SKKN Một số phương pháp dạy kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực

SKKN Một số phương pháp dạy kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực

- Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới nhiều phương pháp dạy học ở mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn Toán ở lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi môn Toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Nắm vững kiến thức mới ở môn Toán để các em áp dụng thành thạo các kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học.

docx 5 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2021 - 2022
_______________
Mã số
05
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: Phan Thị Thúy Hằng Năm sinh: 1981 
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành: ĐHSP Tiểu học
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học An Phong 1
Tên sáng kiến: Một số phương pháp dạy kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực.
II. Nội dung
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến 
1.1. Thực trạng 
- Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới nhiều phương pháp dạy học ở mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn Toán ở lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi môn Toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Nắm vững kiến thức mới ở môn Toán để các em áp dụng thành thạo các kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học. 
- Trong quá trình học kiến thức mới ở môn Toán học sinh tỏ ra chán học, ít hứng thú, gây mất trật tự trong giờ học, thiếu mạnh dạn và tự tin, vắng trễ nhiều, ngại đến lớp, thiếu đồ dùng trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, kết quả học tập thấp dẫn đến nguyên nhân các em chưa nhận biết hết các số, chưa biết đếm số, chưa biết làm phép cộng (trừ) theo yêu cầu của bài học, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đây là những thực trạng nói chung của tất cả các lớp và cho học sinh lớp 1 nói riêng. 
- Hiện nay, chương trình toán tiểu học đòi hỏi học sinh phải đạt được phẩm chất và năng lực của môn học. Vì vậy, giáo viên phải dạy như thế nào để phát huy hết được vai trò của môn học là một vấn đề cần quan tâm. Bản thân dạy lớp 1 nhiều năm tôi luôn trăn trở, tìm tòi làm thế nào để dạy học cho các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tự học, áp dụng vào bài học và vận dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày, khai thác triệt để khả năng trí tuệ của các em trong kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 có hiệu quả, tôi quyết định chọn sáng kiến này.
- Đầu năm học 2021 - 2022, qua khảo sát học sinh lớp 1A2 về hứng thú, tích cực, tiến bộ học ở môn Toán của các em, thể hiện qua bảng số liệu sau:
TS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
18
2
11,1
7
38,9
9
50
1.2. Nguyên nhân:
- Chương trình toán tiểu học đòi hỏi học sinh phải hình thành và phát triển được phẩm chất, năng lực của môn học là học sinh học tập một cách chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, tự phán đoán, phát huy tính năng động, sáng tạo, giải quyết các bài tập. Từ những thực trạng trên và qua tìm hiểu vì sao mà học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 là do những nguyên nhân sau:
* Về phía giáo viên:
+ Mỗi giáo viên có cách giảng dạy khác nhau có thể hợp với học sinh này nhưng không phù hợp với học sinh khác.
 + Còn một số giáo viên chưa nắm chắc yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
 + Một số giáo viên chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh.
 + Ngoài ra, một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, không gây hứng thú trong giờ cho học sinh, dần dần các em không tiếp thu được kiến thức mới ở môn Toán.
	* Về phía học sinh:
+ Học sinh lười học: Ở lớp không tập trung vào việc học, ở nhà không chủ động làm bài tập, không chuẩn bị bài, chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn nên thường học vẹt để đối phó mà không hiểu kiến thức bài học.
 + Học sinh chưa có ý thức tự học: chưa biết chủ động sắp xếp thời gian, chưa biết sử dụng các bài tập toán tham khảo hợp lí. 
+ Học sinh làm bài chưa cẩn thận dẫn đến những sai xót quá nhiều trong bài thực hành và bài kiểm tra.
* Về phía phụ huynh:
+ Thời nay, đa số phụ huynh đều bận rộn với rất nhiều công việc nên không có thời gian theo dõi, kèm cặp con học tập, những vấn đề khó khăn của con gặp phải trong quá trình học tập không có người giúp đỡ cũng là một thiệt thòi với học sinh.
+ Thiếu kỹ năng sư phạm để truyền đạt ý của mình đến con, hoặc không đủ kiên nhẫn và bình tĩnh khi ngồi trao đổi, chỉ bảo, hướng dẫn con học tập.
- Trong lớp học của tôi hiện nay, chủ yếu là học sinh có hoàn cảnh rất khó khăn (cha mẹ đi làm xa ở với ông bà), học sinh nhận thức rất chậm, gia đình ít quan tâm, thêm vào đó là học sinh lớp 1 bước đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học sẽ rất khó khăn cho các em.
- Cũng chính vì những nguyên nhân chung của tất cả các lớp và cho học sinh lớp 1 nói riêng, mà tôi chọn nghiên cứu và sử dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 nhằm giúp học sinh lớp tôi được tiến bộ, nhận biết chính xác các số đã học, thực hành thành thạo các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, nắm vững các kiến thức cơ bản và kĩ năng tính toán ở chương trình lớp 1, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến “ Một số phương pháp dạy kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực ”.
2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
2.1. Giúp học sinh tự phát hiện vấn đề và tự giới thiệu vấn đề của bài học
- Phần bài học thường được nêu cùng một loại tình huống có vấn đề. Chẳng hạn, dạy bài Các số 4,5: Cho cả lớp nghe nhạc và hát bài “ 5 ngón tay ngoan”. Giáo viên hướng dẫn học sinh chia 2 đội ( mỗi đội 5 em) thi đua lần lượt đếm số bạn trong đội hoặc sử dụng đồ dùng thích hợp để học sinh tự tìm ra vấn đề cần giải quyết (chẳng hạn: dùng que tính để đếm các số từ 1 đến 5). Rồi tự học sinh tham gia giải quyết vấn đề (đếm các số từ 1 đến 5). Thời gian đầu giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề. Dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và giải quyết vấn đề.
2.2. Giúp học sinh hình thành kiến thức mới
- Có loại bài học, sau khi học sinh đã phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới. 
- Chẳng hạn:
+ Cho học sinh quan sát tranh và giải quyết vấn đề:
Hãy nói về những hình trong tranh mà em quan sát được? ( Có 4 hình: 
1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình tam giác, 1 hình chữ nhật) 
 Hãy nói về chấm tròn trong tranh mà em quan sát được? (Có 1, 2, 3 ,4 chấm tròn)
 Có 4 hình, có 4 chấm tròn, ta có số 4 (số 4 được viết bởi chữ số 4 – đọc là “bốn”)
+ Có loại bài học giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới (Chẳng hạn: Bài học số 6. Học sinh quan sát trực quan rồi nêu vấn đề: “Đếm số bướm, số chấm tròn và giải quyết vấn đề nêu số 6”. 
- Đương nhiên trong cả hai loại bài học trên giáo viên phải giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới (Chẳng hạn số liền sau số 4 là số 5). Cho dù học sinh đã học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề nêu trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh đã tự chiến lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy sau khi đã thuộc bài mới, học sinh phải làm được các bài tập trong phiếu học.
2.3. Giúp học sinh luyện tập, thực hành và chiếm lĩnh kiến thức mới
- Qua quá trình dạy học toán phải dần dần giúp học sinh cách thức (con đường, phương pháp), phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn, qua các bài học và bài luyện tập về số và phép tính trong phạm vi 10 của Toán 1 có thể giúp học sinh: Từ tình huống có thực trong đời sống nêu được vấn đề cần giải quyết; giải quyết vấn đề sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức mới) xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau trong thực hành sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới.
 	Ví dụ: Khi dạy số 1, 2, 3 thì từ trực quan là tranh vẽ 1 quả cam; 1 con mèo; 2 hình vuông, 2 quả cam; 3 hình tròn, 3 hình tam giác v.v  hình thành các số 1, 2, 3. Từ đó học sinh có thể tìm tòi các đồ vật gần gũi có số lượng 1, 2, 3 như 1 bàn giáo viên, 1 bảng lớp; 2 bạn trong 1 bàn, 3 dãy bàn trong 1 lớp Từ đó học sinh sẽ ghi nhớ số lượng và ghi nhớ các số chỉ số lượng. 
2.4. Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học
- Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có.
 	Ví dụ: Khi dạy phép cộng rồi, thì học phép trừ giáo viên phải cho học sinh thấy được mối quan hệ cộng trừ. 
 + Hay khi dạy: 2 + 1 = 3 và 1 + 2 = 3 thì giáo viên phải cho học sinh nhận xét vị trí của hai số trong phép cộng và kết quả của chúng có gì đặc biệt? Từ đó giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận "đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi". Ở đây, mặc dù chưa nói đến tính chất giao hoán, song giáo viên đã ngầm giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nhưng khi học đến bài “Trừ bằng cách đếm bớt” điền 4 phép tính thì học sinh phải dựa vào kiến thức đã học "đổi chỗ hai số" để tự rút ra: 1 + 4 = 5, 5 - 1 = 4, 
5 - 4 = 1 chứ giáo viên không phải giúp học sinh hình thành tính chất giao hoán và mối quan hệ cộng trừ nữa .
2.5. Giúp học sinh rèn luyện diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu
- Trong quá trình dạy học Toán phải quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, vừa đủ nội dung của một thông tin bằng lời hoặc bằng kí hiệu, sơ đồ. Đây là một khâu khá quan trọng. 
 	Ví dụ: Học sinh nhìn vào kí hiệu xem bài toán yêu cầu gì? Học sinh sẽ trả lời yêu cầu.
+ Hay khi học phần quan sát tranh để nêu đề toán:
Ở giai đoạn đầu: Học sinh có thể viết phép tính vào ô trống
 Nhưng ở giai đoạn sau: Học sinh phải viết được phép tính và trả lời câu hỏi thích hợp.
Khả năng áp dụng của sáng kiến: Từ những tính mới đã thực hiện ở trên. 
- Bản thân thấy sáng kiến này tôi áp dụng trong lớp 1A2 từ đầu năm học đến nay (năm học 2021 – 2022). Được đồng nghiệp đánh giá đạt hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi trong khối lớp 1, cũng có thể áp dụng được đối với các lớp khác của các trường tiểu học. Nhằm giúp học sinh hứng thú, tích cực học toán ngay từ lớp 1 để giúp cho việc học của các em được tốt hơn.
- Trong giờ toán trước đây các em học chưa chủ động, giáo viên giảng và nói nhiều, chưa thành lập được các phép tính và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần thực hành. Khả năng diễn đạt bằng lời chưa được hay lắm.
- Tính mới ở đây dạy và học toán theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh chủ động, được làm việc, tự tìm hiểu vấn đề, được suy nghĩ, được giải quyết vấn đề của bài học, tự thành lập được các phép tính và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần luyện tập thì làm tốt. 
* Đề xuất hướng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Để đạt được hiệu quả như mong muốn thì giáo viên cần phải thực sự quan tâm và tận tụy đối với học sinh, bởi muốn các em học tốt thì cần cho học sinh hiểu rõ giá trị của việc tự học, tích cực, chủ động và giải quyết vấn đề của bài học môn toán là một trong những tiền đề để các em đạt được kết quả học tập tốt nhất. GV tận dụng hết mọi khả năng của bản thân nhằm mục đích chung cho sự nghiệp giáo dục trồng người.
- Về phía lãnh đạo nhà trường cần hỗ trợ kịp thời khi giáo viên và học sinh cần để giúp các em được học tập tốt hơn.
Hiệu quả
- Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy việc dạy học Toán 1 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh chủ động, được làm việc, tự tìm hiểu vấn đề, được suy nghĩ, được giải quyết vấn đề của bài học, tự thành lập được các phép tính và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần luyện tập tốt. 
- Trong giờ học các em được chủ động kiểm tra bài làm của mình cũng như của bạn để tự kiểm tra, tự tìm ra cái đúng cũng như chưa đúng của bạn, của mình, khi các em phát hiện thấy chưa đúng thì các em đã biết tự sửa lại cho đúng, đó chính là một việc làm rất chủ động mà một số năm trước đây học sinh chưa làm được, thường các em phải đợi giáo viên nhắc. 
- Đồng thời qua giờ học khả năng diễn đạt của các em được quan tâm, chú trọng, được rèn ngay từ cách trả lời, cách nêu phép tính trong đề toán. Đây là một bước đệm quan trọng để các em phát triển ngôn ngữ nói về sau.
- Bên cạnh đó học sinh được hoạt động theo khả năng, tất cả các em đều được tham gia vào hoạt động học tập một cách hứng thú. Trong khi đó giáo viên lại nói ít, không giảng giải nhiều, không nói thừa, nói hộ học sinh, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt, kết quả giờ học cao. 
- Khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến: “Một số phương pháp dạy kiến thức mới ở môn Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực”. Trong năm học 2021 - 2022 lớp 1A2 qua khảo sát học sinh về hứng thú, tích cực, tiến bộ học ở môn Toán của các em, thể hiện qua bảng số liệu sau:
TS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
18
10
55,6
8
44,4
- Để dạy tốt môn Toán ở tiểu học, tôi đã đặt tâm tư, tình cảm và tâm huyết dạy theo sáng kiến này cho học sinh lớp mình, các em hoàn toàn chủ động, tự giác, tích cực, sáng tạo, tìm ra kiến thức mới, tự giải quyết và chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng vào bài tập thực hành tốt. Hơn nữa giáo viên nói ít, học sinh làm việc nhiều có hiệu quả, chất lượng giờ học cao, sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh nhịp nhàng, học sinh phát huy được khả năng của mình. 
Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy Toán 1 và hoàn toàn phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp 1, phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng môn Toán lớp 1 nói riêng và chất lượng môn Toán toàn trường nói chung.
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của cá nhân. 
Kính đề nghị Hội đồng Xét duyệt sáng kiến xem xét./.
 An Phong, ngày 02 tháng 04 năm 2022
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
 Người viết
 Phan Thị Thúy Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_day_kien_thuc_moi_o_mon_toan_lop_1_t.docx