Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng là môn học có chức năng “kép” (Vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ )và là môn khoa học chiếm thời lượng lớn nhất (riêng lớp một chiếm 50 % thời lượng dạy – học – 10tiết / tuần ).

 Từ năm 2002 – 2003 trên phạm vi toàn quốc đã triển khai thống nhất một bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1so với cuôn sáchgiáo khoaTiếng Việt 1 mới. Xin nêu một trong bốn đặc điểm đó là: Coi trọng sự hình thành và rèn luyện cả bốn kĩ năng:

Nghe- đọc- nói- viết;trong đó kĩ năng đọc và viết vẫn đặt ở vị trí hàng đầu. Vì sao như vậy? Đây là nền tảng, nền tảng có vững, có tốt mới phát triển được. Trẻ em ở tiểu học nhất là ở lớp một đèu như một tờ giấy trắng, hoàn toàn trong sáng tinh khiết, chúng ta hãy gieo vào đây tất cả sự khởi đầu tốt đẹp cho các em đẻ hình thành nhân cách ngay từ tuổi thơ ấu, ngay từ buổi đầu cắp sách đến trường học.Đối với trẻ em lớp 1, nét chữ đầu tiên sẽ tạo tiền đề cho việc giáo dục khác tốt đẹp (ảnh hưởng của nó trên bình diện rộng sẽ nói ở phần sau ).

 

doc 12 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1124Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
Phần I
đặt vấn đề
 Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng là môn học có chức năng “kép” (Vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ )và là môn khoa học chiếm thời lượng lớn nhất (riêng lớp một chiếm 50 % thời lượng dạy – học – 10tiết / tuần ).
 Từ năm 2002 – 2003 trên phạm vi toàn quốc đã triển khai thống nhất một bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1so với cuôn sáchgiáo khoaTiếng Việt 1 mới. Xin nêu một trong bốn đặc điểm đó là: Coi trọng sự hình thành và rèn luyện cả bốn kĩ năng:
Nghe- đọc- nói- viết;trong đó kĩ năng đọc và viết vẫn đặt ở vị trí hàng đầu. Vì sao như vậy? Đây là nền tảng, nền tảng có vững, có tốt mới phát triển được. Trẻ em ở tiểu học nhất là ở lớp một đèu như một tờ giấy trắng, hoàn toàn trong sáng tinh khiết, chúng ta hãy gieo vào đây tất cả sự khởi đầu tốt đẹp cho các em đẻ hình thành nhân cách ngay từ tuổi thơ ấu, ngay từ buổi đầu cắp sách đến trường học.Đối với trẻ em lớp 1, nét chữ đầu tiên sẽ tạo tiền đề cho việc giáo dục khác tốt đẹp (ảnh hưởng của nó trên bình diện rộng sẽ nói ở phần sau ).
 Là giáo viên lớp 1 được một số năm tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về rèn đọc và luyện chữ viết cho học sinh lớp 1, cộng với yêu cầu mới nói trênkinh nghiệm này càng được nhân lên và đạt hiệu quả tốt. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bàylại một số việc có hiệu quả đó góp phần tích cực vào việc dạy – học theo chương trình đổi mới ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Đó là lý do tôi chọníáng kiến kinh nghiệm này. 
 Trong yêu cầu của toàn bộ chương trình cấp tiểu học, mỗi lớp có một yêu cầu riêng, chúng ta phải nắm vững mức độ của nó để đặt cho mình một yêu cầu nghiêm ngặt, nhất là đối với lớp 1.
 Yêu cầu cụ thể đối với lớp 1 là: (yêu cầu về kĩ năng) 
 *Đọc:
- Đọc thành tiếng : 
+ Biết cầm sách đúng tư thế .
 + Đọc đúng và trơn tiếng ; đọc liền từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã học (độ dài câu khoảng 10 tiếng )
 - Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao ) trong sách giáo khoa .
 *Viết: 
 - Viết chữ : Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ,tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định; Tập viết các chữ số đã học .
-Viết chính tả:
+ Hình thức chính tả: Tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả. 
+Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng:g/ gh; ng/ ngh; c/k/q
 +Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi ).
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
+Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
*thực trạng khi chưa có sáng kiến.
Ngược thời gian những năm trướctôi thấy có những điều chưa cập. Những điều chưa cập ấy biểu hiện là:
 - Phần đọc: Đọc ê, a, ngắc ngứ, không biết ngắt nghỉ theo đúng quy địnhdẫn tới không hiểu nội dung hoặc từ cần diễn đạt. Tình trạng đọc quá nhỏ là phổ biến Một bộ phận tuy ít hơn nhưng đọc quá to.
 - Phần viết: Phổ biến là không đúng kích thước ( hoặc to, cao quá, hoạc nhỏ không cập chiều cao quy định – khoảng cách giữa chữ với chữ - giữa tiếng với tiếng không hợp lý. Nét chữ không mềm mại. Tư thế ngồi phổ biến là vẹo cột sống, giữa mắt và giấy viết quá gần: tư thế này là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là lớp 1) 
 Nguyên nhân có hai nguyên nhân chính:
*Về nhận thức:
 - Người dạy: Chưa thấy hết ý nghĩa “nét chữ, nết người” chưa toàn tâm toàn ý tập trung vào rèn chữ theo đúng yêu cầu như đã đề ra. Thực trạng: Để học sinh vẽ chữ. Dạy toàn diện, chứ đâu chỉ viết chữ tốt, chữ đẹp , viết đúng – người dạy còn chăm lo đến các môn học khác vì chương trình nhiều , chưa thấy sự ảnh hưởng nhiều mặt của nó. Do đó việc quan tâm đến chữ viết có phần xem nhẹ , nhất là đối với lớp 1 , quan niêm hoàn toàn sai lầm .
 - Người đọc (học sinh): Thực trạng là vẽ chữ . Học (học sinh) chỉ cần vẽ sao có, hình có đủ nét để đọc được .
 - Cha mẹ các em : Một mặt khoán cho thầy cô ở nhà trường , mặt khác thì hoặc là trình độ học vấn có hạn ; hoặc là người có trình độ học vấn cao lại không có phương pháp .
Viết đi đôi với đọc- thường đọc đúng thì viết đúng và ngược lại. Đọc đúng đọc chuẩn, đọc tốt có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lớn đến việc học tập các môn học khác (đọc đúng đọc tốt dẫn tới hiểu nội dung từ đó nâng cao kiến thức toàn diện ).
*Về thực tế:
- Một bộ phận học sinh đọc chưa thạo, chưa đúng, viết sai mẫu dẫn đến lớp trên
không có cơ hội để sửa. Đọc sai, viết sai, chữ sấu hoàn toàn do giáo viên dạy lớp 1 (Không có ngoại lệ nào).
*Tóm lại: Do nhận thức như trên, nhiều học sinh (có thể nói một tỷ lệ không
nhỏ học sinh không đạt yêu cầu về đọc viết ở các lớp, trong đó bắt đầu từ lớp 1 ). Thực trạng trên có ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, nhất là đối với những người cao tuổi vì học có điều thực tế để so sánh (xưa –nay). Một sự phàn nàn rằng:trẻ con bây giờ đọc không ra đọc, chữ viết xấu quá. Trong thực tế thì không phải là tất cả. Nhưng những điều chưa tốt hay được nổi cộm, mặt khác đó là vấn đề xã hội. Nhà trường, thầy giáo 
chúng ta suy nghĩ gì ? Theo tôi trách nhiệm đó hoàn toàn thuộc về chúng ta. Đứng 
trước tình trạng đó ngành giáo dục sẽ sớm có biện pháp tích cực. Năm học 2001 – 2002 Bộ giáo dục - đào tạo có chủ trương thi chữ viết đẹp đối với giáo viên, học sinh. 
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
Đó cũng chính là một điều nhắc nhở chúng ta và trao cho chúng ta một trách nhiệm lớn lao đối với thế hệ trẻ.
	Tôi tự đặt cho mình một câu hỏi lớn: Có rất nhiều việc khó khăn người thầy giáo có thể làm được ? (điều kiện sẽ nói ở phần sau).
 * Rèn luyện cho trẻ: tập đọc, viết tốt ngay từ lớp 1- không làm dược điều đó sẽ gây nên một tác hại lớn, có thể quy về mấy tác hại sau đây: 
- Không đọc thông viết thạo thì sẽ không hiểu biết, không có tri thức. 
- Đọc không tốt, hoặc đọc sai nội dung văn bản sẽ không hiểu được văn bản đó.
Như vậy trong khoa học tự nhiên bị hạn chế. 
	- Đọc sai, hiểu sai văn bản chẳng những tác hại như trên mà còn không góp
phần giáo dục phẩm chất và tâm hồn các em. 
 	- Viết sai, đọc sai ắt là sai nghĩa, sai văn bản. 
	- Trong viết chữ có nhiều khâu nhưng trước hết không được rèn luyện sẽ ảnh
hưởng trực tiếp sức khỏe ( tư thế không đúng bị vẹo cột sống, nhìn gần quá bị cận thị, trái lại nhìn xa quá bị viễn thị ). 
- Đọc hay, đọc đúng, viết đẹp có thể làm được, song đòi hỏi phải công phu, tỉ
mỉ, nghệ thuật, phải thật sự nhiệt tình, có lòng yêu trẻ. 
.
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
Phần II
GiảI quyết vấn đề
1.Cơ sở lý luận và thực tiễn. 
 Từ quy luật nhận thức là: Từ cụ thể đến tư duy trừu tượng – trẻ em nhận biết câu đúng sai, xấu hay đẹp thông qua sự hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên. Do đó giáo viên làm mẫu học sinh bắt chước. Phần trên khẳng định trẻ em lớp 1 như tờ giấy trắng, người gieo vào đó tốt hay xấu là người thầy giáo, là quyết định “ không có ngoại lệ’’. Thực tế cho thấy người thầy giáo hướng dẫn, chỉ bảo thế nào, trò làm theo như thế.
 “ Thầy nào trò ấy ’’ . 
2. quá trình thực nghiệm giải pháp mới. 
	Giáo viên chủ động là cơ bản, song phải biết kết hợp các điều kiện. Trước hết phải nói đến những điều thuận lợi và những khó khăn trong quá trình thực hiện. 
 a). Thuận lợi: 
	- Cơ sở vật chất là yếu tố quá trình để tạo nên thắng lợi: Lớp học rộng, đủ kích thước, ánh sáng, bàn ghế đủ ( 2em/ 1bộ bàn ghế )- đúng quy cách. Học sinh nhìn chung đủ sách học, sách tham khảo, vở viết giấy tốt, bút viết, bảng từ. Đời sống tương đối ổn định, tổ chức được 100% số học sinh học cả 2 buổi / ngày. 
	- Nhà trường ( Ban giám hiệu, giáo viên ) chú ý quan tâm đặc biệt đối với lớp 1. 
	- Phụ huynh học sinh nhìn chung nhiệt tình, tập chung lo cho con cái được chu đáo hơn. 
	- Bản thân giáo viên chữ viết đẹp, cẩn thận, giảng dạy nhiệt tình, kiên trì, tỷ mỷ, chu đáo , tất cả vì học sinh thân yêu. 
 b). Khó khăn: 
	- Phần nhiều phụ huynh học sinh ( như đã nòi ở trên ) hoặc là trình độ học vấn thấp hoặc là người có trình độ học vấn cao lại không có phương pháp. Nhưng khó khăn hơn cả là nhận thức chưa thấy hết tầm quan trọng của vấn đề và sự ảnh hưởng của nó đến giáo dục toàn diện. 
	 Biết tận dụng những thuận lợi và khắc phục được những khó khăn, trong quá trình rèn đọc và rèn chữ viết cho học sinh tôi đã thể hiện được nhũng việc làm cụ thể sau: 
 	-Trước hết tôi làm nhiệm vụ điều tra cơ bản: Chỉ làm nhiệm vụ điều tra sơ bộ vì trẻ
em bắt đầu vào lớp 1 coi như chưa biết gì và như vậy không có gì để so sánh. Vậy phần điều tra sơ bộ tôi đã làm những phần việc sau:
+Công việc chuẩn bị học tập của học sinh.
+Sách vở, kể cả sách bài tập. 
+ Đặc điểm từng em: Nói to, nói nhỏ( thường những em nhút nhát sẽ nói nhỏ, đọc nhỏ)
+ Sức khỏe: Mắt, tay(xem có dị tật gì)
+ Hoàn cảnh gia đình(phân loại thành phần qua giấy khai sinh hoặc học sinh, 
qua phụ huynh học sinh).
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
-Thống nhất trong học sinh thông qua phụ huynh: Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi
đã chuẩn bị thật kĩ lưỡng để thông qua những quy định chung để phụ huynh phối hợp cùng giáo viên quản lý, hướng dẫn học sinh. Đây là việc làm rất quan trọng để có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Việc thống nhất này nhằm hai nội dung:
 	+ Thống nhất được những quy định vừa có tính bắt buộc vừa có tính quy ước.
 	+ Phụ huynh nắm được một phần chính về phương pháp để phối hợp.
 	- Đối với phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, người thầy vẫn giữ vai trò “tổ chức”. Gáo viên tìm cách thiết kế, định hướng, tổ chức bài dạy để học sinh hoạt động tự tìm ra kiến thức. Đó là phương pháp, là cách thức mà hiện naychúng ta đang quan tâm. Vì vậy tôi đã chuẩn bị tâm thế cho học sinh lớp 1 bằng một việc làm cụ thể:sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, tư thế ngồi học, cầm sách đọc, cầm bút, giơ tay phát ...  viết (từng chữ) cao bao nhiêu, chiều rộng mấy ô: có nết khuyết, cong, thắng nào (cho một số em chỉ). Kiểm tra cách cầm bút, để vở lần cuối trước khi thực hành viết.
Luyện: Sau mỗi bài viết giáo viên đều phân loại, thường thành ba loại: viết
đúng, đẹp
loại viết đúng nhưng chưa đẹp, loại viết còn sai.Đối với bộ phận học sinh viết sai 
mẫu, sai kích cỡ cần tập trung nhiều công sức của giáo viên để sửa cho các em. Yêu 
cầu học sinh xác định lại kích thước ( thường bộ phận ít này là sức chú ý cao). Dùng bút đánh dấu chấm vào những chỗ cần kéo dài và cao, chiều ngang. Thường phải làm những động tác này chậm lại nên yêu cầu những đối tượng này bước đầu chỉ cần viết 
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
Số lượng ít hơn. mặt khác hoặc là đến nhà hoặc trao đổi với phụ huynh khi cuối buổi đến đón con.
-Phát huy trí lực của học sinh: Dùng câu đố vui hoặc những câu hỏi để nhẹ nhàng, gần gũi
với các em. Có thể cho một bài tập ngoài giờ cho các em viết vào mảnh giấy nộp cho cô xem, chấm và tất nhiên có lời khen nhiều, lời khen chê nhẹ nhàng. Hoặc là những câu hỏi: em có biết vì sao dấu thanh(- / ? ~ )lại đặt ở vị trí đó (quy định). Câu hỏi này không bắt buộc phải trả lời ( vì các em có thể chưa biết ). Loại câu hỏi này chỉ gợi ý tò mò, giáo viên nên kịp thời giải thích tránh để các em trả lời sai nhiều mới điều chỉnh.
b. Rèn đọc:
Trong thực tế đời sống cũng như ở khu vực dân cư khác nhau, trẻ em có khả năng xuất hiện
sớm về nhiều năng lực: Có em khi bắt đầu vào lớp 1 đã nhớ được nhiều câu chuyện ngắn, một bài thơ dài, đồng giao, câu đố. Song nhớ nhầm, đó chỉ là truyền miệng thôi chứ vào cuộc (thực tế trẻ đã biết chữ đâu) 
	Nhưng đó cũng là điều thuận lợi để rèn viết và đọc ở thời kì đầu khi mới bước vào trường. Chúng ta phải chú ý, trẻ em thường bắt chước rất nhanh nhạy. Song, như đã nói ở trên là các em chưa biết chữ. Công việc đầu tiên là phải làm sao cho các em biết các âm, vần, ghép vần, tiếng, từ, câu. Đây là một quy trình bình thường. Trong tất cả các khâu trong quá trình dạy, ngoài khâu rèn chữ viết còn có một khâu quan trọng là đọc, đọc đúng các âm, vần đọc thành tiếng, đọc từ đọc câu, ngắt nghỉ đúng chỗ.để việc rèn đọc cho học sinh tôi đã tiến hành những công việc là:
Trước hết tôi rèn tư thế: đứng thẳng- hai tay cầm sách đọc(đã có mẫu chung),đọc xa gần
( như viết). Trước khi đọc giáo viêncũng làm động tác như viết, tức là cô làm mẫu, cả lớp làm theo, uốn nắn cá nhân. Học sinh tự rèn cá nhân về tư thể học, làm đi làm lại nhiều lần.
- Về trường độ: Qua điều tra thì thấy lớp có 23 em thì trong đó có 4 em đọc quá
to, 13 em đọc vừa phải,6 em đọc rất nhỏ thường nhút nhát, trái lại một số em đọc quá tocó thể do sức khỏe hoặc do hiếu động). để điều chỉnh được tôiđã dùng phương pháp như trên(làm mẫu, cả lớp làm theo).Ví dụ đọc a, cả lớp đọc theo, giáo viên chủ ý lắng nghe, rồi yêu cầu những em đọc to, đọc lại , giảm đi. Đặc biệt những em đọc quá nhỏ, giáo viên điều chỉnh cho được, yêu cầu nâng lên, không công nhận cho qua khi có em đọc còn quá nhỏhay quá to. 
-Đọc đúng: Ngay từ buổi đầu vào lớp 1 các em đã bắt đầu được đọc
+ Đọc âm: đọc dứt khoát, không ê a kéo dài. 
+Đọc vần: đọc theo trình tự rành rọt.
+ Đánh vần rồi đọc trơn(đánh vần có quy trình chung) 
Tôi đã chú ý phân biệt vần:ưu với iu, ươu với iêu, phụ âm đầu: ch với tr, x với s, d, gi, r.Tôi đặc biệt chú ý phát âm từng âm tiết (từng tiếng) là quan trọng hơn cả- còn việc phát âm tách bạch từng âm và miêu tả từng âm chỉ cầnthiết khi phải sửa lỗi phát âm. 
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
-Đọc trơn từng tiếng:Tôi chú ý để chỉ đạohướng dẫn học sinh là: không phải hoạt động có đọc trơn được một iếng là nắm vững cấu trúc của từ ấy. Có thể học sinh chỉ là một sự liên hệ giữa cách đọc chữ ấy đã dược chỉ giác một cách tổng hợp không phân tích (theo đặc điểm chi giác của trẻ em ).vậy học sinh đọc trơn được một tiếng không phải là do nhớ chỗ của nó trên trong bài học mà là do nắm dược cấu trúc của tiếng ấy. Tôi đã chú ý học sinh tiếp thu sách đọc từ hai hướng
 + Từ các âm vị thành tố đến âm tiết ( hướng tổng hợp) b + e = be 
 + Từ âm tiết đến các âm vị thành tố ( hướng phân tích ) be = b + e 
Đối với đối tượng học sinh đã nhanh chóng đọc trơn được một âm tiết thì cần kiểm tra khả năng phân tích âm tiết . Đối với học sinh phải tổng hợp các âm vị thành tố mới, mới nhận diện được âm tiết thì tôi lại luyện cho đối tượng này đọc trơn được nhanh hơn.
Hiệu quả mới- ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua quá trình giảng dạy, ngoài phương pháp quy định chúng tôi đã tự tìm tòi với cả năng lực, suy nghĩ học tập của mình, tôi thấy chất lượng giảng dạy của bản thân tôi được nâng lên và hiệu quả học sinh có tiến bộ rõ nét. Kết quả học tập của học sinh chỉ tính riêng hai khâu: đọc và viết ở lớp 1 tôi phụ trách có thể đánh giá là tương đối tốt. Cụ thể là(riêng chất lượng đọc – viết). 
Năm học
Tổng số 
học sinh
Đọc tốt
(chuẩn)
Đọc đúng-
Còn hơi chậm
Riêng phát âm chuẩn
Ghi chú
2006-2007
20
12
60%
8
40%
12
60%
2007-2008
20
13
65%
7
35%
13
65%
2008-2009
23
16
70%
7
30%
16
70%
Riêng năm học 2008 2009 mới được ba tháng, qua kiểm tra kháo sát phần viết và đọc trên tổng số 23 em theo yêu cầu của chương trình thì có 16 em đọc tốt =70% viết đúng(cả về kĩ thuật và thời gian) có 16 em = 70%.
	Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo con người. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên và được xác định là: “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân” (luật PCGDTH). Với ý nghĩa ấy tôi đã tự xác định cho mình là giáo viên dạy lớp 1, lớp bắt đầu của bậc học có ý nghĩa quan trọng đến nhường nào. Qua một số năm giảng dạy ở lớp 1, thông qua những năm trước đều có chất lượng về chữ viết và đọc. Phụ huynh tin tưởng và tôi được nghe những lời động viên tốt đẹp, đó chính là động lực thúc đẩy bản thân tôi cố gắng vươn lên.
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
Phần III
Bài học kinh nghiệm
l. Kinh nghiệm cụ thể.
Cụ thể là: Rèn kĩ năng đọc- viết cho học sinh lớp 1. 
Thông qua việc làm có hiệu quả thên và qua kinh nghiệm một số năm thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Bài học trước tiên tôi rút ra là: Muốn có kinh nghiệm, muốn đạt hiệu quả tốt
Trong khoa học hay trong giảng dạy là phải có lòng say mê với nghề nghiệp, lòng say mê với nghề nghiệp bắt nguần từ lòng yêu trẻ, tất cả vì học sinh , coi chúng như chính con em ruột thịt của mình. Trên báo chí , sách vở và bằng nhiều nguồn thông tin, có nhiều cán bộ giáo viên hết lòng vì học sinh và cũng chính vì họ có tấm lòng ấy nên đã vượt lên trên những khó khăn mà có được những sáng kiến trở thành kinh nghiệm.
Quá trình dạy học cũng như các ngành khoa học khác là quá trình tích lũy.
Cần tích lũy nhiều mặt: Kiến thức- thể nghiệm trong cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm.
Là giáo viên( đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1), ngoài những phẩm chất chung
phải có những phẩm chất khác là: Kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận, tính gương mẫu cao và lòng vị tha. 
4- Nắm bắt được cách nhạy bén về tình hình chuyển biến ( đặc biệt là của ngành) để nghiên cứu, học tập, thử nghiệm, áp dụng và điều chỉnh vì từng ngày, từng giờ có những thay đổi( nhất là trong năm học 2002- 2003) có những thay đổi lớn như chương trình sách giáo khoa, phương pháp mới tiểu học, bắt đầu từ lớp 1.
5- Luôn sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, nhanh chóng lược bỏ những phương pháp cũ kỹ và không phù hợp, chớp lấy cái mới, cái tiên tiến hơn và áp dụng trong thực tế đối tượng học sinh của mình để đạt hiệu quả cao.
6- Tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất góp một phần vào thành công của việc dạy học: Lớp đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, vở, sách tham khảo, các dụng cụ khác phục vụ cho giảng dạy và học tập
7- Cần làm tốt mối quan hệ với phụ huynh học sinhđể họ làm giúp chúng ta làm ba việc:
 - Chăm lo sức khỏe cho học sinh(ăn mặc, quần áo)
 - Chuẩn bị tốt các đồ dùng, sách vở cho học sinh.
 - Nắm được và phối hợp với giáo viên để theo mdõi và cùng với giáo viên chăm lo việc học tập của con em mình(đặc biệt là lớp 1) 
ll- Đề xuất, kiến nghị hướng phát triển tiếp sáng kiến.
1. Với phòng giáo dục- Đào tạo:
- Nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường hoặc tổ chức cả huyện cho từng khối lớp để trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau.
- Tiếp tục tổ chức thi hàng năm về học, viết ở cấp huyện đối với giáo viên và học sinh.
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 
2. đối với cấp xã:
-Chăm lo tốt hơn cho việc xây dưng cơ sở vật chất cho dạy và học.
3. Với nhà trường: 
	- Tổ chức, củng cố tốt hội cha mẹ học sinh đẻ cho hội này thực sự cùng với nhà trường chăm lo giáo dục toàn diện cho học sinh.
	Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học có vị trí quan trọng. Trong đó có môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành kĩ năng nghe, đọc, viết. Thực chất của vấn đề là hình thành cho học sinh về ngôn ngữ Tiếng Việt để làm cơ sở cho việc học lên và học tập các môn khác.
Vì vậy việc chăm lo đến chữ viết, đọc, nói ở bậc tiểu học bắt đầu từ lớp 1 là nhiệm vụ và trách nhiệm rất quan trọng của người làm công tác giảng dạy ở lớp 1 để tạo đà cho các em học lên. 
	Nắm bắt được yêu cầu quan trọng này, là giáo viên được giảng dạy lớp 1 một số năm tôi đã tập trung vào rút kinh nghiệm và đã có kết quả tốt.
	Tuy nhiên kinh nghiệm của tôi vẫn còc hạn chế. Mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
GV: Liễu Thị Hương trường tiểu học xuân lũng
trường tiểu học xuân lũng
sáng kiến Kinh nghiệm
kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết
cho học sinh lớp 1
Người thực hiện: Liễu Thị Hương
Chủ nhiệm: Lớp 1B
Trường: tiểu học xuân lũng
Thời gian thực hiện: học kì I năm học 2008 – 2009
Nơi thực hiện: lớp 1B trườngtiểu học xuân lũng
Năm học 2008- 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem ren ki nang doc viet cho HS lop 1.doc