A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Học vần là môn khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh chữ viết, một công cụ mới để giao tiếp và học tập, để có thể nhận thức một cách đầy đủ hơn thế giới xung quanh mình. Cụ thể là môn học vần giúp học sinh nhận biết tiếng thể hiện các âm tiết tiếng việt, hệ thống âm và chữ thể hiện âm tiết tiếng việt, biết ghép các âm thành vần, ghép các âm với vần, thanh điệu để tạo thành tiếng, vận dụng những kiến thức đó để rèn luyện kỉ năng đọc và viết phát triển vốn tiếng việt có được công cụ chữ viết học sinh có thể đọc sách từ đó có điều kiện học tốt các môn khác. Phân môn học vần góp phần hình thành và phát triển cho hoc sinh bốn kỉ năng¨nghe, nói , đọc, viết mỗi bài học vần chỉ được thực hiện trong 80 phút nhưng điều thực hiện cả bốn kỉ năng trên thông qua nhiệm vụ học tập cụ thể các bài học luôn tạo điều kiện để học sinh tham gia vào nhiều tình huống giao tiếp nói năng gần gũi với giao tiếp hằng ngày.
Thông qua dạy chữ gắn liền với kỉ năng lời nói phân môn học vần còn có một số nhiệm vụ khác: phát triển vốn từ cho học sinh tập cho học sinh viết đúng mẫu chữ viết , bồi dưởng lòng ham thích thơ văn, mở rộng vốn từ hiểu biết về tự nhiên xã hội và giáo giục đạo đức, tư cách tâm hồn cho trẻ. Bồi dưởng tình yêu tiếng việt và gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt góp phần hình thành nhân cách con người việt nam xã hội chủ nghĩa .
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Học vần là môn khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh chữ viết, một công cụ mới để giao tiếp và học tập, để có thể nhận thức một cách đầy đủ hơn thế giới xung quanh mình. Cụ thể là môn học vần giúp học sinh nhận biết tiếng thể hiện các âm tiết tiếng việt, hệ thống âm và chữ thể hiện âm tiết tiếng việt, biết ghép các âm thành vần, ghép các âm với vần, thanh điệu để tạo thành tiếng, vận dụng những kiến thức đó để rèn luyện kỉ năng đọc và viết phát triển vốn tiếng việt có được công cụ chữ viết học sinh có thể đọc sách từ đó có điều kiện học tốt các môn khác. Phân môn học vần góp phần hình thành và phát triển cho hoc sinh bốn kỉ năng¨nghe, nói , đọc, viết mỗi bài học vần chỉ được thực hiện trong 80 phút nhưng điều thực hiện cả bốn kỉ năng trên thông qua nhiệm vụ học tập cụ thể các bài học luôn tạo điều kiện để học sinh tham gia vào nhiều tình huống giao tiếp nói năng gần gũi với giao tiếp hằng ngày. Thông qua dạy chữ gắn liền với kỉ năng lời nói phân môn học vần còn có một số nhiệm vụ khác: phát triển vốn từ cho học sinh tập cho học sinh viết đúng mẫu chữ viết , bồi dưởng lòng ham thích thơ văn, mở rộng vốn từ hiểu biết về tự nhiênxã hội và giáo giục đạo đức, tư cách tâm hồn cho trẻ. Bồi dưởng tình yêu tiếng việt và gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt góp phần hình thành nhân cách con người việt nam xã hội chủ nghĩa . II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : Chương trình học vần gồm 103 bài ứng với 206 tiết có thể chia học vần thành ba nhóm Nhóm làm quen với chữ cái và dấu thanh :(gồm 6 bài). Loại bài này giúp học sinh nắm được nguyên tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng đơn giản nhất .Các bài học làm quen còn giúp học sinh hiểu mối liên hệ giửa các chữ và tiếng ,thể hiện sự khác biệt về hình dáng và tác dụng các dấu thanh . Nhóm bài dạy âm mới /vần mới: được trình bài thống nhất trên hai trang sách. Nội dung được sắp xếp theo thứ tự vần có cấu tạo đơn giản trước, vần có cấu tạo phức tạp sau, vần không có âm đệm học trước vần có âm đệmhọc sau. Nhóm bài tập ôn tập vần: nhằm ôn lại các vần đã học thuộc cùng một kiểu vần nhóm bài này gồn 15 bài mỗ i bài được trình bài trên 2 trang sách giúp học sinh ôn lại các vần đã học và rèn bốn kỉ năng, phát triển lời nói. Trong các nhòm bài học vần kênh hình được chú trọng đặc biệt và được sử dụng có dụng ý .Nội dung chương trình tiếng việt lớp 1 coi trọng việc rèn luyện bốn kỉ năng: nghe, nói, đọc, viết.Trong đó chú ý hơn đến kỉ năng đọc và viết -GV cần phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến giáo dục để chọn lọc phương pháp hữu hiệu dạy đạt hiêu quả cao. III. Mục đích của việc nghiên cứu: Là tìm kiếm khái quát hóa những kinh nghiệm trong thực tiển giảng dạy đi sâu vào bản chất hiện tượng để đạt được những kinh nghiệm có giá trị khoa học tạo nên những tác động sư phạm tìm kiếm chân lí bằng con đường chuyển dịch đưa ra giả thuyết khoa học. Tạo điều khiện cho việc học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng làm rõ tính hiệu quả ,nội dung và phương pháp đã áp dụng trong thực tiển giảng dạy. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu : SGK tiếng việt lớp 1 mới có những điểm mới sau :Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm: thứ tự âm và vần cùng với nó là thứ tự các chữ cái, các chữ.Trong SGK không có những tiếng không có nghĩa các âm có hình thức chữ viết giống nhau, nói chung được sắp xếp theo từng cụm bài, coi trọng hình thành cả bốn kỉ năng: nghe, nói, đọc, viết.Kỉ năng đọc và viết được đặt ở vị trí hàng đầu. Coi trọng tính tích hợp giữa nội dung dạy học môn tiếng việt với các môn học khác. Ngử liệu trong sách được chọn lọc kỉ đảm bảo tính giáo dụ và thẩm mỉ. Coi trọng hình thức trình bày và phương pháp trình bày và các loại bài học giáo viên dễ dạy học sinh dễ học, thích học. Những điểm đổi mới thể hiện quan điểm học tiếng việt thông qua giao tiếp theo hướng tích hợp cả nội dung và kỉ năng với yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính sáng tạo chủ động của người học . B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Cần nắm vửng đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp một ở giai đoạn này khả năng tập trung của HS chưa cao. Vì thế trong giờ học vần cần thay đổi linh hoạt các hoạt động học tập của HS như: sử dụng trò chơi trong học tập, sử dụng đồ dùng học tập, sử dụng linh hoạt các biện pháp luyện đọc,luyên nói, để tạo khả năng chú ý tạo hứng thú, chống mệt mỏi.Trong học tập. Cần lưu ý tính vừa sức ,nắm được trình độ học sinh để phân nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp với khả năng của từng học sinh. HS sử dụng tiếng mẹ đẻ là tiếng việt cần tận dụng những kinh nghiệm lời nói của học sinh vào việc học, đọc, viết. Cần nắm được những hạn chế về phát âm tiếng địa phương của cả lớp và từng học sinh để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng học sinh. II. Thực trạng vấn đề: Do trẻ chỉ hứng thú đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập nên hứng thú đó dễ mất đi. Yêu cầu học tập là trẻ phải ngồi yên lặng phải chú ý lắng nghe, quan sát, phân tích, phát biểuĐó là những khó khăn trẻ chưa thích ứng với môi trường học tập. Tri giác của trẻ mang tính đại thể ,toàn bộ ít đi sâu vào chi tiết tri giác của trẻ thường gắn với hành động hoạt động thực tiễn: trẻ phải cầm nắm, sờ mó sự vật thì tri giác mới tốt. Tri giác chưa chính xác. Tư duy của trẻ là tư duy cụ thể mang tính hình thức nhờ các hoạt động học tập tác động tư duy dần mang tính khái quát. Trí tường tượng còn tản mạn đơn giản hay thay đổi. Sự chú ý thì không chủ định còn yếu thiếu bền vững trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic. HS dễ xúc cảm, xúc động khó kiềm chế xúc cảm của mình. Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu chúng ta tác động vào đối tượng mà không hiểu tâm lí của chúng thì cũng như chúng ta đập búa trên một thanh sắt nguội. Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí đối tượng để chọn lọc và xậy dựng những phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học phù hợp có như thế đổi mới phương pháp dạy học mới mang lại hiệu quả như mong muốn III. Biện pháp đã tiến hành và giải quyết vấn đề. Những phương pháp đặc biệt chú ý khi giảng dạy môn học vần là: miêu tả, giảng giải, hỏi-đáp sử dụng đồ dùng trực quan, rèn theo mẫu, thực hành giao tiếp, trò chơi. Khi vận dụng từng phương pháp giáo viên cần chú ý đến cách thức hoạt động của trẻ để tiếp nhận tri thức tiếng việt sau đây là một số phương pháp được giảng dạy trong học vần. phương pháp phân tích ngôn ngữ: phối hợp một cách hợp lí các thao tác phân tích và tổng hợp phân tích hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ âm, vần, tiếng, từ. Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã được phân tích trở lại dạng ban đầu, phương pháp này được sử dụng khi dạy bài mới áp dụng trong bài tập ứng dụng học sinh tìm tiếng chứa âm /vần mới học. Phương pháp giao tiếp (phương pháp thực hành.) :Giaó viên là người chỉ đạo còn học sinh là người vận dụng tri thức đã học để rèn luyện kỉ năng và củng cố tri thức.Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi bài tập khi soạn bài như tìm tiếng mới, từ mới, sự khác nhau giữa âm, vần,/ tiếng đã học và đang học, về chủ đề luyện nói hoặc nội dung câu chuyện đã nghe. Cho học sinh tham gia trò chơi tìm tiếng /từ mới có chứa âm /vần đã học ,thi ghép âm thành vần, thành tiếng. GV cần chú ý cho học sinh thường xuyên vận dụng các giác quan: nghe, đọc, nói, viết kết hợp với rèn luyện các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Tác dụng của phương pháp này giúp học sinh tham gia tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỉ năng một cách hào hứng, tích cực, tự giác. Phương pháp luyện tập theo mẫu: tập cho học sinh :đọc, nói, viết đều theo quy trình mẫu của GV hoặc trong SGK .HS tập viết theo chữ mẫu trong vở tập viết in sẵn rèn luyện theo mẫu giúp HS hình thành chắt chắn các kĩ năng sử dụng lời nói. Phương pháp trực quan: GV dùng tranh ảnh, vật thật chữ mẫu cho HS quan sát để giới thiệu bài, nhận biết âm /vần tiếng/ từ mới .Sử dụng phương pháp này sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức nhanh hơn dễ dàng hơn và hứng thú hơn. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: để tăng cường hứng thú học tập, giảm bớt mệt nhọc trong giờ học và làm cho việc tiếp thu bài rèn luyện kỉ năng đọc ,viết có hiệu quả ,tổ chức trò chơi tìm tiếng /từ có chứa âm/vần mới học ,trò chơi đố chữ, thi ghép vần IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm qua đã đem lại hiệu quả học sinh nắm chắc phần học vần , bước sang qua học phần tập đọc các em đọc tốt ,viết chính tả ít sai,các em thích học môn tiếng việt..Cuối năm hầu hêt học sinh đọc trôi chảy. viết đúng mẫu. C. PHẦN KẾT LUẬN I . Những bài học kinh nghiệm: Để giúp cho HS học tốt môn học vần GV đứng lớp phải dành nhiều thời gian luyện đọc cho từng cá nhân hầu như mỗi bài học vần tôi điều kiểm tra tốc độ đọc của mỗi cá nhân HS lớp mình ngay trên lớphọc sau bài học vần đó ,HS nào đọc chưa được tôi phải kèm dạy lại hoặc hôm sau kiểm tra lại .vì vậy số HS đọc không được rất ít (có chỉ là trường hợp trí nhớ của HS đó không tốt) II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Để cho HS nắm vững phần học vần giáo viên phải tận tụy chịu khó dạy thật kĩ ở khâu phân tích vần ,đánh vần,phân tích tiếng , đánh vần tiếng ,đọc từ..Khi các em nắm được cấu tạo vần ,tiếng ,từ thì các em sẽ đọc tốt bài học vần .Nhưng Để đạt được kết quả trên đòi hỏi phải có sự hợp tác nổ lực của người dạy và người học chứ chỉ có sự tác động một chiều thì cũng không đạt được kết quả như ý muốn. III. Khả năng áp dụng triển khai: Dạy học là một kỉ thuật sư phạm .Trong công tác giảng dạy giáo viên là ngươi chỉ đạo nhưng lấy HS làm trung tâm dạy theo hướng phát huy tính tích cực hóa của HS .Giáo viên linh hoạt trong sử dụng phương pháp và ứng xử sư phạm để thích ứng với đối tượng và hoàn cảnh là yếu tố quan trọng cho sự thành công của mỗi bài dạy.Phối hợp nhiều phương pháp sẽ giúp cho HS không nhàm chám và có hứng thú với môn học.Đặc biệt đối với trẻ nhỏ sự thay đổi rất cần thiết,linh hoạt trong phương pháp dạy học sẽ giúp cho mọi HS có cơ hội bình đẳng trong lĩnh hội kiến thức và kỉ năng.Đặc biệt là phải tổ chức cho HS tự học ,.học nhómtrong giờ học vần để tạo niền tin cho các em phấn khởi tham gia tích cực các hoạt động học tập phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo. An Thạnh ,Ngày 06 tháng 12 năm 2010
Tài liệu đính kèm: