Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân chia trong bảng ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân chia trong bảng ở lớp 3

I/ PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Đặt vấn đề:

 Trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra trên toàn cầu. Đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo con người đủ tài, đủ đức. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh sánh vai với các cường quốc tiên tiến trên thế giới. Để thực hiện tốt vấn đề này nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy học một cách hợp lý và phù hợp từng đối tượng học sinh. Đây là việc làm tất yếu và thường xuyên trong trường Tiểu học. Do vậy, các tiết học trên lớp của giáo viên và học sinh hiện nay phải đổi mới phương pháp dạy học. Đó là một yêu cầu cần thiết và cấp bách của nền giáo dục nước nhà. Vì thế, giáo viên phải chuyển sang phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Các hoạt động dạy học luôn được đổi mới để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường cũng như trình độ nhận thức của từng học sinh. Vì hiện nay cả giáo viên và học sinh đều là những nhân tố tích cực trong quá trình dạy học góp phần xây dựng đất nước trong thời gian tới.

 Như chúng ta đã biết, đặc điểm của phương pháp dạy học truyền thống là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và tương lai mai sau.

 Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách học sinh đến cách thức tổ chức quá trình dạy học. Nhà trường từ chỗ khép kính chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo thay vì truyền đạt tri thức chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.

 Trong giáo dục quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước trong thế kỉ XXI.

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân chia trong bảng ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
1. Đặt vấn đề:
	Trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra trên toàn cầu. Đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo con người đủ tài, đủ đức. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh sánh vai với các cường quốc tiên tiến trên thế giới. Để thực hiện tốt vấn đề này nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy học một cách hợp lý và phù hợp từng đối tượng học sinh. Đây là việc làm tất yếu và thường xuyên trong trường Tiểu học. Do vậy, các tiết học trên lớp của giáo viên và học sinh hiện nay phải đổi mới phương pháp dạy học. Đó là một yêu cầu cần thiết và cấp bách của nền giáo dục nước nhà. Vì thế, giáo viên phải chuyển sang phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Các hoạt động dạy học luôn được đổi mới để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường cũng như trình độ nhận thức của từng học sinh. Vì hiện nay cả giáo viên và học sinh đều là những nhân tố tích cực trong quá trình dạy học góp phần xây dựng đất nước trong thời gian tới.
	Như chúng ta đã biết, đặc điểm của phương pháp dạy học truyền thống là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và tương lai mai sau.
	Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách học sinh đến cách thức tổ chức quá trình dạy học. Nhà trường từ chỗ khép kính chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo thay vì truyền đạt tri thức chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.
 Trong giáo dục quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước trong thế kỉ XXI.
	Năm học 2002 là năm học đầu tiên thay đổi sách giáo khoa cấp Tiểu học bắt đầu từ lớp 1. Hiện nay chương trình sách giáo khoa mới ở tất cả các cấp đang được triển khai và thực hiện trong cả nước. Sách giáo khoa Toán ở Tiểu học có rất nhiều đổi mới về cấu trúc nội dung, cách thể hiện nội dung nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Rất nhiều giáo viên Tiểu học đã tập huấn chương trình thay sách giáo khoa. Nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa mới từ đó có biện pháp dạy học thích hợp theo phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn vài giáo viên cập nhật chưa sâu sắc vấn đề này dẫn đến việc dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học phép nhân, phép chia trong bảng ở lớp 3 nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy ở Tiểu học.
	Môn Toán là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học. Đối với học sinh lớp 3 việc đầu tiên là giúp các em nắm vững và thuộc phép nhân, phép chia trong bảng để từ đó các em áp dụng thực hành nhân chia các số tự nhiên ngoài bảng, tìm thành phần chưa biết, giải toán có lời văn . . . một cách chính xác hơn, tự tin hơn.
Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “ Đổi mới phương pháp dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân, chia trong bảng ở lớp 3”. Nhằm tạo điều kiện cho chính bản thân tôi và giáo viên Tiểu học tham khảo, đút rút kinh nghiệm cho các giờ lên lớp của môn Toán đạt kết quả khả quan. Đồng thời giúp học sinh lớp tôi cũng như tất cả học sinh Tiểu học tự tin hơn, vững vàng hơn khi học môn Toán và tạo tiền đề cho học sinh học tốt môn Toán ở những mạch kiến thức kế tiếp của lớp 3, 4, 5 sau này.
 Qua đề tài này sẽ giúp tôi tự tin hơn khi bước trên bục giảng đồng thời có thêm kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân, chia trong bảng ở lớp 3. Cũng như góp phần nhỏ bé của mình nâng cáo chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Bình Trinh Đông ngày càng đi lên và bước lên chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012 cũng từ đó nâng dần chất lượng giáo dục của ngành trong thời gian tới.
 2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
	a. Tìm hiểu những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học.
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học hiện nay là vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực chất là không loại bỏ đi những phương pháp dạy học truyền thống để thay vào một phương pháp dạy học mới mà là việc lựa chọn sử dụng, kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau trong giờ lên lớp để khắc phục nhược điểm của phương pháp này và phát huy ưu điểm của phương pháp kia và ngược lại.
	Bởi vì mỗi phương pháp dạy học có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Tuỳ theo đối tượng học sinh, nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng, kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy hiệu quả của giờ học.
	Năm 2010 – 2011 tôi được phân công dạy lớp 3. Trong suốt một năm trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các em đều có ý thức học tập. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít học sinh tiếp thu bài rất chậm về thực hành nhân, chia trong bảng cũng như các dạng bài tập trong chương trình Toán lớp 3. Vì thế, trong năm học 2011 – 2012 này, tôi suy nghĩ mình phải làm thế nào? Và làm gì đây? Để tất cả học sinh trong lớp đều nắm vững cách lập bảng nhân, bảng chia, ghi nhớ kiến thức mới một cách sâu sắc để áp dụng làm bài tập một cách nhanh nhất, đúng nhất, hiệu quả nhất. Cho nên tôi chọn viết đề tài này nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học.
	b. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân, chia trong bảng ở lớp 3.
	* Mục tiêu:
	- Thuộc phép nhân, phép chia trong bảng tại lớp.
	- Biết tính nhẩm.
	- Biết thực hành nhân, chia ngoài bảng.
	- Vận dụng giải troán có lới văn, tìm thành phần chưa biết, . . . 
	* Nội dung:
	- Lập được bảng nhân, bảng chia từ: 6, 7, 8, 9.
	- Học các phép nhân chia ngoài bảng.
	- Tính giá trị của biểu thức.
	- So sánh số lớn gấp số bé một số lần.
	- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - gấp một số lên nhiều lần; giảm đi một số lần.
- Giải toán đơn, toán hợp.
	c. Thiết kế các hoạt động dạy học thực hành phép nhân, chia trong bảng ở lớp 3 theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán ở Tiểu học nói chung, số tự nhiên ở lớp 3 nói riêng.
Lần đầu tiên được phân công dạy lớp 3, qua tiếp xúc với học sinh trong từng tiết dạy. Tôi thấy trình độ nhận thức của các em không đồng đều về mọi mặt nhất là thực hành nhân chia trong bảng và các dạng bài tập khác.
	Ở lớp 3 việc lập các bảng nhân, chia và hoàn thiện nó không phải là dễ và cũng không phải là khó. Tuy nhiên giáo viên phải làm thế nào để tất cả học sinh trong lớp đều nắm vững cách lập, ghi nhớ một cách sâu sắc bảng nhân, chia 6 để tiếp nối các bảng nhân, chia còn lại và áp dụng giải bài tập một cách hiệu quả nhất. Vì thế, tôi suy nghĩ rằng giáo viên trước khi đến lớp phải thiết kế bài giảng một cách chu đáo sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nhằm giúp học sinh lớp tôi phụ trách đạt được một số yêu cầu sau:
	- Học tốt môn toán và các môn học khác.
	- Khích thích sự ham học hỏi, thích đến trường của học sinh.
	- Tránh tình trạng lưu ban, bỏ học.
	- Tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
	- Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
	- Giúp cho lớp học sôi nổi, phát huy óc sáng tạo, tính tích cực học tập của học sinh.
	- Đồng thời giúp học sinh lớp 3 vững tin tiếp bước đi lên lớp 4, 5 sau này.
	3. Lịch sử đề tài:
	Đối với đặc điểm riêng của học sinh lớp 3/1 năm học 2011 – 2012 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này đi sâu tìm hiểu thống kê thực trạng để tìm nguyên nhân và thể nghiệm những giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp tôi tự tin hơn khi học môn Toán nói chung và kĩ năng thực hành nhân, chia trong bảng ở lớp 3 nói riêng.
 4. Phạm vi đề tài:
Dựa vào trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh lớp 3/1, là giáo viên phụ trách lớp, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? Để tất cả học sinh lớp tôi học môn Toán một cách tự tin hơn. Vì thế ngay từ tuần 1 của năm học tôi miệt mài nghiên cứu viết đề tài này để áp dụng cho học sinh của tôi và tất cả học sinh lớp 3 trong toàn Tỉnh Long An.
 II/ PHẦN II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
Thực trạng đề tài:
a. Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học:
	Công việc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng giờ, từng ngày trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
	Đặc điểm của lối dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó:
	- Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên. Vì ... g trực quan thì học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, cũng như phát triển tư duy cho các em. 
VD: Khi dạy các bài “ Bảng nhân 6, 7, 8, 9; bảng chia 6, 7, 8, 9. Giáo viên không hề cho học sinh sử dụng các tấm bìa có số chấm tròn tương ứng để hình thành bảng nhân, chia đó.
- Khi dạy các bài toán có lời văn, chưa phát huy phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên không để học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải bài toán vì sợ mất thời gian. Nên thường giáo viên tóm tắt và hướng dẫn cách làm.
VD: Bảng nhân 9 – Toán 3 trang 63.
Lớp 3 B có 3 tổ, mỗi tổ có 9 bạn. Hỏi lớp 3 B có bao nhiêu bạn?
Giáo viên tự tóm tắt:
Cách 1: 	Cách 2: 
? bạn
1 tổ: 9 bạn
3 tổ: . . . bạn?	 9 bạn
Thay vì tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng ( cách 2) thì học sinh dễ hiểu hơn thì giáo viên lại tóm tắt qua loa bằng lời ( cách 1) rồi hướng dẫn giải ngay.
— Những sai lầm và khó khăn của học sinh khi học phép nhân, chia trong bảng ở lớp 3.
- Một số học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia như vẹt nhưng khi giáo viên hỏi bất kỳ thì không trả lời được. Em phải đọc lại từ đầu . Vì thế khi áp dụng làm bài tập, các em lại nhẩm từng bài rất khó khăn và mất nhiều thời gian cho một bài tập.
VD: Bài “ Luyện tập” – Toán 3 sách giáo khoa trang 60.
BT1: Tính nhẩm:
a) 8 x 6 = 	8 x 7 = 	8 x 8 = 	8 x 9 =
 48 : 8 =	56 : 8 = 	64 : 8 =	72 : 8 =
Khi thực hành tính 8 x 6 = . . . các em phải đọc từ 8 x 1 = 8; 8 x 2 = 16 ; . . . ; 
8 x 6 = 48. Vì thế giáo viên cần luyện tập cho học sinh học thuộc phép nhân, phép chia bằng hình thức trò chơi đố nhau, trò chơi xì điện trong mỗi tiết học để các em khắc sâu hơn và nhớ lâu các bảng nhân, chia đã học một cách thông minh chứ không như học thuộc một cách máy móc, thuộc như vẹt. Hoặc 15 phút đầu giờ mỗi buổi học, giáo viên cho truy bài nhau bằng cách đố nhau bất kỳ.
VD: Đố bạn 6 x 7 = mấy; 7 x 4 = mấy?; 32 : 8 = mấy?; . . . 
- Khi đã thuộc phép nhân, chia trong bảng thì việc thực hiện phép nhân, chia ngoài bảng cũng rất dễ dàng.
- Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh khi thực hiện phép nhân có nhớ các em thường không nhớ.
VD: Bài tập 1 – sách Toán 3 trang 22.
x
x
x
x
47	 47	 16	36
 2	 2	;	 6	 6
 84	94	 	 66	96
Hoặc các em chỉ nhớ 1 giống như phép cộng, phép trừ.
 VD: Bài tập 1 – sách Toán 3 trang 22.
x
x
x
x
28	28	36	36
	6	 6	 4	 4
 138 168	 134	 144
Đối với hai sai lầm trên thì khi thực hiện phép nhân tôi yêu cầu học sinh ghi số ra ngoài nháp hoặc giơ ngón tay( nếu nhớ 2 thì giơ 2 ngón tay và tương tự với nhớ 3, 4, 5, 6, . . . ). Để nhân số kế tiếp thì cộng vào khỏi bị quên.
- Trong phép chia có dư các em thường ước lượng sai dẫn đến số dư lớn hơn số chia. Cuối cùng tìm được thương lớn hơn số bị chia.
 VD: Bài “ Chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số ( tiếp theo)” – sách Toán 3 trang 71.
BT1: a) 	; 	 86 6
	6	131
 26
 18
 8
 6
 2
A Nguyên nhân: 
- Là học sinh không nắm được quy tắc “ số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”.
- Học sinh chưa thuộc bảng nhân, bảng chia đã học, kỹ năng trừ nhẩm để tìm số dư chưa tốt.
Vì thế giáo viên cần khắc phục cho học sinh:
- Cho học sinh ghi nhớ và thuộc ghi nhớ “ trong phép chia “trong phép chia có dư, bao giờ số dư cũng bé hơn số chia”.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia thật kỹ trước khi thực hành nhân, chia viết.
- Mặc dù đã thuộc thật kỹ phép nhân, phép chia trong bảng nhưng các em vẫn còn sai lầm là khi “ chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số”. Các em thường quên số 0 trong phép chia có chữ số “ 0 ” ở thương.
VD: Bài tập 1 – sách Toán 3 trang 119. Đặt tính rồi tính:
a) 3224 : 4	 b) 2819 : 7
a) 3224 4	3224 4	b) 2819 7	2819 7
 024 86	02 806	019	 4 2	01	402
 0 24	5 19
 0 5
	Với sai lầm trên giáo viên cần lưu ý cho học sinh chỉ duy nhất trong lần chia đầu là được lấy 2 chữ số để chia. Còn các lần còn lại khi chia tiếp chỉ lấy từng chữ số để chia và khi lấy 1 chữ số mà bé hơn số chia thì viết “ 0 ” ở thương rồi mới dời chữ số kế tiếp xuống mà chia tiếp.
	c. Thiết kế các hoạt động dạy học đổi mới phương pháp rèn kĩ năng thực hành phép nhân, phép chia trong bảng ở lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
	Bảng nhân 7
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trò chơi “xì điện”
- Đặt tính rồi tính
43 : 6 38 : 6
- GV theo dõi HS làm 
- GV nhận xét phê điểm
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 7
- Trên tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn?
- GV đính lên bảng hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm trón?
- 7 chấm tròn lấy 1 lần được 7 viết như thế nào?
- Tương tự: GV cùng HS lấy 2, 3 tấm bìa có 7 chấm tròn để hình thành phép nhân: 7 x 2 = 14; 7 x 3 = 21.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi lấy 4 lần , . . . , 10 lần để hình thành bảng nhân 7.
- Gv gọi HS so sánh kết quả của phép nhân trước và phép nhân liền sau nó.
- GV hướng dẫn học thuộc lòng bảng nhân 7.
b. Hoạt động 2: Đoán số dưới hoa
BT1: 7 x 3 = 7 x 8 = 7 x 2 = 7 x 1 =
 7 x 5 = 7 x 6 = 7 x 10 = 0 x 7 = 
 7 x 7 = 7 x 4 = 7 x 9 = 7 x 0 =
c. Hoạt động 3: Phiếu học tập cá nhân
BT2: trang 31( GV hướng dẫn tóm tắt)
	? ngày
 7 ngày
 Bài giải
Bốn tuần lễ có số ngày là:
7 x 4 = 28 ( ngày)
 Đáp số: 28 ngày
- Gv nhận xét.
d. Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức(BT3 )
7
14
21
42
63
- GV nêu cách chơi: Em thứ nhất viết xong chuyền phấn cho em thứ 2 . . . đến em cuối cùng lấy bông hoa trên bảng về. Nhóm nào xong trước, đúng sẽ thắng.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò:
* Trò chơi: quay kẹo kéo
- Cách chơi: Chủ trò quay đúng số nào thì HS có số thứ tự đó lên đọc bảng nhân 7. Em nào nhận đọc thuộc bảng nhân 7 được nhận 1 phần quà nhỏ.
- Dặn dò: Học thuộc lòng bảng nhân 7, xem bài luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đố nhau về phép nhân 6, phép chia 6.
- HS làm bảng con. 
- HS làm bảng con( 2 HS lên bảng giải)
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
- 7 chấm tròn
- 1 lần
- 7 chấm tròn
- 7 x 1 = 7
- HS lấy 2 lần( 3lần) mỗi làn 7 chấm tròn. 
- HS lấy và thảo luận
- Kết quả phép nhân sau( tích) lớn hơn tích trước 7 đơn vị.
- Đồng thanh + cá nhân.
- HS chơi theo chủ trò.
- 1 HS trả lời, 1 HSG tóm tắt.
- HS làm vào phiếu.
- 1 hS làm bảng nhóm .
- HS nhận xét.
- 2 nhóm mỗi nhóm 5 HS. 
- HS theo dõi.
- HS tiến hành chơi.
- HS nhận xét. 
- Bàn kẹo kéo ghi chữ số từ 1 đến số thứ tự cuối cùng của HS trong lớp.
- HS chú ý theo dõi.
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Nhờ sự lựa chọn các phương pháp dạy học đổi mới đã nêu trong đề tài mà học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt. Học sinh yếu không còn nhút nhát nữa, tự tin hơn khi làm các bài tập giáo viên yêu cầu. Học sinh khá, giỏi tích cực hơn trong các hoạt động. Đây là kết quả đáng mừng của tiết học đổi mới. Giáo viên dự giờ cũng cuốn hút vào các phương pháp dạy học đổi mới. Qua đó cũng rút ra được những đều bổ ích cho cả tổ ứng dụng sau này.
Lớp
Tổng số HS
Thời gian
Điểm
9 – 10
7 – 8
5 – 6
Dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3/1
34
ĐNăm
10
29,5%
12
35,3%
6
17,6%
6
17,6%
3/1
34
GHKI
18
52,9%
10
29,5%
6
17,6%
3/1
34
CHKI
20
58,8%
10
29,5%
4
11,7%
3/1
34
GHKII
22
64,7%
9
26,5%
3
8,8%
3/1
34
CHKII
26
76,5%
6
17,6%
2
5,9%
III/ PHẦN III: KẾT LUẬN: 
1. Tóm lược giải pháp:
Từ kết quả thu được, qua sự chuyển biến của từng đối tượng học sinh lớp tôi. Cho phép tôi khẳng định rằng: “ Muốn đổi mới phương pháp dạy học rèn kĩ năng thực hành nhân, chia trong bảng ở lớp 3” một cách sôi nổi, tự tin, sinh động hơn thì đòi hỏi tất cả giáo viên khi lên lớp dạy toán phải tâm huyết với nghề, phải thật sự yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên phải luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, luôn tự học tự rèn để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ. Luôn tìm tòi những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và luôn sử dụng tốt các vấn đề sau:
- Giáo viên phải chuẩn bị bài giảng tốt trước khi đến lớp.
- Sử dụng đồ dùng dạy học và phiếu bài tập cho hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với từng hoạt động dạy học và.từng loại bài tập.
- Tổ chức tốt các trò chơi học toán nhằm gây hứng thú trong học tập.
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp đổi mới dạy học đã nêu trong đề tài.
- Dạy học theo từng đối tượng học sinh.
- Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Tổ chức dự giờ, thao giảng, mở chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp có hiệu quả để rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học đổi mới hay nhất cho bản thân.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng: 
Đề tài này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán ở tất cả các trường Tiểu học. Vì thế có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên dạy lớp 3 trong toàn Quốc nói chung và tỉnh Long An nói riêng.
3. Kiến nghị: 
- Về phía cấp trường: Cần mở chuyên đề môn Toán lớp 3 cho tất cả giáo viên trong trường dự để rút kinh nghiệm cho phương pháp dạy học đổi mới. 
- Về phía cấp huyên: 
+ Tổ chức mở chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để các trường trong huyện học tập lẫn nhau.
+ Hội thảo đánh giá một tiết dạy cụ thể.
+ Chỉ đạo các cán bộ quản lý giáo dục trường học tổ chức xây dựng các tổ chuyên môn đi vào hoạt động đúng nghĩa và có kế hoạch thật cụ thể.
4. Tài liệu tham khảo:
	1. Phương pháp dạy toán Tiểu học – Tác giả – Phạm Đình Thực ( tập II) – Nhà xuất bản giáo dục.
	2. 200 câu hỏi đáp về dạy toán ở Tiểu học – Tác giả – Phạm Đình Thực – Nhà xuất bản giáo dục.
	3. Sách giáo khoa Toán 3 – Sách giáo viên Toán 3 – Nhà xuất bản giáo dục.
	4. Dạy và học ngày nay – Tạp chí của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.
	5. Các tài liệu về giáo dục Tiểu học.
 MUÏC LUÏC	 Trang
	I/ Phần I: Lí do choïn ñeà taøi	 1
	1.Ñaët vaán ñeà.	 1
	2.Muïc ñích ñeà taøi.	3
	3.Lòch söû ñeà taøi.	4
	4.Phaïm vi ñeà taøi.	4
	II/ Phần II: Noäi dung coâng vieäc ñaõ laøm	5
	1.Thöïc traïng ñeà taøi.	5
	2.Noäi dung caàn giaûi quyeát.	9
	3.Bieän phaùp giaûi quyeát.	 10
	4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:	29
	II/ Phần III: Keát luaän	 30
	1 Toùm löôïc giaûi phaùp.	 30
	2.Phaïm vi ñoái töôïng aùp duïng.	 30
	3.Kieán nghò.	 30
	4.Taøi lieäu tham khaûo.	 30

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(5).doc