Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tích cực "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực"

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tích cực "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực"

Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực, biện pháp giáo dục ngày càng được nâng cao và sự huy động tham gia tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

 Các biện pháp giáo dục tích cực mang lại nhiều lợi ích mong muốn cuả trẻ em, giúp các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến trường học tập và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, vui vẻ, yêu thích đến trường và tích cực học tập.

 Hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện –Học sinh tích cực” trong ngành học phổ thông năm học 2009-2010 và giai đoạn 2008-2013 của Bộ GD-ĐT phát động, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm thực tế áp dụng : Một số biện pháp giáo dục tích cực “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực ”

 Nhằm mang đến sự hứng thú, phát triển những kĩ năng học sinh, chủ động tiếp thu kiến thức, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cần có cho các em học sinh, làm cho các em cảm nhận được rằng “ Mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”.

 Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tại chỉ thị 40/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực” trong ngành học phổ thông từ năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ một trong những yêu cầu cần đạt được qua đợt phát động này . Thiết nghĩ để những mục tiêu và yêu cầu của phong trào đạt hiệu quả thì yêu cầu mỗi giáo viên chúng ta, cần phải ý thức việc chủ động cùng với nhà trường, ngành giáo dục phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi người dân cùng phối hợp “Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” thành công và hiệu quả.

 

doc 17 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 2006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tích cực "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
š›
S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
“ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
- HỌC SINH TÍCH CỰC ”
&
 HỌ VÀ TÊN : HUỲNH THỊ HÒA
 CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU
 (Núi Thành – Quảng Nam)
 Năm học 2009 - 2010
 I.TÊN ĐỀ TÀI : 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
“ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC ”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực, biện pháp giáo dục ngày càng được nâng cao và sự huy động tham gia tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
 	Các biện pháp giáo dục tích cực mang lại nhiều lợi ích mong muốn cuả trẻ em, giúp các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến trường học tập và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, vui vẻ, yêu thích đến trường và tích cực học tập.
 Hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện –Học sinh tích cực” trong ngành học phổ thông năm học 2009-2010 và giai đoạn 2008-2013 của Bộ GD-ĐT phát động, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm thực tế áp dụng : Một số biện pháp giáo dục tích cực “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực ”
 Nhằm mang đến sự hứng thú, phát triển những kĩ năng học sinh, chủ động tiếp thu kiến thức, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cần có cho các em học sinh, làm cho các em cảm nhận được rằng “ Mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”.
	Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tại chỉ thị 40/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực” trong ngành học phổ thông từ năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ một trong những yêu cầu cần đạt được qua đợt phát động này . Thiết nghĩ để những mục tiêu và yêu cầu của phong trào đạt hiệu quả thì yêu cầu mỗi giáo viên chúng ta, cần phải ý thức việc chủ động cùng với nhà trường, ngành giáo dục phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi người dân cùng phối hợp “Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” thành công và hiệu quả.
III./ CƠ SỞ LÍ LUẬN :
- Ngay từ ngày đầu khai giàng năm học 2009-2010, trong thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi nhân ngày khai giảng đã nhấn mạnh yêu cầu “Ngành giáo dục cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành, đặc biệt là thực hiện tốt chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
- Trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế, chúng ta đang dần đến nền kinh tế tri thức của thế kỉ XXI, đó là nơi đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng tư duy bậc cao, tự tin phát triển năng lực của mình. Phương pháp giáo dục cũ không thể xây dựng và phát triển cho học sinh những kĩ năng đó, vì thế giáo viên cần phát huy phương pháp dạy học thế kỷ XXI, từng bước sử dụng có hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến để đổi mới phương pháp dạy học, để yêu cầu trên đạt kết quả hiện thực cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình đó là : “Trường học thân thiện - Lớp học thân thiện”.
	- Phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” trong ngành học phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013 của Bộ GD-ĐT phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá học sinh kết quả học tập và rèn luyện cuả học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực cuả học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt cuả người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết tổ chức thư giãn khoa học, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo. Trong suốt quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, thực hiện phong trào thi đua trên, các biện pháp giáo dục tích cực là cơ sở để hình thành mô hình lớp thân thiện- trường thân thiện.
Vì thế ta có thể nói: Để kết quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó các biện pháp giáo dục tích cực để xây dựng mô hình lớp học thân thiện từ cơ sở là điều cần thực hiện. 
 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” mà chúng ta đã tiến hành thực hiện trước đây, tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc mình cần làm và tự làm . Dạy tốt không chỉ có các thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước.
- Các biện pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập cho học sinh.Qua hai năm 2008-2009, 2009-2010 hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, ngay từ đầu đợt phát động, cùng những kinh nghiệm được tích lũy qua phong trào “ dạy tốt học tốt” trước đây, tôi đã có thêm hành trang tự tin để chỉ đạo đổi mới dạy học áp dụng các biện pháp tích cực nhằm tạo mô hình lớp học thân thiện ở trường tôi, phát huy cao nhất khả năng tích cực, chủ động và vốn sống của học sinh.
- Thực trạng tại Trường tôi là một trường được công nhận Trường chuẩn Quốc gia nên áp lực ngay từ đầu năm học rất lớn, kỳ vọng của phụ huynh khi gởi gắm con em mình vào trường rất nhiều. Giữ vững uy tín của trường, góp phần thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” trong ngành học phổ thông năm học 2008-2009 đã phát động, thiết nghĩ người giáo viên cần phải chủ động, sáng tạo hơn, tìm các biện pháp tích cực để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú, chủ động trong học tập; giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã chủ động, mạnh dạn đề ra những biện pháp tích cực chỉ đạo để xây dựng hình thành mô hình thân thiện-tích cực trong trường học vào thực tế trong quá trình giảng dạy.
 V./ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
 V.1. Nội dung nghiên cứu :
 Trường học thân thiện là mô hình do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đề xướng. Năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT quyết định mở rộng mô hình này không  ngoài mục đích nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào thi đua“Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” có tính chất gợi ý cho các trường, tuy nhiên trong quá trình nhân rộng và triển khai phong trào, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của trường mình, các trường cần phải bám chắc vào các nội dung chính của chị thị, có như thế kết quả phong trào đạt được mới tập trung và hiệu quả cao. Trên cơ sở đó, trước tình hình thực tế của trường, tôi mạnh dạn đề ra các nội dụng thiết thực phù hợp tình hình thực tế của trường, không vượt quá khả năng, không sáo rỗng, mang tính khả thi cao, đó là:
	* Xây dựng môi trường ,trường học thân thiện: bảo đảm các lớp học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh tích cực tham gia tạocảnh quan lớp học, giữ gìn vệ sinh lớp học và cá nhân.
* Giảng dạy tích cực: Các thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Hiệu quả dạy và học ngày càng cao.
* Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống bằng trò chơi học tập tích cực.
* Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể lớp thân thiện.
* Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng qua tủ sách thư viên của trường và các câu chuyện kể; Học sinh tham gia tìm hiểu ý nghĩa trường mang tên..
Ngoài những nội dung trên tôi còn gắng xây dựng phát triển mối quan hệ thân thiện giữa: Trò–Thầy,giữa Trò–Trò, giữa Thầy–Trò–Phụ huynh nhằm cũng cố và duy trì, phát huy những thành quả đã xây dựng được từ phong trào đã đề cập.
 V.2/ Những giải pháp :
	 V.2.1) Xây dựng môi trường lớp học thân thiện:
 Một trường học thân thiên thì kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh.Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo một môi trường thân thiện và an toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt động ngoài trời.
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trư ... ch cực phát biểu bài
Tiến bộ trong học tập
Tiến bộ trong việc rèn chữ , giũ vở
Tích cực tham gia các phong trào
V.2.6) Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng qua tủ sách của nhà trường và các câu chuyện kể; Học sinh tham gia tìm hiểu ý nghĩa tên trường .
Giáo dục truyền thống dân tộc cho các em ở tuổi mới đến trường không gì bằng qua các câu chuyện kể về các gương anh hùng dân tộc, các địa danh lịch sử, qua các câu truyện trong sách em đọc. Đối với các em chưa có ý niệm về lịch sử, truyền thống, hình thành dần ở các em đó hình ảnh gần gũi của các nhân vật anh hùng nhỏ tuổi, đồng lứa như Thánh Gióng, Cô Tấm , Kim Đồng,... cần chú ý chọn lựa các đầu sách truyện tranh lịch sử, cổ tích,..hợp với lứa tuổi các em đồng thời qua đó ngầm giáo dục hình thành trong các em những truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống. 
Ngoài ra tôi có kế hoạch để giáo dục truyền thống nhà trường ở các em, qua những lần khen thưởng động viên “ Hãy xứng đáng học sinh Núi Thành” hay “ Phát huy truyền thống Núi Thành” qua đó động viên các em tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của “ Núi Thành” mà Huyện nhà vinh dự được mang tên: Đó là một trận đánh giặc Mỹ xâm lược đầu tiên trên đất Núi Thành – Quảng Nam.Tượng đài Núi Thành,.. dần dần qua đó hình thành trong các em lòng tự hào truyền thống, quý trọng di tích lịch sử,...
V.2.7) Thường xuyên củng cố các mối quan hệ thân thiện :
 	Mối quan hệ đầu tiên cần phải thân thiện đó là quan hệ thầy trò. Phương pháp dạy theo hướng “Lấy người dạy là trung tâm” hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ thầy trò. Nhiều thầy cô vẫn duy trì quan niệm rằng thầy là “người trên” và học trò là “người dưới”. Quan niệm này đã dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò. Học trò rất ít khi dám tranh luận với thầy cô vì sợ thầy cô phật ý. Các thầy thường ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ học sinh đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ áp đặt và chủ quan với học trò. Các thầy cô hiện nay rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy để học sinh có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và học sinh luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri thức như vậy.
 Việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” giúp các thầy cô có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì học sinh được xem là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân mình. Mối quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn, thoải mái hơn. Người thầy cần học cách lắng nghe ý kiến của học sinh và biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ tranh luận với học trò. Người thầy có thể lấy ý kiến đánh giá của học trò thông qua các phiếu điều tra không ghi tên để không ngừng tự hoàn thiện mình.
- Mối quan hệ giữa các học trò
Phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” nhấn mạnh vào việc tự học, tự nghiên cứu của cá nhân với các hoạt động học tập theo nhóm trong và ngoài giờ học. Mối quan hệ giữa các học trò không chỉ là sự kết bạn cùng sở thích riêng như ở các trường học hiện nay mà còn là mối quan hệ chia sẻ kiến thức trong nhóm khi thảo luận trên lớp và các hoạt động theo nhóm ngoài lớp học khi cùng làm một bài tập sưu tầm hay nghiên cứu nhỏ ngoài lớp học. Mối quan hệ giữa học trò sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn do các em tham gia các hoạt động không chỉ vui chơi giải trí mà còn học tập với nhau, chia sẻ công việc và tri thức cùng với nhau.
Ngoài các mối quan hệ nêu trên tôi còn chú ý chỉ đạo xây dựng các mối quan hệ khác như: Quan hệ tốt giữa học sinh trong lớp với các học sinh trong khối, giữa học sinh các khối với nhau, giữa cha mẹ và học sinh, giữa phụ huynh và giáo viên, giữa học sinh với họ hàng.
 VI/ KẾT QUẢ :
 VI.1/ Đối với học sinh:
Sĩ số học sinh
Học sinh
giỏi
Học sinh
tiên tiến
Học sinh
trung bình
Lên lớp thẳng
 Cuối năm 
 08-09
367
161 (43,9%)
167/(45,5%)
34/(9,3%)
98,6%
Cuối HKII
 09-10
371
211 (56,9%)
116(31,3%)
44/(11,8%)
99,7%
 Qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi nhận thấy không khí trong các tiết học ở các lớp năm nay khác hẳn so với những năm học trước. Học sinh luôn học tập với tâm trạng hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say mê và tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Dựa vào bảng thống kê kết quả học tập cho thấy, các em có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, số lượng học sinh giỏi và tiên tiến tăng, học sinh trung bình giảm. Không những việc học tập có tiến bộ mà các em còn phát triển các kĩ năng: nghe, nói, hợp tác..một cách rõ rệt. 
Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy của các em phát triển hơn nhiều so với đầu năm. Ngoài ra, các em còn biết lập cho mình những kế hoạch học tập ở lớp, ở nhà và cả kế hoạch giúp đỡ những bạn học chậm.
So với đầu năm học những học sinh thụ động nhút nhát, các em đã dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thân ái mạnh dạn giao tiếp với bạn bè, bây giờ các em yêu thích đến trường. Trong các giờ học, các em đã có ý kiến chia sẻ với thầy cô, với bạn bè và nhiều em đã có khả năng trình bày suy nghĩ trước lớp.
Mối quan hệ bạn bè trong lớp ngày càng tốt đẹp hơn, các em luôn biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập.
 VI. 2/ Đối với phụ huynh học sinh:
Mặc dù trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã trình bày và phân tích rõ những hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực mới nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng, chưa tin tưởng. Họ sợ con em mình không đảm bảo kiến thức khi thấy các em chơi trong giờ học hoặc lượng bài tập về nhà ít hẳn đi. Nhưng thông qua kết quả học tập và chính sự tiến bộ rõ rệt của các em, tôi đã thuyết phục được họ. Phụ huynh cảm thấy hài lòng khi con em mình trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, biết đưa ra ý kiến cá nhân và nhất là ý thức học tập của các em ngày càng được nâng cao.Rất nhiều phụ huynh đến gặp và cảm ơn BGH nhà trường, con em họ có rất nhiều tiến bộ . Tôi xin trích ra 2 phụ huynh sau :
 Ví dụ phụ huynh em : Nguyễn Duy Phúc nói : “Tôi cảm ơn nhà trường và GVCN ,nhờ vậy mà bây giờ con tôi thích đi học , mạnh dạn và tự tin hơn nhiều so với đầu năm” .
Còn phụ huynh em : Văn Phú Quý nói :” Nhờ sự động viên và quan tâm , gần gũi , luôn quan tâm đặc biệt đến học tập của cháu, từ một em không biết một âm nào vì không qua mẫu giáo , bản thân tiếp thu còn hạn chế , nói chưa rõ ràng , còn nhiều tiếng nói ngọng thế mà bây giờ cháu đã tiến bộ đạt điểm trung bình cả 2 môn Toán và Tiếng Việt. Cảm ơn cô nhiều lắm” .
 VII/ KẾT LUẬN
 Trong tình hình hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục, thiết nghĩ đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã giúp tôi “xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” đạt hiệu quả qua các ý kiến của các bậc phụ huynh . Qua đó từng bước hoàn thiện những kĩ năng chỉ đạo sư phạm của mình, từ đó GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học tích cực này, sự say mê học tập và những tiến bộ rõ rệt của học sinh chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Việc áp dụng chỉ đạo giảng dạy theo hướng chuyên môn hóa đã tạo mọi nhiều thuận lợi cho người giáo viên nắm bắt được các đối tượng học sinh. Từ đó sẽ vận dụng những phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp, từng bước uốn nắn và tạo điều kiện để các em khắc phục những mặt còn tồn tại đồng thời giúp các em phát huy tối đa khả năng của bản thân.
Giáo viên tiểu học là người đặt nền móng cơ bản xây dựng các thế hệ học sinh. Vì vậy, với lương tâm và nhiệm vụ cao cả của người quản lý , chúng ta hãy giúp GV giảng dạy các em hoàn thiện về kiến thức, kĩ năng và nhân cách để các em có thể tự tin bước vào tương lai.
 Bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả trên là :
 - Xây dựng kế hoạch cụ thể
 - Chỉ đạo môi trường giáo dục càng thân thiện- hoạt động dạy và học càng tích cực.
 -Luôn có sự chỉ đạo đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục tạo hứng thú mới mẻ đối với học sinh.
 - GVCN phải hiểu rõ tâm sinh lý, tính cách của từng học sinh có những biện pháp giáo dục cụ thể, thích hợp.
 -Thật sự xem mỗi học sinh là một đứa con của mình để từ đó giáo dục bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu.
 VIII/ ĐỀ NGHỊ :
+Nên cụ thể hóa các tiêu chí cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” đối với nhà trường, lớp học và từng đối tượng giáo viên, học sinh.
+Trong sơ, tổng kết cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” nên mạnh dạn nêu các gương điển hình thực hiện tốt cuộc vận động để làm gương tiêu biểu cho các trường, các cá nhân GV, HS noi gương thực hiện.
+Cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” cần được triển khai rộng rãi đến toàn xã hội để tranh thủ sự đồng tình, đồng thuận và sự hỗ trợ của xã hội trong các hoạt động của ngành giáo dục.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO :
+ Chỉ thị số 40/CT-BGD-ĐT của Bộ GD-ĐT v/v thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện– học sinh tích cực”
+ Kế hoạc số 307/KH-BGD-ĐT của Bộ GD-ĐT ngày 22/7/2008 v/v thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện– học sinh tích cực”
+ Kế hoạch số 2829/KH-SGD-ĐT ngày 04/9/2008 của Sở GD-ĐT Quảng Nam về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện– học sinh tích cực” trong các trường PT giai đoạn 2008-2013
+Kế hoạch số 146/KH-PGD-ĐT ngày 30/9/2008 của Phòng GD-ĐT Núi Thành về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện– học sinh tích cực” trong các trường PT giai đoạn 2008-2013.
+Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Sở GD-ĐT Quảng Nam và Phòng GD-ĐT Núi Thành
+Một số bài báo viết về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện– học sinh tích cực” trên báo Giáo dục-Thời đại và Mạng Internet edu của ngành Giáo dục.
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Trang
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
 Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu và các giải pháp
- Nội dung nghiên cứu
- Các giải pháp
Kết quả
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1
1
2
2
3
3
4
13
14
15
15
16

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(6).doc