Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1

I - ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc. Chuyển từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu vận hành theo cơ chế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Trên đà đổi mới đó, hội nghị thứ VII của Ban chấp hành Trung ương khoá VII Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định đưa nước ta vào thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải hết sức coi trọng nhân tố con người. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. Có nghĩa là phải đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao, có trí thức để tiếp thu những kinh nghiệm, những tinh hoa của nhân loại.

 Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc đúng với nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.

 

doc 9 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề:
	Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc. Chuyển từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu vận hành theo cơ chế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Trên đà đổi mới đó, hội nghị thứ VII của Ban chấp hành Trung ương khoá VII Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định đưa nước ta vào thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
	Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải hết sức coi trọng nhân tố con người. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. Có nghĩa là phải đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao, có trí thức để tiếp thu những kinh nghiệm, những tinh hoa của nhân loại.
	Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc đúng với nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên là trẻ phải đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó còn là công cụ để học các môn khác, nó tạo ra hứng thu và động cơ học tập, nó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Với những ý nghĩa to lớn của việc dạy đọc như vậy nên tôi đã chọn sáng kiến “Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu. Hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy - học.
II - Thực trạng:
Năm học 2005 - 2006 tôi được hiệu vụ nhà trường giao cho giảng dạy lớp ghép 1 + 2 ở bản lẻ Piếng Môn, tổng số học sinh 20 em trong đó lớp 2 là 13 em. Lớp 1: 7 em. Trong thời gian giảng dạy tôi nhận thấy một số khó khăn sau:
Học sinh ở địa bàn hầu hết là học sinh con em đồng bào dân tộc Khơ Mú, Thanh sống ở vùng khó khăn, trình độ văn hoá thấp. Ngoài một số khiếm khuyết về mặt tâm lý, khả năng ngôn ngữ tiếng việt của các em còn rất hạn chế, vấn đề học bài và làm bài ở nhà không được quan tâm đúng mức của các bậc phụ huynh. Hầu hết các bậc phụ huynh phó mặc trách nhiệm cho thầy cô giáo.
	- Khi dạy luyện đọc cho học sinh dân tộc thiểu số giáo viên chưa đối chiếu được hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ của học sinh với Tiếng việt.
	- Vốn ngôn ngữ ít, các em ít được tiếp xúc với sách báo và hầu như không được tham gia các sân chơi mang tính giáo dục cho trẻ như các cuộc thi, các cuộc giao lưu giữa học sinh các vùng. Môi trường giao tiếp của các em chỉ bó hẹp trong làng, bản nên các em chưa tự tin, mạnh dạn.
	- Tư duy mang tính cụ thể, mau quên về nhà không học bài, một số âm vần các em không nắm được.
	- Khả năng ngôn ngữ tiếng việt còn rất hạn chế vì vậy để đọc được văn bản đúng lưu loát là điều khó khăn.
- Bằng hình thức kiểm tra đánh vần, đến đọc đúng, tôi thấy kỹ năng đọc đúng của các em rất yếu.
- Các em vừa đọc vừa đánh vần
- Khả năng phát âm không chuẩn khi đọc còn sai rất nhiều lỗi
+ Sai về dấu thanh
+ Sai về phụ âm đầu, âm chính, âm cuối
- Thời gian để đọc to được một bài văn ngắn khoảng 25-30 chữ phải mất 5-6 phút.
- Cách đọc chưa phân biệt được bài thơ và bài văn xuôi.
Để có thêm cơ sở toi đã tiến hành điều tra khảo sát học sinh qua một số tiết tập đọc có kết quả như sau:
Bảng điều tra kết quả
Tổng số học sinh
Học sinh đọc đúng
Học sinh sai âm đầu
Học sinh đọc sai âm cuối
Học sinh đọc sai âm chính
Học sinh đọc sai thanh điệu
7
1
6
6
6
6
Trên đây là một số khó khăn, nguyên nhân dẫn đến một số khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
III - giải pháp để rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1:
1/ Cách tổ chức quy trình luyện đọc đúng:
1.1/ Chuẩn bị cho việc đọc:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc - khi ngồi đọc cần ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nằm trong khoảng từ 30-35cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. ở lớp khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.
1.2/ Luyện đọc đúng:
Để đọc trôi chảy đầu tiên học sinh phải đọc đúng. Gv phải luyện cho học sinh đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng âm chính.
Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác âm vị tiếng việt.
- Đọc đúng các phụ âm đầu: Giáo viên phải hiểu đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ học sinh có ý thức.
	“Đỏ chói” không đọc “lỏ chói”
	“Bàn ghế” không đọc “vàn ghế”
	“Cây tre” không đọc “cây te”
Khi dạy đọc thì giáo viên chú ý để phát hiện được học sinh thường lẫn lộn giữa các âm đầu: l, đ, v, b, t, tr
Khi đọc học sinh luyện đọc từ giáo viên chọn ra những tiếng từ có các cặp phụ âm trên để học sinh luyện đọc.
VD: Khi dạy bài “Bàn tay mẹ”
Hoà động dạy
Hoạt động học
Giáo viên chọn tiếng từ học sinh đọc sai phụ âm đầu “Bình”, “bàn tay” làm 
Giáo viên đọc mẫu
Học sinh đọc đồng thanh
Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng Bình
Học sinh phân tích: Tiếng Bình gồm âm B + vần inh thanh huyền.
Giáo viên cho học sinh đánh vần
Bờ - inh - Bình huyền Bình
Giáo viên yêu cầu học sinh phát âm âm b
Giáo viên phát âm mẫu
Học sinh phát âm
Giáo viên chú ý gọi những em thường sai nhiều
Giáo viên ghép tiếng thành tư, cụm, từ để học sinh đọc
Gắn từ đó vào câu để học sinh đọc “Binh vôi, bình chè, Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ”
Học sinh đọc
- Đọc đúng các âm chính: Học sinh có ý thức phân biệt.
	“học hành” không đọc “hoọc hành”
	“ăn cơm” không đọc “ăn câm”
	“Cầm tay” không đọc “cờm tay”
Lỗi sai lớn nhất mà học sinh thường mắc là sai giữa 2 âm: ơ và â
- Khi dạy tiếng từ có hai âm này:	Tiếng Cầm
	Tiếng Cơm
Giáo viên cho học sinh đánh vần tiếng: C + ơm + cơm 
Giáo viên cho học sinh đánh vần tiếng: C + âm + câm +huyền đ cầm
Giáo viên phát âm để học sinh thấy sự khác biệt
- Đọc đúng âm cuối: Lỗi về âm cuối, học sinh thường lộn giữa i và Y
“Đay tay” đọc thành “đau tai”
Để học sinh sửa được lỗi này. Khi dạy tiếng từ có âm kết thúc là i hoặc y. Học sinh đọc sai, giáo viên đọc mẫu.
VD: Từ “bay” học sinh đọc thành “bai”
Giáo viên đọc mẫu cho học sinh phân tích
Học sinh đánh vần - đọc
Giáo viên đưa vào ngữ cảnh của câu đoạn để phân biệt 
“Đàn chim đang “bay” về phương Nam tránh rét”
Giáo viên đưa ra đàn chim phải bay chứ không thể là “bai” “bay” vần ay sử dụng y
- Đọc đúng thanh điệu: Về thanh điệu do ngữ âm tiếng mẹ đẻ của học sinh thuộc nhóm ngôn ngữ không có thanh điệu. Khi đọc các em thường bỏ qua thanh điệu.
Khi dạy đọc giáo viên chú ý đọc mẫu to, rõ ràng.
Học sinh đọc khi đọc sai thanh điệu ở từ nào giáo viên cần cho học sinh đánh vần lại từ đó cho học sinh đọc lại câu có chứa từ đó.
	“Hôm qua em tới trường
	Mẹ dắt tay từng bước
	Hôm nay mẹ lên nương
	Một mình em tới lớp”
Học sinh đọc:
	“Hôm qua em tới đường
	Me dăt tay từng bước
	Hôm nay me lên nương
	Một minh em tới lớp”
VD2: “Nhà tôi ở Hà Nội cách Hồ Gươm không xa”
	 Học sinh đọc:
	“Nha tôi ở Ha Nôi cách Hô Gươm không xa”
Đọc đúng không chỉ là đọc đúng các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh điệu, đọc đúng còn bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng.
Khi dạy giáo viên phải chú ý để hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng chỗ. Khi đọc không tách một từ ra làm 2.
VD: Bao nhiêu trang / giấy trắng
- Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm
VD không đọc: Như con / chim chích
- Không tách giới từ với danh từ mà nó đi kèm.
VD: Không đọc: Nhảy trên / đường vàng
- Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó. Ví dụ không đọc: Bố em là / bộ đội.
Ngoài việc ngắt nghỉ các câu dài, các dòng thơ đúng với nghĩa và quan hệ cú pháp việc ngắt nghỉ hơi phù hợp ở dấu phẳy, dấu chấm: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm, đọc đúng ngữ điệu câu, lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đối giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm..
Như vậy luyện đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
Để dạy đọc đúng có hiệu quả cho học sinh lớp 1, trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc và có biện pháp để giải quyết các lối đó. Tuỳ vào từng đối tượng học sinh đề ra cách luyện đọc phù hợp. Phải đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ của học sinh với tiếng Việt để thấy được trọng điểm cần luyện phát âm.
Khi lên lớp đầu tiên giáo viên phải đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng cho học sinh đọc đánh vần cá nhân tiếng, từ khó mà các em thường sai, có thể cho học sinh phát âm lai các âm nếu học sinh sai cơ bản về phát âm. Với những câu dài giáo viên phải dự tính sẽ có nhiều em đọc sai phách câu (ngắt nghỉ không đúng chỗ, giáo viên tiến hành các bước tương tự. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn, bài.
Khi cho học sinh luyện đọc đúng để sửa lỗi, giáo viên phải làm hướng dẫn tuần tự các bước, không nóng vội, không qua loa đại khái. Mỗi học sinh đọc đúng giáo viên động viên khuyến khích tạo động lực và hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên tạo điều kiện để học sinh thường đọc sai, đọc yếu được rèn kỹ năng đọc nhiều hơn. Học sinh được đánh giá kỹ năng đọc của các bạn mình, tự phát hiện ra lỗi để sửa chữa.
IV - Kết quả đối CHứNG:
- Qua quá trình giảng dạy tìm hiểu đối tượng học sinh về đặc điểm tâm lý, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt, ngữ âm tiếng mẹ đẻ của học sinh theo vùng miền (phương ngữ địa phương), áp dụng chương trình SGK mới, với các giải pháp như trên thì hiệu qủa trong việc dạy đọc rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 có hiệu quả đáng kể. Sau thời gian áp dụng cách thức tổ chức như giải pháp đã nêu tôi tiến hành điều tra kháo sát học sinh qua giờ tập đọc và rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh thấy được.
- Học sinh đã bình tĩnh hơn trong khi đọc
- Giờ học đọc học sinh hứng thú hơn
- Các lỗi về đọc ở học sinh giảm hẵn
- Hiệu quả của giờ đọc rèn kỹ năng đọc đúng, học sinh đọc thành thạo hơn, rõ ràng, đúng hơn.
- Mọi đối tượng học sinh đều được tham gia vào hoạt động đọc và rèn kỹ năng đọc đúng.
Kết quả đối chứng giữa lần khảo sát đầu và lần khảo sát sau khi đã áp dụng giải pháp rèn đọc đúng cho học sinh có kết quả như sau:
Bảng điều tra khảo sát khi chưa áp dụng giải pháp
Tổng số học sinh
Học sinh đọc đúng
Học sinh sai âm đầu
Học sinh đọc sai âm cuối
Học sinh đọc sai âm chính
Học sinh đọc sai thanh điệu
7
1
6
6
6
6
Sau khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh.
Tổng số học sinh
Học sinh đọc đúng
Học sinh sai âm đầu
Học sinh đọc sai âm cuối
Học sinh đọc sai âm chính
Học sinh đọc sai thanh điệu
7
5
1
0
0
1
Qua 2 bảng số liệu ta thấy được rằng: Học sinh đọc đúng tăng từ 1đ5
- Số học sinh đọc sai âm đầu giảm từ 6 đ 1
- Học sinh đọc sai âm cuối giảm từ 6 đ 0 
- Học sinh đọc sai âm chính giảm từ 6 đ 0
- Học sinh đọc sai thanh điệu giảm từ 6 đ 1
Qua 2 bảng thống kê số liệu cho thấy nếu giáo viên biết áp dụng phương pháp mới, đầu tư vào bài dạy, triển khai dạy học theo hướng tích cực, quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, tổ chức cho học sinh tự ôn luyện, giao bài tập về nhà phù hợp, hiểu được ngữ âm tiếng mẹ đẻ của học sinh và có biện pháp tích cực vận dụng linh hoạt các hình thức lên lớp thì chất lượng đọc của học sinh ngày càng được nâng cao.
V - Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy trên lớp, nghiên cứu thực trạng giáo viên và học sinh, thực trạng địa phương tôi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy tập đọc rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 (học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số) thì giáo viên:
- Phải tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp mình giảng dạy.
- Thông hiểu ngữ âm tiếng mẹ đẻ của học sinh hoặc phương ngữ địa phương để so sánh đối chứng với ngữ âm tiếng Việt.
- áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
- Quan tâm đến tất cả mọi đối tượng học sinh trong lớp..
- Tổ chức cho học sinh được tự do ôn luyện, giao bài tập về nhà phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên tổ chức lại các bước nếu học sinh đọc sai để ôn luyện giải quyết tốt từng bước 1 không nóng vội, qua loa, đại khái. Coi học sinh là trung tâm, chất lượng của các em là thước đo của giáo viên.
Trên đây là kinh nghiệm sau một thời gian ngắn trực tiếp giảng dạy lớp 1 đối tượng học sinh là con em các đồng bào dân tộc trong việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1. Vì thời gian đứng lớp còn ít nên không tránh khỏi một số thiếu sót, mong các đồng chí đồng nghiệp hiệu vụ nhận xét giúp đỡ để kinh nghiệm này trở nên thiết thực hơn trong việc luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 phù hợp với điều kiện vùng miền.
	Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI Tiếng Việt Lớp 1.doc