Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập môn Địa lý. Áp dụng cụ thể với bài: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập môn Địa lý. Áp dụng cụ thể với bài: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

PHẦN I

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 1. Cơ sở lý luận:

 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách hiện nay của ngành giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học ở đây là muốn đề cập đến vừa phải đổi mới cách truyền thụ của giáo viên kết hợp với đổi mới cách học của học sinh.

Từ trước đến nay, trong dạy học địa lý, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời và phương pháp trực quan. Cách dạy đó còn mang tính “nhồi nhét” kiến thức cho học sinh, chưa gây được cho học sinh sự hứng thú, say mê môn học.

Hiện nay với sự quan tâm của ngành giáo dục. Bước đổi mới về hệ thống giáo dục có nhiều tiến độ khả quan.

Nhất là chương trình thay sách giáo khoa mới ở bậc THCS đã thực hiện ở các lớp 6,7,8,9. Kết hợp với việc thay sách giáo khoa là cả một chương trình mới của dạy và học cũng có nhiều thay đổi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học của cả giáo dục và học sinh.

Bộ môn Địa lý ở THCS không phải là môn học hoàn toàn mới, ở tiểu học các em đã được làm quen với môn Tự nhiên và xã hội. Song lên cấp II nó được tách thành môn riêng đó là môn địa lý, môn lịch sử. Thế nên đa số học sinh rất bỡ ngỡ. Tiếp cận môn học địa lý học sinh cảm thấy xa lạ.

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập môn Địa lý. Áp dụng cụ thể với bài: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng câu hỏi trắc nghiệm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập môn địa lý. áp dụng cụ thể với bài: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả.
Phần I
lý do chọn đề tài
	1. Cơ sở lý luận:
 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách hiện nay của ngành giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học ở đây là muốn đề cập đến vừa phải đổi mới cách truyền thụ của giáo viên kết hợp với đổi mới cách học của học sinh.
Từ trước đến nay, trong dạy học địa lý, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời và phương pháp trực quan. Cách dạy đó còn mang tính “nhồi nhét” kiến thức cho học sinh, chưa gây được cho học sinh sự hứng thú, say mê môn học.
Hiện nay với sự quan tâm của ngành giáo dục. Bước đổi mới về hệ thống giáo dục có nhiều tiến độ khả quan.
Nhất là chương trình thay sách giáo khoa mới ở bậc THCS đã thực hiện ở các lớp 6,7,8,9. Kết hợp với việc thay sách giáo khoa là cả một chương trình mới của dạy và học cũng có nhiều thay đổi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học của cả giáo dục và học sinh.
Bộ môn Địa lý ở THCS không phải là môn học hoàn toàn mới, ở tiểu học các em đã được làm quen với môn Tự nhiên và xã hội. Song lên cấp II nó được tách thành môn riêng đó là môn địa lý, môn lịch sử. Thế nên đa số học sinh rất bỡ ngỡ. Tiếp cận môn học địa lý học sinh cảm thấy xa lạ.
 2.Cơ sở thực tiễn
Vì thế trước yêu cầu thực tiễn, trước những đòi hỏi nhận thức ngày càng sâu về môn học. Ngay từ đầu cấp người giáo viên bộ môn phải nhận thấy rõ và hình thành cho học sinh cách nhìn đúng đắn, phương pháp học thích hợp để làm tăng thêm tính hấp dẫn của môn học.
Muốn vậy trước hết người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà những ưu điểm của phương pháp dạy học cổ truyền và phát huy tính tích cực của phương pháp dạy học mới láy học sinh làm trung tâm.
Thể hiện rõ trong quá trình lên lớp đrr học sinh thấy được tính ưu việt của phương pháp mới khi tiếp thu.
- Câu hỏi rõ ràng
- Lý thuyết gắn liền với bài tập thực hành
- Học sinh biết liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế các hiện tượng địa lý trong cuộc sống.
- Biết giải thích các hiện tượng địa lý đơn giản
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của bộ môn.
- Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với thế giới quan khoa học.
Để làm được tốt nhiệm vụ người giáo viên cần hướng dẫn học sinh cùng tham gia vào quá trình dạy học để qua đó học sinh đã thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Qua đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh gắn bó chặt chẽ với nhau một lô gíc.
Nhờ những câu hỏi đặt ra giáo viên kích thích học sinh tích cực tìm tòi, tự lực phát hiện kiến thức mới. Giáo viên cần chú ý đến chức năng nguồn kiến thức, đồng thời tạo điều kiện để học sinh luôn luôn làm việc với các phương tiện, thiết bị dạy học.
Giáo viên có thể linh hoạt vận dụng các phương pháp như hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể trong quá trình dạy học. Để tạo không khí hăng say học tập, tránh nhàm chán trong môn học. 
Phần II
giải quyết vấn đề
áp dụng vào bài dạy Địa lý lớp 6
 Bài: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả 
 1. Chuẩn bị tiết dạy
Bài này là một trong những bài quan trọng trong chương trình Địa lý ở lớp 6. Vì thế khi dạy cần chú ý.
Mục: “Sự vận động của trái đất quanh trục”học sinh phải nhớ hướng tự quay của trái đất là hướng từ tây sang Đông.
Mục 2: Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu mọi vật chuyển động trên bè mặt trái đất đều có sự lệch hướng, rõ nhất là những vật chuyển động theo hướng kinh tuyến. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nữa cầu Bắc, vật sẽ lệch về phía bên phải, còn ở nữa cầu nam lệch về bên trái.
- Khi dùng quả đạ cầu để dạy “Sự vận động tự quay của trái đất quanh trục” phải lưu ý cho học sinh nhìn thấy quả địa cầu ở một phía.
- Khi nói tới sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt trái đất giáo viên chỉ cần cho học sinh biết sự lệch hướng đó xẩy ra như thế nào?
Qua bài học sinh trình bày được một số hiệu quả của vận động của trái đất quanh trục.
- Biết dùng quả Địa cầu, chứng minh hiện tượng Trái đất tự quya quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái đất.
Thiết bị: Quả địa cầu, hình vẽ, câu hỏi trắc nghiệm.
 2. Nội dung tiến hành
 a. Giới thiệu bài mới 
 Trong vũ trụ bao la, Trái đất của chúng ta rất nhỏ, nhưng nó là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời. Trái đất còn tham gia nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục là một vận động chính, vận động này đã sinh ra hiện tượng ngày, đêm ở khắp mọi nơi trên trái đất và làm lệch hướng các vật chuyển động trên cả 2 nữa cầu. Cụ thể như thế nào nội dung hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Giáo viên thực hiện tiến trình bài giảng cho học sinh hoạt động cá nhân.
Mục 1: Sự vận động của Trái đất quanh trục.
Hướng dẫn học sinh quan sát quả địa cầu
Xem hình 19 - sách giáo khoa
b. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Qua quan sát em hãy cho biết Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? 
A. Bắc xuống Nam
B. Tây sang Đông
C. Đông sang Tây
Câu 2: Trái đát quay quanh trục một vòng hết bao nhiều thời gian?
A. 1 ngày	C. 1 tháng 
B. 1 đêm	D. 1 ngày, đêm
Câu 3: Dựa vào đâu mà người ta chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ?
A. Dựa vào hướng quay
B. Dựa vào thời gian quay
C. Dựa vào các châu lục trên thế giới
Câu 4: Khu vực nào là khu vực giờ gốc?
A. Khu vực giờ thứ 24
B. Khu vực giờ thứ 10
C. Khu vực 0 giờ 
Câu 5: Từ khu vực giờ gốc đến giờ Việt Nam cách nhau bao nhiêu giờ?
A. cách 12 giờ 	C. Cách 7 giờ	
B. cách 9 giờ 	D. Cách 20 giờ
Giáo viên nhấn mạnh hơn: Khu vực giờ gốc (Có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin - uýt ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh) giờ G.M.T
Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ các khu vực giờ trên trái đất và cho học sinh làm nhanh bài toán.
Bài toán: Nếu ở Luân Đôn là 12 giờ lúc ở Việt Nam là mấy giờ? Và ở Niu loóc là mấy giờ?
Qua đó học sinh rút ra quy tắc tính giờ từ khu vực giờ gốc đi về phía đông thì qua mỗi múi giờ chúng ta cộng 1, ngược lại từ khu vực giờ gốc sang phía tây cứ qua mỗi khu vực giờ chúng ta trừ 1.
Câu hỏi nâng cao
Việc chia bề mặt Trái đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì?
2 hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất.
Giáo viên chia cho học sinh thành 2 nhóm.
 Nhóm 1:Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái đất
Câu hỏi 1: Nếu trái đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên trái đất sẽ ra sao?
A. Đêm dài 12 giờ
B. Ngày dài 12 giờ
C. Ngày và đêm sẽ kéo dài không phải 12 giờ 
Câu 2: Trong quá trình tự quay quanh trục của Trái đất hiện tượng gì sẽ xẩy ra?
A. Một nửa cầu được chiếu sáng, một nửa nằm trong bóng tối
B. Toàn bộ Trái đất được chiếu sáng
C. Toàn bộ trái đất nằm trong bóng tối.
Cau 3: Vì sao khắp mọi nơi trên Trái đất lần lượt có ngày và đêm?
a. Do trái đất có hình cầu 
B. Do trái đất chỉ được chiếu sáng một nửa
C. Nhờ có sự vận động của trái đất từ Tây Sang Đông.
Giáo viên sau khi đã kiểm tra phần trả lời, yêu cầu nhóm thực hành bằng môn hình quả Địa cầu và mặt trời để thấy được hiện tượng ngày đêm trên trái đất.
Nhóm 2: Học sinh tìm hiểu sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt trái đất.
Học sinh quan sát hình 22 - sự lệch hướng do vận động quay của Trái đất
A. Từ Nam lên Bắc 
B. Từ Tây sang Đông 
C. Từ Tây Nam lên Đông Bắc
Câu 2: Vật chuyển động từ 0 đến S theo hướng nào?
A. Từ Bắc xuống Nam
B. Từ bắc sang Đông
C. Từ Đông Bắc Xuống tay Nam
Câu 3: ở bắc bán cầu các vật sẽ lệch về phía nào?
A. Trái đất
B. Tay phải 
C. Không phải 2 ý trên
Câu 4: Nam bán cầu các vật chuyển động lệch về phía nào?
A. Về phía tay trái 
B. Ngược chiều nhau
C. Về tay phải 
Phần III: Kết quả
Với cách dạy dùng câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình giảng dạy bài mới đã thu lại được một số kết quả sau:
- Học sinh tích cực làm việc 
- Phát huy tính nhanh nhạy, tính trực quan của học sinh
- Học sinh không phải ghi chép quá nhiều
- Có thêm thời gian để củng cố và làm bài tập rèn luyện kỹ năng thực hành
- Một số ít học sinh còn chưa thực sự tích cực tham gia vào hoạt động nhóm
Kết quả qua phiếu học tập giáo viên thu lại sau khi đã đánh giá như sau:
Mục
Khá giỏi (%)
Trung bình (%)
Yếu (%)
Mục 1
20/41= 48%
15/41 = 37%
6/41 = 15%
Mục 2
Nhóm 1
10/41= 24%
20/41= 49%
11/41 = 27%
Nhóm 2
12/41=29%
20/41= 49%
9/41= 22%
phần iv: Kết luận
Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu và nhược điểm riêng của nó cho nên giáo viên phải duy trì tình hình cụ thể, tuỳ vào chất lượng mỗi lớp để mà lựa chọn áp dụng sao cho thích hợp. Không nên quá coi trọng cách đi của mình mà gây áp lực đối với người lĩnh hội tri thức.
Hiện nay với xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học, một số môn ở các bậc học đã có thể tiến hành thi trắc nghiệm. Vì thế đây chỉ là ý kiến nhỏ của tôi giúp học sinh làm quen với phương pháp mới nhằm kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kỹ năng của học sinh. Mong sự góp ý của các đồng nghiệp.
Ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI Địa Lý Cấp 2.doc