Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

 Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và thầy cô giáo.Cùng tất cả các môn học khác, trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không phải đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc ở cương vị nào trên bước đường mai sau.

 Vì vậy muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới các chương trình Tiểu học (môn Toán).

 Song phát triển trí tuệ cho trẻ em thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa, còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để cho các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgic,

 Như chúng ta đã biết lớp 1 là lớp đầu cấp học.Vì thế cần làm gì để dạy tốt tiết Toán giúp các em nắm vững kiến thức, không bị mất căn bản, lúng túng khi học lên các lớp trên, mà ngược lại các em cảm thấy rất thích thú khi được học môn toán và còn nhớ được bài học một cách lâu dài. Chính vì muốn đạt được những điều này, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, với những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm dạy lớp một, cũng như học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè để tìm ra những phương pháp gây hứng thú học toán cho học sinh, chính là tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi thiết thực, hiệu quả, được đi song hành với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đan xen trong từng tiết học Toán.

 

doc 35 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và thầy cô giáo.Cùng tất cả các môn học khác, trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không phải đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc ở cương vị nào trên bước đường mai sau.
 Vì vậy muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới các chương trình Tiểu học (môn Toán).
 Song phát triển trí tuệ cho trẻ em thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa, còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để cho các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgic,
 Như chúng ta đã biết lớp 1 là lớp đầu cấp học.Vì thế cần làm gì để dạy tốt tiết Toán giúp các em nắm vững kiến thức, không bị mất căn bản, lúng túng khi học lên các lớp trên, mà ngược lại các em cảm thấy rất thích thú khi được học môn toán và còn nhớ được bài học một cách lâu dài. Chính vì muốn đạt được những điều này, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, với những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm dạy lớp một, cũng như học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè để tìm ra những phương pháp gây hứng thú học toán cho học sinh, chính là tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi thiết thực, hiệu quả, được đi song hành với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đan xen trong từng tiết học Toán. 
 Trên tinh thần “ học mà chơi - chơi mà học”, “ chơi vui học càng vui” nhằm thoả mãn được nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là những phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không rập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 1 tôi mạnh dạn chọn viết đề tài “ Một số hoạt động gây hứng thú học toán cho cho học sinh lớp một thông qua các trò chơi học tập”. 
II. Mục đích nghiên cứu:
 Giúp trẻ học toán thông qua các trò chơi là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy toán ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng các kiến thức và kĩ năng về môn toán và giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày.
 Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học toán ở học sinh Tiểu học (lớp 1) bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng động mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, rập khuôn,
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 1. Nghiên cứu đề tài.
 -Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học toán.
 -Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy toán. Trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp.
 2. Dạy thực nghiệm.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 -Phương pháp nghiên cứu tài liệu về môn toán 
 -Phương pháp điều tra thực trạng.
 -Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Thế nào là trò chơi học tập?
 -Trong nhà trường Tiểu học, trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nội dung học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi, học sinh được củng cố, vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào tình huống của trò chơi. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức.
 -Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện được hành động chơi. Do đó, nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức. Kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em.
 -Trò chơi toán học là trò chơi mà trong đó có chứa đựng một yếu tố toán học nào đó.
 -Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp với vận động trí tuệ.
 -Vì là một trò chơi, trò chơi toán học mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi nhưng trò chơi toán học khác với trò chơi “ phi toán học” ở chỗ ít nhiều phải chứa trong đó một yếu tố kiến thức toán học nào đó. Trò chơi toán học cũng có thể là trò chơi tập thể hoặc cá nhân, thường là kết hợp cả vận động lẫn trí tuệ. Đối với lớp dưới, trò chơi toán học nặng về vận động, càng lên lớp cao, tính trí tuệ càng phải cao hơn.
 -Trong nhà trường, trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy toán. Cơ sở tâm lý và sinh lý khẳng định dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi toán học rất dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia.
 -Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể là:
 +Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
 +Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng
 +Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá.
 Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của toán học ta có thể nói tới, chẳng hạn:
 +Trò chơi tính toán. 
 +Trò chơi hình học (Vẽ hình, đếm hình, cắt, ghép hình,).
 +Trò chơi gắn với hoạt động đo đại lượng
 +Trò chơi giải toán, giải đố.
 +Trò chơi luyện trí thông minh
2. Tác dụng của trò chơi học tập:
 -Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
 -Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
 -Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập.
 Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
 Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập cũng như trò chơi toán học nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
3. Những phản ứng tâm lý của học sinh khi tham gia trò chơi học tập:
 Phản ứng tích cực Phản ứng tiêu cực
 +Hăng say chơi hết mình. +Người mạnh lấn áp người yếu.
 +Ý thức trách nhiệm cá nhân cao. +Sẵn sàng trừng phạt người thua.
 +Dễ bỏ qua sai phạm của người khác +Chơi gian lận để được thắng.
 +Tôn trọng kỷ luật. + Dễ ganh tị dẫn đến ghét nhau.
 +Giúp đỡ nâng đỡ đồng đội. +Chơi quá đà không giới hạn.
 +Gắn bó với đồng đội nhóm mình. +Chơi bè, nhóm
 +Tích cực hoạt động và sẵn sàng hy +Phục tùng “thủ lĩnh”
sinh vì danh dự đội.
 Như vậy, khi giáo viên tổ chức chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực.
 4. Tổ chức trò chơi học tập toán:
 a.Thiết kế trò chơi học tập toán.
 -Mỗi trò chơi nói chung điều nhằm mục đích củng cố những kiến thức, kĩ năng cụ thể hoặc có những tri thức tổng hợp như giải toán, phối hợp nhiều nội dung tri thức hình học, số học, phép toán,
 -Một trò chơi phải có luật chơi, tức là có thắng có thua.
 -Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập trong môn toán chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn toán trong chương trình tiểu học.
 -Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây:
 +Mục đích: nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào.
 *Ví dụ: Củng cố kĩ năng sử dụng phép cộng, trừ,
 Mục đích của trò chơi quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
 +Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi.
 +Đồ dùng, đồ chơi: mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi.
*Ví dụ: xúc sắc, bàn cờ, hình, lá cờ,
 +Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia trò chơi, những trò chơi có thể tổ chức cho nhiều người chơi, chẳng hạn 2 hoặc 4 người cần được chỉ rõ.
 +Cách phát triển trò chơi: chỉ ra số cách biến thể trò chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có sẵn, ta có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung 
kiến thức củng cố ôn luyện.
 b. Cách tổ chức trò chơi:
 -Các trò được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút.
 Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm (quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, hình,)
 -Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian chơi q ... y số từ 1 đến 6. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh, các chấm, tròn que tính, 
 -Bảng con, que tính, vở tập toán, hộp đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV hỏi: Tiết trước em học bài gì? 
 HS lên bảng đọc các số đã học
 1 HS đếm xuôi 
 1HS đếm ngược
-GV nhận xét bài của HS sửa sai
3. Dạy học bài mới:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 -GV giới thiệu rút ra tên bài “Số 6”
 -GV viết bảng HS đọc cá nhân, cả lớp
 *Hoạt động 2: Lập số 6
 -GV treo tranh nêu câu hỏi
 +Có mấy bạn đang chơi trò chơi?
 +Có mấy bạn đang đi tới?
 +Có 5 bạn thêm 1 bạn. Được mấy bạn?
-GV yêu cầu HS lấy ra 5 que tính, rồi lấy thêm 1 que tính hỏi. Em có tất cả bao nhiêu que tính?
 -GV yêu cầu HS quan sát các chấm tròn hỏi:
 +Cô có mấy chấm tròn?
 +Cô thêm mấy chấm tròn?
 +Cô có tất cả mấy chấm tròn?
*Hoạt động 2: -Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
 -Để biểu diễn số lượng là 6 người ta dùng chữ số 6. GV đưa chữ số 6. Đây là chữ số 6
 -GV chỉ mẫu chữ số 6 và yêu cầu HS đọc
 -GV cho HS ghép số 6 ở bộ toán 1.
 -GV HD HS cách viết chữ số 6. (Từ điểm đặt bút đến lúc kết thúc)
 -GV viết số 6.
*Hoạt động 3: HD HS nhận biết thứ tự của chữ số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5
 -HD HS đếm bằng que tính
 -Đếm xuôi 
 -Đếm ngược
-GV hỏi:
 +Số 6 đứng sau số nào?
 +Số nào đứng trước số 6?
 +Những số nào đứng trước số 6?
-GV cho 1 hS đếm xuôi, 1 HS đếm ngược.Hỏi
 +Trong các số từ 1 đến 6 số nào bé nhất?
 +Trong các số từ 1 đến 6 số nào lớn nhất?
*Hoạt động 4: Luyện tập
 Bài 1:Viết số 6
 -Yêu cầu HS viết số 6 
 -GV nhận xét 
Bài 2: Viết ( viết theo mẫu)
 -GV NX 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
 1 2 6 6 5 4 3
 2 4 6 1
-GV NX sửa sai
4. Củng cố - Dặn dò:
-Gọi HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến và từ 6 về 1
-GV tổ chức trò chơi thi đua “Tiếp sức”
-GV chia lớp thành 2 đội, đội A và đội B. Mỗi đội cử ra 6 bạn 
-GV HD cách chơi. Hai đội xếp thành hàng, bạn thứ nhất cầm 1 viên phấn và phải điền số thứ tự thật nhanh sau đó đưa cho bạn kế tiếp điền. Cứ như vậy cho đến hết 6 bạn
-HS NX, GV NX tuyên dương đội thắng cuộc.
-NX tiết học Về làm bài tập số 4 trong sgk.
-Hát
-HS nêu: Luyện tập chung
- 1, 2, 3, 4, 5
- 1, 2, 3, 4, 5
- 5, 4, 3, 2, 1
-HS cả lớp làm bảng con
 < 2 4 2
 < 3 3 4
-HS quan sát trả lời câu hỏi
+Có 5 bạn.
+Có 1 bạn.
+Có 5 bạn thêm 1 bạn được 6 bạn.
-HS nhắc lại
+Có 5 que tính thêm 1 que tính. Tất cả là 6 que tính.
-HS nhắc lại
+5 chấm tròn
+1 chấm tròn
+Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Tất cả là 6 chấm tròn.
-HS nhắc lại
-HS đọc cá nhân, đt “số 6”
 6
-HS viết bảng con số 6
-HS viết các số 1, 2, 3, 4, 5, 6
-HS đếm bằng que tính và không dùng que
-1, 2, 3, 4, 5, 6 6, 5, 4, 3, 2, 1
-HS trả lời
+Số 6
+Số 5
+1, 2, 3, 4, 5
-HS đếm tất cả các hình rồi mới viết số vào ô vuông.
-HS nêu số bé nhất, số lớn nhất
-HS viết số 6 vào vở
-HS làm theo mẫu đếm số con kiến rồi điền chữ số vào ô vuông
-HS làm bài sửa bài
-HS đếm
-Các bạn ở dưới cổ vũ cho các bạn chơi.
-Đội nào điền dúng, nhanh, viết số đẹp là thắng cuộc.
THIẾT KẾ BÀI DẠY 2
 Môn: Toán
 Bài: Phép cộng trong phạm vi 5
A. MỤC TIÊU:
-Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
-Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1
- Các mô hình, vật thật phù hợp với các hình vẽ trong bài học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nhắc lại công thức cộng trong phạm vi 3, 4; làm BT 1, 2; nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 *Hoạt động 1 :
- GT phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5:
- GT lần lượt các phép cộng 4+1=5; 1+4=5; 3+2=5; 2+3=5.
GV treo tranh giới thiệu
+Có 4 con cá thêm 1 con cá. Tất cả mấy con cá?
-GV viết bảng 4 + 1 = 5
+Có 1 cái mũ thêm 4 cái mũ. Tất cả có mấy cái mũ?
-GV viết bảng 1 + 4 = 5
Các CT khác làm tương tự
-GV viết bảng 3 + 2 = 5
 2 + 3 = 5
-HD đọc thuộc lòng CT bằng cách GV xoá bảng lần lượt để HS đọc thuộc
*Hoạt động 2:
-Cho HS xem hình vẽ sơ đồ trong phần bài học.
 4 5 1 3 5 2
 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5
 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
 GV nêu tính giao hoán của phép cộng
 *Hoạt động 3:
 -HD HS làm các bài tập trong sgk
 Bài 1: Tính
4 + 1 = 2 + 3 = 2 + 2 = 4 + 1 =
3 + 2 = 1 + 4 = 2 + 3 = 3 + 1 =
 Bài 2: Tính
 4 2 2 3 1 1
+ + + + + +
 1 3 2 2 4 3
GV nhận xét
 Bài 4: (a)
 GV theo dõi HD HS làm bài vào ô vuông
GV thu tập chấm điểm 
-Nếu còn thời gian cho HS làm thêm BT 3
 Bài 3: Số
4 + 1 = 5 = 4 + 3 + 2 = 5 = 3 + 
1 + 4 = 5 = 1 + 2 + 3 = 5 = 2 +.
Bài 4: (b)
Nhìn tranh nêu bài toán viết phép tính vào ô vuông
5. Củng cố-Dặn dò:
 - Cho 1 số HS nêu công thức cộng trong phạm vi 5
 -Trò chơi thi đua: “ Tính kết quả nhanh”
 -GV chuẩn bị 1 hình tròn có ghi số 5 ở trong làm nhị hoa và một số cánh hoa, mỗi cánh có ghi một phép tính cộng HS sẽ phải tính nhẩm ở cánh hoa dài chưa dính vào nhị, xem cánh hoa nào mà phép cộng có kết quả bằng 5 thì lấy cánh đó gắn vào xung quanh nhị tạo thành bông hoa.
 4+1 2+3
 5
 3+2 4+1
-GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc
- Về học bài, chuẩn bị tiết sau luyện tập. 
-HS nêu vấn đề, tự giải bằng phép cộng thích hợp.
-HS đọc các phép cộng trên bảng
-HS thi đua lập lại các công
 thức vừa học.
+4 con cá thêm 1 con cá tất cả
 5 con cá
-HS nêu công thức
-HS đọc cá nhân, đt
+Có 1 cái mũ thêm 4 cái mũ 
tất cả 5 cái mũ.
-HS trả lời nêu công thức
-HS đọc cn, đt
-HS đọc thuộc lòng công thức cn, nhóm. đt
HS xem sơ dồ hình vẽ để nhận biết các phép tính.
 -HS đọc CN-ĐT
HS nêu yêu cầu bài toán 
HS làm bài sửa bài
-HS làm bảng con
-HD HS quan sát tranh rồi
Nêu bài toán:“có 4 con hươu xanh và 1 con hươu trắng. 
Hỏi tất cả có mấy con hươu”
-HS làm bài vào vở. 
Cả lớp làm vào vở
-HS làm 2 đội, cử đại diện lên chơi. Đội nào hoàn thành được một bông hoa trước thì đội đó thắng cuộc.
 1+2
	 2+1 
-HS NX trò chơi
 PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình thực hiện đề tài:
 Đưa các trò chơi toán học vào việc dạy học toán là một trong những cách đổi mới về hình thức tổ chức dạy học được nhiều người quan tâm nhằm gây “hứng thú cho học sinh khi học môn toán” ở lớp 1 nói riêng và các lớp 2, 3, 4, 5 nói chung. Bản thân tôi và đồng nghiệp đã rút ra ít nhiều kinh nghiệm như sau:
 Muốn dạy được tốt môn toán chúng ta cần phải:
 -Tìm hiểu và nắm bắt được vấn đề cơ bản đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học. “Lấy học sinh làm trung tâm”.
 -Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học có chất lượng.
 -Tìm hiểu cách thiết kế bài dạy theo kiểu dạy học tích cực. tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng nhiều hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo và tự tin. 
II. Những ý kiến đề xuất:
 -Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi người giáo viên tiểu học cần quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục. 
 -Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần phải xem kĩ nội dung bài và định hướng việc sử dụng các phương pháp dạy học sau cho hợp lí nhất, đạt hiệu quả.
 -Tránh dạy chay, rập khuôn, máy móc
 -Đặt biệt tránh dạy theo hình thức, chỉ tiêu số lượng (mà không có chất lượng).
 -Cần đầu tư đổi mới trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
 -Tăng cường phương tiện kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học hoạt động trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập có hiệu quả. Vì các em còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt sinh lí. Chẳng hạn: trẻ ham thích nhiều màu sắc mới lạ hay sự tập trung nghe giảng bài lâu còn hạn chế(thay vào đó bằng nhiều trò chơi).
III. Triển vọng sau này:
 Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tôi momg rằng có thể tiếp tục một số nghiên cứu cho việc thiết kế các trò chơi phong phú hơn ở bậc tiểu học: “Nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh” không những phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tự tin của học sinh. Đồng thời nó còn là định hướng đổi mới phương pháp giáo dục.
 Bước đầu thực hiện đề tài với thời gian còn hạn chế, vừa học tập vừa công tác. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng không sau tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn mĩ hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Vĩnh Tân, tháng 01 năm 2012 
 Người viết 
 Trương Thị Hiền
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.1
II. Mục đích nghiên cứu.. 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu .2
IV. Phương pháp nghiên cứu ...2
PHẦN NỘI DUNG
1. Thế nào là trò chơi học tập .3
2. Tác dụng của trò chơi học tập .... 4
3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi học tập .. 4
4. Tổ chức trò chơi học tập .... 5
MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 1
I. Các biểu tượng ban đầu . 9
II. Số học và yếu tố đại số .. 9
III. Đại lượng và đo đại lượng .9
IV. Yếu tố hình học . 9
V. Giải các bài toán 10
CÁC TRÒ CHƠI
I. Những trò chơi biểu tượng ban đầu ......11
 1. Trò chơi thứ nhất: “Con voi”.11 
 2. Trò chơi thứ 2: “Xếp hàng”  11
II. Những trò chơi củng cố nội dung số họcVà yế tố đại số .12
 1. Trò chơi thứ 3: “Thi đến” 12
 2. Trò chơi thứ 4: “Đúng sai” .......13
 3. Trò chơi thứ 5: “Buột dây cho bóng” ......13
 4. Trò chơi thứ 6: “Gửi thư nhanh” 14
 5. Trò chơi thứ 7: “Viết kết quả đúng” ...14
 6. Trò chơi thứ 8: “Làm toán tiếp sức” ..15
 7. Trò chơi thứ 9: “Thành lập phép tính” ..16
III. Những trò chơi củng cố nội dung hình học ...17
Trò chơi thứ 10: “Hình gì biến mất” ......17
Trò chơi thứ 11: “Ghép hình” .....17
IV. Những trò chơi rèn luyện kĩ năng giải toán và ứng dụng trong cuộc sống ...19
Câu đố ...... 19
V.Biến hình . 20
 Nghịch lý với những đoạn thẳng....... 20
DẠY THỰC NGHIỆM
I. Mục đích thực nghiệm .23
II. Nội dung thực nghiệm 23
III. Hình thức – Phương pháp tổ chức dạy học thực nghiệm ......23
IV. Thời gian và địa điểm thực nghiệm  23
 V. Kết quả thực nghiệm .24
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Kế hoạch bài dạy 1...25
Kế hoạch bài dạy 2 ......29
 PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận ...31
***** HẾT *****

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Toan 1.doc