Thiết bài học khối lớp 2 - Tuần thứ 16

Thiết bài học khối lớp 2 - Tuần thứ 16

Tiết 1: Chào cờ.

 Tập trung toàn trường

 Tiết 2: Toán

 $ 71: NGÀY, GIỜ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.

- Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày, giờ.

- Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc giờ đúng trên đồng hồ).

2. Kĩ năng:

- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.

3. Thái độ:

 Có hứng thú học môn toán.

*HSKKVH: Đọc giờ đúng trên đồng hồ.

 

doc 36 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 2 - Tuần thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 28 – 11 – 2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009.
 Tiết 1: Chào cờ.
 Tập trung toàn trường
 Tiết 2: Toán
 $ 71: Ngày, giờ
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày, giờ.
- Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc giờ đúng trên đồng hồ).
2. Kĩ năng:
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
3. Thái độ:
 Có hứng thú học môn toán.
*HSKKVH: Đọc giờ đúng trên đồng hồ.
ii. đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
- Đồng hồ để bàn.
iii. Các hoạt động dạy- học.
a. Kiểm tra bài cũ:
- Lớp làm vào bảng con
- Tìm x
x + 14 = 40
 x = 40 – 14 
 x = 26
52 - x = 17
 x = 52 – 17
 x = 35
- Nhận xét chữa bài.
b. Bài mới:
Giới thiệu bài
Phát triển bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn và thảo luận
 Mục tiêu: HS nhận biết 1 ngày thường có 24 giờ, nắm được đơn vị đo thời gian, khoảng thời gian các buổi sáng trưa, chiều, tối, đêm.
Cách tiến hành:
Hỏi: Bây giờ là ban ngày hay ban đêm ?
- Bây giờ là ban ngày.
- Một ngày bao giờ cũng có một ngày và đêm. Ban ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa mặt đồng hồ quay đến 5 giờ hỏi. Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ?
- Em đang ngủ
- Lúc 11 giờ trưa em làm gì ?
- Em đang ăn cơm cùng các bạn.
- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ?
- Em đang xem ti vi
- Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ?
- Em đang ngủ
- Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
2. Một ngày có 24 giờ. Tính từ 12 giờ hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Quay đồng hồ cho HS đọc từng buổi. Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng.
- HS đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng10 giờ sáng
- Vậy buổi sáng bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ?
- Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Tương tự với các buổi còn lại.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK
- 3 HS đọc.
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
- 14 giờ
- 23 giờ còn gọi là mấy giờ ?
- 11 giờ đêm
- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc mấy 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ?
- 6 giờ chiều
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
- HS làm SGK
Mục tiêu: Nắm được các giờ trên mặt đồng hồ và đọc đúng giờ trên đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS xem mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào số tương ứng.
- HS làm bài,sau đó đọc bài.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
Mục tiêu: HS nhận biết được đồng hồ chỉ thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ ?
- Lúc 7 giờ sáng
- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng
- Đồng hồ c
- Hãy đọc câu ghi trên tranh 2 ?
- Em chơi thả diều lúc 17 giờ.
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ?
- 5 giờ chiều
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ?
- Đồng hồ d
- Bức tranh 4 vẽ gì ?
- Em ngủ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ B
- Vậy còn bức tranh cuối ?
- Em đọc truyện lúc 8 giờ tối.
- Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
Mục tiêu: Viết được giờ vào chỗ trống.
- Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu làm bài.
- 20 giờ còn gọi là 8 giờ.
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ nội dung bài học chưa thực hiện cách xem giờ.
 Tiết 3: Thể dục
 ( GV thể dục dạy)
Tiết 4+5: Tập đọc
$ 46+47: CON CHó NHà HàNG XóM
I. mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: qua một ví dụ đẹp về tinh thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
2. Kĩ năng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.
Thái độ:
Biết yêu quý các con vật.
*HSKKVH: Đọc trơn với tốc độ 30 tiếng/phút.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa bài tập đọc
III. các hoạt động dạy- học.
 Tiết 1
A. KIểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Bán chó
- 2 HS đọc
- Vì sao bố muốn bán bớt chó đi ?
- 1 HS trả lời.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
Phát triển bài
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc đúng toàn bài và hiểu nghĩa các từ mới.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
Bước 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn ngắt giọng, nhấn giọng một số câu trên bảng phụ.
- 1 HS đọc câu trên bảng phụ.
+ Giải nghĩa từ: Tung tăng
- Vừa đi vừa nhảy có vẻ rất vui thích
- Chỗ có xương lồi lên giữa cổ chân và bàn chân gọi là gì ?
- Mắt cá chân.
- Bó bột.
- Giữ chặt chỗ xương gãy bằng khuôn bột thạch cao.
- Bất động
- Không cử động.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 5
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
e. Cả lớp đọc ĐT đoạn 1, 2
 Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong bài.
Cách tiến hành:
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bạn của Bé ở nhà ai ?
- Cún Bông con chó của bác hàng xóm.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào ?
- Nhảy nhót, tung tăng, khắp vườn.
- Vì sao bé bị thương ?
- Bé mải chạy theo cún vấp phải một khúc gỗ và ngã.
- Khi bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào ?
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
Câu 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Những ai thăm Bé ?
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho bé.
- Vì sao Bé vẫn buồn ?
- Bé nhớ Cún Bông
Câu 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào ?
- Cún chơi với bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì khi thì con búp bêlàm cho Bé cười.
Câu 5: 
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé màu lành là nhờ ai ?
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
- 1 em đọc lại cả bài.
- Câu chuyện khuyên em điều gì ?
- Tình bạn giữa Bé và Cún Bông giúp bé mau lành bệnh.
- Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa bé và Cún Bông.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn các nhóm thi đọc lại chuyện
- HS thi đọc lại chuyện
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
 Ngày soạn: 29 – 11 – 2009
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1: Toán
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối).
2. Kĩ năng:
- Làm quen với số chỉ giớ lớn hơn 12 giờ ( chẳng hạn 17 giờ, 23 giờ).
- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối).
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
*HSKKVH : Biết xem giờ trên đồng hồ.
II. Các hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm bảng con
- Một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
- 1 ngày có 24 giờ
- 1 giờ, 2 giờ 10 giờ sáng
- Em thức dậy lúc mấy giờ ?
- HS trả lời.
- Nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài.
Hoạt động 1: Bài 1
- 1 đọc yêu cầu
Mục tiêu: HS nắm được đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- GV giải thích thêm
8 giờ tối ( 20 giờ)
5 giờ chiều ( 17 giờ)
- HS quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ tìm nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Tranh 1: B
- Tranh 2: A 
- Tranh 3: D
- Tranh 4: C
- Nhận xét, chữa bài
Hoạt động 2: Bài 2 
- 1 đọc yêu cầu
Mục tiêu: Nhận biết được giờ trên mặt đồng hồ, nêu được đồng hồ đúng đồng hồ sai.
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS
- HS quan sát tranh liên hệ giờ ghi trên đồng hồ với thời gian thực tế để trả lời câu đúng, câu sai.
Tranh 1: Đi học muộn là đúng
 Đi học đúng giờ là sai
Tranh 2: Cửa hàng đóng cửa là đúng
 Cửa hàng mở cửa là sai
Tranh 3: Lúc 20 giờ là đúng.
 Lúc 8 giờ sáng là sai.
- Nhận xét 
Hoạt động 3: Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu
Mục tiêu: HS quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ được giờ trên mặt đồng hồ đúng.
- Quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ giờ ?
- HS thực hành
- 8 giờ; 18 giờ; 11 giờ; 
 23 giờ; 14 giờ
3. Kết luận:
- Củng cố cách xem giờ.
- Qua bài HS vận dụng đi học đúng giờ.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 2: Mĩ thuật
 ( GV mĩ thuật dạy)
 Tiết 3: Kể chuyện
 $ 16: Con Chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể từng phần và toàn bộ nội dung câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
2. Kĩ năng:
 Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Có khả năng tập dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ:
- Yêu quý các loài vật.
*HSKKVH: Kể được 1 đoạn câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
iII. hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại: Hai anh em
- 2 HS kể.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
 - 1 HS nêu
B. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Phát triển bài. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh ?
- Tranh 1: Bé cùng cún bông chạy tung tăng.
- Tranh 2 vẽ gì ?
- Truyện gì sảy ra khi bé và Cún Bông đang chơi ?
- Bé bị vấp vào khúc gỗ và ngã rất đau.
- Lúc ấy Cún làm gì ?
- Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.
Tranh 3:
- Khi bé bị ốm ai đến thăm bé ?
- Các bạn đến thăm bé rất đông, các bạn còn cho bé nhiều quà.
- Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì?
- Bé mong muốn được gặp Cún Bông
Tranh 4:
- Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp bé làm gì ?
- Cún mang cho Bé khi tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.
Tranh 5:
- Bé và Cún đang làm gì ?
- Khi Bé khỏi bệnh Bé và cún lại chơi đùa với nhau.
- Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì ?
- Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà bé khỏi bệnh.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể theo nhóm 5.
- GV theo dõi các nhóm kể.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Hoạt  ... t thành viên trong nhà trường (cô giáo, cô thư viện).
III. các Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Chia nhóm 4 (mỗi nhóm 1 tấm bìa).
- Gắn các tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
- Hướng dẫn HS quan sát hình
- HS quan sát hình 34, 35
- Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện HS trong nhóm trình bày trước lớp 
Kết luận: Trong trường tiểu học gồm các thành viên ( thầy, cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thầy, cô giáo, học sinh và các nhân viên. Thầy côcây cối.
Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong trường của mình và biết yêu quý kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. 
Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Nhóm 2
- Trong trường, bạn biết những thành viên nào ? Họ làm những việc gì ?
- Nói về tình cảm thái độ của bạn đối với các thành viên đó ?
- HS trả lời
 Bước 2: Trình bày trước lớp 
- HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường mà học sinh chưa biết, đặc biệt là đối với học sinh ở những trường lẻ.
Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường. 
Hoạt động 3: Trò chơi
Mục tiêu: Củng cố bài
Cách tiến hành:
- Trò chơi: Đó là ai ?
- 1 HS A lên bảng đứng quay lưng về phía mọi người, lấy một tấm bìa có ghi tên một thành viên nhà trường gắn áo HS A
- VD: Tấm bìa viết bác lao công
- Các học sinh khác sẽ nói các thông tin về thành viên đó trong tấm bìa.
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Nếu 3 HS đưa ra 3 thông tin mà HS A không đoán được thì HS đó bị phạt hát 1 bài, các học sinh khác nói sai cũng sẽ bị phạt.
HS1: Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường.
- HS A: Đó là bác lao công
HS2: Thường dọn vệ sinh trước và sa mỗi buổi học.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
 Tiết 5: Toán
 $ 70: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ có nhớ, cách thực hiện phép trừ, trừ liên tiếp.
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- Củng cố về giải toán bằng phép tính trừ với quan hệ ngắn hơn.
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện thành thạo các dạng toán trên.
3. Thái độ:
- Có hứng thú học môn toán.
*HSKKVH: Thực hiện thành thạo phép trừ có nhớ.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Tìm x
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
- 2 em lên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
- HS bảng con
32 – x = 18
 x = 32 – 18
 x = 14
x – 17 = 25
 x = 25 + 17
 x = 42
B. bài mới:
Giới thiệu bài.
Phát triển bài.
Hoạt động 1: Trò chơi
Mục tiêu: Có kĩ năng khi tính nhẩm.
Bài 1: 
- Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tự tính nhẩm và ghi kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tính nhẩm và đố nhau.
12 – 7 = 5
11 – 8 = 3
11 – 9 = 5
14 – 7 = 7
13 – 8 = 5
15 – 9 = 6
16 – 7 = 9
15 – 8 = 7
17 – 9 = 8
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Gọi 4 em lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu
32
61
44
53
94
25
19
8
29
57
7
42
36
24
37
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Tính
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu cách tính
- Tính từ trái sang phải
42 – 12 – 8 = 22
58 – 24 – 6 = 18
36 + 14 – 28 = 22
72 – 36 – 24 = 56
- Nêu cách thực hiện phép tính 
- Vài HS nêu
Bài 4: 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con.
- Gọi 3 em lên bảng làm.( HSKKVH)
x + 14 = 40
 x = 40 – 14
 x = 26
x - 22 = 38
 x = 38 + 22
 x = 60
52 - x = 17
 x = 52 – 17
 x = 35
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
Bài 5:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì ?
- Giấy đỏ: 65 cm
- Xanh ngắn hơn đỏ: 17 cm
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi băng giấy xanh dài ? cm
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
Tóm tắt:
Đỏ :
Xanh:
- Nhận xét chữa bài.65cm
? cm
17 cm
Bài giải:
Băng giấy màu xanh dài:
65 – 17 = 48 (cm)
Đáp số: 48 cm
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn: 2 – 12 – 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
 Tiết 1: Thể dục
 ( GV thể dục dạy)
Tiết 2: Tập làm văn
$ 16: Khen ngợi – kể ngắn về con vật.
Lập thời gian biểu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khen ngợi, Kể ngắn về con vật.
- Lập thời gian biểu.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một con vật.
- Biết kể về một vật nuôi
s Rèn kỹ năng viết: 
- Biết lập thời gian biểu một trong ngày.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ các loà động vật.
*HSKKVH: - Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một con vật.
 - Biết kể về một vật nuôi
*THBVMT: Hoạt động 2.
II. đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to làm bài tập 3.
III. các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể về anh chị em trong gia đình.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Nhóm đôi
Mục tiêu:Biết nói lời khen ngợi
Cách tiến hành:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Từ mỗi câu dưới đây
- Đặt một câu mới tỏ ý khen.
M: Đàn gà rất đẹp đ đàn gà mới đẹp làm sao !
- Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Đàn gà thật là đẹp.
- Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi
- HS thảo luận cặp 
- HS nối tiếp nhau nói.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Phóng viên”
Mục tiêu: Biết kể về một con vật.
Cách tiến hành:
- Chú cường khoẻ quá !
- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Bạn Nam học giỏi thật.
Bài 2: 
- Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết
- Chó, mèo, chim, thỏ
- Cho hs thay nhau làm phóng viên hỏi các bạn về các con vật nuôi trong nhà.
- GV nhận xét.
*CHTHMT: Em phải làm gì để bảo vệ các con vật đó?
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể. 
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
Hoạt động 3: Làm vào vở.
Mục tiêu: Biết lập thời gian biểu một trong ngày.
Cách tiến hành:
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- Lập thời khoá biểu của em
- Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo
- HS viết bài
- Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: Toán
$ 75: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, ngày, tháng.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kỹ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng.
3. Thái độ:
- Biết quý trọng thời gian.
*HSKKVH: Biết xem giờ đúng và xem lịch.
II. đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc thứ tự như mẫu vẽ trong sách.
- Mô hình đồng hồ.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. bài mới:
Giới thiệu bài:
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS nhận biết được giờ trên mặt đồng hồ. Nêu được giờ tương ứng với các câu ở bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS làm nêu tên đồng hồ ứng với nội dung thích hợp với câu
- Cho HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận và đại nhóm báo cáo.
Câu a - Đồng hồ D
Câu b - Đồng hồ A
Câu c - Đồng hồ C
Câu d - Đồng hồ B
Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS nêu được các ngày còn thiếu trong từ lịch, biết xem lịch.
Cách tiến hành:
Bài 2:
a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch
- 1 HS làm bảng phụ.
- Lớp làm vào SGK.
- HS làm bảng phụ trình bày trước lớp.
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
CN
Tháng 5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
- Tháng năm có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày
b. Cho biết
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy
- Thứ 7
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào ?
- là ngày 1,8, 15, 22, 29
- Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5
- Thứ 4 tuần trước là ngày nào ? Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 5/5, ngày 19/5
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu: HS quay kim trên mặt đồng hồ chỉ số giờ theo yêu cầu.
Cách tiến hành:
Bài 3:
Cho HS thực hành quay kim đồng hồ
- HS thực hành
8, giờ sáng, 2 giờ chiều, 20 giờ, 21 giờ, 9 giờ tối, 14 giờ.
3. Kết luận:
- Củng cố xem giờ đúng
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 4: Thủ công
$ 16: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
chỉ chiều xe đi (t2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi
2. Kĩ năng:
- Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ chiều xe đi.
3. Thái độ:
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. chuẩn bị:
GV: 
 - Biển báo giao thông chỉ chiều xe đi có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
 - Quy trình gấp cắt dán biển báo giao thông.
HS:
 - Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
II. hoạt động dạy - học:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
2'
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
5'
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu hình mẫu biển báo giao thông chỉ chiều xe đi để học sinh quan sát về kích thước, màu sắc của biển báo có gì giống và khác biển báo chỉ nối đi thuận chiều.
- HS quan sát nhận xét kích thước và màu nền giống nhau nhưng ở giữa biển báo chỉ chiều xe đi không phải là hình chữ nhật mà là hình mũi tên.
5'
2. Hướng dẫn mẫu:
- GV cho HS quan sát quy trình và nêu các bước.
- HS quan sát quy trình.
Bước 1: 
Gấp, cắt biển báo chỉ chiều xe đi
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô
- Cắt HCN màu trắngcó chiều dài 4ô, rộn 2 ô gấp đôi HCN theo chiều dài và đánh dấu cắt bỏ phần gạch chéo, mở ra được hình mũi tên. 
- Cắt HCN khác màu có chiều dài là 10 ô, rộng 1 ô.
Bước 2: 
Dán biển báo chỉ chiều xe đi 
- Dán chân biển báo.
- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển khoảng nửa ô.
- Dán mũi tên màu trắng ở giữa hình tròn
- GV cho HS nhắc lại quy trình.
- HS nhắc lại quy trình.
21'
3. Thực hành
- GV cho HS thực hành
- HS thực hành
- GV quan sát uốn nắn HS.
2'
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tiết sau.
 Tiết 5: Mĩ thuật
 ( GV mĩ thuật dạy bù – 20 – 11)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 - 2009.doc