2. Nội dung sáng kiến (giải pháp) đăng ký:
Đối với học sinh lớp 1 cần rèn cho HS một số thói quen cơ bản . Để cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường .Muốn vậy các em cần được hình thành thói quen tốt từng bước trong hoạt động ở lớp, từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội. .Nhận thức được điều đó và là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 đã nhiều năm nên tôi rút ra một số kinh nghiệm về “dạy cho học sinh lớp 1 có nền nếp trong học tập .”.Vậy để xây dựng được nề nếp học tập tốt cho học sinh lớp Một nói riêng và làm nền móng cho các lớp trên chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả ?
PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN HUỆ Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ NỀN NẾP TRONG HỌC TẬP Phần I Khái quát về bản thân 1- Họ tên : Nguyễn Thị Lý , năm sinh : 1970 ,Giới tính : Nữ 2- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Tân Hồng. 3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHGDTH 4- Chức vụ: giáo viên 5. Nhiệm vụ được giao: dạy lớp PHẦN II NỘI DUNG SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP: 1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải pháp. 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị. Đầu năm học tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1A2 , tổng số có 35 học sinh gồm 21 nữ và 14 nam . Trường TH Nguyễn Huệ ,có đa số học sinh từ các xã đến, không qua mẫu giáo, nề nếp cần phải uốn nắn nhiều, ý thức tự giác chưa cao, nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn dẫn đến các em chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và nền nếp kỉ luật chưa cao, còn rất tự do đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1 lần đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ , bạn bè chưa quen .với bao bỡ ngỡ .Chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nền nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nền nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người học sinh tốt sau này. Là người giáo viên dưới mái trường , bản thân tôi nhận thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui? Đó là suy nghĩ luôn thường trực trong tôi. 1.2. Thực trạng của bản thân. Đầu năm học 2017– 2018 Tôi được BGH phân công tôi dạy lớp 1A2 có tổng số 35 học sinh. Trong đó có 14 học sinh nữ và 21 hs nam . Gia đình các em đều làm nghề nông nghiệp , sự quan tâm kèm cặp còn hạn chế. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên việc học tập của các em thực sự chưa được quan tâm. Tuy điều kiện như vậy song bản thân Cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp 1A2 luôn nỗ lực rèn luyện và phấn đấu đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua của nhà trường. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:“dạy cho học sinh lớp 1 có nền nếp trong học tập .” LỚP 1A 1 SỈ SỐ HS HOÀN THÀNH TỐT HOÀN THÀNH CHƯA HOÀN THÀNH 35 5 10 20 2. Nội dung sáng kiến (giải pháp) đăng ký: Đối với học sinh lớp 1 cần rèn cho HS một số thói quen cơ bản . Để cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường .Muốn vậy các em cần được hình thành thói quen tốt từng bước trong hoạt động ở lớp, từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội.... .Nhận thức được điều đó và là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 đã nhiều năm nên tôi rút ra một số kinh nghiệm về “dạy cho học sinh lớp 1 có nền nếp trong học tập .”.Vậy để xây dựng được nề nếp học tập tốt cho học sinh lớp Một nói riêng và làm nền móng cho các lớp trên chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả ? 1. Xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm - Sau mỗi tưần, giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận - Giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng , lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng , phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao . Ví dụ : Học sinh phải xếp hàng ra vào lớp . Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh, ngay ngắn. - xét công việc trong tuần qua: Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới. Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học muộn lớp nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ, nhắc các bạn ngồi học hay nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ học. Tuyên dương học sinh gương mẫu trong học tập: ngồi học giữ trật tự và chăm chú nghe cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến và biết lắng nghe để nhận xét khi bạn trả lời, thực hiện tốt nội quy của lớp, của liên đội đề ra. - Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết dược hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. - Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản. Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc tập viết lại các âm, vần đã học . - Dần dần đưa các em vào nền nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ sở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa. Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng, tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo. 2/ Rèn nền nếp học tập trên lớp: + Ngày đầu tiên bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em là hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với ở lớp mẫu giáo, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học ví dụ như việc sử dụng đúng sách, vở, đồ dùng học tập cho từng môn học; hay lấy được sách rồi lại loay hoay với việc tìm bài học... + Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết. Tất cả các kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nền nếp trong học tập. Ví dụ: trong giờ học vần, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo hiệu lệnh của giáo viên: - Khi đánh vần, đọc trơn, giáo viên chỉ từng chữ ghi âm,vần hay cả tiếng, từ. - Khi phân tích, giáo viên đặt ngang thước dưới tiếng hay từ cần phân tích. Học sinh thực hành theo dãy, theo nhóm v.v... Tất cả những việc ấy đều cần có một nền nếp tốt nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của một giờ học. Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng: giờ toán quên vở bài tập; giờ học vần, tập đọc quên sách Tiếng Việt; giờ viết không có bút..... vì vậy, các em không hoạt động học tập cùng các bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó, cần hình thành nề nếp học tập, tạo thói quen cho học sinh giờ nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể thiếu được. 3/ Rèn nếp học tập ở nhà: Rèn nếp học tập ở nhà là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình thành nền nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay, tuy học sinh lớp một đã được học 2 buổi/ ngày, toàn bộ phần bài làm, bài học được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp nhưng vẫn cần rèn cho các em có nền nếp buổi tối về nhà biết ngồi vào góc học tập của mình, để đọc lại phần bài vừa học trong ngày và cùng với sự hướng dẫn của bố mẹ, tự soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau. Trong giờ truy bài các cán bộ lớp sẽ kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo cô giáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm, sai, thiếu đồ dùng học tập hay chưa chuẩn bị tốt bài. Lâu dần các em sẽ có thói quen về nền nếp học tập ở nhà và sang học kỳ 2 các em có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của bố mẹ cũng như tự soạn . 4/ Rèn nền nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu, ví dụ: Ký hiệu là một chữ (B) cả lớp đưa bảng con ra chuẩn bị làm bài. chữ (V) thì lấy vở ra viết bài. chữ (S) thì lấy sách ra. Em nào đã sắp xếp sách vở ở nhà một cách khoa học thì lấy vở nhanh, Thi đua tổ nào làm nhanh (trong thời gian đầu) khi cô nói và viết tên môn học trên bảng là lúc các em lấy sách ,vở của môn đó ra. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập. 5/ Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức: - Về mặt tâm lý học tiểu học : Đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học . hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau , chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp: trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của quy trình quá trình dạy học và ngược lại. Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản học ở lớp mà còn là một người mẹ hiền luôn tận tuỵ giúp đỡ các em trong lúc gặp khó khăn ... - Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các bài học. Ví dụ : Bài "Lể phép vâng lời " “ Giữ sạch môi trường xung quanh “ "Gọn gàng sạch sẽ " .Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học , sân trường Tự giác bỏ rác vào thùng rác , biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện - Giáo viên luôn luôn là người làm gương, là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường . 6/ Rèn cho học sinh thói quen vệ sinh cá nhân. Để học sinh có thói quen, biết cách vệ sinh cá nhân hằng ngày thì trước tiên giáo viên nên dẫn các em ra vòi nước rửa sạch sẽ và hướng dẫn cho từng em cụ thể, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hằng ngày rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinhNếu em nào tay chân bẩn thì cho đi rửa ngay và nhắc nhở phê bình trước lớp. Đến cuối tuần có phần thưởng ( 1 bông hoa ) động viên khuyến khích cho những học sinh sạch sẽ, gọn gàng trong cả tuần và phê bình nhắc nhỡ những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên làm thường xuyên như vậy thì học sinh sẽ đi vào nền nếp và có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Để hình thành được các nền nếp và thói quen như trên tôi cần có sự giúp đõ từ phụ huynh và đồng nghiệp 7/ Đối với phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh. Hàng ngày. kiểm tra sách vở của con. Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao Hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng ngày Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà . Phần III Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả 1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp: - GV đã áp dụng trong lớp ,trong khối 1 đạt hiệu quả cao . Có thể áp dụng “dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 có nền nếp trong học tập .”. * Những biện pháp nêu trên, chúng ta nhận thấy nó không quá nặng nề đối với các em .Giáo viên cần thường xuyên theo dõi , nhắc nhở, làm gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống. Nếu bản thân giáo viên xem nhẹ những việc làm trên thì nề nếp kỉ cương khó hình thành trong đầu óc các em . (Biết gắn liền từ gia đình– nhà trường– xã hội ) -Mong được các bạn đồng nghiệp tham khảo thực hiện . - 2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải pháp. - Nền nếp kỷ luật, trật tự : so với đầu năm, các em đều thực hiện tốt : + Các em đến lớp đúng giờ. Đi học chuyên cần hơn, không nghỉ học tùy tiện. Khi ốm đau hoặc có việc quá cần thiết mà phải nghỉ học, học sinh đã có ý thức viết giấy xin phép và có chữ kí của bố mẹ. + Xin phép cô khi ra, vào lớp. + Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường về trang phục của học sinh khi đến lớp như: mặc quần đồng phục của trường quy định, áo trắng quần xanh khi đi học . + Nề nếp học tập: 100% các em đều có nề nếp : + VSCĐ : HS đạt kết quả loại A 99% , loại B : 1% Hợp tác trao đổi cùng bạn : Đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. Biết giơ tay khi muốn phát biểu.Biết lắng nghe để nhận xét khi bạn trả lời.Tập trung trong giờ học. Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. + Biết làm theo các kí hiệu ở trên bảng gyáo viên dạy. Chẳng hạn: Khi thấy cô kí hiệu một vòng tròn(o) là tất cả ngồi im lặng, ngồi đúng tư thế để nghe cô giáo giảng bài; + Nền nếp hành vi đạo đức: Các em thực hiện tốt các hành vi: Thói quen chào hỏi cha mẹ, ông bà khi đi và khi về, chào hỏi thầy cô hay khách lạ khách đến nhà, trường . Giữ vệ sinh trường lớp: Không ăn quà vặt ở vĩa hè , biết bỏ giấy vụn , bỏ rác vào thùng . Khi làm thủ công, biết quét lớp, lau bàn ghế . - Giúp bạn vượt khó: Kết quả tham gia phong trào kế hoạch nhỏ đạt , giúp bạn nghèo ở lớp . Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, cạnh tranh lành mạnh trong học tập tiến tới đôi bạn học tập tốt . LỚP 1A 2 SỈ SỐ HS HOÀN THÀNH TỐT HOÀN THÀNH CHƯA HOÀN THÀNH 35 30 5 0 Phần IV Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận: Để có được tiết học đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên chúng ta cần thành thạo các thao tác trong mỗi tiết học thành một quy trình chặt chẽ và (Biết gắn liền từ gia đình– nhà trường– xã hội ) . Qua thực tế giảng dạy trên lớp tôi áp dụng phương pháp:“dạy cho học sinh lớp 1 có nền nếp trong học tập .” đã đạt hiệu quả cao nên được nhà trường nhân rộng ra toàn khối lớp một ở trường TH Nguyễn Huệ. - Mong các bạn đồng nghiệp tham khảo thực hiện.Tôi hi vọng sẽ tiếp tục thành công về đổi mới phương pháp và nâng cao hiểu biết cho bản thân trong quá trình dạy học ở Tiểu học . Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của bản thân trong năm 2018 – 2019. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện. Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2018-2019. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người đăng ký Nguyễn Thị Lý
Tài liệu đính kèm: