Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” trong trường tiểu học dân tiến 1

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” trong trường tiểu học dân tiến 1

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng

 Tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường tiểu học.

 Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu năm học 2008 – 2009, Ngành đã ban hành một số văn bản rất quan trọng :

 - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.

 

doc 9 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” trong trường tiểu học dân tiến 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÕ NHAI
TRƯỜNG TH DÂN TIẾN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC”
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN TIẾN 1
Họ và tên người viết: Hoàng Thị Hải
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Dân Tiến 1
Huyện: Võ Nhai
Dân Tiến, tháng 8/ 2010
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ 
	Trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng  
	Tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường tiểu học.
	Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu năm học 2008 – 2009, Ngành đã ban hành một số văn bản rất quan trọng : 
	- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. 
Trường tiểu học Dân Tiến 1 được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận là trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2006. Cơ sở vật chất của Trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các phòng chức năng. Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của Trường được Ngành đánh giá cao. Nhiều năm nay, trường luôn đạt tập thể lao động xuất sắc, được cấp trên khen.
Do vậy, sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của ngành, chúng tôi đã chọn đề tài : Một số biện pháp để từng bước “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học.
 PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1. Khảo sát thực trạng của trường:
 Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc khảo sát này giúp cho nhà trường thấy rõ tình hình, điều kiện của mình khi tham gia phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường đề ra kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (THTT-HSTC) trong năm học 2009 – 2010 và các năm kế tiếp. Trường cũng tổ chức phát phiếu khảo sát đến toàn bộ giáo viên và 95 học sinh các lớp 4, 5 để tìm hiểu thêm về mối quan hệ thầy – thầy, trò – trò và thầy – trò hiện nay. Việc tổ chức khảo sát giáo viên và học sinh giúp nhà trường xây dựng các quy tắc ứng xử thân thiện đối với thầy và trò.
 2.Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện:
 Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng THTT-HSTC, trường đã tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền và đặt yêu cầu phối hợp thực hiện :
- Cuộc họp với lãnh đạo Đảng ủy, UBND, MTTQ và các đoàn thể trong xã như : Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học và Ban Đại diện cha mẹ học sinh Trường. 
Tại cuộc họp này, Trường đã giới thiệu 3 văn bản của TW (chỉ thị 40, kế hoạch 307 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Kế hoạch liên ngành giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), kế hoạch xây dựng THTT-HSTC của Trường năm học 2009 – 2010 và đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ trương này đến các lực lượng xã hội; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đề ra chủ trương vận động cha mẹ học sinh xây dựng gia đình thân thiện gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Cũng tại cuộc họp, trường đã đề nghị UBND xã cho phép tu bổ tường bao và nâng cấp sân trường trong năm học này từ nguồn quỹ xây dựng do cha mẹ học sinh đóng góp để thực hiện nội dung thứ nhất “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
- Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong Trường để quán triệt kế hoạch xây dựng THTT-HSTC. Các đoàn thể, giáo viên đã thảo luận sâu kỹ kế hoạch của Trường và đưa 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào vào kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân. Cuộc họp còn tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”, “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”. Tập thể nhà trường thống nhất trước hết phải xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Trường còn thông báo kết quả khảo sát giáo viên và học sinh; và tổ chức cho giáo viên góp ý bảng dự thảo các qui tắc ứng xử thân thiện dành cho GV và HS trước khi triển khai thực hiện. Việc khen thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng THTT-HSTC cũng được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong trào.
- Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm ” để thực hiện tốt “dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”.
 3. Các công việc cụ thể đã thực hiện:
- Lần lượt giới thiệu và tập cho học sinh một số trò chơi dân gian trong trường và tại gia đình như : ô ăn quan, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố,  Các hoạt động này do giáo viên tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên thể dục thực hiện.
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương, sưu tầm tranh ảnh phục vụ các ngày chủ điểm trong năm. Hoạt động này do Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm thực hiện.
- Tổ chức cho học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ chào cờ đầu tuần và đặt ra câu hỏi ứng xử tình huống trong giao tiếp, trong các mối quan hệ hàng ngày để học sinh trả lời.
- Tổ chức lễ hội Văn hoá dân gian dành cho học sinh toàn trường nhân ngày thành lập Đoàn 26/3. Lễ hội gồm các nội dung: thi hò, vè, hát ru kết hợp với các trò chơi dân gian. 
- Xây dựng và thực hiện một số quy tắc ứng xử thân thiện dành cho giáo viên và học sinh: Các quy tắc này được xây dựng dựa theo kết quả khảo sát hành vi, thái độ của giáo viên, học sinh và từ tình hình thực tế của Trường, đã được hội đồng sư phạm trường thông qua, BCH công đoàn và Đội TNTP vận động thực hiện. Xây dựng các phong trào “đôi bạn cùng tiến”, “gọi bạn, xưng tớ”trong học sinh. Kết quả thực hiện các quy tắc này được đánh giá lồng ghép vào các đợt thi đua, khen thưởng trong năm do trường tổ chức.
- Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ đài tưởng niệm liệt sỹ của xã.
-Tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề “thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm ”. Kết quả thực hiện chuyên đề này được đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp, trong các tiết hội giảng, trong các lần kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện.
- Tổ chức các hoạt động tự quản trong học sinh: 
+ Xây dựng kế hoạch trực, làm vệ sinh khuôn viên trường và chăm sóc cây cảnh hàng ngày dành cho học sinh lớp 3, 4, 5 .
+ Nâng cao chất lượng hoạt động đội cờ đỏ của học sinh để giám sát, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, việc thực hiện nội quy học sinh.
- Tiếp tục hoàn thiện cảnh quanh sư phạm, bổ sung cây cảnh, thường xuyên chăm sóc cây cảnh tronh khuôn viên trường, xây lại tường bao phía sau. Treo các khẩu hiệu về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại khu lớp học.
Đó là một số việc làm cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng THTT-HSTC năm học 2009 – 2010 của Trường tiểu học Dân Tiến. 
 PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
	- Trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của trường, của địa phương. 
	- Phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ trường học đến gia đình và toàn xã hội, tạo được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân, cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh.
- Thực hiện nội dung “rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”, Trường đã từng bước giáo dục cho học sinh kĩ năng ứng xử hợp lý, có văn hóa trước một số tình huống trong học tập, trong cuộc sống, thói quen làm việc và hoạt động theo nhóm, giáo dục việc rèn luyện sức khỏe, phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn khác.
- Thực hiện nội dung “tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh”, trường đã tổ chức tốt và thường xuyên các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hội thi thu hút đông đảo học sinh tham gia. Bước đầu đã đưa được một số trò chơi dân gian vào giờ chơi của học sinh ở trường, ở nhà, làm cho không khí giờ chơi mang tính tập thể hơn, vui hơn, thân thiện hơn. 
- Thực hiện nội dung “dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”, Trường đã tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến, nêu thắc mắc, chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thái độ của giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gũi, thân thiện, thương yêu và tôn trọng học sinh hơn trước. Các hiện tượng la mắng học sinh, trách phạt khi học sinh phạm lỗi, đã được hạn chế ở mức thấp nhất. 
- Thực hiện nội dung “học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương”, trường tổ chức cho học sinh thăm hỏi, tặng quà các gia đình anh hùng liệt sĩ, có công với cách mạng tại địa phương, các em cũng thường xuyên chăm sóc và bảo vệ tốt nghĩa trang liệt sỹ của xã.
- 96% học sinh lớp 1, 2 và 3 được hỏi đã trả lời là thích các trò chơi dân gian, thích đến trường vì trường rất vui. 
Đối chiếu với các mục tiêu của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường đã có những việc làm tích cực nhằm từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện của địa phương, bước đầu hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. 
- “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của lãnh đạo ngành giáo dục và hiệu trưởng các trường. Phong trào này vì có tính xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể, và phải thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia.
- Phong trào có các yêu cầu và nội dung liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục trong trường nên phải căn cứ điều kiện của trường để xác định nội dung nào tham gia trước, nội dung nào sau ; mức độ yêu cầu trong từng năm như thế nào, để tránh quá tải, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác của trường. Trường đạt chuẩn quốc gia, các trường tiên tiến có thuận lợi hơn nên tiến độ xây dựng nhanh hơn, nhưng các trường còn gặp khó khăn cũng có thể tham gia phong trào này với những nội dung và mức độ phù hợp. Dù khó khăn đến đâu, trường nào cũng có thể tổ chức các hoạt động xây dựng kĩ năng sống cho học sinh; xây dựng quan hệ thầy trò trở nên thân thiện, tốt đẹp hơn.
- Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào này để giáo viên có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một số giáo viên có tác phong sinh hoạt chưa chuẩn, ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khoảng cách giữa thầy và trò. Đồng thời với việc giải quyết nhận thức, phải tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và phải có sự đôn đốc, kiểm tra của trường, của tổ chuyên môn, của các đoàn thể.
 Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm rất mới, rất khó khăn và lâu dài ; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt nhất các lực lượng xã hội cùng tham gia. Những việc mà trường làm được, đã nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm này là một đóng góp công sức nhỏ bé, có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp chân tình góp ý xây dựng.
 Dân Tiến, ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết
Hoàng Thị Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Xay dung truong hoc than thien.doc