I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Xã hội hoá là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.Để tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá , Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 05/2003-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, Y tế, văn hoá và Thể dục thể thao ( Gọi tắt là NQ 05) và tổ chức hội nghị quán triệt NQ 05. Hiện nay, các bộ ngành , địa phương đang tích cực hoàn thiện và phê duyệt đề án xã hội hoá trong từng lĩnh vực cụ thể, xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và đã khẩn trương xây dựng và ban hành một số cơ chế , chính sách cụ thể hoá NQ 05 cho từng lĩnh vực, hoàn chỉnh một bước công tác tổ chức và chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá.
Các bộ ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc tổ chức phổ biến quán triệt đầy đủ các chủ truơng chính sách của Đảng, Nhà nước, NQ 05 của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá nâng cao trách nhiệm của nhà nước đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực của xã hội tham gia xã hội hoá, bảo đảm cho việc thực hiện xã hội hoá có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng.
Đối tượng của Giáo dục- Đào tạo là con người. Mục tiêu của giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàn diện. Đối tượng của giáo dục ngoài chịu sự tác động của nhà trường còn chịu sự tác động của gia đình và xã hội. Phải huy động toàn xã hội làm giáo dục. Cả Nhà trường – Gia đình – Xã hội cùng thống nhất mục tiêu phát triển giáo dục, làm cho học sinh được rèn luyện học tập trong một môi trường lành mạnh , đồng hướng.
Trong quá trình phát triển Giáo dục - Đào tạo luôn có sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội . Tuy nhiên , có lúc có nơi vẫn còn quan niệm “ Sự nghiệp giáo dục trở thành quỹ phúc lợi của toàn xã hội “ . “ Giáo dục là một bộ phận trong cuộc cách mạng văn hoá , giáo viên ăn lương thì phải dạy “ . Do vậy , tư tưởng “khoán trắng” cho ngành giáo dục vẫn còn nên chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao .
Ngày nay , trong tình hình đổi mới đất nước , với xu thế hoà nhập vào cộng đồng của các nước trên thế giới , giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội , đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn trong sự trưởng thành của ngành giáo dục .
Kinh nghiệm chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học I – Lý do chọn đề tài : Xã hội hoá là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.Để tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá , Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 05/2003-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, Y tế, văn hoá và Thể dục thể thao ( Gọi tắt là NQ 05) và tổ chức hội nghị quán triệt NQ 05. Hiện nay, các bộ ngành , địa phương đang tích cực hoàn thiện và phê duyệt đề án xã hội hoá trong từng lĩnh vực cụ thể, xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và đã khẩn trương xây dựng và ban hành một số cơ chế , chính sách cụ thể hoá NQ 05 cho từng lĩnh vực, hoàn chỉnh một bước công tác tổ chức và chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá. Các bộ ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc tổ chức phổ biến quán triệt đầy đủ các chủ truơng chính sách của Đảng, Nhà nước, NQ 05 của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá nâng cao trách nhiệm của nhà nước đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực của xã hội tham gia xã hội hoá, bảo đảm cho việc thực hiện xã hội hoá có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng. Đối tượng của Giáo dục- Đào tạo là con người. Mục tiêu của giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàn diện. Đối tượng của giáo dục ngoài chịu sự tác động của nhà trường còn chịu sự tác động của gia đình và xã hội. Phải huy động toàn xã hội làm giáo dục. Cả Nhà trường – Gia đình – Xã hội cùng thống nhất mục tiêu phát triển giáo dục, làm cho học sinh được rèn luyện học tập trong một môi trường lành mạnh , đồng hướng. Trong quá trình phát triển Giáo dục - Đào tạo luôn có sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội . Tuy nhiên , có lúc có nơi vẫn còn quan niệm “ Sự nghiệp giáo dục trở thành quỹ phúc lợi của toàn xã hội “ . “ Giáo dục là một bộ phận trong cuộc cách mạng văn hoá , giáo viên ăn lương thì phải dạy “ . Do vậy , tư tưởng “khoán trắng” cho ngành giáo dục vẫn còn nên chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao . Ngày nay , trong tình hình đổi mới đất nước , với xu thế hoà nhập vào cộng đồng của các nước trên thế giới , giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội , đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn trong sự trưởng thành của ngành giáo dục . Xã hội hoá giáo dục để mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nhân lực , vật lực , tài lực trong xã hội , phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển nhanh, có chất lượng cao hơn, đó là chính sách lâu dài là phương châm thực hiện chính sách của Đảng của Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho hoạt động giáo dục. Khi nhân dân có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hoá giáo dục.Bởi vì giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân. Mặt khác, xã hội hoá giáo dục không phải là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước mà trái lại Nhà nước phải tìm thêm các nguồn thu để tăng tỉ lệ ngân sách cho giáo dục, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đó. Xã hội hoá giáo dục thực chất là xã hội hoá cách làm giáo dục nhằm làm cho mọi người tham gia hoà nhập để xây dựng nhà trường. Nghị quyết hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước có một trong bốn giải pháp đó là: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục”. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và của các trường Tiểu học nói riêng nhằm triển khai các hoạt động cụ thể trong chương trình hành động của Bộ GD&ĐT, đưa Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, ngày 26/4/1997 Bộ trưởng Bộ GD &ĐT đã ra quyết định số 1366/ GD-ĐT ban hành quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996-2000. Bản quy chế quy định cụ thể năm tiêu chuẩn để đánh giá một trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đó là: 1, Tổ chức và quản lí. 2, Xây dựng đội ngũ giáo viên. 3, Xây dựng cơ sở vật chất. 4, Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. 5, Hoạt động và chất lượng giáo dục. Như vậy, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục là một trong năm tiêu chuẩn để công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Việc xây dựng nhà trường phát triển đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay là nhiệm vụ khó khăn nhưng không kém phần quan trọng của các nhà trường. Nó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu hết sức mình của mỗi nhà trường nhưng không có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành , của cộng đồng xã hội thì không thể thành công được. Hiện nay ngành Giáo dục - Đào tạo đang chỉ đạo các trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và tiến tới đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Vì đây là con đường ngắn nhất để xây dựng một nhà trường mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội . Huy động cộng đồng chính là tập hợp tiềm năng của địa phương, của các lực lượng xã hội, của từng gia đình học sinh để xây dựng và phát triển nhà trường. Đây cũng là giải pháp mà các nhà quản lí cần quan tâm nghiên cứu. Huy động cộng đồng xã hội cùng tham gia là một việc làm tất yếu. Nên trong quá trình xây dựng việc giải quyết những yêu cầu trên là cần thiết, mang tính phổ biến và cấp bách đòi hỏi nhiều nhà trường nói chung và trường Tiểu học Thị Trấn huyện Quỳ Châu nói riêng phải phấn đấu không ngừng . Xuất phát từ nhận thức trên cũng như qua thực trạng việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục nói chung, tham gia xây dựng trường chúng tôi nói riêng, chúng tôi thấy còn những quan niệm về xã hội hoá giáo dục trên từng địa bàn cụ thể chưa được thống nhất. Nên việc chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều trở ngại về lý luận, mà chúng tôi chọn đề tài này và qua đây chúng tôi mạnh dạn nêu ra những kinh nghiệm chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Thị Trấn Quỳ Châu trong tình hình hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Thực hiện đề tài này để có biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học đạt hiệu quả tốt hơn. III. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Khảo sát thực trạng chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Thị Trấn Quỳ Châu Phát hiện nguyên nhân dẫn đến đến thành công và chưa thành công Đề xuất những kinh nghiệm để chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học. V . Các Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào quan điểm hệ thống cấu trúc , thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp cơ bản sau đây: - Thứ nhất : Dùng phương pháp điều tra - Xã hội học. Chủ yếu để khẳng định tính chân xác, tính đúng đắn của thực trạng, nguyên nhân và hệ thống biện pháp. - Thứ hai: Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết nhằm thống nhất một số quan điểm dùng làm cơ sở khoa học cho đề tài. - Thứ ba: Sử dụng phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm để xác định bản chất của thực trạng, nguyên nhân và rút ra hệ thống các biện pháp, giải pháp chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học. VI Giới hạn của đề tài: Trường Tiểu học Thị Trấn Quỳ Châu , tỉnh Nghệ An . VII. Điểm mới của đề tài: Làm rõ nhận thức một cách sâu sắc hơn của mọi lực lượng xã hội cũng như nhà trường về vấn đề xã hội hoá giáo dục trong tình hình hiện nay. VIII. Cấu trúc của đề tài: Ngoài mở đầu, phụ lục và kết luận, đề tài gồm 3 chương. Chương1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng về và nguyên nhân của việc chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học. Chương 3: Hệ thống biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học. Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài I. Giới thiệu các khái niệm cơ bản dùng trong đề tài - Chỉ đạo: Là hành động quản lí nhằm sắp xếp tổ chức bồi dưỡng tỉ mỉ, cẩn thận cho người thực hiện. - Xã hội hoá giáo dục: Là quá trình huy động cộng đồng – Các cá nhân, tập thể có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích muốn được chia sẻ với giáo dục vì sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo . II. Lịch sử vấn đề: Vấn đề này đã được nhiều tác giả, nhiều tài liệu bàn đến và đã bàn đến hầu đủ các phương diện, tính cụ thể chi tiết còn có nhiều quan điểm khác nhau. ở đây (đề tài này) chỉ đi vào giải quyết việc chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học gắn liền với nhà trường và địa phương cụ thể trong giai đoạn hiện nay. III. Những cơ sở khoa học khác: Việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước giao cho ngành GD&ĐT nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Nghị quyết số 90/CP của chính phủ ngày 23/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá hoạt động giáo dục khẳng định: “ Xã hội hoá giáo dục là vận động, tổ chức sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội và sự phát triển giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân”. Điều 49 - Điều lệ trường Tiểu học ghi rõ: “ Nhà trường phải chủ động phối hợp với hội đồng giáo dục xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân có tâm huyết với với sự nghiệp giáo dục trẻ em trong cộng đồng, nhằm:- Thống nhất quan điểm, nội dung , phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.- Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường “. Nghị quyết 59/CP- TTg ngày 19/1/2002 về kiên cố hoá nhà trường. Kêu gọi các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các nhà kinh doanh trong và ngoài nước ủng hộ chủ trương kiên cố hoá trường học. Công tác giáo dục ngày nay đã được nhân dân ta nhận thức rõ vị trí quan trọng của nó vì lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và lợi ích của từng cá nhân. Vì vậy các hình thức xã hội tham gia làm giáo dục ngày càng đông, phát triển một cách phong phú và đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo đi ... , nội dung và tổ chức thực hiện . Nhà trường giữ vai trò chủ động trong việc phát hiện nhu cầu giáo dục , chủ động trong việc giải quyết các phương án và các nhu cầu đó , chủ động trong việc tổ chức thực hiện . Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền với những nội dung thiết thực , dưới nhiều hình thức phong phú thông qua các phương tiện thông tin đại chúng , thông qua tổ chức liên hệ giữa lãnh đạo trường và lãnh đạo địa phương , thông qua đại hội giáo dục cơ sở , thông qua phòng truyền thống nhà trường , thông qua các cuộc giao lưu văn hoá ,văn nghệ của nhà trường . Từ đó nhận thức của cán bộ địa phương , của nhân dân về giáo dục được nâng lên , sự đồng tình với chủ trương của Đảng về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường có hiệu quả . 2 ) Đưa việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục vào các chương trình sinh hoạt của Đảng bộ , của hội đồng nhân dân . Biến nó thành nghị quyết của Đảng bộ , của hội đồng nhân dân Thị Trấn . Nghị quyết này được tuyên truyền đến tận người dân . Qua đó , người dân nắm bắt được chủ trương của địa phương , của nhà trường , tạo sự thống nhất cao nên việc tiến hành được thực hiện thuận lợi . 3) Muốn làm tốt công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường đòi hỏi người quản lý nhà trường phải nắm vững lý luận giáo dục , luật giáo dục ,các văn bản pháp quy của cấp trên , am hiểu điều kiện cụ thể của từng địa phương , của trường mìng để có sự tác động hợp lý và phù hợp với thực tế . II – Nhóm phương pháp triển khai thực hiện 1 ) Sau khi có nghị quyết về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường , nhà trường kết hợp với địa phương thành lập ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết trên . Thông qua khảo sát tình hình để đi đến quyết định cuối cùng . Lập dự toán kế hoạch xây dựng trước mắt và kế hoạch lâu dài . 2 ) Xác lập các mối quan hệ: Xây dựng củng cố mối quan hệ giữa nhà trường với cấp uỷ Đảng , chính quyền địa phương . Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm giúp họ thiết lập quan hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh . Quan hệ với hội trưởng Hội cha mẹ học sinh với các chi hội trưởng để họ trực tiếp tác động đến cộng đồng xã hội . Bằng cách đó , hiệu trưởng nắm bắt được tình hình của phụ huynh có đồng tình hay không đồng tình . Từ đó , nhà trường có hướng điều chỉnh các kế hoạch chủ trương cho phù hợp . 3 ) Không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục: Vì chất lượng giáo dục vừa là mục tiêu , vừa là phương tiện của việc chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường . Xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường . Chất lượng giáo dục của nhà trường là một phương tiện hùng mạnh nhất để nhà trường thuyết phục , thiết lập quan hệ với cộng đồng xã hội . Khi mọi thành viên trong cộng đồng đã tin tưởng và có niềm tự hào về nhà trường thì việc góp công , góp của để xây dựng nhà trường là có ý tự nguyện , tự giác . Chính vì vậy , chủ trương nào của nhà trưòng đề ra mà phù hợp thì họ ủng hộ ngay . Do vậy , việc nâng cao chất lượng toần diện của nhà trường là rất cần thiết . 4) Lôi cuốn cá nhân và tập thể , các cộng đồng xã hội , nhất là một số vị lãnh đạo địa phương có uy tín , một số dòng họ , một số cán bộ khối tham gia thực hiện các chức năng quản lý , lập kế hoạch, tổ chức thực hiện , lãnh đạo và kiểm tra . Biện pháp này nhằm gây lòng tin cho mọi người để tránh ngờ vực trong quá trình xây dựng và sử dụng đúng mục đích vầ hiệu quả nguồn lực đã huy động được . 5) Hiệu trưởng cần rèn luyện năng lực giao tiếp, có sự hiểu biết sâu sắc về cá nhân và các tập thể trong cộng đồng để thuyết phục , xác lập mối quan hệ, biết tổ chức hội họp, toạ đàm gặp gỡ riêng , biết sử dụng các phương tiện thông tin quảng cáo như : Đài truyền thanh truyền hình, công văn , thư ,thông báo ,Thực chất của vấn đề này là Hiệu trưởng phải có sự sáng tạo vận dụng vào thực tế từng đối tượng để vận động, tranh thủ sự ủng hộ của mọi người, mọi cấp, mọi ngành. 6) Kích thích vật chất và tinh thần để động viên các thành tích trong công tác xã hội hoá giáo dục: Nhà trường có trích một phần quỹ hàng năm để khen thưởng , tặng quà cho những học sinh nghèo ,tàn tật , học sinh nghèo vượt khó , học sinh giỏi các cấp , những giáo viên và cha mẹ học sinh có thành tích trong công tác này . 7) Việc củng cố Hội đồng giáo dục ở Thị Trấn (Chủ tịch hội đồng giáo dục và chủ tịch uỷ ban nhân dân Thị Trấn và Phó chủ tịch hội đồng giáo dục là Hiệu trưởng trường học, các thành viên hội đồng giáo dục là đại diện các đoàn thể, các giáo viên giỏi). Việc củng cố Hội đồng giáo dục ở trường ( Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng, thành viên hội đồng gồm Phó hiệu trưởng, Bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, giáo viên Tổng phụ trách Đội, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên giỏi, trưởng ban đại diện cho cha mẹ học sinh. Hội đồng giáo dục chỉ đạo thực hiện nghị quyết của hội đồng giáo dục: tham mưu cho Cấp uỷ , Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện mục tiêu , kế hoạch , biện pháp phát triển giáo dục ở địa phương III – Nhóm kiểm tra thực hiện Tổ chức tiến hành kiểm tra tiến trình xây dựng. Kiểm tra toàn bộ hoặc kiểm tra theo chuyên đề . Thông qua kiểm tra đánh giá nhận xét để có hướng bổ sung cho kế hoạch đề ra . Qua kiểm tra sẽ phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng , có hướng điều chỉnh cho phù hợp . Tóm lại : Các giải pháp xây dựng cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường là: - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường.Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn với một mục đích dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò bằng nhiều hình thức tuyên truyền như : Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các đại hội giáo dục tuyên dương kịp thời các điển hình tích cực, tiên tiến - Xây dựng kế hoạch để phân phối các nguồn lực. Việc phân phối các nguồn lực để huy động cộng đồng là một yêu cầu khá quan trọng trong quá trình thực hiện như phân phối lực lượng giáo viên giỏi cho các khối, lớp để có học sinh giỏi. - Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương, thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường.Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phấn đấu của mỗi một thầy cô giáo biến quá trình giảng dạy thành quá trình tự học của trẻ. Sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu . Đặc biệt là huy động đủ nguồn lực tinh thần. - Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm : Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Vì vậy, việc bố trí giáo viên dạy giỏi, dạy tốt làm công tác chủ nhiệm lớp tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh là điều tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Phải thường xuyên liên lạc và thông báo kết quả học sinh cho phụ huynh theo nhiều hình thức sáng tạo phù hợp với địa phương . - Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường. - Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương: Chính quyền địa phương là chỗ dựa cho việc triển khai huy động cộng đồng, là nơi có thể tạo lập môi trường lành mạnh cho giáo dục, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công giáo dục đào tạo nói chung. - Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội. Quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huy động cộng đồng , biết tận dụng thời cơ và biết làm những việc có ích cho cộng đồng dưới các hình thức. Chú ý tham gia các hoạt động địa phương - Hiệu trưởng thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong môi trường xã hội địa phương. Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược của Đảng ta đã được thể hiện trong nhiều nghị quyết. Có thể nói xã hội hoá giáo dục là quá trình huy động cộng đồng để xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng trách nhiệm. Sự đa dạng hoá về loại hình đào tạo cũng như nguồn lực xã hội dành cho giáo dục Việt Nam vẫn chưa được khai thác có hiệu quả vì thế để thực hiện có hiệu quả quá trình xã hội hoá giáo dục chúng ta phải nắm vững các hệ thống nguyên tắc cũng như quy trình huy động các lực lượng trong xã hội. Kết luận Trên đây là một số vấn đề được rút ra trong quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu .. Chúng tôi thấy rằng việc thực hiện chỉ đạo tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học là một việc làm rất cần thiết và quan trọng .Vì trong thời kì kinh tế thị trường và điều kiện của từng địa phương nếu không có sự đóng góp của cộng đồng xã hội thì không đủ sức xây dựng một nhà trường đáp ứng yêu cầu xã hội trong tình hình hiện nay. Cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức vai trò, ý thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, cá nhân và toàn xã hội về công tác xã hội hoá giáo dục. Phải hiểu đúng xã hội hoá giáo dục là một phương hướng lớn có tính chiến lược lâu dài của Đảng không nên coi đó là giải pháp tình thế mà cũng không phải vì nghèo mà xã hội hoá giáo dục. Muốn cho nhà trường là “trái tim” của cộng đồng và cộng đồng là chỗ dựa vững chắc của giáo dục ở địa phương, cần quán triệt nguyên tắc lợi ích hai chiều trong việc triển khai các biện pháp cụ thểđể hiệu quả của việc chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho giáo dục, cho nhà trường, mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho những người tham gia, cho cộng đồng, cho địa phương. Sức mạnh của cộng đồng xã hội sẽ giúp nhà trường hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Như Bác Hồ đã từng nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. ! Trong thời gian và tư liệu nghiên cứu khó khăn , phạm vi nghiên cứu hẹp nên đề tài không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong được sự chỉ giáo của các thầy , các cô, các đồng nghiệp để nâng cấp công trình, để đề tài sử dụng có hiệu quả hơn. Đề nghị cho phổ biến và áp dụng đề tài này.
Tài liệu đính kèm: