Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 4

Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 4

TUẦN 4:

Ngày soạn: 5 / 9 / 2009

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009

Tiết 1: Chào cờ

 TOÀN TRƯỜNG CHÀO CỜ

Tiết 2+ 3 :Tập đọc – kể chuyện:

NGƯỜI MẸ

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1.KT: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: Hỏi đáp, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật ( lời mẹ ) Thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, Thần chết). Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu từ ngữ trong truyện, đặc biệt các từ được chú giải.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

B. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp từng nhân vật.

- Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.

 

doc 33 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4:
Ngày soạn: 5 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ 	
 Toàn trường chào cờ
Tiết 2+ 3 :Tập đọc – kể chuyện:
Người mẹ
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1.KT: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: Hỏi đáp, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo...
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật ( lời mẹ ) Thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, Thần chết). Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu từ ngữ trong truyện, đặc biệt các từ được chú giải.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
B. Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp từng nhân vật.
- Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
2. HSKK: - Đọc chậm, đánh vần mộm đoạn trong bài 
3. KN: - Hiểu từ ngữ trong truyện, đặc biệt các từ được chú giải.
- Hiểu nội dung câu chuyện
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp từng nhân vật.
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
4. TĐ: - HS biết thương yêu kính trọng bố mẹ 
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- 1 Vài đạo cụ để HS dựng lại câu chuyện theo vai.
III.Các hoạt động dạy học:
1. GT bài – ghi đầu bài 
- ổn định tổ chức
- KTBC: HS đọc lại tập đọc giờ trước
- Trả lời câu hỏi về ND truyện
2. Phát triển bài 
Tiết 1: Tập đọc
a. HĐ 1: Luyện đọc:
* MT: - HS đọc nối tiếp câu, đoạn, đọc nhóm 
- HS đọc được các từ hỏi đáp
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật 
- Hiểu từ ngữ trong truyện, đặc biệt các từ được chú giải.
* HSKK: - Đọc chậm, đánh vần mộm đoạn trong bài 
* CTH: 
- Gv đọc toàn bài 
- GV tóm tắt nội dung bài 
- HS chú ý nghe 
- Gv hướng dẫn cách đọc.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu truyện
- HS giải nghĩa 1 số từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- HS đọc đoạn theo N4
- Các nhóm thi đọc 
- 4HS dại diện 4 nhóm thi đọc
- GV nhận xét chung 
- Lớp nhận xét bình chọn.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
*MT: - Trả lời các câu hỏi 
- Hiểu nội dung câu chuyện
* CTH: 
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
- 1HS đọc đoạn 2.
- Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Ôm ghì bụi gai vào lòng.
- Lớp đọc thầm Đ3.
- Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà 
- Bà khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ thành 2 hòn ngọc.
- Lớp đọc thầm đoạn 4.
- Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
- Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến nơi mình ở.
- Người mẹ trả lời như thế nào? 
- Người mẹ trả lời: Vì bà là mẹ có thể làm tất cả vì con
- Nêu nội dung của câu chuyện 
- Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn và đọc lại đoạn 4
- HS chú ý nghe
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện được đúng lời của nhân vật.
- 1 nhóm HS (6 em) tự phân vai đọc lại truyện .
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
	Tiết 2: Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS chú ý nghe.
c. HĐ 3: Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
* MT: - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp từng nhân vật.
* HSKK: - Nhìn SGK đọc lại từng đoạn 
* CTH: 
- GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ,không nhìn sách.
- HS chú ý nghe.
Có thể kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đóng một màn kịch nhỏ.
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS thi dựng lại câu chuyện theo vai
- GV nhận xét ghi điểm.
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn sinh động nhất.
3. Kết luận:
- Qua câu truyện này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
- HS nêu 
- Về nhà: chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. KT: - Giúp HS
- Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh các số hơn kém nhau một số đơn vị)
2. HSKK: - HS làm được bài tập 1, 2
3. KN: - HS giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh các số hơn kém nhau một số đơn vị)
4. TĐ: - HS yêu thích môn toán 
II. Chuẩn bị 
- Bộ đồ dùng dạy toán, SGK 
- Bộ đồ dùng học toán, SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ: 
 -1 HS làm BT2
	 - 1HS làm bài tập 4	
2. Phát triển bài 
 a. Hoạt động 1: Bài tập 1, 2, 3
* MT: - củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
* HSKK: - HS làm được bài tập 1, 2
* CTH: 
1. Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm đúng kết quả của phép tính. 
- HS nêu yêu cầu B
- HS làm bảng con
 415 728
- Gv nhận xét – sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
 415 245
 830 483
2. Bài 2: Yêu cầu HS nắm được quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để tìm x. 
- HS nêu cầu BT 
+ Nêu cách tìm thừa số? Tìm số bị chia?
- HS thực hiện bảng con. 
x+ 4 = 32 x : 8 = 4
 x = 32 :4 x = 4 x 8
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng 
 x = 8 x = 32.
3. Bài 3: Yêu cầu HS tính được biểu thức có liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia.
- HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS làm bài:
- HS làm bài vào nháp + 2 HS lên bảng.
 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét bài bạn. 
b. HĐ2: Bài 4: 
* MT: - HS giải được toán có lời văn ( liên quan đến so sánh 2 số hơn kém nhau một số đơn vị)
* CTH: 
- HS nêu yêu cầu BT
- HS phân tích bài – nêu cách giải.
- 1HS lên giải + lớp làm vào vở.
Bài giải
Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 (l)
- GV nhận xét ghi điểm 
Đáp số: 35 l dầu
c. HĐ3: Bài 5: 
* MT: - HS dùng thước vẽ được hình vào mẫu 
* HSKK: - biết vẽ 
* CTH: 
- HS yêu cầu bài tập 
- HS dùng thuốc vẽ hình vào vở nháp. 
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau. 
Tiết 5: Đạo Đức
Giữ lời hứa 
I. Mục tiêu:
1.KT: - Học sinh biết:
- Thế nào là giữ lời hứa.
- Vì sao phải giữ lời hứa.
- Không vứt rác, phóng uế bừa bãi để bảo vệ môi trường 
2. HSKK: - trả lời theo các bạn 
3. KN: - Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
4. TĐ: - HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người thất hứa.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu học tập
	- Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ 
a. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 người.
* MT: - HS biết giữ lời hứa 
 - Không vứt rác, phóng uế bừa bãi để bảo vệ môi trường
* HSKK: - trả lời theo các bạn 
* CTH: 
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm vài tập trong phiếu.
- HS thảo luận theo nhóm hai người.
- Một số nhóm trình bày kết quả.
- HS cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
+ Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
- HS chú ý nghe.
2. Hoạt động 2: Đóng vai.
* MT: - Đóng vai. giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD: hái trộm quả, đi tắm sông )
- Không vứt rác, phóng uế bừa bãi để bảo vệ môi trường
* CTH: 
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
+ Em có đồng ý với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không ? Vì sao ?
+ HS nêu
+ Theo em có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
+ HS nêu
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
* MT: Bày tỏ ý kiến.
- GV lần lượt nêu tưng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa.
- Không vứt rác, phóng uế bừa bãi để bảo vệ môi trường
* HSKK: Nói theo các bạn 
* CTH: 
c. GV kết luận:
- Đồng tình với ý kiến b, d, đ.
- Không đồng tình với ý kiến a, c, e.
* Kết luận chung: 
	Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
3. Kết luận:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ phiếu màu và giải thích lí do.
Ngày soạn: 5 / 9/ 2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Chính tả (Nghe viết)
Người mẹ
I: Mục tiêu:
1. KT: - Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính xác các đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ (62 tiếng). Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên viết riêng. Viết đúng các dấu câu dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc vần dễ lẫn: d, gi, r hoặc ân / âng.
2. HSKK: HS viết được 2, 3 câu trong bài 
3. KN: - viết chính xác các đoạn văn
- Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên viết riêng. Viết đúng các dấu câu dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc vần dễ lẫn: d, gi, r hoặc ân / âng.
4. TĐ: - HS yêu quý kính trọng cha mẹ 
II. Đồ dùng dạy học:
 	- 3 hoặc 4 băng giấy viết nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GT bài - ghi đầu bài .
- ổn định tổ chức:
- KTBC: - 3HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: Ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng.
2. Phát triển bài :
a. HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị:
* MT: Nhận xét, tìm hiểu bài viết
* HSKK: Theo dõi nói theo các bạn 
* CTH: 
- 2 - 3 HS đoạn văn sẽ viết chính tả 
- Lớp theo dõi.
- HS quan sát đoạn văn, nhận xét.
+ Đoạn văn có mấy câu ?
- 4 câu
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả?
- Thần chết, thần đêm tối.
+ Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
- Viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng.
+ Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn này?
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu 2 chấm.
- Luyện viết tiếng khó ... - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Tăng cường Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu
 - Củng cố cho HS thuộc bảng nhân 6 và áp dụng vào giải toán
 Thực hiện tính giá trị của biẻu thức trong phạm vi 6
II. Các hoạt động dạy học
A ổn định tổ chức
 B. Bài ôn
 1. Học thuộc bảng nhân 6
GV yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 6 dưới hình thức đọc tiếp sức, đọc thầm cá nhân, đọc trong tổ, trong nhóm
-GV quan sát, giúp HS
2. Thực hành
 GV đưa ra các bài tập về thực hiện phép tính và tính giá trị của biểu thức
-GVcùng HS chữa bài
-GV nhận xét
C. Củng cố dặn dò
Về nhà học thuộc bảng nhân 6
a. giới thiệu bài:
- GV mô tả cảnh buổi sáng HS đến trường . Cho Hs xem tranh.
b. Dạy hát.
- Giáo viên hát mẫu bài hát ( lần)
HS đọc theo yêu cầu của GV
HS làm bài vào vở rồi lên bảng chữa
- HS chú ý nghe
- HS quan sát tranh
- HS chú ý nghe
Ngày soạn: 5 / 9/ 2009
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Chính tả (nghe - viết ).
Ông ngoại.
I. Mục tiêu.
1. KT: Rèn luyện kỹ năng chính tả.
- Nghe viết, trình bày đúng đoạn văn trong bài Ông ngoại.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oay) làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r /gi/ d học âm âng.
2. HSKK: viết 2 – 3 câu trong bài 
3. KN: trình bày đúng đoạn văn trong bài Ông ngoại.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó 
4. TĐ: HS yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị .
- Bảng phụ viết sẵn ND BT3.
III.Các hoạt động dạy học:
1. GTB – ghi đầu bài:
- ổn định tổ chức
- KTBC: - GV đọc: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào
(lớp viết bảng con + 1HS lên bảng viết).
2. Phát triển bài 
a. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe – viết:
*MT: HD HS tìm hiểu bài viết 
* CTH: 
- HD học sinh chuẩn bị: 
- 2 -> 3 HS đọc đoạn văn.
- Hướng dẫn nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
-> 3 câu 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
-> Các chữ đầu câu, đầu đoạn.
- GV hướng dẫn luyện viết tiếng khó:
+ GV đọc: vắng lặng, lang thang
-> HS luyện viết vào bảng con.
b.HĐ2: HD viết vở 
* MT: - Nghe viết, trình bày đúng đoạn văn trong bài Ông ngoại.
2. HSKK: viết 2 – 3 câu trong bài 
* CTH: 
- GV đọc 
-> HS viết bài vào vở.
- GV đến từng bàn quan sát, uấn nắn cho HS.
c. Chấm – chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- HS dùng bút chì soát lỗi.
-GV nhận xét bài viết.
c.HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 2, 3a
* MT: làm đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oay) làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r /gi/ d học âm âng.
* HSKK: viết 2 – 3 câu trong bài 
* CTH: 
a.Bài 2:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào vở.
- 3 nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: xoay, nước xoáy, tí toáy, hí hoáy.
- Lớp nhận xét
b. Bài 3(a):
- GV yêu cầu làm bài theo cặp, chơi trò chơi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng là: giúp - dữ - ra.
- HS nêu yêu cầu BT + lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo cặp.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh à từng em đọc kết quảà lớp nhận xét.
3. Kết luận :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:Tập làm văn:
Nghe – kể: Dại gì mà đổi Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
 - Rèn kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn ): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
2. HSKK: - Kể lại theo lời kể của bạn
- Điền tương đối của nội dung vào mẫu điện báo.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi trong SGK.
- Mẫu điện báo phôtô.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài 
- ổn định tổ chức
- KTBC:
- 2 HS làm BT1 ( tuần 3 )
- 1 HS kể về gia đình mình với một người bạn mới quen.
- 2 HS đọc đơn xin phép nghỉ học.
2. Phát triển bài 
a. HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
* MT: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
* HSKK: - Kể lại theo lời kể của bạn
* CTH: 
a. Bài tập 1:
- GV kể chuyện cho HS nghe ( giọng vui, chậm rãi ).
- HS nêu yêu cầu BT và câu hỏi gợi ý. 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ + đọc thầm câu hỏi gợi ý.
à HS chú ý nghe.
- Vì sao mẹ doạ đuổi cậu bé?
- Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
- Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Vì cậu rất nghịch.
- Mẹ sẽ chẳng đuổi được đâu.
- HS nêu.
- GV kể lần 2
- HS chú ý nghe. 
- HS nhìn bảng đã chép gợi ý, tập kể lại nội dung câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- Truyện này buồn cười ở điểm nào?
à GV nhận xét – ghi điểm.
- HS nêu.
b. HĐ2: Bài tập 2:
*MT:- Rèn kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn ): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
* HSKK: - Điền tương đối của nội dung vào mẫu điện báo.
* CTH: 
- HS nêu yêu cầu và mẫu điện báo.
- GV giúp học sinh nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài.
- Tình huống cần viết điện báo là gì?
- Yêu cầu của bài là gì?
- Em được đi chơi xa. ông bà, bố mẹ nhắc em khi đến nơi phải gửi điện về ngay.
- Dựa vào mẫu chỉ viết họ, tên, địa chỉ người gửi
- GV hướng dẫn HS điền đúng ND vào mẫu điện báo và giải thích rõ phần đ/c người gửi, người nhận.
- 2 HS nhìn mẫu trong SGK làm miệngà Lớp nhận xét.
- Lớp làm bài tập vào vở.
- Một số HS đọc bài của mình.
- GV thu một số bài chấm điểm
- Lớp nhận xét.
3.Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán:
Nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số
( không nhớ).
I. Mục tiêu:
1. KT: - Giúp HS:
+ Biết cách nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số ( không nhớ).
+ áp dụng phép nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
2. HSKK: Làm bài tập 1, 2.
3. KN: - Biết cách nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số ( không nhớ).
+ áp dụng phép nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
4. TĐ: HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ.
- SGK.	
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: 
* MT: - Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số 
( không nhớ).
- Yêu cầu HS biết cách nhân và thực hiện tốt phép nhân
* CTH: 
a. Phép nhân 12 x 3 = ?
- GV viết lên bảng phép nhân 12 x 3 = ?
- HS quan sát. 
- HS đọc phép nhân.
- Hãy tìm kết quả của phép nhân bằng cách chuyển thành tổng?
- HS chuyển phép nhân thành tổng 12+12+ 12 = 36 vậy: 12 x 3 = 36
- Hãy đặt tình theo cột dọc?
- Một HS lên bảng và lớp làm nháp:
 12
 x 3 
- Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện ntn?
- HS nêu: Bắt đầu từ hàng ĐV..
- HS suy nghĩ, thực hiện phép tính.
- GV nhận xét ( nếu HS không thực hiện được GV hướng dẫn cho HS)
- HS nêu kết quả và cách tính.
b. Hoạt động 2: Bài tập 1, 2.
* MT: + Biết cách nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số ( không nhớ).
*HSKK: Làm bài tập 1, 2.
* CTH: 
a. Bài 1: củng cố cách nhân vừa học àHS làm đúng các phép tính.
HS nêu têu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài tập trên bảng con
HS nêu lại cách làm 
HS thực bảng con 
 24
 22
11
 33
20
 x 2
 x 4
 x 5
 x 3
 x 4
 48
88
55
 99
 80
b. Bài 2: Củng cố cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào bảng con.
32
11
42
13
x 3
x 6
x 2
x 3
96
66
84
39
- GV nhận xét, sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
d. HĐ3: Bài 3:
* MT: - Giải được bài toán có lời văn có liên quan đến phép nhân vừa học. 
2. HSKK: Làm bài tập 1, 2.
* CTH:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt + giải. 
 Tóm tắt:
 1 hộp: 12 bút
 4 hộp: . Bút ?
- HS phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở
 Bài giải:
 Số bút mầu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 ( bút mầu )
 ĐS: 48 ( bút mầu )
- GV nhận xét – ghi điểm.
- Lớp nhận xét.
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Mĩ thuật 
vẽ tranh về đề tài trường em
I. Mục tiêu:
1. KT: - Học sinh biết tìm chọn nội dung phù hợp.
- Vẽ được tranh về các đề tài trường em,
- Thăm quan các hoạt động làm sạch môi trường 
2. HSKK:- Vẽ được tranh gần giống mẫu 
3. KN:- Vẽ được tranh về các đề tài trường em,
4. TĐ: - Học sinh thên yêu mến trường lớp, có ý thức giữ gìn môi trường, BVMT
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ các đề tài khác,
	Hình vẽ gợi ý cách vẽ tranh.
- HS : Sưu tầm tranh vẽ trường học.
	 Vở tập vễ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài 
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ: 
2. Phát triển bài 
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. 
* MT: - Học sinh biết tìm chọn nội dung phù hợp.
- Thăm quan các hoạt động làm sạch môi trường BVMT
* CTH: 
 - GV sử dụng tranh của HS.
- Đề tài về trường có thể vẽ những gì?
- Giờ học giờ ra chơi .
- Các hình ảnh thể hiện được nội dung chính trong tranh ?
- Nhà, cây, người.
- Cách sắp xếp màu, hình , cách vẽ như thế nào?
- HS nêu.
3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
* MT: - Vẽ được tranh về các đề tài trường em,
- Thăm quan các hoạt động làm sạch môi trường BVMT
* HSKK:- Vẽ được tranh gần giống mẫu 
* CTH: 
- GV gợi ý để HS chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình.
- VD Vui chơi sân trường, đi học, giờ học trên lớp.
- Chọn hình ảnh chính và hình ảnh phụ để bật bức tranh.
- Cách sắp xếp hình ảnh chính và hình ảnh phụ sao cho cân đối.
- HS nêu cách sắp xếp .
+ Hình ảnh chính, phụ ở đâu?
+ Hình dáng và động tác ntn?
4. Hoạt động 3: Thực hành.
* MT: - Vẽ được tranh về các đề tài trường em,
* HSKK:- Vẽ được tranh gần giống mẫu 
* CTH: 
- HS thực hành vào vở tập vẽ
- GV đến trường quan sát và hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
5. Hoạt động 4. Nhận xét - đánh giá .
- HS nhận xét, bình trọn một số bài của bạn.
- GV nhận xét, khen ngợi những bài vẽ đẹp.
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học
- Chuận bị bài học sau.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp 
Nhận xét tuần 4
1. HS đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm của lớp để cùng nhau phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm.
2. GV nhận xét và đưa ra phương hướng tuần sau.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Đi học đúng giờ, vệ sinh lớp học gọn gàng sạch sẽ
- Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài.
3. GV gợi ý để cùng HS xây dựng nội quy lớp học
- GV cùng HS xây dựng và cho một thư kí ghi lại

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy ofTuan 4 b.doc