Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém

Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém

A – PHẦN MỞ ĐẦU

I – TÊN ĐỀ TÀI:

“THỦ THUẬT RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM”.

II – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- Như chúng ta đã biết, đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của các em nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường.

- Thật vậy, tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình là khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. Từ đó, dẫn đến có học sinh yếu, kém. Vậy chúng ta phải rèn luyện các em học sinh này như thế nào?

- Cho nên, với một năm kinh nghiệm là giáo viên chủ nhiệm dạy lớp 1 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên: Thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém.

 

doc 9 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
A – PHẦN MỞ ĐẦU
I – TÊN ĐỀ TÀI: 
“THỦ THUẬT RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM”.
II – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Như chúng ta đã biết, đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của các em nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. 
- Thật vậy, tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình là khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. Từ đó, dẫn đến có học sinh yếu, kém. Vậy chúng ta phải rèn luyện các em học sinh này như thế nào?
- Cho nên, với một năm kinh nghiệm là giáo viên chủ nhiệm dạy lớp 1 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên: Thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém.
III – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
	- Nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu, kém vươn lên trong học tập; nâng cao chất lượng dạy, học; hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu, kém. Đồng thời cũng để trang bị cho tôi kiến thức sau này áp dụng trong quá trình giảng dạy; hy vọng qua đề tài này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các cấp lãnh đạo cũng như giáo viên trong và ngoài trường.
IV – GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
	- Thực hiện nghiên cứu đối với học sinh khối 1.
B – PHẦN NỘI DUNG
I – THỰC TRẠNG: 
1. Thực tế về địa bàn:
	- Trường Tiểu học “A” Ô Long Vĩ thuộc xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang là một xã còn nhiều khó khăn về mặc kinh tế, nên ảnh hưởng lớn đến việc học của học sinh từ đó gây khó khăn trong việc thực hiện dạy và học của nhà trường.
 	- Phần lớn kinh tế gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh thuộc hộ nghèo toàn xã khá cao; trường Tiểu học “A” Ô Long Vĩ số học sinh thuộc hộ nghèo là khoảng trên 130 em chiếm hơn 20% tổng số học sinh toàn trường. 
2. Thực tế về phụ huynh học sinh (PHHS):
- Do tình hình khó khăn như nêu ở trên, nên phụ huynh học sinh phần lớn không quan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo (có nhiều phụ huynh đã được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm mời nhiều lần đến để trao đổi, bàn bạc về việc học tập của con em mình nhưng vẫn không đến). Do đo, hầu hết các em học sinh của xã thường không có ý thức trong học tập thậm chí các em không hề xem bài hay học bài ở nhà. Mà như ta đã biết, học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc vào bản thân của các em có tự giác trong học tập hay không?, giáo viên có nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh hay không?, trong quá trình giảng dạy giáo viên có đề ra các biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí đối tượng học sinh hay không?. Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trong ngành gặp rất nhiều khó khăn trong trong công tác giảng dạy cho đối tượng học sinh này.
3. Thực tế về học sinh:
 	- Hầu hết việc học bài ở nhà của học sinh hình như không có nếu có thì cũng chỉ học qua loa cho xong.
- Trong một lớp học tỉ lệ học sinh yếu, kém chiếm khá đông, dẫn đến tiến trình học tập chậm rãi.
 	- Tính tự quản, tự giác của học sinh trong học tập còn rất nhiều hạn chế chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập, các em còn ham chơi, lười học.	
ð Xuất phát từ tình hình khó khăn thực tế như đã nêu ở trên dẫn đến có nhiều học sinh yếu, kém trong một lớp học.
Sau đây là thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém của chính bản thân tôi đúc kết được sau một năm giảng dạy:
II – THỦ THUẬT RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM: 
1. Tìm hiểu, nắm kế hoạch chỉ đạo của ngành:
- Liên hệ nhà trường lấy các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Khảo sát chất lượng đầu năm học: 
(Không áp dụng khối lớp 1)
	Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học này từ đó nắm được số liệu về học sinh yếu của lớp. 
3. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu:
* Bước tiếp theo tìm ra nguyên nhân học sinh học tập yếu như:
- Chưa qua mẫu giáo.
- Tiếp thu chậm; hổng kiến thức. 	 
- Lười biếng, chán học.	 
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn.	 
- Cha mẹ không quan tâm. 
- Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện.
- Mất cha (mẹ).	 
- Nhiều nguyên nhân khác	
4. Xây dựng động cơ học tập cho các em:
- Hướng học sinh tập trung vào việc học và làm cho học sinh coi việc học là một niềm vui. Để làm được điều đó thì trong quá trình dạy học thầy (cô) tổ chức những trò chơi lý thú và hấp dẫn thông qua các hoạt động học tập.
 + Trò chơi học tập được thực hiện thông qua các bài học là rất cần thiết và có hiệu quả rất to lớn. Nếu trò chơi học tập được tổ chức phân phối một cách hợp lý vừa sức, đúng trọng tâm bài học thì không những nâng cao sự hứng thú trong học tập của học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp các em tiếp thu bài mau, nhớ lâu, nắm chắc tri thức ngay tại lớp học và qua hoạt động này có thể kích thích sự tìm tòi ở các em học sinh yếu, kém giúp các em tập trung và nắm bắt được kiến thức.
Sau đây là một vài điển hình:
Ví dụ 1: Ở phần học âm, học vần giáo viên có thể tổ chức các dạng trò chơi:
Thi ghép nhanh tiếng có âm vần theo yêu cầu.
Nhìn tranh đoán tên con vật, đồ vật.
Nghe tiếng kêu (âm thanh) đoán tên con vật.
Chẳng hạn 1: Bài i – a (SGK: trang 26, 27)
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi: Thi ghép nhanh tiếng có âm theo yêu cầu sau khi các em đã được giáo viên dạy âm i, a rồi.
Chuẩn bị: Các mảnh giấy màu, mỗi mảnh chỉ ghi một âm, một thanh. Ở bài này các mảnh ghi âm i, a, v, l, h, o, c, e, ê, b, dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Thi ghép nhanh tiếng có âm theo yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
 + Sau khi thầy (cô) đọc một tiếng bất kỳ (ví dụ: tiếng bi) các em phải nhanh chóng ghép hai mảnh tạo thành tiếng bi. Em nào ghép đúng và nhanh thì chiến thắng.
 + Làm mẫu cho học sinh xem.
- Cho học sinh chơi thử.
- Học sinh thi đua (3 học sinh thi với nhau).
- Giáo viên kết luận, tuyên dương.
Chẳng hạn 2: Bài x – ch (SGK: trang 38, 39)
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi: Nghe tiếng kêu (âm thanh) đoán tên con vật để hình thành âm mới. (Cho học sinh nghe âm thanh tiếng xe, chó).
Chuẩn bị: Âm thanh tiếng xe, chó, mèo,...
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Nghe tiếng kêu (âm thanh) đoán tên con vật.
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
 + Cho học sinh nghe một số âm thanh, sau đó yêu cầu các em trả lời âm thanh nào là âm thanh của xe, của chó.
 + Em nào trả lời đúng và nhanh là thắng.
- Học sinh thi đua.
- Giáo viên kết luận, tuyên dương.
Ví dụ 2: Trong các bài từ bài phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10 môn toán giáo viên có thể thường xuyên tổ chức trò chơi: Ai xếp đúng, và nhanh. Ở đây tôi lấy chẳng hạn bài: Phép cộng trong phạm vi 6.
Chuẩn bị: Lấy giấy bìa cắt nhiều hình tròn, 7 hình đầu tiên viết các số từ 0-6, các hình còn lại viết các phép tính: 1+1, 1+2, 1+3, 1+4, 1+5, 2+1, 2+2, 2+3, 2+4, 3+1, 3+2, 3+3, 4+1, 4+2, 5+1, 1+0, 2+0, 3+0, 4+0, 5+0, 6+0, 0+1, 0+2, 0+3, 0+4, 0+5, 0+6.
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Ai xếp đúng, và nhanh.
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
	 + Mỗi em lấy ra một hình tròn bất kỳ (từ 0 đến 6), chẳng hạn: 6.
	 + Sau khi thầy (cô) hô “bắt đầu”, các em phải nhặt các hình tròn có tổng bằng 6 (1+5, 5+1, 2+4, 4+2, 3+3, 0+6, 6+0), xếp các hình tròn đó quanh số 6 thành một bông hoa.
	 + Ai xếp đúng đầy đủ và nhanh nhất sẽ thắng (Giáo viên lưu ý học sinh: Nhớ làm đủ các phép tính, cả với số 0, cả với các phép tính đảo ngược như 4+2 hay 2+4).
- Cho học sinh chơi thử.
- Học sinh thi đua.
- Giáo viên kết luận, tuyên dương.
Ví dụ 3: Trò chơi: “Làm tính tiếp sức”
- Mục đích: Rèn tính nhanh nhẹn, tính toán nhanh và chính xác.
- Hình thức tổ chức: theo nhóm 
- Luật chơi: Điền đúng, nhanh số vào ô trống.
- Cách tổ chức: Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập ở khổ giấy to hoặc bảng phụ. Mỗi học sinh chỉ có quyền điền một số ứng với kết quả đúng vào ô tiếp theo.
-3
+6
-4
+3
+5
2
Giáo viên cùng các em dưới lớp nhận xét nhóm nào có kết quả đúng và về đích trước là nhóm đó thắng.
- Dùng phương pháp động viên khích lệ học sinh trong quá trình dạy học:
Như chúng ta biết, tâm lý của các em học sinh lớp 1 rất nhạy cảm, các em muốn được khen và rất hiếu thắng. Vì thế giáo viên cần phải có nhiều lời khen trong quá trình dạy học, nhưng tuỳ từng đối tượng học sinh để khen.
Ví dụ: Với những học sinh chậm, yếu, kém thì giáo viên cần phải tìm được những điểm tiến bộ tuy nhỏ để động viên các em.
- Bên cạnh việc khen, giáo viên cũng phải hết sức tế nhị trong vấn đề nhắc nhở, phê bình học sinh. Làm sao để các em thấy được nhược điểm, sai sót của mình để cố gắng khắc phục, vươn lên. Tránh tình trạng làm cho các em mặc cảm, thu mình, tự ti,...
5. Trong công tác chủ nhiệm:
- Như ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh; mỗi con người thì có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Nhất là đối với đối tượng học sinh yếu thì tâm sinh lí của các em càng khác thường hơn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của các em thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về em đó. Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh yếu, nó sẽ giúp giáo viên đề ra các biện pháp và phương pháp dạy học thích hợp. 
- Bên cạnh việc tìm hiểu tâm sinh lí học sinh thì công tác liên hệ với PHHS cũng góp phần rất quan trọng. Chính vì vậy, đầu năm học năm nay (2010 – 2011) thông qua buổi họp PHHS tôi đã tranh thủ tìm hiểu về việc làm, nơi làm việc của PHHS để tiện cho việc liên lạc. Nhưng do đặc điểm kinh tế địa phương, thường thì trong mỗi lớp số PHHS đi làm xa rất nhiều và khó liên lạc. Đối với những PHHS đi làm xa để cháu ở nhà với người thân thì tôi yêu cầu mỗi tháng ít nhất PHHS phải đến lớp 1 lần để gặp giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Tranh thủ thời gian đó tôi báo cáo về tình hình học tập của học sinh đồng thời phối hợp với PHHS đề ra các biện pháp giáo dục hay đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà PHHS đã hỗ trợ đắc lực cho tôi trong công tác rèn học sinh yếu.	
ð Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta phối hợp một cách nhịp nhàng và chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thì dù các em có học yếu, kém và không có ý thức trong học tập cỡ nào thì dưới tác động của gia đình và nhà trường nhất định rằng việc học của các em sẽ dần tiến bộ.
Theo kinh nghiệm 01 năm giảng dạy của mình, tôi cho rằng 02 biện pháp sau đây là quan trọng nhất mà người giáo viên phải nắm chắc là: 
- Xây dựng động cơ học tập cho các em.
- Trong công tác chủ nhiệm.
III – KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:
	- Tình hình học tập đầu năm học (2010 – 2011):
Môn
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 Tiếng Việt
36
5
13.89%
3
8.33%
17
47.22%
11
30.56%
 Toán
36
3
8.33%
8
22.22%
10
27.78%
15
41.67%
- Qua quá trình dạy học các môn: Tiếng việt, toán, tự nhiên xã hội, tôi đã tích cực sử dụng lồng ghép thủ thuật rèn luyện học sinh yếu, kém như đã nêu ở trên vào từng bài dạy, kết quả thu được rất khả quan. Đến thời điểm này (kết thúc kì thi giữa kì 1), hầu hết các học sinh trong lớp tôi đã đạt được các kỹ năng cơ bản theo yêu cầu. Chỉ còn vài học sinh yếu mà thôi.
      	Kết quả cụ thể: Chất lượng giữa kì 1 lớp 1C đạt được như sau:   
Môn
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 Tiếng Việt
36
12
33.33%
10
27.78%
11
30.56%
3
8.33%
 Toán 
36
12
33.33%
14
38.89%
8
22.22%
2
5.56%
 Thủ trưởng đơn vị Người viết
 nhận xét và xác nhận (Ký, ghi rõ họ tên)
 (Ký tên, dóng dấu)
 Nguyễn Hùng Phong
C – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những phương pháp giáo dục hiệu quả trên thế giới – NXB Hà Nội, năm 2006.
 E Tập 3: Phương pháp giáo dục đặc thù của Montessorl.
 E Tập 4: Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirko.
 E Tập 5: Phương pháp giáo dục gia đình của Châu Tiết Hoa và Thi Tú Nghiệp.
2. Trẻ em Việt Nam – Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia, năm 1942.
3. Những tấm lòng cao cả – Edomondo De Amicis - NXB Phụ nữ Hà Nội, năm 1998.
	MỤC LỤC	
Trang
C – TÀI LIỆU THAM KHẢO	8
MỤC LỤC	9

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM LOP 1(3).doc