Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk

Mục lục

Mục Nội dung Trang

 Lời cảm ơn ! 3

Phần I PHẦN MỞ ĐẦU 4

I Lý do chọn đề tài 4

II Mục đích nghiên cứu 5

III Nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu 5

1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

2 Phương pháp nghiên cứu 5

3 Phạm vi thực hiện đề tài 5

Phần II NỘI DUNG 5

C. I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

A CƠ SỞ LÝ LUẬN. 5

I Khái niệm 5

II Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6

III Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6

1 Những nhiệm vụ về nhận thức 6

2 Nhiệm vụ giáo dục thái độ 7

3 Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng 7

IV MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GD NGLL 7

1 Nguyên tắc về tính mục đích và tính kế hoạch 7

2 Tính tự nguyện, tự giác 8

3 Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh 8

4 Kết hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. 8

5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 8

V MỤC TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 9

1 Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9

2 Nội dung của HĐGDNGLL. 9

VI QUẢN LÝ HĐ GD NGLL Ở TRƯỜNG THCS 9

1 Xây dựng kế hoạch 9

2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện 10

3 Kiểm tra, đánh giá 10

VII NHỮNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 11

1 Hoạt động xã hội và nhân văn 11

2 Hoạt động tiếp cận khoa học (tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và hướng nghiệp). 11

3 Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ. 12

4 Hoạt động vui khoẻ và giải trí 13

5 Hoạt động lao động công ích 13

B CƠ SỞ PHÁP LÝ 13

C. II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK- ĐĂK LĂK 14

I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 14

1 Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục 14

2 Đánh giá thực trạng 14

II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐGDNGLL 16

1 Hiệu trưởng quản lý HĐGDNGLL 16

2 Xây dựng kế hoạch công tác 17

3 Về việc chỉ đạo thực hiện 17

4 Tổ chức chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường 18

5 Công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức các HĐGDNGLL 19

6 Kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL 20

C. III ĐỀ XUẤT, CẢI TIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK 21

Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

1 Kết luận 21

2 Bài học kinh nghiệm 22

3 Một số kiến nghị 22

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
Lời cảm ơn !
3
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
4
I
Lý do chọn đề tài
4
II
Mục đích nghiên cứu
5
III
Nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu
5
1
Nhiệm vụ nghiên cứu
5
2
Phương pháp nghiên cứu
5
3
Phạm vi thực hiện đề tài
5
Phần II
NỘI DUNG
5
C. I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
5
A
CƠ SỞ LÝ LUẬN.
5
I
Khái niệm
5
II
Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6
III
Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6
1
Những nhiệm vụ về nhận thức
6
2
Nhiệm vụ giáo dục thái độ
7
3
Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng
7
IV
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GD NGLL
7
1
Nguyên tắc về tính mục đích và tính kế hoạch
7
2
Tính tự nguyện, tự giác
8
3
Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh
8
4
Kết hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
8
5
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
8
V
MỤC TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
9
1
Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
9
2
Nội dung của HĐGDNGLL.
9
VI
QUẢN LÝ HĐ GD NGLL Ở TRƯỜNG THCS
9
1
Xây dựng kế hoạch
9
2
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện
10
3
Kiểm tra, đánh giá
10
VII
NHỮNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
11
1
Hoạt động xã hội và nhân văn
11
2
Hoạt động tiếp cận khoa học (tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và hướng nghiệp).
11
3
Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ.
12
4
Hoạt động vui khoẻ và giải trí
13
5
Hoạt động lao động công ích
13
B
CƠ SỞ PHÁP LÝ
13
C. II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK- ĐĂK LĂK
14
I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
14
1
Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục
14
2
Đánh giá thực trạng
14
II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐGDNGLL
16
1
Hiệu trưởng quản lý HĐGDNGLL
16
2
Xây dựng  kế hoạch công tác
17
3
Về việc chỉ đạo thực hiện
17
4
Tổ chức chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường
18
5
Công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức các HĐGDNGLL
19
6
Kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL
20
C. III
ĐỀ XUẤT, CẢI TIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK 
21
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21
1
Kết luận
21
2
Bài học kinh nghiệm
22
3
Một số kiến nghị
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
LỜI CẢM ƠN !
 Đề tài được hoàn thành theo chương trình Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do trường CĐSP Đăk Lăk tổ chức giảng dạy. Cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến trường, Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu 
Tôi xin chân thành cảm ơn quý cấp lãnh đạo, đặc biệt lãnh đạo phòng GD&ĐT đã tạo điều kiện (cả vật chất và tinh thần) để tôi được tham gia học tập và nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Bùi Thị Toan – Giảng viên trường CĐSP Đăk Lăk, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài 
 	Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định rất rõ trong Luật giáo dục tại Điều 2 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
	Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức , pháp luật., còn phải giúp các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Vậy, quá trình giáo dục không những được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).
	HĐGDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Quá trình giáo dục đối với học sinh THCS có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói HĐGDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục nhằm định hướng, điều chỉnh quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao.
	Thực tế, trong những năm qua, công tác quản lý ở các trường THCS huyện Krông Búk - tỉnh Đăk Lăk, đối với học sinh phần lớn là con em người lao động nông nghiệp trồng cà phê, rất thích được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, giao lưu văn hoá, qua đó có dịp học hỏi các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập cũng như trong đời sống. Tuy nhiên, môi trường xã hội xung quanh cũng có tác động xấu đến các em, nên lãnh đạo các trường rất lung túng trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động GDNGLL sao cho có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tập thể  của học sinh.
	Sau thời gian được học tập, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức tại lớp Bồi dưỡng CBQLGD của các thầy cô giáo ở trường CĐSP Đăk Lăk tôi nhận thức được rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thì HĐGDNGLL là một trong những hoạt động thiết yếu. Mặt khác, trong thời gian qua, những HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Krông Búk còn quá mơ hồ, chưa thực sự trở thành một hoạt động bổ ích cho học sinh. Với lý do đó, tôi chọn đề tài : “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk”
II. Mục đích nghiên cứu
	Tôi rất tâm đắc với đề tài này với mục đích, mong muốn :
	Để bản thân soi rọi lại những lý luận đã học vào thực tiễn công tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường trong những  năm học qua, kiểm nghiệm lại những việc đã làm được, qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh để thực hiện có hiệu quả cao hơn hoạt động GDNGLL trong thời gian tiếp theo.
	Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra những đề xuất để lãnh đạo các nhà trường quản lý tốt hoạt động này, đưa HĐGDNGLL đi vào nề nếp, ổn định và phát triển góp phần hoàn thiện mục tiêu đào tạo  cấp học của nhà trường.
	III. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
	1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	Nghiên cứu cơ sở khoa học chuyên đề: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk” tỉnh Đăk Lăk
	Tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGDNGLL từng bước đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay.
	2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận được học trong chương trình  bồi dưỡng CBQLGD.
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện HĐGDNGLL.
Phương pháp quan sát, tổng kết , rút kinh nghiệm.
	3. Phạm vi thực hiện đề tài: Đề tài nghiên cứu tại các trường THCS huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk. Những biện pháp đề xuất không thể đáp ứng tính khái quát, nhưng tôi mong rằng các biện pháp này có thể áp dụng với các trường THCS có hoàn cảnh tương tự ở huyện Krông Búk.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương I:  CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A . CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I. Khái niệm.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân.
HĐGDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
HĐGDNGLL được phân chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực lượng tổ chức các hoạt động chi phối. Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
HĐGDNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành xen kẻ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động mà diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi nơi mọi lúc.
HĐGDNGLL là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc sống thực của họ về học tập, lao động, vui chơiGiáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và phối hợp tổ chức.
II. Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Về mặt pháp lý, theo Điều lệ trường phổ thông, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông bao gồm:
- Hoạt động giáo dục trên lớp thông qua việc dạy và học các môn học theo quy định.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, đố vui qua các môn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động công ích, các hoạt động xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Về phương diện thực tiễn, HĐGDNGLL có vị trí là cầu nối hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
HĐGDNGLL tạo điều kiện cho nhà trường phát huy vai trò của mình với đời sống xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội.
HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo học sinh.
III. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Những nhiệm vụ về nhận thức.
HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội.
HĐGDNGLL giúp học sinh có điều kiện vận dụng tri thức vào hoạt động hằng ... lớp ngồi nghe, không có gì hơn, cứ lập đi lập lại làm cho các em cảm thấy sợ trường, sợ lớp, chưa nhận được từ thầy cô của mình những câu chuyện vui, câu chuyện giáo dục để sảng khoái, vui vẻ trước khi vào tiết học.
Nhiều thầy cô nhà ở xa trường, tiết cuối thứ bảy đúng ra là tiết sinh hoạt lớp, tiết mà học sinh đang mong đợi tình cảm từ thầy cô sau 1 tuần học tập căng thẳng, nhưng muốn vội về nhà nhiều lần vô tình giáo viên chủ nhiệm đã để lại ấn tượng trong các em sự gian dối, không chuẩn mực, sự qua loa đối phó của thầy cô mình.
Bên cạnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ “cho xong”, nhiều GVCN thay vì để các em tự sinh hoạt theo các chủ điểm dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Gv, họ lại làm thay hết hoặc ngược lại “khoán trắng”.
- Đối với tập thể giáo viên
Không thể tổ chức tốt HĐGDNGLL nếu không có sự đóng góp của tập thể giáo viên nhà trường, vì thế hiệu trưởng cần phải:
+ Quy định nhiệm vụ cụ thể của giáo viên. Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là tham gia HĐGDNGLL với những lĩnh vực khác nhau: văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khoá bộ môn
Tuỳ theo đặc thù của từng bộ môn mà hiệu trưởng phân công các tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn, Đội để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu
Phân công một số giáo viên có năng khiếu văn nghệ, TDTT.. trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Khi tổ chức tìm hiểu kiến thức về dân số thì giao tổ xã hội, về ma tuý-HIV- AIDS thì giao tổ tự nhiên...
- Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội TN TPHCM
Tổ chức Đội trong trường THCS đóng vai trò nồng cốt để tiến hành HĐGDNGLL. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho Đội hoạt động, trang bị những điều kiện CSVC cần thiết như: Trống đội,  trang phục độicũng như sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các lớp tập huấn công tác Đội do huyện tổ chức, tập huấn bồi dưỡng về Matuý-HIV-AIDS
Tổ chức các cuộc thi cấp trường: Kể chuyện về Bác Hồ, Tiếng hát dâng thầy cô, Đội tuyên truyền phòng chống ma tuý, thi sân khấu không chuyên về an toàn giao thông cấp xã, huyện
5. Công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức các HĐGDNGLL
a. Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh: Ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh. Gia đình l nơi sinh ra, nuôi dưỡng trẻ đến tuổi trưởng thành, gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy, hiệu trưởng cần phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp và toàn trường. Nhìn chung công tác này chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn, vì những nguyên nhân sau:
- Trong những năm qua, nhà trường chưa có các hoạt động nổi bật để họ tin tưởng, cầu nối giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể tại địa phương chưa được chú trọng. Đối với học sinh, nhà trường vẫn l nơi để học tập, chưa có các hoạt động tập thể vui chơi bổ ích như khi tham gia sinh hoạt với các tổ chức tại địa phương.
- Ban đại diện CMHS chưa đầu tư thời gian và trí tuệ phối hợp với nhà trường trong hoạt động này, chủ yếu là tập trung ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11 và Tết Nguyên đán.
- Ở vấn đề này hiệu trưởng cần quan tâm hơn đến Ban đại diện CMHS, giúp họ nâng cao vai trò, trách nhiệm để cùng tham gia, hỗ trợ hoạt động này.
b. Với các tổ chức xã hội, ban ngành địa phương: 
- Tham mưu với UBND xã tổ chức hội thi sân khấu không chuyên về an toàn giao thông, tổ chức cổ động nhân các ngày lễ lớn, bầu cử HĐND huyện, Đại hội huyện Đảng bộ...
- Hiệu trưởng xây dựng các điều kiện cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để các tổ chức này tham gia các hoạt động như một nhu cầu thiết yếu, thu hút, tạo điều kiện để họ sáng tạo, cống hiến bằng năng lực họ đang có.
- Chưa tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác này với các trường bạn lân cận.
- Ngoài ra, cơ sở vật chất còn đóng vai trò cần thiết để tiến hành một HĐGDNGLL. Trong điều kiện hiện nay, CSVC còn thiếu thốn, tạm bợ, thì hiệu trưởng chưa linh hoạt, thụ động để tạo điều kiện tối thiểu cho hoạt động này.
6. Kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL
- Không kiểm tra coi như không quản lý. Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra. Kiểm tra để cải tiến, thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch bên cạnh đó kiểm tra để thấy những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra HĐGDNGLL là để động viên đồng nghiệp, tư vấn, thúc đẩy chứ không nặng nề để phê bình, xếp loại. 
* Những hạn chế trong công tác quản lý HĐGDNGLL như sau:
- Hiệu trưởng duyệt kế hoạch nhưng chưa tính đến hiệu quả và tính khả thi nên có những nội dung không thực hiện được, chồng chéo.
- Trong kế hoạch chưa tính đến điều kiện cơ sở vật chất, ngoại cảnh, kinh phí.
- Một bộ phận GV còn thờ ơ với công tác này, coi đó là của Tổng phụ trách Đội.
- Công tác xã hội hoá chưa được ủng hộ phối hợp tốt, chưa huy động được sự tham gia của các lực lượng xã hội.
- Công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra chưa đúng mức từ đó hoạt động GDNGLL chưa được tổ chức và thực hiện như quy định.
- Chưa có biện pháp khuyến khích, động viên GV, khai thác năng lực của họ để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Năng lực lãnh đạo, quản lý còn hạn chế ở một số hoạt động.
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT, CẢI TIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK 
Xuất phát từ thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường THCS trong những năm qua, với kiến thức lý luận được tiếp thu trong thời gian học bồi dưỡng CBQL, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
1. nâng cao nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về nội dung giáo dục học sinh thông qua con đường dạy học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Coi trọng HĐGDNGLL ở tiết sinh hoạt lớp cuối tuần vì được tổ chức trong một không gian nhỏ của lớp học, mọi học sinh đều được cơ hội tham gia, GVCN dễ năm bắt sự vận động và phát triển của từng học sinh.
3. Cần chú trọng công tác bồi dưỡng các kỹ năng HĐGDNGLL cho lực lượng thanh niên giáo viên, GVCN dưới các hình thức: Cử đi học bồi dưỡng chuyên đề GDNGLL do tỉnh, huyện tổ chức từng năm học.
4. Một số hoạt động văn hoá, văn nghệ cần mạnh dạn mời một số người có chuyên môn ở địa phương như: đoàn thanh niên xã, đội văn nghệ ở địa phương
5. Đối với GVCN: Phân công GVCN có kinh ngiệm đối với lớp 6, 9. Hướng dẫn GVCN biết phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của trường.
6. Đối với giáo viên bộ môn: Phân công giáo viên có năng khiếu văn nghệ, TDTT, năng khiếu tổ chức tham gia vào hoạt động tích cực.
7. Đối với GV kiêm tổng phụ trách đội: Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tạo điều kiện tối đa để hoạt động.
8. Có chế độ bồi dưỡng, khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với cá nhân tích cực và đạt hiệu quả cao trong các HĐGDNGLL.
9. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động cùng với nhà trường.
10. Mua sắm thiết bị phục vụ HĐGDNGLL như: dàn âm thanh, phong màn, sân khấu di động..
PHẦN III 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nhà quản lý cần phải biết hướng học sinh vào nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, xây dựng mối quan hệ nhiều mặt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tìm tòi, phối hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao. Qua phân tích thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường THCS huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk, tôi nhận thấy rằng trước hết hiệu trưởng cần nhận thức đúng vai trò, vị trí và nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong trường học. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, thực hiện tốt các HĐGDNGLL vẫn khó khăn và gặp nhiều vướng mắc. Song, nếu hiệu trưởng là “thủ lĩnh” trong mọi hoạt động, biết động viên khích lệ các lực lượng tham gia, đem hết tâm, trí, tài lực thì công tác quản lý HĐGDNGLL nói riêng sẽ được cũng cố, phát triển , đi vào nề nếp đúng với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục cấp học. Từ đó hoàn thiện tri thức cho học sinh, đồng thời cũng cố, hình thành trong học sinh những tình cảm, thái độ hành vi, thói quen ứng xử hợp lý, dần tránh xa một số hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội đang len lỏi vào tâm hồn học sinh.
2. Bài học kinh nghiệm
Muốn tổ chức HĐGDNGLL tốt, trước hết đòi hỏi hiệu trưởng và tập thể giáo viên nhà trường hiểu một cách đúng đắn về vị trí vai trò và nhiệm vụ của HĐGDNGLL. Hiệu trưởng phải phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động. Ra sức xây dựng nếp sống văn hoá cơ quan, hình thành và cũng cố nếp sinh hoạt tự giác, hy sinh cá nhân để chung sức chung lòng vì lợi ích chung của nhà trường, của thế hệ học sinh. Trong điều kiện khó khăn chung, mọi thành viên cần phải biết chia sẽ, nâng cao đạo đức tư tưởng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. HĐGDNGLL là hoạt đông gio dục cơ bản, thực hiện có mục tiêu, định hướng, có kế hoạch, có tổ chức và được tiến hành trong một năm học.Tuy nhiên phải có kế hoạch chiến lược lâu dài để ngày càng xây dựng tốt hơn về mọi mặt đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội, của phụ huynh và của học sinh.
3. Một số kiến nghị
- Đối với trường: Hiệu trưởng cần tranh thủ nội lực và ngoại lực về vật chất cũng như tinh thần, tình cảm và trí tuệ để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL. HĐGDNGLL phải đảm bảo tính tự giác, độc lập, sáng tạo và mong muốn chính đáng của học sinh cấp THCS.
- Đối với phòng GD&ĐT: Cần xây dựng chuẩn đánh giá chung cho các        HĐGDNGLL, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phê bình, khuyến khích hoạt động một cách công khai, hiệu quả.
- Phối hợp với huyện Đoàn, ban ngành ở địa phương tổ chức các phong trào liên quan đến giáo dục học sinh trong chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình quản lý HĐGDNGLL. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS (Đặng Vũ Hoạt – 2005) 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III ( 1004-2007) 
Luật giáo dục – tháng 1/2006 S
Điều lệ trường trung học 
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường – ThS. Đỗ Thiết Thạch 
Chuyên đề: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- Giáo dục dân số- Phòng chống ma tuý. (Thầy Nguyễn Duy Dương- Trường CBQLGD&ĐT II- TP. Hồ Chí Minh) 
Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình HĐGDNGLL của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Đăk Lăk. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Quan ly hoat dong giao duc ngoai gio len lopo cac truong THCS.doc