Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và tổ chức trò chơi học tập – thi đố em môn toán lóp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và tổ chức trò chơi học tập – thi đố em môn toán lóp 1

 LÝ DO ĐỀ TÀI   

 Đối với các em học sinh mới bước vào lớp 1, môn toán

 không những khô khan và khó tiếp thu mà ngay cả đối với giáo viên cũng gặp nhiều trăn trở trong khi truyền đạt kiến thức môn học này. Như chúng

 ta đều biết đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh tiểu học, chơi là

 một nhu cầu không thể thiếu được trong mọi sinh hoạt hằng ngày.Vì vậy,

 việc sử dụng trò chơi học tập trong môn toán là hết sức cần thiết và có ích .

 Do đó, tôi luôn đi tìm lời giải cho câu hỏi sau đây : tôi phải thiết kế và tổ chức trò chơi học tập như thế nào để phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học sinh ?

 Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi đã không ngừng tìm tòi

 và tổ chức hình thức dạy học. Đến nay, tôi nhận ra rằng hầu hết các em rất thích học môn toán hơn các môn học khác .

 Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn chọn đề tài : “ Kinh nghiệm thiết

 kế và tổ chức trò chơi học tập – thi đố em môn toán lóp 1”

 

doc 9 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 577Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và tổ chức trò chơi học tập – thi đố em môn toán lóp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 1/ Mục lục 
 2/ Lý do chọn đề tài 
 3/ Một số trò chơi thực nghiệm 
 4/ Bài học kinh nghi nghiệm 
 LÝ DO ĐỀ TÀI 
 š & ›
 Đối với các em học sinh mới bước vào lớp 1, môn toán
 không những khô khan và khó tiếp thu mà ngay cả đối với giáo viên cũng gặp nhiều trăn trở trong khi truyền đạt kiến thức môn học này. Như chúng 
 ta đều biết đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh tiểu học, chơi là 
 một nhu cầu không thể thiếu được trong mọi sinh hoạt hằng ngày.Vì vậy,
 việc sử dụng trò chơi học tập trong môn toán là hết sức cần thiết và có ích .
 Do đó, tôi luôn đi tìm lời giải cho câu hỏi sau đây : tôi phải thiết kế và tổ chức trò chơi học tập như thế nào để phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học sinh ?
 Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi đã không ngừng tìm tòi
 và tổ chức hình thức dạy học. Đến nay, tôi nhận ra rằng hầu hết các em rất thích học môn toán hơn các môn học khác .
 Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn chọn đề tài : “ Kinh nghiệm thiết
 kế và tổ chức trò chơi học tập – thi đố em môn toán lóp 1”
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Thuận lợi:
 _ Tôi được sự quan tâm và hỗ trợ hết mình của Lãnh đạo trường 
 và các đồng nghiệp, nhất là giáp viên lớp 1 .
 _ Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được cấp 
 trên cung cấp đầy đủ .
 _ Phần đông các quý phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con 
 em mình .
Khó khăn : 
 _ Đa số học sinh chưa ham môn toán .
 _ Học sinh chỉ ghi nhớ nội dung học một cách thụ động và khá 
 máy móc .
 _ Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã từng bước đưa trò chơi
 học tập vào các giờ học. 
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1/ Nghiên cứu chương trình :
 Chương trình toán lớp 1 gồm có 04 nội dung chính .
 *Các số đến 10. Hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
 * Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 .
 * Các số trong phạm vi 100. Đo độ dài . Giải toán .
 * Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100. Đo thời gian .
 Sau khi học xong chương trình, các em sẽ : 
 -Biết đọc - viết, so sánh các số, cộng trừ các số trong phạm vi
 100 .
 -Biết nhận dạng hình đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình 
 tam giác 
 - Biết đo độ dài, vẽ đoạn thẳng cho trước ở mức độ đơn 
 giản .
 - Biết giải toán có lời văn bằng một phép tính ( cộng hoặc trừ ) .
 - Ngoài ra, học sinh còn tập làm quen với số đo thời gian, xem 
đồng hồ .
 Qua kinh nghiệm tổ chức nhiều lần, tôi xin minh họa một số nội dung và 
 hình thức tổ chức 1 giờ thi đố em mà tôi đã tiến hành và đạt được hiệu quả cao .
 TRÒ CHƠI : “TÌM BẠN MÁY TÍNH ”
 I/ BƯỚC 1 :
 CHUẨN BỊ : 2 bộ quân bài, mỗi bộ 5 quân như sau :
40-20=
31+15=
24+25=
16+23=
50 +40=
54 -2=
60+ 38=
22+40=
30+10=
44- 34=
 *Bảng điểm, phần thưởng .
 * Các hoạt động dạy - học:
 F Cách chơi : 
 Chọn hai đội, mỗi đội 05 bạn bước lên chơi. Ở dưới các bạn cổ vũ 
 Giáo viên đặt úp các quân bài trước mặt 2 đội .
 Khi đội đã sẵn sàng, giáo viên ra lệnh : “ bắt đầu !” và tính giờ thì tất cả 05 bạn của mỗi đội tự lật quân bài của mình rồi nhẩm và viết kết quả của phép tính đó vào quân bài. Làm xong các bạn nộp cho giáo viên .
 Sau thời gian 2 phút, nếu đội nào xong trước và đúng thì thắng cuộc 
 và đội đó được các khán giả bên dưới tung hô : “ Xin chào bạn máy tính ” rồi vỗ tay hoan hô .. Mỗi phép tính đúng được 1 điểm .
 TRÒ CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ .
 TRÒ CHƠI “ CHUYỀN ĐIỆN ” .
 Toàn bộ khán giả lớp 1 cùng chơi .
 Nội dung : phép cộng ,phép trừ trong phạm vi 10 .
 Cách chơi :
 Giáo viên hỏi trước ( ví dụ như 2 cộng với 5 bằng mấy ? hoặc 8 trừ 3 bằng mấy ? ) rồi chỉ một bạn bất kỳ trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi ( tương tự như trên ) rồi chỉ một bạn khác trả lời.Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại .
 Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh ( tối đa 05 giây ) .Bạm nào trả lời sai phải nhảy lò cò ,người trả lời đúng sẽ nhận được quà của Ban tổ chức 
 II/ BƯỚC 2 : 
 Giáo viên tổ chức các học sinh chơi .
 Giáo viên nhận xét các đội chơi .
 Tổng kết cuộc thi, công bố đội thắng cuộc .
 Giáo viên trao phần thưởng cho các đội .
 Đội thắng cuộc được phong danh hiệu : ‘ NHÀ TOÁN HỌC NHÍ ”
 © LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP :
 Trong tiến trình 1 cuộc thi đố em nêu trên, tôi đã áp dụng các phương pháp sau : 
 * Động não .
 * Quan sát .
 * Học theo nhóm .
 * Trò chơi học tập .
 Việc lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp một cách hợp lý ,linh hoạt sẽ nâng cao hiệu quả học tập. Bởi vì không có phương pháp 
 nào là vạn năng cả. Ưu điểm của phương pháp này sẽ khắc phục 
 nhược điểm của phương pháp kia .
 © KHEN THƯỞNG : 
 Trẻ rất thích được động viên, khen thưởng. Hiểu được tâm lý trẻ, giáo 
 viên sẽ giúp trẻ tham gia học tập một cách tích cực tự nhiên .
 Phần thưởng cho trẻ thường là những tràng pháo tay của các bạn, 
 hoa điểm mười và việc ghi tên lên bảng danh dự chẳng hạn .
 Hầu hết các em nào cũng cố gắng tham gia một cách tự giác, tích 
 cực hăng say nhiều em nhút nhát nay đã dạn dĩ hơn nhiều .
 III .KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .
 Bước đầu thực hiên với trò chơi học tập bằng hình thức thi đố em 
 lớp 1, theo tinh thần phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh. Hầu 
 học sinh lớp 1 đều muốn tham gia loại hình tổ chức vừa học vừa chơi này. 
 Đặc biệt, các em còn tỏ ra thích thú, phấn khởi với những kết quả đạt được .
Tổng số học sinh
Loại
Trước khi tổ chức
Sau khi tổ chức
số em
%
số em
%
13
Không thích học 
09
69,22
13
100
Ham thích học 
04
30,78
13
100
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Từ kết quả trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm khi thiết kế và tổ chức trò chơi học tập phải đảm bảo các yêu cầu sau :
 * Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học .
 * Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với từng đối tượng 
 học sinh .
 * Phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được 
 tham gia .
 * Không để thời gian kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú .
 * Luôn quan tâm, khích kệ, động viên tránh kàm cho những học 
 sinh không hoàn thành nhiệm vụ bị lúng túng khi chơi .
 *Giáo viên cần rèn luyện cho mình khả năng quan sát, óc phán đoán, tổ chức và thấu hiểu tâm sinh lý của trẻ .
KẾT LUẬN
 Tôi mong rằng đề tài này sẽ góp phần cho học sinh tiểu học nói chung 
 và học sinh khối 1 nói riêng thêm hứng thú, say mê thi đua học toán mà 
 còn rèn luyện cho các em các thao tác tư duy : so sánh, đối chiếu, chọn
 lọc, phân tích và phán đoán 
 Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô . 
 Phong Phú, ngày 25 tháng 3 năm 2011 
 Người viết .
 Ý kiến của Hội đồng khoa học trường 
	 Thạch Thị Nam
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦU KÈ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH THỚI B
š & ›
 NĂM HỌC : 2009- 2010
	 ĐỀ TÀI:
 “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP “ 
 ĐỐ EM: MÔN TOÁN LỚP 1
 Người thực hiện : Nguyễn Phương Hoàng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTo chuc tro choi hoc tap Do em mon toan lop 1.doc