài toán có liên qua đến rút về đơn vị.
Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng học tập.
 - Máy chiếu đa năng, bảng thông minh.
 - Phiếu học tập ghi nội dung bài tập kiểm tra bài cũ.
III. Các hoạt động dạy học.
TG
Nội dung KT - KN cơ bản
Hoạt động của GV
HĐ của HS
5,
A. KTBC
Phát phiếu học tập.
Tóm tắt:
2 thùng: 162 lít dầu
5 thùng: lít dầu?
 Bài giải
Một thùng có số lít dầu là:
 126 : 2 = 63 (lít)
Năm thùng có số lít dầu là:
 63 x 5 = 315 (lít)
 Đáp số: 315 lít
- Nhận xét, ghi điểm.
- Một học sinh lên bảng làm.
Lớp làm nháp
- Đổi chéo bài để kiểm tra
- Nhận xét
30,
B. Bài mới:
1,
1/ Giới thiệu bài:
- Bài toán trên thuộc loại toán nào?
- Bài được giải bằng mấy phép tính?
- Đó là những phép tính gì?
=> giới thiệu bài học hôm nay.
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Hai phép tính.
- Phép nhân, phép chia.
- Nghe.
8,
2/ Hướng dẫn cách giải bài toán.
 Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 (lít)
Số can cần có để đựng 10 lít mật ong là: 
 10 : 5 = 2 (can).
 Đáp số: 2 can. 
Bài toán:
- Bấm máy bài toán.
* Tìm hiểu đề.
- Bài cho biết gì?
- Bài hỏi gì?
- Tóm tắt:
 35lít: 7 can
 10 lít:.can?
* Lập kế hoạch giải - Thực hiện kế hoạch.
- Muốn tính 10 lít mật ong đựng trong mấy can ta phải làm gì?
- Tìm một can đựng bao nhiêu lít phải làm thế nào? (đây là bước 1)
 (bấm máy phép tính)
- Bước tiếp theo ta phải làm gì?
 (đây là bước 2)
- Một can đựng 5 lít vậy tính 10 lít đựng trong mấy can, làm như thế nào).
 (bấm máy hiện phép tính)
- Nêu câu lời giải và đáp số.
(bấm máy ứng với tong câu trả lời đúng)
 Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 (lít)
Số can cần có để đựng 10 lít mật ong là:
 10 : 5 = 2 (can).
 Đáp số: 2 can.
Nhấn mạnh:
 Đây là bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Bước nào là bước rút về đơn vị?
- Giải bài này có gì giống, khác so với bài trước?
- Hai HS đọc
- Lớp đọc thầm.
- 35 lít mật ong đựng đều trong 7 can.
- Nếu 10 lít mật ong thì đựng đều trong mấy can như thế?
- Hai HS nhắc lại.
- Một can đựng bao nhiêu lít.
- 35: 7 = 5 (lít)
- 10 lít đựng trong mấy can?
- 10 : 5 = 2 (can)
- Học sinh nêu.
- Bước 1: Tìm một can đựng bao nhiêu lít?
- Có bước 1 đều là bước rút về đơn vị.
- Bước 2: ở bài trước là phép tính nhân, còn ở bài này là phép tính chia.
20,
3/ Luyện tập:
Bài tập 1:
 Bài giải
 Số ki - lô - gam đường đựng trong mỗi túi là:
 10 : 2 = 5 (kg)
15 ki - lô - gam đường đựng trong số túi là:
 15 : 5 = 3 (túi)
 Đáp số: 3 túi. 
- GV chấm. một số bài.
- Nêu các bước giải của bài?
- Chiếu bài của HS lên bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Bài giải
 Số ki - lô - gam đường đựng trong mỗi túi là:
 10 : 2 = 5 (kg)
 15 ki - lô - gam đường đựng trong số túi là:
 15 : 5 = 3 (túi)
 Đáp số: 3 túi.
- Đọc đề bài - Tìm hiểu bài toán - Tóm tát bài toán.
- Một HS làm bảng lớn, lớp làm bài vào vở.
- Bước 1: Tìm một túi đựng bao nhiêu ki lô gam đường.
- Bước 2: Tìm 15 kg đường đựng trong mấy túi.
- Nhận xét bài của bạn.
Bài tập 2:
Bài giải
 Mỗi áo cần số cúc là:
 24 : 4 = 6 (cúc) 42 cúc áo thì dùng cho số áo là:
 42 : 6 = 7 (áo) Đáp số: 7 cái áo. 
* Tìm hiểu đề.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chiếu tóm tắt lên bảng.
 24 cúc: 4 áo
 42 cúc: áo?
Lưu ý: khi tóm tắt đưa các giá trị cùng một đại lượng về một bên.
* Yêu cầu học sinh nêu các bước giải.
- Chiếu hai bài của HS lên.
- Nhận xét chốt bài giải đúng.
Bài giải
 Mỗi áo cần số cúc là:
 24 : 4 = 6 (cúc)
 42 cúc áo thì dùng cho số áo là:
 42 : 6 = 7 (áo)
 Đáp số: 7 cái áo.
- Hai HS đọc đè.
- 4 áo cần 24 cúc.
- 42 cúc dùng cho mấy áo?
- Tóm tắt vào vở.
- Học sinh nêu:
- Bước 1: Tìm một áo cần bao nhiêu cúc.
- Bước 2: Tìm 42 cúc dùng cho mấy áo.
- Giải vào vở.
- Một em lên bảng giải.
- Chữa , nhận xét.
Bài tập 3:
Đáp án: 
 a. Đ
 b. S
 c. S
 d. Đ
Bấm máy hiện bài toán.
“ Cách làm nào đúng, cách làm nào sai?”
Nội dung bài tập:
a. 24 : 6 : 2 = 4 : 2 
b.24 : 6 : 2 = 24 : 3
c. 18 : 3 x 2 = 18 : 3 = 3
d. 18 : 3 x 2 = 6 x 2 = 12
- Hai HS nêu yêu cầu của bài.
- Thi phát hiện nhanh bằng việc giơ tay khi có hiệu lệnh và trong thời gian quy định.
- Nhận xét và giải thích tại saođúng, tại sao sai, nêu cách sửa những phép tính sai.
1,
4/ Củng cố:
- Nội dung bài học hôm nay là gì?
- Bước rút về đơn vị là bước thứ mấy?
- Kiểu bài này được giảI bằng mấy phép tính?
- Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Bước thứ nhất.
- Hai phép tính chia.
5/ Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau – Luyện tập.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docsat- skkn- 2009- 2010.doc