Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật như: Mỹ thuật, Sân khấu, Múa, Kiến trúc, Văn học và cuối cùng là điện ảnh. Theo các nhà nghiên cứu học về Âm nhạc, thì hầu như âm nhạc có từ khi con người xuất hiện trên trái đất.Từ những âm thanh của cuộc sống, người ta đã chắt lọc những âm thanh có đủ bốn yếu tố về cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc để tạo nên âm thanh của âm nhạc.Nói như vậy để thấy rằng không phải âm thanh nào trong cuộc sống cũng là âm thanh của âm nhạc, mà chỉ những âm thanh có đủ 4 yếu tố nói trên mới đủ điều kiện để trở thành âm thanh của âm nhạc.Vì thế người ta mới nói rằng âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, dùng âm thanh để nói lên tâm tư tình cảm của con người đối với con người và con người với thế giới xung quanh. Ngày nay, người ta không chỉ nghe nhạc một cách thuần tuý mà người ta còn xem nhạc để được tai nghe, mắt thấy. Cho nên vai trò của Âm nhạc rất quan trọng trong việc dẫn dắt con người hướng thiện và hướng tới cái mỹ.

Những năm gần đây, giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở dạy các em hát, dạy các em đọc nhạc, kể cho các em nghe các câu truyện liên quan đến Âm nhạc, để góp phần cùng với các môn học khác giáo dục các em trở thành những học sinh có đủ đức, trí, thẩm mỹ và góp phần hoàn thiện chương trình học tập cho các em. Dưới sự quan tâm lãnh chỉ đạo của sở giáo dục,hàng năm phòng giáo dục vẫn thường tổ chiức các chương trình ngoại khoá cho giáo viên và học sinh dưới các hình thức như: Hội thi tiếng hát giáo viên tiểu học, hội thi tiếng hát dân ca và các trò chơi dân gian, hội thi tiếng hát . . . . . . Tuy các hoạt động ngoại khoá là những hoạt động không thuộc phạm vi trong chương trình của nhà trường, nhưng phần nào cũng đã bổ sung vào những phần khuyết thiếu trong quá trình hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh . Mặc dù vậy nó có vai trò không nhỏ trong việc rèn luyện thể chất cũng như tinh thần cho cả thầy và trò mà đặc biệt là trò. Qua những hội thi này các em sẽ được phát hiện, bồi dưỡng ngay từ khi còn rất nhỏ, thầy có có điều kiện để trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Song không phải ai cũng nhận thức điều đó một cách đúng đắn. Nên trong mỗi hội thi họ thường làm qua loa, đại khái, hoặc làm cốt để có chương trình tham gia dự thi. Cũng có khi do thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực mà vô tình đã làm hạn chế năng khiếu của bản thân cũng như học sinh nên kết quả mỗi hội thi còn chưa cao.

Bằng kinh nghiệm thực tế qua các hội thi và qua các chương trình văn nghệ khác nhau tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, rất mong được bạn bè tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 1156Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
Đặt vấn đề:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật như: Mỹ thuật, Sân khấu, Múa, Kiến trúc, Văn học và cuối cùng là điện ảnh. Theo các nhà nghiên cứu học về Âm nhạc, thì hầu như âm nhạc có từ khi con người xuất hiện trên trái đất.Từ những âm thanh của cuộc sống, người ta đã chắt lọc những âm thanh có đủ bốn yếu tố về cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc để tạo nên âm thanh của âm nhạc.Nói như vậy để thấy rằng không phải âm thanh nào trong cuộc sống cũng là âm thanh của âm nhạc, mà chỉ những âm thanh có đủ 4 yếu tố nói trên mới đủ điều kiện để trở thành âm thanh của âm nhạc.Vì thế người ta mới nói rằng âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, dùng âm thanh để nói lên tâm tư tình cảm của con người đối với con người và con người với thế giới xung quanh. Ngày nay, người ta không chỉ nghe nhạc một cách thuần tuý mà người ta còn xem nhạc để được tai nghe, mắt thấy. Cho nên vai trò của Âm nhạc rất quan trọng trong việc dẫn dắt con người hướng thiện và hướng tới cái mỹ.
Những năm gần đây, giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở dạy các em hát, dạy các em đọc nhạc, kể cho các em nghe các câu truyện liên quan đến Âm nhạc, để góp phần cùng với các môn học khác giáo dục các em trở thành những học sinh có đủ đức, trí, thẩm mỹ và góp phần hoàn thiện chương trình học tập cho các em. Dưới sự quan tâm lãnh chỉ đạo của sở giáo dục,hàng năm phòng giáo dục vẫn thường tổ chiức các chương trình ngoại khoá cho giáo viên và học sinh dưới các hình thức như: Hội thi tiếng hát giáo viên tiểu học, hội thi tiếng hát dân ca và các trò chơi dân gian, hội thi tiếng hát . . . . . . Tuy các hoạt động ngoại khoá là những hoạt động không thuộc phạm vi trong chương trình của nhà trường, nhưng phần nào cũng đã bổ sung vào những phần khuyết thiếu trong quá trình hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh . Mặc dù vậy nó có vai trò không nhỏ trong việc rèn luyện thể chất cũng như tinh thần cho cả thầy và trò mà đặc biệt là trò. Qua những hội thi này các em sẽ được phát hiện, bồi dưỡng ngay từ khi còn rất nhỏ, thầy có có điều kiện để trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Song không phải ai cũng nhận thức điều đó một cách đúng đắn. Nên trong mỗi hội thi họ thường làm qua loa, đại khái, hoặc làm cốt để có chương trình tham gia dự thi. Cũng có khi do thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực mà vô tình đã làm hạn chế năng khiếu của bản thân cũng như học sinh nên kết quả mỗi hội thi còn chưa cao. 
Bằng kinh nghiệm thực tế qua các hội thi và qua các chương trình văn nghệ khác nhau tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, rất mong được bạn bè tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Phần thứ 2:
Nội dung của đề tài.
Nội dung:
Cơ sở lý luận, khoa học của đề tài:
 Phương pháp dàn dựng là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của một chương trình văn nghệ. Mỗi chương trình văn nghệ có một yêu cầu riêng cho nên đòi hỏi phương pháp dàn dựng phải luôn được cải tiến, sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với từng chương trình, từng điều kiện để thực hiện chương trình đó. Đặc biệt phương pháp dàn dựng phải phù hợp với trình độ và khả năng biểu diễn của diễn viên ( học sinh hay giáo viên).
	Sau mỗi hội thi hay mỗi phong trào văn nghệ tôi thường rút ra một kinh nghiệm cho bản thân, có khi từ chương trình của đơn vị mình, cũng có khi là chương trình của đơn vị bạn. Mỗi chương trình là một bài học quý giá cho bản thân để những chương trình sau mình làm tốt hơn.Cho nên khi làm một chương trình văn nghệ cho trường, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để chương trình hấp dẫn vừa đảm bảo thời gian, số lượng tiết mục, số người tham gia, khả năng biểu diễn của giáo viên và học sinh và đặc biệt là đúng chủ đề của chương trình. Do đó chương trình tham gia dự thi của trường tôi thường đạt hiệu quả tốt và luôn luôn đứng trong tốp đầu của huyện.
Đối tượng và tài liệu phục vụ:
Đối tượng: Học sinh và giáo viên tiểu học.
Tài liệu phục vụ:
Âm nhạc và phương pháp dạy âm nhạc ở trường tiểu học( Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000).
Phương pháp biên tập và dàn dựng chương trình ca múa nhạc( giáo trình dành cho học sinh và sinh viên âm nhạc)
Biên đạo múa( Giáo trình đại học âm nhạc)
Phương pháp:
 Trước tiên, để dàn dựng tốt một chương trình tôi phải thực hiện tốt 3 yêu cầu để xây dựng một chương trình.
 a.Yêu cầu 1: Xác định chủ đề, thời lượng chương trình và số lượng diễn viên mà dàn dựng chương trình sao cho phù hợp . Để làm được yêu cầu này lại phải căn cứ vào các yếu tố sau.
- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của từng loại chương trình. 
- Căn cứ vào đối tượng biểu diễn và đối tượng xem biểu diễn.
Đối tượng biểu diễn và đối tượng xem biểu diễn thuộc tầng lớp, ngành nghề, lứa tuổi nào.Từ đó lựa chọn, dàn dựng tiết mục, kiến thiết chương trình phù hợp.
Căn cứ vào các quy định khách quan hay chủ quan.
Quy định khách quan là các văn bản thông báo về quy chế, thể lệ do ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị yêu cầu.Hoặc do các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng( nếu là chương trình ngoài trường học)
+ Quy định về chủ đề: Căn cứ vào chủ đề từ đó đặt tên cho chương trình và tìm hướng chọn nội dung các tiết mục thích hợp.
+ Quy định về loại hình tham gia: Bao gồm đủ ca múa nhạc hay không cần đủ. Từ đó mà phân bổ nội dung cho từng loại hình, đồng thời cũng phải căn cứ vào khả năng của diễn viên.
+Quy định về số lượng diễn viên tham gia: Để điều chỉnh tỉ lệ diễn viên giữa các loại hình.
+ Quy định về thời lượng chương trình: Căn cứ vào đó để tính số lượng tiết mục. Thông thường biểu diễn trên sân khấu tính trung bình 5 phút/ 1 tiết mục.
+ Quy định về địa điểm biểu diễn và thời điểm biểu diễn: Tìm tiết mục có nội dung liên quan làm cho chương trình mang nét riêng.
b.Yêu cầu 2: Xây dựng đội ngũ và phác thảo chương trình.
*.Đội ngũ diễn viên:
- Đội ngũ chính thức:
+ Diễn viên hát gồm: Giọng đơn ca, giọng hát tập thể bè cao, giọng hát tập thể bè trầm.
+ Chọn diễn viên múa: Múa solo ( múa một mình ), múa solist ( một người múa kiểu lĩnh xướng), múa diio ( đôi nam nữ), trio ( múa 3 người). 
Trong một chương trình ca múa nhạc, tiết mục múa là tiết mục khó dàn dựng nhất, vì múa là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp. Chủ yếu sử dụng cơ thể con người để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, phục vụ con người. Trong múa còn có các yếu tố nghệ thuật khác như: Âm nhạc, mỹ thuật hội hoạ, sân khấu kịch tính. Chính vì thế, múa là nghệ thuật tổng hợp. Âm nhạc là linh hồn của múa. Âm nhạc định ra tình cảm, sắc thái tốc độ, cường độ và hành động của múa. Mỹ thuật hội hoạ trong nghệ thuật múa có sử dụng đường nét( hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn, vòng cánh cung). Sử dụng cả nghệ thuật điêu khắc( nó là hình tượng của múa). Mỗi động tác là sự liên kết rất nhiều hình tượng. Trong múa còn có sử dụng cả màu sắc ( Trang phục biểu diễn).
Để truyền tải được nội dung của múa, phải chọn diễn viên có đủ khả năng, có hình thể cân đối, hài hoà. Các thành viên trong đội phải tương đối đồng đều về cả chiều cao và cân nặng, Phải nhiệt tình trong tập luyện.
+ Chọn nhạc công có khả năng chơi tốt các thể loại âm nhạc.
+ Chọn người dẫn chương trình tương đối đảm boả về thanh, sắc và duyên(duyên trên sân khấu).
* Đội ngũ dự phòng.
+ Dự phòng cho hát : Bố trí sẵn người hát thay thế lĩnh xướng hoặc đơn ca phòng khi người hát chính có chục chặc về kỹ thuật.
+ Dự phòng cho múa: Tập điều chỉnh đội hình trong trường hợp có diễn viên đột xuất không tham gia được.
+ Dự phòng cho nhạc:
Ghi băng đĩa phần nhạc đệm cho hát và múa và ghi thành nhiều bản .
2. Tổ chức dàn dựng:
- Dàn dựng từng tiết mục, lên lịch tập cho từng tiết mục và thông báo để diễn viên thực hiện buổi tập có hiệu quả. 
3. Đặt tên và phác thảo nội dung chương trình.
- Dựa vào chủ đề để đặt tên cho chương trình, tên càng mới lạ càng tốt.
- Lập bảng tiết mục dưới dạng thể loại kèm theo nội dung của từng tiết mục đó.
Lưu ý:
- Tên chương trình phải có tính văn học.
- Chương trình lên vừa đủ, tuyệt đối tránh trùng lặp, ôm đồm, dài dòng. Cần có sự tương phản, thay đổi cả về thể loại, nội dung, màu sắcgiữa các tiết mục.
C.Yêu cầu 3: Tính toán điều kiện thực hiện chương trình.
Điều kiện về thời gian, không gian. 
+Thời gian tập luyện là bao nhiêu buổi trong khi tập nên tập xen kẽ các tiết mục, không nên tập riêng tiết mục từng buổi, số ngày tập sẽ rất cao ảnh hưởng đến học tập của học sinh.
+ Ngày duyệt, ngày biểu diễn. Duyệt lại chương trình một lần cuối trước khi diễn 1 ngày để rút kinh nghiệm cho buổi diễn chính.
+ Biểu diễn trong nhà hay ngoài trời, ban ngày hay ban đêm, để có tư duy về trang phục cho hợp lý. Trong cùng một chương trình, nhưng ở mỗi không gian khác nhau bạn nên chọn một trang phục khác nhau để phát huy hết những mặt tích cực của nghệ thuật.
	Giả sử ta dựng một tiết mục múa trên nền nhạc mang âm hưởng của một vùng quê Việt Nam ngày xưa. Nếu diễn trong sân khấu trong nhà, đặc biệt ở trong các dạp hát vào buổi ban đêm. Sân khấu có đủ ánh sáng của các loại đền màu và hệ thống khói điện tử có thể phục vụ bất cứ lúc nào theo yêu cầu của đạo diễn, thì bạn có thể cho học sinh mặc trang phục nông dân với váy đụp, áo nâu sòng hay áo bà ba cách điệu đều đạt được hiệu quả như ý. Nhưng vẫn là tiết mục đó lại được trình diễn ở sân khấu ngoài trời, chỉ có duy nhất một thứ ánh sáng tự nhiên thì bạn phải lựa chọn trang phục với các màu sắc bắt mắt như màu xanh, màu vàng, với áo bà ba may cách tân pha một chút hiện đại thì mới đạt được hiệu quả, đội hình múa sẽ được trẻ hoá rất nhiều. Nếu bạn lại chọn áo bà ba nâu sòng để khoác lên người diễn viên thì đội hình múa sẽ già đi, nó chỉ thoả mãn được duy nhất một yêu cầu là tái hiện cảnh lam lũ, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà thôi. Sân khấu âm nhạc không cần thiết phải như thế, chỉ có ở sân khấu kịnh người ta mới cần thiết phải tái hiện gần như chính xác những giá trị của cuộc sống. Còn ở sân khấu âm nhạc người ta cần một sự cách điệu, thổi vào hồn người xem những giá trị của nghệ thuật đầy lãng mạn để tưới mát tâm hồn người xem. Như vậy, việc chọn trang phục cũng rất quân trọng, trang phục quyết định 50% thành công của chương trình.
Điều kiện về vật chất:
*Dự toán kinh phí đầu tư gồm:
+ Chi bồi dưỡng cho những người thực hiện chương trình.
+Chi cho trang phục và đạo cụ: May sắm, thuê mướn
+ Chi cho trang trí sân khấu: Phông bạt, cảnh trí, bục bệ, băng zoll- khẩu hiệu và các trang trí khác như ( pháo hoa, hoa giấy) 
+ Chi cho âm thanh , ánh sáng: In băng đĩa, thuê âm thanh, ánh sáng, tổng duyệt, biểu diễn, ăn, ở, đi lại 
Huy động cơ sở vật chất có sẵn như: phòng tập, phông bạt, bàn ghế, trang phục và cơ sơ vật chất có sẵn đẻ tiết kiệm được kinh phí cho đơn vị.
Sau khi đã hoàn tất các công việc trên, tôi tiến hành biên tập chương trình và dàn dựng tiết mục cụ thể. Hoàn thiện văn bản tiết mục. Sưu tầm chính xác văn bản gốc của các bài hát, giao bài cho diễn viên và yêu cầu tập chính xác lời ca, giai điệu, thể hiện được tâm tư tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào bài hát. yêu cầu toàn thể diễn viên giữ gìn sức khoẻ tốt trong xuốt quá trình luyện tập.
	Cuối cùng là làm prôgram và viết lời dẫn cho chương trình.
Prôgram là bản thông tin chi tiết thứ tự biểu diễn các tiết mục.
Lời dẫn là lời giới thiệu đến người xem những nội dung chính của tiết mục, thông tin về tác giả, tác phẩm, người biểu diễnThông thường trong 1 chương trình người ta chỉ viết lời dẫn cho khoảng 2/3 số tiết mục là nhiều nhất. Số còn lại được giới thiệu như trong Prôgram
Sau khi chương trình đã hoàn tất là lúc chạy chương trình thử hay nói cách khác là duyệt chương trình và tổ chức biểu diễn như đã định.
B.ứng dụng vào thực tiễn:
1.Quá trình áp dụng:
áp dụng trong suốt quá trình thực hiện các chương trình văn nghệ.
2 . Hiệu quả sau khi áp dụng đề tài:
- Chất lượng chương trình được nâng lên rõ rệt.
- 100% các diễn viên áp dụng và thực hiện tốt phương pháp.
- Năm học 2009-2010 chương trình tham gia dự thi của trường tôi có 1 học sinh đạt giải nhì đơn ca, 1 tiết mục múa đạt khuyến khích trong hội thi tiếng hát dân ca và các trò chơi dân gian.
C. Kết luận:
	Phương pháp dàn dựng một chương trình ca múa nhạc nói chung hay một chương trình văn nghệ nói riêng quyết định lớn đến hiệu quả của một chương trình ca nhạc. Tuy nhiên phương pháp này không giống như một công thức toán học, càng không phải là công thức chung cho mọi người cùng áp dụng. Mà mỗi người phải tự phấn đấu, học hỏi , tìm tòi cho mình một cách thức làm việc riêng để hoàn thành niệm vụ của mình khi được giao làm một chương trình văn nghệ, làm sao để phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình.
	Những điều tôi nêu ra ở trên chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Nhưng nó được dựa trên cơ sơ lý luận khoa học của phương pháp dàn dựng một chương trình âm nhạc.Có thể nó không còn mới với những người làm âm nhạc chuyên nghiệp, nhưng với các bạn đồng nghiệp tôi muốn đưa ra để các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi làm tốt hơn nữa công việc của một người làm âm nhạc ở trường tiểu học. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Đôn Nhân, ngày 25 tháng 5 năm 2010.
	 Người viết sáng kiến.
 Đỗ Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem tieu hoc ph.doc