Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giữ vở sạch - rèn chữ đẹp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giữ vở sạch - rèn chữ đẹp

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT

GIỮ VỞ SẠCH - RÈN CHỮ ĐẸP

PHẦN MỞ ĐẦU

I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:

Việc giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp ở học sinh hiện nay được nhà trường hết sức quan tâm. Vở sạch chữ đẹp là biểu hiện tính cách của con người. Vì vậy hướng dẫn học sinh biết giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp là nhiệm vụ hết sức cần thiết của người giáo viên nhằm giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức và tự hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp, không thể không thực hiện trong việc giáo dục và rèn luyện. Đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng, việc dạy Tiếng Việt và dạy tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.

 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy, dạy chữ chính là dạy người. Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp và góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn.

 Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học viết chữ. Tuy vậy , vẫn còn nhiều học sinh viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác.

 

doc 9 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 612Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giữ vở sạch - rèn chữ đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
GIỮ VỞ SẠCH - RÈN CHỮ ĐẸP
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:
Việc giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp ở học sinh hiện nay được nhà trường hết sức quan tâm. Vở sạch chữ đẹp là biểu hiện tính cách của con người. Vì vậy hướng dẫn học sinh biết giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp là nhiệm vụ hết sức cần thiết của người giáo viên nhằm giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức và tự hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp, không thể không thực hiện trong việc giáo dục và rèn luyện. Đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng, việc dạy Tiếng Việt và dạy tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.
 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy, dạy chữ chính là dạy người. Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp và góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn.
 Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học viết chữ. Tuy vậy , vẫn còn nhiều học sinh viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp” để nghiên cứu. 
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 1. Đối tượng nghiên cứu:
 - Do thời gian có hạn nên tôi thể hiện nội dung giữ Vở sạch rèn chữ đẹp ở phân môn Tập viết.
 2. Phạm vi nghiên cứu:
 - Khối lớp Một ở Trường tiểu học An Hoà Tây 2.
 IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp” là để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh giữ vở sạch, rèn chữ đẹp; qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Qua thực tiễn cho thấy tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức. Nếu học sinh được viết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu học sinh uể oải buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng không nhỏ .Vì vậy giáo viên cần nắm vững:
 1. Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
 Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay còn vụng về, chóng mệt mỏi.
 Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
 Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cuối của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
 Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được.
 2. Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:
 Trẻ tiếp thu hình ảnh, chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
 Trong thời gian đầu các em có thể nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh , thì các em mới viết đúng mẫu.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 , người giáo viên cần nắm vững các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1 như sau:
 - Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
 - Viết đúng quy trình nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch; kĩ thuật lia bút, rê bút .... Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở,.
 - Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ nội dung của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.
 Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.
 - Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà.
 Vở Tập viết của BGD&ĐT ban hành giúp học sinh không ngừng nâng cao về chất lượng chữ viết và còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai trò của phân môn Tập viết. Chương trình tập viết lớp 1 gồm có:
Học kỳ I: Sau mỗi bài học vần, học sinh được luyện viết những chữ cái các em vừa học và mỗi tuần có thêm một tiết tập viết.
Học kỳ II: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làm quen với chữ viết hoa.
 II. THỰC TRẠNG :
 - Qua thực trạng dạy và học cho thấy vấn đề giữ vở sạch, viết chữ đẹp đang là ván đề đáng quan tâm của giáo viên nói riêng, của nhà trường nói chung. Đây là mảng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh. Mặc dù xác định tầm quan trọng như vậy nhưng trong thực tế cho thấy còn một số giáo viên thiếu quan tâm đến việc hướng dẫn HS giữ vở sạch rèn chữ đẹp. 
 - Đầu năm, khi được phân công chủ nhiệm lớp 13, (tổng số HS 21 em) là điểm trường lẻ, tiếp giáp với tuyến đê quốc phòng bên bờ Hàm Luông; đa số HS chưa qua Mẫu giáo. Vì vậy ngay tuần đầu tiên nhận lớp tôi khảo sát có 4 em viết chữ tương đối cẩn thận, sách vở có bao bìa nhãn ghi tên. Bên cạnh đó còn lại những em viết chưa được, viết cẩu thả, nét chưa đều, viết không ô li, dòng kẻ, vở thì lại bôi bẩn, vở quăn góc, không nhãn tên, không bao bìa, viết bài trong vở một cách tùy tiện, thậm chí có những em chưa biết cầm bút ... Đó là vấn đề tôi thực sự lo lắng và tôi cũng đã có ý kiến này trong cuộc họp tổ chuyên môn.
 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Đa số các em chưa qua lớp Mẫu giáo nên chưa có ý thức giữ gìn sách vở.
- Một số em viết chữ ẩu, nguệch ngoạc không đúng nét.
 - Các em cầm bút nhưng chưa đúng, cầm sát ngòi bút, cầm bút chặt quá, ngồi chưa đúng tư thế, chưa biết cách để vở đúng.
 - Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em mua sắm dụng cụ học tập không đạt yêu cầu.
 - Đa số phụ huynh không biết chữ, còn nếu biết chữ nhưng chưa nắm được cấu tạo chữ viết theo chương trình mới.
 - Vở bẩn thường do tay bẩn giây vào, khi viết sai các em thường tẩy xóa, đến khi dùng bút mực các em lại bôi mực ra, lạm dụng tẩy, tay cầm bút không đúng quy định .
 - Góc vở, mép vở quăn do các em thường lấy tay uốn góc vở để chơi. Thiếu cẩn thận khi lấy vở hoặc cất vở vào cặp . 
III. CÁC BIỆN PHÁP: 
 1. Đối với Giáo viên:
 Ngày đầu tiên nhận lớp giáo viên thông báo cho học sinh sách vở và đồ dùng học tập cần thiết đối với lớp Một, và hướng dẫn cho các em những yêu cầu cần thực hiện trong việc giữ vở như sau:
 - Vở phải bao bìa cẩn thận, có nhãn và đề tên.
 - Vở phải sạch, không giây mực, không bôi bẩn, không tẩy xóa. không quăn góc, quăn mép, không nhàu nát.
 - Trình bày bài viết trong vở phải đẹp và đúng quy định.
 Tiếp theo tôi giới thiệu cho học sinh một bộ vở đẹp (đã chuẩn bị sẵn), cho học sinh biết đâu là bìa, nhãn, góc vở, mép vở và các nội dung trình bày bên trong quyển vở.
 2. Đối với Học sinh:
 - Trước khi vào lớp tôi hướng dẫn các em lấy tất cả sách vở và đồ dùng học tập trong cặp để trên bàn ngay ngắn, gọn gàng theo thứ tự. Khi học xong sắp xếp vào cặp theo từng ngăn để sách vở khỏi bị rách.
 - Kiểm tra vệ sinh cá nhân nhất là đôi bàn tay để các em khỏi bôi bẩn vào vở.Việc làm này tôi cho các em tổ trưởng kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học.
 3. Đối với phụ huynh:
	Phiên họp phụ huynh HS đầu năm tôi đã trình bày rõ sự cần thiết và những yêu cầu của việc giữ vở sạch rèn chữ đẹp và đề nghị phụ huynh HS hỗ trợ một số công việc như:
 - Ở nhà sắp xếp một góc học tập phù hợp, gọn gàng, ngăn nắp như đã hướng dẫn ở lớp. Học xong môn nào cất ngay môn đó vào chỗ cũ, không để lộn xộn khó tìm mà lại dễ làm rách vở.
 - Mua sắm cho con em mình đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập chất lượng.
 - Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con ở nhà.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết.Viết nắn nót, cẩn thận các em luôn tự giác trong học tập, Học sinh "Giữ vở sạch-rèn chữ đẹp"đạt kết quả cao.
2010-2011
TSHS
Loại A
Loại B
Loại C
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
 21 em
4
5
6
9
19,0
23,8
28,5
42,8
5
7
8
7
23,8
33,4
38,1
 33,4
12
9
7
5
57,2
42,8
33,4
23,8
 PHẦN KẾT LUẬN:
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 - Giáo viên phải nhận thức được “Giữ vở sạch – rèn chữ đẹp” là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của bậc tiểu học, nhất là đối với HS lớp 1; từ đó phải có quyết tâm thực hiện tốt việc rèn luyện cho học sinh có nề nếp giữ gìn Vở sạch-chữ đẹp. Đây không chỉ là phong trào mà còn là công cụ để HS rèn nết người, là điều kiện để học tập tốt.
 - Có kế hoạch nghiên cứu khả năng rèn luyện học sinh có nề nếp Giữ vở sạch – rèn chữ đẹp nói chung và yêu cầu kĩ năng viết của học sinh nói riêng cần thực hiện thường xuyên, khảo sát chấm vở rèn chữ một cách cụ thể theo từng tháng.
 - Đầu năm tiến hành kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh, phát hiện kịp thời sai sót phổ biến khi viết của từng em để có kế hoạch rèn luyện học sinh có kết quả.
 - Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài trong vở một cách cụ thể ,khoa học để làm cơ sở cho các lớp trên.
 -Việc giữ vở và rèn chữ viết không chỉ thực hiện trong tiết tập viết mà còn thực hiện trong các hoạt động học tập ở trường cũng như ở nhà.
 - Chọn bộ vở tốt nhất lưu lại để giới thiệu cho học sinh những năm sau.
II. Ý NGHĨA: 
Trong đề tài này tôi đã đề cập đến một số biện pháp rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh tiểu học về phân môn tập viết.
Đây là một hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà trường. Để làm tốt công việc này giáo viên phải rèn luyện các em những phẩm chất đạo đức như: Tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, óc thẩm mỹ, tinh thần kỷ luật, lòng tự tin Giúp các em học tập tốt các môn học khác. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với HS, tận tuỵ với nghề nghiệp, kiên trì, bền bỉ trong công việc
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG 
	Trên đây là một vài biện pháp của bản thân để nâng cao chất lượng “Giữ vở sạch- rèn chữ đẹp” cho học sinh lớp 1; và được vận dụng có hiệu quả ở nhà trường trong thời gian qua.
VI. ĐỀ NGHỊ:
 Trong quá trình dạy học giáo viên cần chú ý một số vấn đề như sau:
 - Đến giờ học cần hướng dẫn cho các em tư thế ngồi học đúng, ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, vai ngang bằng ngực cách mép bàn ít nhất 1cm, chân gập thành góc vuông, vòng hai tay trên mặt bàn, mắt nhìn thẳng.
 - Khi viết bài hướng dẫn tư thế đặt vở. Để vở hơi chếch về bên trái so với mép bàn.
 - Ngồi ngay ngắn, thẳng người, đúng vị trí, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20-25cm, tay phải cầm bút, tay trái giữ vở để vở không bị xộc xệch, rách trang, rách bìa.
 - Cầm bút vừa chặt để không trượt, dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa để cầm bút, hai ngón còn lại và phần dưới của bàn tay làm điểm tựa khi viết.
An Hoà Tây, ngày 16 tháng 01 năm 2011
 Người viết
 Trần Thị Thanh Nguyên

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN REN CHU VIET CHO HS LOP 1.doc