Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn khối 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn khối 1

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Ngay từ tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen thuộc của tác giả Hoàng Công Sử:

“ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào.

Nào các bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều.

Một với một là hai, hai thêm hai là bốn.

Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.”

Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. Vậy còn giai đoạn trẻ vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục, tự nhiên xã hội, thủ công . Hầu hết các môn này học sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực, rất yêu thích. Trẻ học sôi nổi vì trẻ đã được làm quem ngay từ mẫu giáo. Nhưng còn Toán học thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao để học sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Những kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc sống

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: LÊ THỊ KIM THANH
Sinh ngày: 21 - 07 - 1978
Năm vào ngành: 2001
Chức vụ: Giáo viên
Bộ môn giảng dạy: Giảng dạy văn hoá và chủ nhiệm lớp 1ª3
Trình độ chuyên môn: CĐSP
Hệ đào tạo: Chính quy.
Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp trường
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
3
I
Lý do chọn đề tài
3
II
Đối tượng nghiên cứu
4
III
Mục đích nghiên cứu
4
IV
Phạm vi nghiên cứu
5
V
Thời gian nghiên cứu
5
VI
Phương pháp nghiên cứu
5
PHẦN II: PHÂN NỘI DUNG
6
Chương I: I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học
6
1
Vị trí của dạy học Toán
6
2
Nhiệm vụ của phân môn Toán
6
3
Những yêu cầu cơ bản của việc dạy Toán ở lớp 1
8
II
Nội dung, chương trình dạy Toán ở lớp 1
8
III
Nguyên tắc và phương pháp dạy học Toán
9
Chương II: Thực trạng của việc dạy học Toán ở tiểu học
11
I
Thực trạng của việc dạy học Toán ở trường tiểu học
11
II
Khả năng học toán và thực trạng dạy học toán của giáo viên và học sinh trường tiểu học hiện nay.
12
1
Về giáo viên
12
2
Về học sinh
13
Chương III: Một số giải pháp
14
I
Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
14
1
Khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1
15
II
Giải pháp cụ thể
16
III
Dạy thực nghiệm
23
IV
Kết quả đạt được
23
V
Bài học kinh nghiệm
22
PHẦN III. KẾT LUẬN
24
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngay từ tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen thuộc của tác giả Hoàng Công Sử:
“ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào.
Nào các bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều.
Một với một là hai, hai thêm hai là bốn.
Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.”
Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. Vậy còn giai đoạn trẻ vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục, tự nhiên xã hội, thủ công .... Hầu hết các môn này học sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực, rất yêu thích. Trẻ học sôi nổi vì trẻ đã được làm quem ngay từ mẫu giáo. Nhưng còn Toán học thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao để học sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Những kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc sống. Trong khi xã hội chúng ta đang hoà cùng thế giới bắt nhịp vào cuộc sống hiện đại rất nhanh. Một xã hội hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trẻ cũng cần phải có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ vào ai. Để làm được điều đó, trẻ phải nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Đặc biệt là môn Toán (môn học cơ bản). Môn toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, một nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất... được sử dụng cộng nghệ hiện đại như máy tính xách tay. Nhưng các em không bao giờ quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3... học các bài toán đầu tiên, các em không thể quên vì đó là những kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa là những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các em.
Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em. 
Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động học tập. Để “học mà chơi - chơi mà học”, đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. Mong các em trở thành những con người có ích giúp cho “non sông Việt Nam trở nên tươi sáng hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quộc năm châu” như trích thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi lại.
II. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1A3 - trường Tiểu học Ba Trại.
III. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 được tốt hơn.
Cụ thể:
+ Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1.
+ Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.
+ Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
+ Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
+ Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
Sách giáo khoa Toán 1.
Sách giáo viên Toán 1.
Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1.
Vở bài tập Toán của học sinh khối 1 và học sinh lớp 1A3.
Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
Tập thể giáo viên khối 1 trường Tiểu học Ba Trại.
V. Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 10 - 2012 đến 4 - 2013.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG.
Chương I: Cơ sở lý luận.
I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học.
1. Vị trí của dạy học môn Toán.
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò quyết định vì:
- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học.
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.
- Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động.
2. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán.
a. Nhiệm vụ chung:
Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:
- Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, cách viết, so sánh các số tự nhiên....
- Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ dài, khối lượng thời gian, .... Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các số đo đơn giản.
- Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp.
- Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện đúng quy trình bài toán.
- Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp...
- Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ, một số hình học, bài toán có lời văn....
- Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so sánh, ghi lại càc đọc các số, giá trị vị trí các chữ số, cấu tạo thập phận của số cps hai chữ số trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải một số bài toán đơn về cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình toán lớp 1.
3. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1.
a. Yêu cầu:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10.
- Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và biết dùng dụng cụ đo độ dài, biết xem ngày tháng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận dạng và gọi đúng tên, dùng thước để vẽ các hình đã học. Giải và trình bày bài toán có lời văn.
b. Trình độ tối thiểu cần đạt:
- Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100.
- Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm chắc thứ tự khi thực hiện phép tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ đơn giản (dạng điền số thích hợp vào ô trống).
- Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ dài cho trước (cm). Xem lịch, đồng hồ.
- Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã học.
- Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước với cấu trúc đơn giản.
II. Nội dung chương trình dạy Toán lớp 1.
Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần thời gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi tiết 35-40 phút được chia làm 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số đến 10, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Giai đoạn này lầ ... áo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện.
 b.Quy trình giải toán có lời văn.
 Gồm các bước:
 - Tìm hiểu bài toán.
 - Tóm tắt bài toán.
 - Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).
 Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn
Bài 1 trang 122: An có 4 quả bóng xanh vàcó 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ?
Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh
Quan sát tranh minh hoạ trong SGK
Đọc bài toán.
Đặt câu hỏi tìm hiểu bài.
 + Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng xanh ) 
 + Bài toán còn cho biết gì nữa? (và có 5 quả bóng đỏ) 
 + Bài toán yêu cầu tìm gì? (An có tất cả mấy quả bóng?) 
 Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
 Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm tắt.
 An có: 4 quả bóng xanh.
 có: 5 quả bóng đỏ.
 Có tất cả: . . . quả bóng?
Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.
Bước 3: Giải bài toán.
 Cã thÓ lång c©u lêi gi¶i vµo trong tãm t¾t ®Ó dùa vµo ®ã häc sinh dÔ viÕt c©u lêi gi¶i h¬n ch¼ng h¹n dùa vµo dßng cuèi tãm t¾t häc sinh cã thÓ viÕt ngay c©u lêi gi¶i víi nhiÒu c¸ch kh¸c nhau chø kh«ng b¾t buéc häc sinh ph¶i viÕt theo mét kiÓu.
Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 1 số cách sau: 
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi)và cuối (mấy quả bóng?) để có câu lời giải: “An có :” hoặc thêm từ là để có câu lời giải An có số quả bóng là:”
Cách 2: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số quả bóng An có tất cả là:”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Vídụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có mấy quả bóng?”. Học sinh viết câu lời giải:Có tất cả là:”.
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?” để học sinh trả lời miệng: “ Cả hai bạn có là” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
 Tất cả An có là:
 4+ 5 = 9 (quả bóng)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 5 = 9 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 9 rồi hỏi: “ 9 quả bóng này là của ai? ” ( số bóng của An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của An có tất cả là”Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau. Tiếp tục hướng dẫn học sinh viết các phép tính.
- Tôi nêu tiếp: “Muốn biết An có mấy quả bóng ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 5 = 9) hoặc 5 cộng 4 bằng mấy? (5 +4 = 9);
 Tiếp tục tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 quả bóng) nên ta viết “quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 5 = 9 ( quả bóng). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số.
 c. Trình bày bài giải bài toán có lời văn.
 Học sinh chưa tự mình trình bày bài toán có lời văn bao giờ nên việc trình bày bài toán có lời văn cũng là một việc làm rất khó. Giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận. Tuy nhiên việc học sinh làm sai hoặc viết câu lời giải chưa đúng cũng là điều khó tránh khỏi. Đây là 1 số trường hợp học sinh hay mắc phải.
Trường hợp 1:
Bài giải
4 + 5 = 9 quả bóng
Đáp số : 9 quả bóng.
 ( Phan Thành Dương. Học sinh chưa biết trình bày sao cho cân đối. Chưa biết viết câu lời giải.)
Trường hợp 2:
Bài giải
4 + 5 = 9 ( Quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng.
An có số quả bóng là:
( Đoàn Thị Mai Hoa. Học sinh không biết đưa câu lời giải lên trên phép tính)
Trường hợp 3:
Bài giải
An còn số quả bóng là:
4 + 5 = 9 ( quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
( Ngô Tiến Tài. Học sinh không biết viết câu lời giải).
Trường hợp 4: 
Bài giải
An có tất cả số quả bóng là:
4 + 5 = 9 ( quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
( Nguyễn Diệu Linh. Học sinh hiểu và làm được bài).
 III. DẠY THỰC NGHIỆM.
 Sau khi tiến hành 1 số giải pháp : “ Giải toán có lời văn”cho học sinh lớp 1.Tôi ra đề cho học sinh làm bài như sau:
 Vinh có 10 cái kẹo, bố cho Vinh thêm 10cái nữa.Hỏi Vinh có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
 Do nắm được vai trò quan trọng của phân môn Toán nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành thường xuyên trong các giờ Toán. So với thời gian đầu nhiều em còn làm sai, chưa biết trình bày câu lời giải, phép tính thì hiện giờ lớp tỉ lệ học sinh không biết giải toán có lời văn còn rất ít. Kĩ năng giải toán có lời văn qua đó mà nâng lên rõ rệt.
Đây là bảng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp “ rèn kĩ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1” vào quá trình dạy- học phân môn Toán lớp 1.
Lớp1A3
 HỌC SINH
TS: 35 em
Viết sai câu lời giải
Viết sai phép tính
Viết sai đáp số
Giải đúng cả 3 bước
Trước khi thực hiện đề tài
17 = 48,58%
10 = 28,57%
5 = 14,28%
3 = 8,57%
Sau khi
thực hiện đề tài
5 = 14,28%
6 = 17,14%
1 = 2,85%
23 = 65,73%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp rèn kĩ năng “giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1.Tôi nhận thấy nếu giáo viên ý thức được việc giải toán có lời văn mới lạ với học sinh ở phần câu lời giải thì ngay từ đầu năm khi học sinh được tiếp xúc với dạng toán: “ viết phép tính thích hợp ”. Học sinh được rèn luyện ngay từ việc nêu miệng bài toán, nêu miệng câu trả lời, nêu miệng phép tính thì sang đầu kì II việc học dạng “ Giải Toán có lời văn” sẽ rất đơn giản và nhẹ nhàng đối với cả giáo viên và học sinh.Tự bản thân tôi thấy:
Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà trường để quan tâm, giúp đỡ và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học không bị sa sút.
Giáo viên nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học hoặc bài soạn Power Point khi đến lớp( Trưòng tôi đã đầy đủ hệ thống máy chiếu, máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy)
Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng. Luôn bám sát tài liệu hướng dẫn sách giáo viên, luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học.
Sử dụng triệt để kênh hình trong sách giao khoa phục vụ cho giảng dạy.
Quan tâm đầy đủ, kịp thời tới cả 3 đối tượng học sinh trong lớp.
Năng dự giờ,học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức kinh nghiệm cho bản thân.
 - Chú ý hình thức khen thưởng, động viên đối với học sinh.
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
I. Đánh giá chung:
Với tinh thần trách nhiệm cao để cho trẻ cảm thấy không nặng nề quá khi phải học nhiều gay áp lực cho trẻ. Giáo viên tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi để học sinh luôn được: Học mà chơi - chơi mà học. Như vậy trẻ sẽ nhớ lâu, làm đúng, làm nhanh những bài học trên lớp cũng như ở nhà.
 II.Ý kiến đề xuất.
 Sau khi tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Toán lớp 1, trường tiểu học Ba Trại, cũng như xác định được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 1 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán .Để làm được điều đó, tôi mong muốn các cấp lãnh đạo, các ban ngành giáo dục:
 - Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy – học.
-Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
- Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường.- Các cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên v
à học sinh, tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện tốt quyền được học hành	Chắc chắn rằng giải pháp tôi đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường giúp, cho việc học tập đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Ba Trại ngày 9- 5-2013
 Người thực hiện
 Lê Thị Kim Thanh
 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày tháng năm
 Chủ tịch hội đồng
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
 Ngày tháng năm
 Chủ tịch hội đồng
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Giai toan co loi van lop 1.doc