Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 3

Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 3

 Tuần 3

Ngày soạn: 29 – 8 – 2009

Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009

Tiết 1: Toán

ÔN TẬP VÊ HÌNH HỌC

 I Mục tiêu:

1. KT: Giúp HS:

- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”.

*HSKK: Làm chậm hơn các bạn

2. KN: HS làm được các bài tập về tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”.

3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán

 

doc 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3 
Ngày soạn: 29 – 8 – 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
Tiết 1: Toán
Ôn tập vê hình học
 I Mục tiêu: 
1. KT: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”...
*HSKK: Làm chậm hơn các bạn
2. KN: HS làm được các bài tập về tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”...
3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán
II.Chuẩn bị:
1. GV: Thước kẻ, SGK
2. HS: Thước kẻ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
 - Kiểm tra bài cũ: 
 HS làm bài số 4 trên lớp
 GV nhận xét
B. Phát triển bài
 Bài 1: 
*MT: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác.
HSKK: Làm chậm hơn các bạn
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách tính 
- 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở 
- GV theo dõi, HD thêm cho HS dưới lớp.
Độ dài đường gấp khúcABCD là:
34 + 12 + 40= 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
- GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát hình trong SGK
- GV lưu ý HS: Hình MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
Bài giải
 Chu vi hình tam giác MNP là:
 34 + 12 + 40 = 86(cm)
- GV nhận xét chung
Đáp số: 86 cm
Bài 2:
*MT: Củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. 
*CTH:
-
 HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các đoạn thẳng
- HS tính chu vi hình chữ nhật vào vở
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm)
Đáp số: 10(cm)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Bài 3: 
*MT: Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác qua đến hình
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát vào hình vẽ và nêu miệng
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét.
4. Bài 4:
*MT: Củng cố nhận dạng hình 
*CTH:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS quan sát hình vẽ
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được, chẳng hạn.
+ Ba hình tam giác 
- HS dùng thước vẽ thêm đoạn thẳng để được: Hai hình tứ giác.
- 1 HS lên bảng làm + lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, sửa sai
C. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 + 3 Tập đọc – kể chuyện :
	 Chiếc áo len
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc 
1.KT: Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm ; lạnh buốt, lất phất rường, phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, giấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm; lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dối mẹ, thì thào....
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
*HSKK: Đọc được toàn bài
2. KN: Đọc lưu loát, Trôi chảy toàn bài
B. Kể chuyện:
1.KT: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
2.KN: Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ: Có thái độ và đồng tình với những người biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến người khác.
II.Chuẩn bị: 
1. GV:- Tranh minh hoạ bài học
 - Giấy tô ki viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
A.Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ
+ 2HS đọc bài “Cô giáo tí hon ” và trả lời câu hỏi.
B.Phát triển bài
1.HĐ1. Luyện đọc: 
*MT: Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm ; lạnh buốt, lất phất rường, phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, giấu phẩy, giữa các cụm từ.
*CTH:
a. GV đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung bài:
- GV hướng dẫn cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn đọc những câu văn dài 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
2. HĐ2. Tìm hiểu bài:
*MT:- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
*HSKK: Đọc được toàn bài
*CTH:
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
- Vì sao Lan dỗi mẹ 
- Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
- Vì sao Lan ân hận?
- Tìm một tên khác cho truyện?
- Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
3. HĐ3. Luyện đọc lại:
*MT:- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
*CTH:
- GV hướng dẫn đọc câu
- GV nhận xét chung
4. HĐ4. Kể chuyện
*MT: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
*HSKK: Đọc được toàn bài
*CTH:
a. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc áo len theo lời của Lan.
b. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
*. Giúp HS nắm được nhiệm vụ 
- GV giải thích:
+ Kể theo gợi ý: Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.
+ Kể theo lời của Lan: Kể theo cách nhập vai không giống y nguyên văn bản.
*. Kể mẫu đoạn 1:
- GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý.
*. Từng cặp HS tập kể 
*. HS thi kể trước lớp 
C. kết luận
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
- NX tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc tiếp nối từng câu + luyện đọc đúng
- HS chia đoạn 
- Vài HS đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải nghĩa 1 số từ mới.
- Học sinh đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc tiếp nối nhau Đ1 -> 4
- 3 HS đọc nối tiếp Đ2 + 3 + 4.
* HS đọc thầm đoạn1:
- áo màu vàng, có dây đeo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm .
- Vì mẹ nói rằng không thể chiếc áo đắt tiền như vậy được.
- Mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo.......
- HS thảo luận nhóm – phát biểu.
- Mẹ và 2 con, cô bé ngoan...
- HS liên hệ
- 2HS đọc lại toàn bài
- HS nhận vai thi đọc lại truyện
( 3 nhóm )
- Lớp nhận xét – bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- 1HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
Lớp đọc thầm theo
- 1HS đọc 3 gợi ý kể mẫu theo đoạn. 1HS kể theo lời bạn Lan.
- HS tiếp nối nhau nhìn gợi ý nhập vai nhân vật Lan.
- HS nối tiếp nhau thi kể đoạn 1,2,3,4
- Lớp bình chọn
Ngày soạn: 29 - 8- 2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
Dạy bù chiều thứ hai 
Tiết 1: Đạo đức:
	 Giữ lời hứa (T1)
I. Mục tiêu:
-1. KT: Học sinh hiểu: Thế nào là giữ lời hứa.
2. KN: Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. TĐ: HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh minh hoạ; Chiếc vòng bạc.
2. HS: 
III. Các hoạt động dạy – học:
 A.Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
- KTBC
 B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Thảo luận truyện: Chiếc vòng bạc.
*MT: HS biết được thé nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa
*CTH: 
- GV kể chuyện cười (vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh ): Chiếc vòng bạc
- HS chú ý nghe và quan sát
- 1HS đọc lại truyện.
- Thảo luận cả lớp:
+ Bác hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm ?
- Bác tặng em, chiếc vòng bạc .....
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
- Bác là người dữ lời hứa ....
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
- HS nêu
- Thế nào giữ lời hứa ?
- Người giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
c. Kết luận: Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác hồ ...giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình nói...
2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
*MT: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác
*CTH: 
- GV chia lớp thành các nhóm . 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
+ N1: tình huống 1
+ N2: Tình huống 2
- GV quan sát, HD thêm cho nhóm nào còn lúng túng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV hỏi:
- Nhóm khác nhận xét.
+ Theo em Tiến sẽ nghĩ khi không thấy Tân sáng nhà mình học như đã hứa ?
- Học sinh trả lời 
+ Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dám trả lại rách truyện ?
- Học sinh trả lời
+ Cần phải làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?
- Học sinh nêu
c. Kết luận:
- TH1: SGV
- TH2: SGV
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ.
*MT: HS biết tự đánh giá lời hứa của bản thân
*CTH: 
- Gv hỏi:
-HS trả lời
+ Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa ?
+ Em cảm thấy thế nào, khi thực hiện được điều đã hứa?
- GV nhận xét, khen những HS đã biết giữ lời hứa. 
- Nhắc nhở các em nhớ thực hiện hàng ngày.
C. Kết luận
- GV nhận xét tiết học
- HD học sinh thực hành.
Tiết 2: Toán
	 Ôn tập về giải toán.
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp HS:
	+ Củng cố cách giải toán về “nhiều hơn, ít hơn”
	+ Giới thiệu, bổ xung bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị”, tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”
*HSKK: HS làm được bài 1, bài 2
2. KN: HS làm được các bài toán về “nhiều hơn, ít hơn”“hơn kém nhau một số đơn vị”, tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”
3. Thái độ: HS yêu thích học toán
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK
2. HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
- .Kiểm tra bài cũ:	Làm bài tập 2: (1HS)
	Nêu cách tính chu vi hình tam giác ? (1 HS nêu)
 B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Bài tập
1. Bài 1
*MT: Yêu cầu HS giải được bài toán về nhiều hơn.
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS tóm tắt + giải bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- HS nêu cách làm
- 1 HS lên bảng tóm tắt + 1HS giải + lớp làm vào vở .
Giải
Số cây đội hai trồng được là:
230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số: 320 cây
- GV nhận xét – sửa sai.
- Lớp nhận xét.
b. Bài 2: 
*MT: Củng cố giải toán về “ít hơn” 
*CTH:
- HS nêu yêu cầu BT 
– phân tích bài toán 
- HS nêu cách làm – giải vào vở 
- 1 HS lên bảng làm.
Tóm tắt
Giải
Buổi chiều cửa hàng bán được là:
635 – 128 = 507 (lít)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Đáp số: 507 lít xăng
2. Hoạt động 2: 
*MT: Giới thi ...  chữ như thế nào?
- HS nêu
- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng.
- HS đọc câu dụng
- HS chú ý nghe
- Những chữ nào có độ cao bằng nhau?
- HS nêu
- GV hướng dẫn cách nối và khoảng cách chữ.
- HS tập viết vào bảng con; Bầu, Tuy.
2. HĐ2. HD viết vào vở 
*MT: Viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng. Viết tên riêng ( Bố Hạ ) bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu tục ngữ : “ Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”.Bằng chữ cỡ nhỏ vào vở
*CTH:
- GV nêu cầu: Viết chữ B: 1 dòng
+ Viết chữ H, T: 1 dòng 
+Viết tên riêng: 2 dòng 
- HS chú ý nghe.
+ Câu tục ngữ: 2 dòng 
- HS viết bài vào vở
3. HĐ3. Chấm – Chữa bài
*MT: HS nhận ra được ưu diểm, khuyết điểm của mình để sửa chữa
- GV thu bài chấm điểm 
- Nhận xét bài viết. 
C. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
1. KT: - Sau bài học HS biết:
 + Trình bày sơ lựoc về cấu tạo và chức năng của máu.
 + Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
 + Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
2. KN:HS có khả năng: 
 + Trình bày sơ lựoc về cấu tạo và chức năng của máu.
 + Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
 + Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
3. Thái độ: Ham thích môn học
II. Chuẩn bị
1. GV: Các hình trong SGK (14 – 15)
 - Tiết lợn để lắng đọng trong ống thuỷ tinh.
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
- KTBC:
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*MT: + Trình bày sơ lựoc về cấu tạo và chức năng của máu.Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
*CTH:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm quan sát hình 1, 2,3 (SGK) và tiếp tục quan sát ống máu đã chống đông. Thảo luận theo câu hỏi. 
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận. 
+ Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu chia thành mấy phần? đó là phần nào?...
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày .
c. GV kết luận: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là tế bào máu.
- Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, huyết cầu đỏ hình dạng như cái đĩa lõm 2 mặt....
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
*MT: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
*CTH:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 4 (15) và thảo luận theo cặp theo câu hỏi sau:
+ Chỉ vào hình đâu là tim, đâu là các mạch máu?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vào vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
c. Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức”
*MT: HS biết được mạch máu đi tới các cơ quan của cơ thể.
*CTH: 
- Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Bước 2:
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
c. Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến ... Đồng thời máu cũng có chức năng....
C. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 29 / 8 / 2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Chính tả (tập chép)
Chị em
I. Mục tiêu:
1. KT: - Chép bài đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ học hát “chị em” (56 chữ).
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vấn dễ lẫn: ăc/oăc.Tìm các từ có chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch ,
* HSKK: Chép 30 chữ 
2. KN: HS viết tương đối đúng và đẹp
3. TĐ: HS có thái độ cẩn thận khi viết bài
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết
 Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập trong SGK
2. HS: Bảng con, vở tập viết
III.Các hoạt động dạy học
A. Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ 	+ 3HS viết bảng lớp: Trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi.
	 + Lớp viết bảng con: Trung thực.
B. Phát triển bài
1.HĐ1. Hướng dẫn tập chép
*MT: Chép bài đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ học hát “chị em” (56 chữ).
HSKK: Chép bài 30 chữ 
*CTH: 
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài thơ trên bảng phụ 
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc lại
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
- Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét nhà sạch thềm....
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Thơ lục bát 
+ Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ?
- HS nêu.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Các chữ đầu dòng. 
- Luyện viết tiếng khó:
- Gv đọc: Trải chiếu, lim dim, luống rau, hát ru...
- HS luyện viết vào bảng con.
+ GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
b. Chép bài.
- HS nhìn vào SGK – chép bài vào vở.
- GV theo dõi HS viết, uấn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết.
2. HĐ2. HD làm bài tập.
*MT: - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vấn dễ lẫn: ăc/oăc.Tìm các từ có chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch ,
*CTH:
a. Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng làm.
- Lớp đọc bài của mình – nhận xét bài của bạn.
+ Lời giải: Đọc ngắc ngứ 
Ngoắc tay nhau 
- GV nhận xét kết luận.
Dấu ngoặc đơn.
b. Bài 3 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét.
+ Chung
- GV nhận xét
+ Trèo; chậu.
C. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập làm văn
	Kể về gia đình điền vào tờ giấy in sẵn 
 ( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
I. Mục tiêu:
1. KT: Kể được một cách đơn giản về gia đình một người mới quen.
- Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
- GD tình cảm đẹp đẽ trong bài ( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
*HSKK: Biết viết lại một lá đơn xin nghỉ học đã có sẵn.
2. KN: Viết được một lá đơn xin nghỉ học
3. TĐ: Có ý thức và đồng tình với những người nghỉ học cần xin phép.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Mẫu đơn xin nghỉ học
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A.Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ:
	+ 2HS đọc lại đơn xin vào Đội	
	+ Lớp nhận xét.
B. Phát triển bài
1. HĐ1. HD làm bài tập...
a. Bài 1:
*MT: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( đến lớp, quen...)
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS chú ý nghe.
- HS kể về gia đình theo bàn (nhóm)
- Đại diện các nhóm thi kể 
- Lớp nhận xét,bình chọn.
- Gv nhận xét 
VD: Nhà tớ chỉ có 4 người...Bố tớ là công nhân. Mẹ tớ là cô giáo ...
b. Bài 2:
*MT: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
HSKK: Biết viết lại một lá đơn xin nghỉ học có sẵn .
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu Bài tập
- 1HS đọc mẫu đơn. Sau đó mới đưa về trình tự của lá đơn.
- GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung. 
- 2 –3 HS làm miệng bài tập.
- GV thu bài – chấm điểm
- GV nhận xét bài viết 
C. Kết luận
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
	 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1. KT: - Giúp HS:
+ Củng cố về cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
+ Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể ).
+ Ôn tập, củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
*HSKK: HS đọc xem đồng hồ và đọc được một cách
II. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
	+1HS làm lại bài tập 2
	+ 1HS làm lại bài tập 3 tiết 14
B. Phát triển bài.
1. Bài 1: 
* MT: Học sinh quan sát và trả lời được chính xác các đồng hồ chỉ (giờ phút) (chính xác đến 5 phút).
HSKK: HS đọc xem đồng hồ và đọc được một cách
*CTH:
- Gv dùng mô hình đồng hồ HD học sinh làm bài tập.
- HS quan sát các đồng hồ trong SGK.
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS nêu miệng BT
- Gv nhận xét
- Lớp nhận xét
2. Bài 2: 
*MT: Củng cố cho HS về bài toán có lời văn. 
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gv hướng dẫn HS phân tích + giải 
- HS phân tích + nêu cách giải 
- 1HS nên bảng + lớp làm vào vở.
Bài giải
5 x 4 = 20 ( người)
Đáp số: 20 người
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét
3. Bài 3: 
*MT: Yêu cầu HS chỉ ra được mỗi hình xem đã khoanh vào một phần mấy của quả cau và bông hoa.
*CTH:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát và trả lời miệng,
- GV nhận xét
- Lớp nhận xét.
4. Bài 4:
*MT: Củng cố cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức.
*CTH: 
- HS nêu yêu cầu BT
- 3HS lên bảng + lớp làm bảng con
 4 x 7 > 4 x 6 4 x5 = 5 x 4
 28 24 20 20
- GV nhận xét
C. Kết luận
 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Mĩ thuật
	Vẽ theo mẫu: Vẽ quả 
I. Mục tiêu:
1. KT: Học hình biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài hoa quả.
2. KN: Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích.
3. TĐ: Cảm nhận vẻ đẹp của các loại hoa quả.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Chuẩn bị quả bưởi, chuối,na...
	+ Hình gợi ý cách vẽ quả
2. HS: Mang theo quả, VTV
III. Các hoạt động dạy học:
A. GT bài 
- ổn định tổ chức
- KTBC
B. Phát triển bài
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
*MT: Biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài hoa quả.
*CTH: 
- GV giới thiệu một vài quả, nêu câu hỏi.
+ Tên các loại quả ?
- Na, bưởi, chuối....
+ Nêu đặc điểm, hình dáng của từng loại quả?
- Dài, tròn ....
+ Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận ?
+ Màu sắc của các loại quả? 
- GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng của một số loại quả. 
- Nêu yêu cầu, mục đích vẽ .
b. Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
*MT: HS QS và nhận dạng mẫu
*CTH: 
- GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự.
- HS chú ý nghe 
- So sánh ước lượng chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa với phần giấy.
+ Bước 1: Vẽ phác hình quả 
- HS chú ý quan sát GV làm mẫu.
Bước 2: Sửa lại hinh cho giống quả mẫu.
- HS chú ý nghe – quan sát GV vẽ mẫu.
Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
c. Hoạt động 3: Thực hành
*MT: HS vẽ được theo mẫu
*CTH:
- HS quan sát mẫu – thực hành vẽ vào vở TV.
- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
- HS nhận xét đánh giá bài của bạn 
- GV nhận xét chung – khen ngợi 1 số bài vẽ đẹp.
C. Kết luận
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of TUAN 3b.doc